BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ VĂn hóA, thể thao và du lịch trưỜng đẠi họC thể DỤC thể thao thành phố HỒ chí minh


Cơ sở sinh lý và phương pháp phát triển tố chất sức bền chuyên môn trong huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao



tải về 1.66 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu24.02.2018
Kích1.66 Mb.
#36360
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

1.3.3. Cơ sở sinh lý và phương pháp phát triển tố chất sức bền chuyên môn trong huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao.


Sức bền môn bắn cung rất quan trọng để VĐV đạt thành tích cao trong thi đấu. Một số trường hợp sức bền còn quyết định chiến thắng hoặc thất bại. Cơ sở sinh lý học của năng lực hoạt động yếm khí là:

Dự trữ vật chất giàu năng lượng có hàm lượng ATP và CP, hàm lượng glucogen và hoạt tính men gluco phân:


Hàm lượng ATP và CP: Khả năng cung cấp năng lượng ATP và CP cho thể trong vận động chủ yếu quyết định bởi hàm lượng ATP CP, đồng thời nhờ CP để tái hợp thành ATP. Khi vận động với cường độ cực đại, chỉ trong vòng 10s ATP và CP tích luỹ trong cơ bắp cạn kiệt. Giai đoạn này gọi là giai đoạn không có axit lactic vì sự phân huỷ ATP và CP không sản sinh axit lactic. Vì vậy, công suất lớn nhất có thể đánh giá được năng lực cung cấp năng lượng ATP, CP, [19], [26], [30], [42]. VĐV bắn cung khi hoàn thành lượng vận động yếm khí giống như người bình thường thì tích luỹ axit lactic máu xuất hiện chậm hơn, chứng tỏ VĐV bắn cung nhờ được cung cấp năng lượng ATP, CP có thể thực hiện lượng vận động nhiều hơn người bình thường. Đặc biệt năng lượng ATP và CP có khả năng tạo lực bất ngờ trong thi đấu bắn cung.

Hàm lượng glucogen và hoạt tính men phân giải gluco: Nếu nhu cầu ATP vượt quá khả năng giải phóng ATP thì lượng ATP bổ sung sẽ được cung cấp rất nhanh nhờ sự phân huỷ đường. Hàm lượng glucogen và hoạt tính men gluco phân là cơ sở vật chất của năng lực gluco phân yếm khí. Năng lượng từ gluco có được do phân giải yếm khí glucogen, quá trình này sản sinh ra trong cơ thành axit lactic và giải phóng năng lượng, thường xảy ra sau 10 - 15 giây đầu tiên khi bắt đầu hoạt động tích cực. Năng lực cung cấp năng lượng gluco quyết định bởi hàm lượng glucogen trong tổ chức cơ và hoạt tính men phân giải glucogen. Vì vậy, trong huấn luyện có HLV dùng chỉ số axít lactic máu để đánh giá năng lực yếm khí song chưa phải là chỉ số nhạy cảm [16].

Năng lực điều tiết của quá trình trao đổi chất và năng lực trao đổi chất của quá trình hồi phục sau vận động.


Để nâng cao công suất tái tổng hợp thành ATP, VĐV cần nâng cao năng lực điều tiết của quá trình trao đổi chất. Năng lực này bao gồm: hoạt tính của các men tham gia quá trình trao đổi chất, điều tiết thần kinh thể dịch và kích thích quá trình trao đổi chất, điều tiết cân bằng axit - kiềm khi môi trường thay đổi, sự nhịp nhàng hoạt động của cơ thể [17], [32], [37]

Tích luỹ nợ oxy lớn nhất khi vận động căng thẳng.


Lượng oxy đòi hỏi vượt quá lượng hấp thụ oxy trong quá trình trao đổi chất yếm khí để sinh ra năng lượng, tạo thành sự thiếu hụt oxy trong cơ thể gọi là nợ oxy. Sự tích luỹ nợ oxy lớn nhất là chỉ hiệu số lượng oxy đòi hỏi về mặt lý thuyết khi cơ thể tham gia vận động căng thẳng (kéo dài từ 2 - 3 phút) với lượng oxy tiêu hao thực tế, nên theo sinh lý học thể thao, nợ oxy lớn nhất là một tiêu chí để đánh giá năng lực cung cấp năng lượng yếm khí của cơ thể. Nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh, tích luỹ nợ oxy lớn nhất của VĐV có trình độ tập luyện tốt hơn người bình thường, chứng tỏ tích lũy nợ oxy tối đa có tính mẫn cảm tương đối lớn với huấn luyện yếm khí. Có một số ý kiến khác cho rằng, tích luỹ nợ oxy lớn nhất là phương pháp có hiệu quả để kiểm tra năng lực hoạt động yếm khí [19], [30], [31].

Cơ sở sinh lý năng lực hoạt động ưa khí của VĐV bắn cung là hoạt động trong điều kiện cung cấp đủ oxy cho cơ thể để oxy hoá các vật chất năng lượng (đường, mỡ) tạo ra ATP, cung cấp năng lượng cho cơ thể làm việc, nên oxy đầy đủ là điều kiện tiên quyết của hoạt động ưa khí. Sức bền ưa khí là năng lực duy trì các hoạt động lấy nguồn cung cấp năng lượng trao đổi chất ưa khí là chính để duy trì hoạt động trong thời gian dài. Vì vậy, mức độ hấp thụ oxy tối đa của cơ thể trong một đơn vị thời gian và hiệu suất sử dụng oxy là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực làm việc ưa khí và sức bền ưa khí của cơ thể.



Lượng hấp thụ oxy tối đa hoặc lượng tiêu hao oxy tối đa (VO2max) chỉ lượng oxy hấp thụ trong một đơn vị thời gian (phút) khi công năng của tim phổi và năng lực sử dụng oxy của cơ bắp đạt được trình độ cực hạn của con người, phản ánh năng lực hấp thụ, vận chuyển và sử dụng oxy của cơ thể. Tham khảo một số chỉ số về sức bền ưa khí của VĐV các môn thể thao đối kháng trực tiếp qua nghiên cứu của Daxioriơxki V.M (1978) [22] ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Những chỉ số trung bình về sức bền ưa khí (ml/kg/phút) của vđv trình độ cao các môn thể thao đối kháng trực tiếp

và các vđv thể thao khác



TT

VĐV môn thể thao

Nam

1

VĐV Judo Canada.

57.67

2

VĐV Vật Canada.

57.67

3

VĐV Vật cổ điển.

50.40

4

VĐV Taekwondo ở các CLB.

44.00

5

VĐV ở các môn thể thao đối kháng trực tiếp.

54.20

6

VĐV Judo Elite của Mỹ.

55.60

7

VĐV Judo Albeta.

53.75

Năng lực ưa khí của VĐV bắn cung và một số môn thể thao đối kháng trực tiếp tương đối cao so với một số môn thể thao khác như VĐV Vật Cổ điển, VĐV Judo. Mức hấp thụ oxy tối đa (VO2max) phụ thuộc vào chức năng vận chuyển oxy từ môi trường bên ngoài vào cơ thể của hệ hô hấp, tim mạch và máu đồng thời phụ thuộc vào khả năng hấp thụ oxy ở mô, đặc biệt là cơ vân. Vì vậy VO2max là chỉ số tổng hợp, đặc trưng nhất đánh giá năng lực hoạt động của VĐV. Theo Nguyễn Thế Truyền và cộng sự (2002), cho thấy: VĐV bóng đá có chỉ số trung bình VO2max tuyệt đối là 3143 ml/phút; tương đối là 48,69 ml/kg/phút. VĐV võ Judo VO2max tuyệt đối là 3421 ml/phút; tương đối là 43,93 ml/kg/phút. Nhìn chung chỉ số VO2max của VĐV Việt Nam thấp hơn VĐV nước ngoài, điển hình như VĐV Judo của Việt Nam và VĐV Judo của nước ngoài. [69]

Sức bền chuyên môn của VĐV bắn cung trong hoạt động thể lực liên quan trực tiếp tới sức bền của hệ tim mạch. Sức bền hệ tim mạch là chỉ năng lực chức năng của hệ thống tuần hoàn, năng lực cung cấp O2 cho tế bào cơ thể. Nhờ huấn luyện thể thao, sức bền hệ tim mạch được phát triển, hệ tuần hoàn được cải thiện, được cung cấp O2 tới tế bào, thúc đẩy quá trình oxy hoá của cơ thể, đồng thời vận chuyển và đưa các chất phế thải đến các cơ quan bài tiết. Để phát triển sức bền tim mạch dùng cách huấn luyện ưa khí và huấn luyện yếm khí kết hợp với tố chất tốc độ và linh hoạt.

Qua phân tích cơ sở sinh lý của sức bền chuyên môn cho thấy đặc điểm cung cấp năng lượng cho VĐV bắn cung có một số đặc điểm sau:

Bắn cung là môn thể thao đòi hỏi mỗi VĐV phải có sự khéo léo, kỹ năng điêu luyện, điều khiển tinh tế, chuẩn xác, thần kinh vững vàng và ý chí bền bỉ... Do đặc điểm thi đấu môn bắn cung vận động chủ yếu ở môi trường ngoài trời trong trạng thái tĩnh với khoảng thời gian tương đối dài, VĐV thi đấu chủ yếu trong trạng thái tĩnh, với mức độ căng thẳng về tâm lý cao, nên sức bền của VĐV có ý nghĩa đặt biệt quan trọng. Chính vì vậy VĐV bắn cung cần được thích ứng với cơ chế cung cấp năng lượng ATP, CP để duy trì sức bền ưa khí và yếm khí.

Hình thức vận động trong thi đấu bắn cung không phải là cứ giương cung lên là bắn, mà mỗi phát bắn, VĐV phải giữ ổn định cung, kéo dây cung, ngắm thật chính xác rồi bắn, nên đòi hỏi VĐV phải có thể lực vững vàng cùng với tâm lý ổn định trong các tình huống thi đấu để đảm bảo không bị run tay khi ngắm, bắn. Vì thế sức bền VĐV bắn cung thể hiện chủ yếu ở năng lực vận động hỗn hợp ưa khí và yếm khí. Năng lực ưa khí giúp VĐV duy trì nhịp độ trận đấu với hiệu suất cao trong thời gian dài, còn năng lực yếm khí tốt giúp VĐV có thể phát huy tốt các loạt bắn và giành điểm cao.



Phương pháp huấn luyện sức bền ưa khí cho VĐV bắn cung.

Trong thời kỳ chuẩn bị chung phải đặc biệt quan tâm huấn luyện thể lực cho VĐV bắn cung cấp cao. Sức bền ưa khí và sức bền yếm khí, sức mạnh là phần chính của chương trình huấn luyện của VĐV bắn cung trong giai đoạn chuẩn bị chung của thời kỳ chuẩn bị. Làm thế nào để cơ thể có thể thích ứng được với những yêu cầu của những hoạt động tích cực ưa khí, nghĩa là phải tạo ra sức bền ưa khí có đủ những chỉ số cần thiết cho thi đấu bắn cung. Việc huấn luyện sức bền ưa khí đòi hỏi có những lượng vận động ở ngưỡng chuẩn với cường độ thấp, trong khi huấn luyện trong điều kiện yếm khí lại cần lượng vận động cao cực đại và dưới cực đại. Vì vậy, phải huấn luyện sức bền ưa khí vì sức bền yếm khí chỉ có thể phát triển tốt dựa trên cơ sở của sức bền ưa khí tốt. Về bản chất mỗi một cuộc thi đấu bắn cung đều cần sức bền ưa khí vì mỗi cuộc thi đấu này đều cần những hoạt động tích cực cực đại, bị gián đoạn do những lượng vận động dưới cực đại trong quá trình một cuộc thi đấu, cần có khả năng thi đấu hết cả vòng loại.



Mật độ tập luyện: VĐV phải tập tối thiểu 3 ngày/1 tuần. Giả sử một VĐV tập luyện từ 4 - 6 ngày/1 tuần thì cứ 2 ngày lại phải tập sức bền ưa khí: Thứ 3, thứ 5 và thứ 7.

Thời gian (khối lượng) tập luyện: Thời gian huấn luyện nâng cao sức bền ưa khí cần tối thiểu là 30 phút không tính thời gian khởi động và thời gian hồi tĩnh.

Cường độ tập luyện: Cường độ hoạt động thấp. Cần chú ý sau thời kỳ chuyển tiếp phải bắt đầu với một lượng % nhỏ của mạch đập tối đa (số % này dao động từ 65 - 85%) [30], [31], [48], [71].

Loại hình tập luyện: Loại tập luyện ưu việt nhất là loại bài tập có chu kỳ có liên quan đến nhiều nhóm cơ tham gia. Sử dụng bài tập chạy để phát triển sức bền ưa khí là loại hình tốt để tăng sức bền ưa khí của VĐV.

Phương pháp chủ yếu rèn luyện sức bền chung (ưa khí) cho VĐV bắn cung cấp cao là phương pháp đồng đều liên tục đặc điểm là các bài tập được thực hiện liên tục với cường độ thấp, có thể phối hợp với phương pháp vòng tròn, phương pháp biến đổi và lặp lại. Khoảng cách nghỉ ngơi cần để hoạt động sau được tiến hành trên cơ sở biến đổi thuận lợi của hoạt động trước đó (theo quy luật hồi phục vượt mức).



Phương pháp huấn luyện sức bền yếm khí cho VĐV bắn cung.

Mật độ tập luyện: Cần tối thiểu 3 ngày trong tuần để tập luyện sức bền yếm khí.

Thời gian tập luyện: Thời gian mỗi bài tập yếm khí rất ngắn. Tuỳ đặc thù và sự phụ thuộc vào các thời kỳ của sức bền yếm khí mà mỗi bài tập loại này có thể kéo dài từ 5 giây đến tối đa 2 phút.

Cường độ tập luyện: Mỗi giáo án tập luyện phát triển khả năng yếm khí đều là những lượng vận động dưới cực đại và cực đại.

Loại hình tập: Bài tập chuyên môn là loại bài tập tốt nhất phát triển sức bền yếm khí. Phương pháp tập luyện sức bền yếm khí tốt nhất là phương pháp tập luyện giãn cách. Tập luyện giãn cách gồm giai đoạn vận động và giai đoạn nghỉ ngơi. Trong mối lệ thuộc vào cường độ và độ dài vận động quãng thời gian nghỉ giữa từ 1 vài giây đến nhiều phút, nên sử dụng quãng nghỉ giảm dần [8], [11], [12].

1.4. Các quan điểm về bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung.

1.4.1. Bài tập thể chất trong huấn luyện thể lực chuyên môn.


Để đạt được thành tích thể thao cao phải sử dụng các phương tiện khác nhau như: vệ sinh, điều kiện tự nhiên... nhất các bài tập thể chất, phương tiện quan trọng nhất để nâng cao thành tích thể thao, phù hợp mục đích, nhiệm vụ của quá trình huấn luyện. Tính mục đích của một bài tập trong huấn luyện thể thao thành tích cao thể hiện chỗ chúng được sử dụng để phát triển thành tích trong môn thi đấu lựa chọn [2].

Theo sinh lý học TDTT “một tổ hợp các động tác có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định được gọi là bài tập” [54]. Như vậy cơ chế chính để phân loại bài tập thể thao là những biến đổi xảy ra trong cơ thể do hoạt động cơ bắp gây nên, đồng thời tính cả công suất, thời gian, tính chất gắng sức, đặc điểm co cơ, đặc thù điều khiển và các yếu tố khác nữa. Về góc độ sinh lý học nội dung bài tập TDTT là những biến đổi trong hoạt động chức năng của cơ thể khi thực hiện bài tập, làm cho cơ thể chuyển sang một mức hoạt động cao hơn so với lúc yên tĩnh, nhờ vậy khả năng chức phận của cơ thể được hoàn thiện. Ngoài ra, người ta còn tính tới cả những biến đổi trước và sau khi thực hiện bài tập, tuỳ theo đặc điểm bài tập, những biến đổi sinh lý có thể đạt mức khá lớn. Những biến đổi sinh lý đó kích thích quá trình hồi phục và thích nghi của cơ thể trong và sau thực hiện bài tập, vì vậy được coi là nhân tố có tác dụng mạnh làm tăng các khả năng chức phận và hoàn thiện những đặc điểm cấu trúc cơ thể.

Harre.D (1996) cho rằng, việc phân loại không những phải chú ý đến sự khác nhau về hình thức quá trình vận động còn phải chú ý đến sự khác nhau các đặc điểm về lượng vận động, tác giả cho rằng, bài tập thể chất có 3 loại chính: [27]

Bài tập thi đấu: Là loại hình động tác có quá trình chuyển động và đặc điểm riêng biệt về lượng vận động phù hợp với yêu cầu thi đấu chuyên môn của môn thể thao mà VĐV đã chuyên môn hoá.

Bài tập chuyên môn được chia ra thành 2 nhóm:

Bài tập chuyên môn I: gồm các bài có quá trình chuyển động gần giống các bài thi đấu nhưng đặc điểm về lượng vận động lại khác bài tập thi đấu hoặc chỉ chứa các yếu tố riêng lẻ hay các nhóm thuộc tổ hợp các bài tập thi đấu. Các hình thức về lượng vận động của bài tập chuyên môn I gồm các cuộc thi đấu thể thao và kiểm tra thành tích thể thao trong điều kiện thay đổi nhiệm vụ thi đấu so với yêu cầu của môn thể thao chuyên sâu.

Bài tập chuyên môn II: gồm các bài tập chứa các chuyển động bộ phận của quá trình chuyển động riêng biệt của kỹ thuật thể thao và trong đó yêu cầu một hoặc nhiều nhóm cơ có phương thức hoạt động (phương thức hoạt động quá trình dùng sức, thời gian giống hoặc gần giống như khi thực hiện động tác thi đấu).

Bài tập phát triển chung là các bài tập có cấu trúc rất đa dạng từ các môn thể thao khác nhau và các bài tập thuộc loại hình thể dục cơ bản có hoặc không có dụng cụ. Các bài tập phát triển chung không chứa các yếu tố của động tác thi đấu. Với các bài tập phát triển chung, năng lực thể chất, sự phối hợp vận động và chiến thuật của VĐV bắn cung được phát triển toàn diện và khả năng chịu đựng lượng vận động được nâng lên một cách có hệ thống. Các bài tập phát triển chung được phát triển tạo nên cơ sở để xây dựng thành tích một cách chắc chắn và lâu dài. Nhờ bài tập này đã tạo năng lực cho VĐV thực hiện tốt các yêu cầu cao và phức tạp ở bài tập chuyên môn trong bước quá độ chuyển lên giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao. Do đó, bài tập phát triển chung có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn huấn luyện VĐV nói chung và VĐV bắn cung cấp cao nói riêng. Trong giai đoạn huấn luyện cơ bản và huấn luyện cơ sở, các bài tập phát triển chung được lựa chọn và sử dụng dựa theo hình thức chuyển động và đặc điểm lượng vận động của nó sao cho phát triển được các tiền đề của năng lực thể thao [27, tr.106].

Theo Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983) về “Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao” cho rằng: Bài tập thể lực là một phương tiện chuyên môn cơ bản trong quá trình thể chất và huấn luyện thể thao. Sự khác biệt giữa các môn thể thao được lựa chọn để chuyên môn hoá là một trong những căn cứ quan trọng nhất để phân loại bài tập trong huấn luyện thể thao. Các bài tập huấn luyện thể thao chia làm 2 nhóm chính:

Bài tập thi đấu, bao gồm những động tác hoàn chỉnh được dùng làm phương tiện cơ bản để tiến hành đua tài trong thể thao theo đúng luật thi.

Bài tập huấn luyện gồm: Bài tập chuyên môn và bài tập huấn luyện chung. Bài tập chuyên môn là phức hợp các yếu tố của những động tác thi đấu, cùng các biến dạng của chúng, cũng như các bài tập dẫn dắt. Như vậy có thể gọi là huấn luyện bài tập chuyên môn khi bài tập đó phục vụ trực tiếp, tương đối sát với bài tập thi đấu nên các bài tập huấn luyện chuyên môn thường có giới hạn.

Bài tập huấn luyện chung nhằm chuẩn bị chung cho VĐV, thành phần của bài tập này rộng rãi và đa dạng [11, tr.438].

Qua phân tích trên có một số nhận xét sau:



Bài tập thể chất trong huấn luyện thể lực chuyên môn được chia ra làm 3 loại: Bài tập chuẩn bị chung; bài tập chuyên môn và bài tập thi đấu.

Trong huấn luyện VĐV bắn cung phải kết hợp tốt giữa huấn luyện chung huấn luyện chuyên môn. Mối quan hệ thống nhất giữa hai mặt này thể hiện nội dung huấn luyện chung phải xuất phát từ huấn luyện chuyên môn ngược lại nội dung huấn luyện chuyên môn phải dựa trên các tiền đề huấn luyện chung. Vấn đề tỷ lệ huấn luyện chung huấn luyện chuyên môn cho VĐV bắn cung trong một chu kỳ huấn luyện phải một tỷ lệ chuẩn thì hiệu quả huấn luyện cao từ đó góp phần xây dựng thành tích thể thao tốt. Ngày nay, trong huấn luyện hiện đại tỷ lệ huấn luyện chung giảm dần theo thời gian giảm tới mức tỷ lệ huấn luyện chung trở thành phương tiện nghỉ ngơi tích cực tương ứng là tỷ lệ huấn luyện chuyên môn tăng lên. Tỷ lệ này thể hiện trong chu kỳ huấn luyện năm phụ thuộc vào từng thời kỳ: Thời kỳ chuẩn bị huấn luyện chung thể chiếm 30 - 60% nhưng đến thời kỳ thi đấu không vượt quá 10 - 15%.


tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương