BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ VĂn hóA, thể thao và du lịch trưỜng đẠi họC thể DỤC thể thao thành phố HỒ chí minh


Bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung cấp cao



tải về 1.66 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu24.02.2018
Kích1.66 Mb.
#36360
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

1.4.2. Bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung cấp cao.


Một trong những đặc điểm quan trọng của phương pháp huấn luyện hiện đại là huấn luyện với lượng vận động lớn. Huấn luyện với lượng vận động lớn là cơ sở để đạt được thành tích xuất sắc của các môn thể thao. Song tiến hành huấn luyện với lượng vận động lớn phải dựa trên cơ sở trình độ thể lực nhất định. Trình độ thể lực càng cao thì tố chất thể lực chuyên môn càng phát triển tốt, có lợi cho việc nắm vững kỹ thuật các môn thể thao, thúc đẩy sự phát triển và duy trì trạng thái thi đấu tốt cho VĐV trong những cuộc thi đấu lớn [45].

Như các môn thể thao khác, các bài tập thể lực là phương tiện chủ yếu huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung cấp cao. Căn cứ vào tầm quan trọng của quá trình huấn luyện, ta phân loại các bài tập thể lực ra các hình thức nhất định. Việc phân loại các bài tập chỉ mang tính quy ước, song cách làm như vậy tạo ra khả năng xây dựng quá trình huấn luyện tốt hơn, vì từ sự đa dạng của các bài tập có thể lựa chọn đúng được chính bài tập ở mức độ lớn để tác động giải quyết nhiệm vụ trong giai đoạn huấn luyện nhất định. Xuất phát điểm để phân nhóm các bài tập là cấu trúc hoạt động thi đấu của VĐV bắn cung và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của nó.

Các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung chia thành các bài tập thi đấu và bài tập huấn luyện. Các bài tập thi đấu gồm những nội dung bắn cung 1 dây và 3 dây ở các cự ly khác nhau, các bài tập kỹ - chiến thuật. Các bài tập huấn luyện gồm các bài tập phát triển sức bền chuyên môn và các bài tập phát triển sức bền chung. Việc phân loại các phương tiện có cả sự phân loại thứ bậc các phương tiện đó. Việc phân loại thứ bậc này quan trọng với lựa chọn các bài tập khi giải quyết các nhiệm vụ nhất định [33].

Tính hiệu quả của phương tiện trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung phần nhiều phụ thuộc vào các phương pháp vận dụng chúng. Việc lựa chọn các phương pháp cần được tiến hành có tính tới các nhiệm vụ, trình độ được chuẩn bị và lứa tuổi của VĐV, các điều kiện cụ thể, với cùng một phương tiện huấn luyện có thể sử dụng khác nhau khi áp dụng phương pháp khác nhau.

Qua tổng hợp các quan điểm của các chuyên gia, HLV bắn cung trên phạm vi toàn quốc, các bài tập nhằm phát triển sức bền chung gồm các bài tập chạy cự ly trung bình và cự ly dài, chủ yếu dùng phương pháp biến tốc, lặp lại trong các cự ly 800 m, 1.500 m và trên 3.000 m có tính thời gian và không tính thời gian. Trong các bài tập này được sử dụng và cho VĐV tập luyện vào buổi sáng sớm hàng ngày. Trước buổi tập hoặc sau buổi tập chuyên môn, sử dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn như: Giữ cung lâu trên tay, kéo cung nhiều lần trong một tổ, kéo cung đồng đội, kéo cung với tấm kêu, kéo cung bậc thang.

CHƯƠNG II

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU



2.1. Phương pháp nghiên cứu:


Để giải quyết được ba nhiệm vụ cụ thể đặt ra của đề tài, các phương pháp sau đã được sử dụng để hoàn thiện các nhiệm vụ:

2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:

Có thể nói đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi hầu hết các công trình nghiên cứu mang tính lý luận sư phạm. Phương pháp này rất hữu ích trong công việc phân tích, tổng hợp tài liệu và hệ thống các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Trong thời đại hiện nay, với trình độ phát triển của khoa học công nghệ nguồn tài liệu mà chúng tôi tổng hợp không chỉ hạn hẹp trong sách tham khảo, sách chuyên môn mà còn trên internet, các tạp chí, báo điện tử.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi:

Sử dụng phương pháp này nhằm thu nhận các thông tin nghiên cứu từ các chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên là những người có kinh nghiệm, đã và đang làm công tác tuyển chọn, huấn luyện VĐV bắn cung.

2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm:

Sử dụng phương pháp này nhằm kiểm tra sư phạm dưới dạng ứng dụng các test nhằm kiểm tra đánh giá thể lực chuyên môn VĐV.

* Thăng bằng: VĐV đứng bình thường dơ hai tay thẳng trước mặt. Co một chân cảm thấy thuận nhất (phải hoặc trái) giữ thăng bằng và chuẩn bị. Khi có khẩu lệnh “bắt đầu” thì nhắm hai mắt lại.

* Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần): VĐV ở tư thế nằm sấp, hai tay chống xuống sàn rộng bằng vai hoặc hơn vai 1 ít, hai chân chống dưới đất, thân thẳng, người thẳng, sau đó gập khuỷu tay hạ người xuống sát đất, tiếp tục đẩy người lên thẳng khuỷu tay. Thực hiện trong vòng 1 phút tính số lần thực hiện đúng yêu cầu.

* Cơ bụng – lưng 1 phút (lần):



- Cơ bụng: VĐV nằm ngửa, người duỗi thẳng, 2 tay ôm sau gáy. Người phục vụ ngồi giữ hai phần cổ chân cho người thực hiện. Khi người gập lên mức tối thiểu là khi thân người và chân tạo một góc vuông , khi ngửa người ra sau thì hai vai chạm đất nhưng đầu không được chạm đất và thực hiện tối đa.

- Cư lưng: VĐV nằm sấp, và thực hiện ngược lại.

* Lực bóp tay thuận (kg): Đánh giá sức mạnh tay.

Dụng cụ kiểm tra: lực kế bóp tay điện tử.

Phương pháp kiểm tra: Đối tượng đứng 2 chân rộng bằng vai, tay thuận cầm lực kế đưa thẳng sang ngang tạo nên góc 450 so với trục dọc cơ thể. Tay không cầm lực kế duỗi thẳng tự nhiên, song song với thân người. Bàn tay cầm lực kế, đồng hồ của lực kế hướng vào lòng bàn tay, các ngón tay ôm chặt thân lực kế và bóp hết sức bàn tay vào lực kế, bóp đều, từ từ gắng sức trong vòng 2 giây. Không được bóp giật cục hay thêm các động tác trợ giúp của thân người, hay các động tác thừa. Đối tượng điều tra thực hiện bóp 2 lần, nghỉ giữa mỗi lần 15 giây.

Cách tính thành tích: Lấy kết quả lần cao nhất. Đơn vị tính kg.

* Chạy 12 phút (m): Nhằm kiểm tra đánh giá sức bền ưa khí .

Phương pháp thực hiện: Cho 10 em thực hiện 1 lần chạy, với đường chạy 400m. Thực hiện chạy 12 phút, thành tích được tính bằng số m chạy được.

Dụng cụ thực hiện: Đồng hồ bấm giây,còi, sân chạy.

* Dẻo gập thân (cm): Test có đầy đủ độ tin cậy từ 8 tuổi trở lên. Test đánh giá độ dẻo của cột sống.

Dụng cụ đo: Bục có độ cao 50cm có chia độ + thước kẻ

Phương pháp đo: Người đo đứng trên bục, các ngon chân của 2 chân chụm sát bục. Sau đó gập thân và giữ thẳng khớp gối. Gập bụng, 2 tay đặt chồng lên nhau và chạm quá mép bục xuống dưới (+cm), trên mép bục (-cm). Gập 2 lần, mỗi lần giữ trong 2 giây. Tính kết quả lần gập tốt nhất.

* Giữ cung lâu trên tay (s):

Mục đích: Đánh giá sức bền của vai và sự ổn định của VĐV.

Dụng cụ: Cung tập luyện, bao tay, đồng hồ bấm giây.

Phương pháp thực hiện: VĐV thực hiện test hai chân đứng song song rộng bằng vai, thân người thẳng, chắc chắn. Tay cầm cung thực hiện động tác giương cung ở vị trí và tư thế ngắm bắn thì người đo test bắt đầu bấm thời gian. Khi người thực hiện test vị trí tay giữ cung bắt đầu rời khỏi vị trí ban đầu người đo test dừng đồng hồ và kết thúc động tác.

Đơn vị tính: Tính bằng giây mà VĐV thực hiện một lần gắng sức. Thời gian thực hiện càng lâu càng tốt.

* Giương cung liên tục tối đa (lần/phút)

Mục đích: Đánh giá sức mạnh bền.

Dụng cụ: Cung tập luyện, bao tay.

Phương pháp thực hiện: VĐV thực hiện test hai chân đứng song song rộng bằng vai, thân người thẳng, chắc chắn. Thực hiện động tác giương cung ở tư thế bắn dùng lực vai và cánh tay kéo dây cung vào vị trí áp sát rồi trở lại vị trí ban đầu để lặp lại lần tiếp theo.

Đơn vị tính: Tính số lần VĐV gắng sức thực hiện được trong một phút.

* Kéo dây cung tối đa (lần):

Mục đích: Đánh giá sức mạnh bền chuyên môn.

Dụng cụ: Cung tập luyện, bao tay.

Phương pháp thực hiện: VĐV thực hiện test hai chân đứng song song rộng bằng vai, thân người thẳng, chắc chắn. Thực hiện động tác kéo dây cung ở tư thế bắn dùng lực vai và cánh tay kéo dây cung vào vị trí áp sát rồi trở lại vị trí ban đầu để lặp lại lần tiếp theo.

Đơn vị tính: Tính số lần VĐV gắng sức thực hiện được tối đa.

* Kéo cung giữ lâu trên tay (s):



Mục đích: Đánh giá sự ổn định của VĐV

Dụng cụ: Cung tập luyện, bao tay, đồng hồ bấm giây.

Phương pháp thực hiện: VĐV thực hiện test hai chân đứng song song rộng bằng vai, thân người thẳng, chắc chắn. Thực hiện động tác kéo dây cung sao cho vào đúng động tác chuẩn bị bắn thì người đo test bắt đầu bấm thời gian. Khi người thực hiện test vị trí tay kéo cung bắt đầu rời khỏi vị trí chuẩn bị bắn thì người đo test dừng đồng hồ và kết thúc động tác.

Đơn vị tính: Tính bằng giây mà VĐV thực hiện một lần gắng sức. Thời gian thực hiện càng lâu càng tốt.

2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Đối tượng thực nghiệm là 03 nữ VĐV đội tuyển bắn cung Thành phố Hồ Chí Minh. Toàn bộ thời gian thực nghiệm là 1 năm, trong quá trình thực nghiệm sư phạm luận văn tiến hành ứng dụng các bài tập đã được lựa chọn đưa vào tập luyện dựa trên kế hoạch huấn luyện năm đã được xét duyệt.

2.1.5. Phương pháp thống kê:



Chúng tôi xử dụng phần mềm MS-Excel 2003 để tính các giá trị sau: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, so sánh giá trị trung bình trước và sau thực nghiệm, kiểm định t-student.

a) Giá trị trung bình:



Trong đó: - là trị số trung bình

- n là tổng số các cá thể





tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương