BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang32/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   67

Trả lời(tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Bộ Y tế đã có văn bản số 3358/BYT- QLD ngày 16 tháng 5 năm 2008 về tình hình, dự báo và giải pháp nhằm bình ổn thị trường dược phẩm năm 2008, Bộ Y tế đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Y tế trong việc xây dựng và hướng dẫn triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách và quy định đấu thầu quốc gia đối với các mặt hàng thuốc có tỷ trọng sử dụng cao để giảm giá thành. Hiện nay Bộ Y tế đang chờ ý kiến của các Bộ ngành chức năng và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về vấn đề này.

Bộ Y tế khuyến khích các địa phương đẩy mạnh công tác đấu thầu thuốc theo Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT- BYT- BTC ngày 10 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế công lập, đặc biệt là việc công khai, minh bạch giá thuốc trúng thầu năm 2008, khuyến khích các Sở Y tế nghiên cứu áp dụng hình thức đấu thầu tập trung để xem xét tính khả thi của kế hoạch thí điểm tổ chức đấu thầu quốc gia…

29/ Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: “Đề nghị hỗ trợ các tỉnh có đường biên giới (trong đó có tỉnh Lào Cai) xây dựng hệ thống kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu, tuyến biên giới”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Việt Nam đã triển khai hoạt động kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu chung biên giới với các quốc gia láng giềng. Hiện tại cả nước có 11 Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế trong đó có Trung tâm Kiểm dịch y tế biên giới tỉnh Lào Cai. Phần lớn các Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế bước đầu đã đáp ứng được với nhu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ. Các nhóm trang thiết bị chính bao gồm các nhóm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giám sát; khử trùng phương tiện, hàng hóa và xử lý môi trường; cấp cứu; thu thập mẫu, bệnh phẩm và các phương tiện phòng hộ.

Về đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất: Bộ Y tế đã cung cấp thiết bị đo nhiệt độ từ xa bằng tia hồng ngoại, các thiết bị khử trùng, thiết bị phòng hộ cấp cho các cửa khẩu biên giới từ nguồn kinh phí của nhà nước. Ngoài ra, Bộ Y tế đã tranh thủ nguồn viện trợ của các chương trình, dự án do Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB), Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tài trợ để hỗ trợ mua ô tô, thiết bị xét nghiệm và đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ Trung tâm Kiểm dịch y tế biên giới. Hiện tại Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch đầu tư mỗi cửa khẩu quốc tế một bộ trang thiết bị cho phòng cách ly tạm thời.

Về đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ: Hàng trăm lượt cán bộ làm công tác quản lý và cán bộ trực tiếp làm chuyên môn kiểm dịch tại các địa phương được nâng cao trình độ thông qua các lớp tập huấn về nâng cao khả năng phát hiện và giám với các bệnh truyền nhiễm mới nổi, lớp tập huấn về xét nghiệm, lớp tập huấn về các văn bản liên quan đến công tác kiểm dịch y tế, lớp tập huấn truyền thông về phòng chống sốt xuất huyết và cúm A (H5N1), lớp tập huấn về Điều lệ y tế quốc tế (2005) và 03 cuộc diễn tập phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp tại sân bay quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh Lào Cai, ngoài những hỗ trợ trên còn được bổ sung 01 thiết bị đo nhiệt độ từ xa bằng tia hồng ngoại do ADB tài trợ (Hiệp định GMS - Hiệp định về tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hoá qua biên giới các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng).

30/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: “Đề nghị tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho chương trình phòng, chống bướu cổ và sốt xuất huyết cho vùng đồng bằng sông Cửu long để các chương trình này đạt hiệu quả cao. Hiện nay, các bệnh này đang có xu hướng gia tăng ở tỉnh An Giang, cần đẩy mạnh đầu tư y tế dự phòng kể cả công tác đào tạo, hiện nay lực lượng phục vụ cho y tế dự phòng hụt hẫng, nhất là đào tạo trung cấp, cán sự dự phòng cho tuyến cơ sở hầu như không có”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Dự án Phòng chống sốt xuất huyết quốc gia trước đây thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS (gọi tắt là Chương trình mục tiêu quốc gia). Qua 9 năm thực hiện, Dự án đã góp phần to lớn vào việc đạt 3 mục tiêu chủ yếu là giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ chết và khống chế không để xảy ra dịch sốt xuất huyết lớn. Cụ thể, trong giai đoạn 1999-2007, số mắc trung bình hàng năm là 54.911 trường hợp/năm, tử vong trung bình hàng năm là 69/năm. Tỷ lệ mắc trung bình hàng năm giảm 40%, tỷ lệ tử vong hàng năm giảm 86% so với giai đoạn 1981-1998.

Năm 2006, trước những kết quả của Dự án Phòng chống sốt xuất huyết, một số Bộ, ngành đã đề nghị đưa các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết trở thành hoạt động y tế thường xuyên và không bố trí vốn riêng dưới hình thức dự án. Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết diễn biến ngày càng phức tạp, từ tháng 10 năm 2007, Bộ Y tế đã liên tục trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự án mục tiêu quốc gia phòng chống sốt xuất huyết vào Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. Ngày 16 tháng 7 năm 2008, Bộ Y tế đã có công văn số 4988/BYT-KH-TC gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục giải trình để thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nội dung dự án tập trung vào công tác giám sát, phát hiện sớm bệnh để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, trong đó tập trung nâng cao năng lực cán bộ y tế dự phòng, huy động cộng đồng tham gia phòng chống dịch chủ động và chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương, phối hợp của các ban, ngành.

31/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: “Hiện nay, các trường phổ thông dân tộc nội trú 100% học sinh đều có thẻ BHYT theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 5/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo nên không phải mua BHYT tự nguyện, vì vậy các trường này không được trích 20% phí khám chữa bệnh từ nguồn thu BHYT theo Thông tư số 03 liên Bộ Giáo dục – Y tế để chăm sóc sức khỏe học đường nên không có nguồn để chăm sóc sức khỏe học sinh. Đề nghị Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải pháp giúp địa phương tháo gỡ vấn đề này”.

Để tránh sự chồng chéo trong quản lý và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Đề nghị xem xét việc phân cấp quản lý nhà nước đối với hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện, phòng khám khu vực, trạm y tế theo hướng đơn vị y tế thuộc cấp nào do chính quyền cấp đó quản lý”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

- Về trích 20% phí khám chữa bệnh từ nguồn thu BHYT theo Thông tư số 03 liên Bộ Giáo dục – Y tế để chăm sóc sức khỏe học đường:

Thực hiện Thông tư 03/2000/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 về việc hướng dẫn công tác y tế trường học, từ năm 2003, Liên Bộ Y tế - Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 77, 22, 06, 14 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện, quy định dành 20% từ Quỹ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế tự nguyện của học sinh, sinh viên để chi cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nhà trường.

Thực tế, Quỹ Bảo hiểm y tế học sinh là nguồn kinh phí chủ yếu để duy trì hoạt động của y tế trường học, phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ của học sinh, làm tốt công tác phòng ngừa các bệnh học đường và hỗ trợ đắc lực cho công tác giáo dục sức khoẻ trong nhà trường. Việc quy định Quỹ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế tự nguyện của đối tượng học sinh, sinh viên được dành 20% để chi cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nhà trường cũng nhằm mục đích để tăng cường công tác y tế trường học, khuyến khích việc phát triển và mở rộng bảo hiểm y tế tự nguyện học sinh, nâng cao trách nhiệm của Nhà trường trong việc tổ chức tuyên truyền, thực hiện đăng ký kê khai, thu tiền đóng bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên theo quy định.

Các đối tượng mà cử tri tỉnh Sơn La nêu đều là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế; kinh phí cho hoạt động này được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, nên không thể áp dụng như đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Nguồn kinh phí cho hoạt động giáo dục sức khỏe học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú được thực hiện theo quy định tại Điểm 2 Mục I của Thông tư 03 về việc hướng dẫn công tác y tế trường học: “Từ nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo hàng năm của các cơ sở giáo dục theo phân cấp ngân sách hiện hành”.

Tuy nhiên, để thống nhất trong việc tổ chức thực hiện, hiện nay, Liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục & Đào tạo - Bộ Tài chính – Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang rà soát, đánh giá việc thực hiện bảo hiểm y tế học sinh đồng thời xem xét thống nhất quy định cụ thể nguồn kinh phí dành để chi cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nhà trường cho các đối tượng học sinh, sinh viên (kể cả đối tượng bắt buộc và tự nguyện) trong các trường học.

- Về quản lý nhà nước đối với hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện, phòng khám khu vực, trạm y tế:

Trong thời điểm hiện nay, để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt ở những vùng miền núi, khó khăn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng. Mô hình quản lý y tế ở địa phương được kết hợp chặt chẽ bởi 2 cơ chế:

(1) Quản lý sự nghiệp chuyên môn, kỹ thuật theo ngành dọc: Các đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả trạm y tế xã là đơn vị chuyên môn, kỹ thuật thuộc Trung tâm Y tế huyện) chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Y tế về nhân lực, tài chính, hoạt động chuyên môn để có thể tập trung được nguồn nhân lực, vật lực, luân chuyển cán bộ, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế ở tuyến dưới; hoạt động cung cấp dịch vụ y tế không thể bị giới hạn bởi địa giới hành chính, đặc biệt trong những trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh, thiên tai, thảm hoạ; điều động nhân lực giúp tuyến cơ sở ở vùng sâu, vùng xa;

(2) Quản lý nhà nước về y tế theo cấp hành chính: Cấp tỉnh do Sở Y tế tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn toàn tỉnh; cấp huyện do Phòng Y tế tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn cấp huyện. Các đơn vị, tổ chức cung cấp dịch vụ y tế có trên địa bàn cấp huyện đều phải chịu sự quản lý nhà nước của UBND cấp huyện (thông qua Phòng Y tế).

Việc thực hiện song song 2 cơ chế quản lý này nhằm tăng cường hiệu quả quản lý trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội hiện nay của nước ta, với nền kinh tế nhiều thành phần, có nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân cùng tham gia cung cấp dịch vụ y tế; do vậy, tăng cường nhiệm vụ quản lý nhà nước ở cấp huyện là hết sức quan trọng trong việc quản lý hành nghề y dược tư nhân, vấn đề thuốc (chất lượng, giá cả..) vấn đề thực hiện các quy chế, chính sách trong chăm sóc sức khoẻ (công lập và tư nhân), trong khám chữa bệnh (bảo hiểm y tế, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi), công tác y tế dự phòng, môi trường, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác dân số-kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn.

32/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Hiện nay, người dân có nhu cầu khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn, công tác khám chữa bệnh tại nhiều bệnh viện còn chậm, phiền hà. Đề nghị Nhà nước có giải pháp khắc phục và phát triển các bệnh viện vệ tinh của các Bệnh viện trung ương như Bạch Mai, Việt Đức… để giảm tải cho các bệnh viện này, đồng thời tạo cơ hội cho nhiều người dân nông thôn được hưởng dịch vụ y tế có chất lượng”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Từ năm 2005, Chính phủ đã phê duyệt dự án phát triển bệnh viện vệ tinh tại sáu bệnh viện đa khoa các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa, Nam Định, Bắc Ninh, bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, Hà Tây, bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng). Dự án này đã phát huy hiệu quả giúp tăng cường năng lực chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương. Trong thời gian tới, dự án Bệnh viện vệ tinh sẽ được mở rộng triển khai tiếp tại sáu Bệnh viện đa khoa các tỉnh Thái Bình, Hoà Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Ninh Bình và bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên.

Ngày 26 tháng 5 năm 2008 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1816/QĐ-BYT phê duyệt "Đề án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh". Mục đích của Đề án là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế; giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trung ương; chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới. Danh sách các bệnh viện được Bộ Y tế phê duyệt có trách nhiệm cử cán bộ luân phiên bao gồm 60 đơn vị (35 bệnh viện tuyến trung ương và 25 bệnh viện tuyến tỉnh).

Ngay từ tháng 6 năm 2008 các bệnh viện tuyến trung ương và các bệnh viện hạng I đã phối hợp với các Sở Y tế và các bệnh viện tuyến tỉnh khảo sát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu của các bệnh viện tuyến tỉnh và các kỹ thuật cần chuyển giao, xây dựng nội dung kế hoạch cử và tiếp nhận cán bộ đi luân phiên trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt. Về phía các bệnh viện tuyến tỉnh, đề xuất yêu cầu sát với thực tế để các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện hạng I đáp ứng hiệu quả các yêu cầu đề ra về cơ cấu, số lượng, chất lượng cán bộ đến luân phiên, kỹ thuật công nghệ cần được chuyển giao trên cơ sở có tham khảo kết quả công tác chỉ đạo tuyến trước đây.



33/ Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: “Tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay ở Cà Mau đang mức báo động, cử tri một lần nữa kiến nghị Bộ Y tế xem xét xử lý vấn đề rác thải y tế ở các bệnh viện tỉnh, trung tâm y tế huyện, thành phố trong tỉnh nhằm đảm bảo sức khoẻ nhân dân”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Để thực hiện tốt việc xử lý rác thải y tế, Bộ Y tế đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Thông tư số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2006 và dành kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương cho việc quản lý và xử lý chất thải y tế. Bộ Y tế đề nghị cử tri các cấp giúp giám sát việc thực hiện này.

Đối với tỉnh Cà Mau, Bộ Y tế sẽ có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Cà Mau báo cáo thực trạng xử lý rác thải y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh trọng tỉnh và hướng giải quyết của địa phương. Sau xem xét báo cáo của Sở Y tế tỉnh Cà Mau, Bộ Y tế sẽ có ý kiến trả lời cụ thể đối với cử tri .

34/ Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: “Hiện nay nhiều văn bản chỉ đạo điều hành của Bộ Y tế chưa đi vào cuộc sống, ví dụ: về lĩnh vực an toàn thực phẩm có trên 70 văn bản. Đề nghị Bộ rà soát lại hệ thống văn bản để chỉ đạo điều hành có hiệu quả”.

Trả lời(tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Từ tháng 7 năm 2007 đến nay, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ liên quan tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện các văn bản quy phạm pháp luật để làm cơ sở cho việc xây dựng Dự thảo Luật an toàn thực phẩm. Kết quả, tính từ năm 1989 đến tháng 10 năm 2007 có 299 văn bản đã đ­ược ban hành để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Quốc hội đã ban hành 19 văn bản, Chính phủ ban hành 69 văn bản, Bộ Y tế ban hành 86 văn bản và rất nhiều văn bản của các Bộ: Công th­ương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Gíao dục và Đào tạo. Nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm là khá đầy đủ cho việc điều chỉnh các đối tượng tham gia vào chuỗi hoạt động nuôi trồng, cung ứng, chế biến, sử dụng thực phẩm. Tuy nhiên, theo phản ánh thì vẫn còn có những văn bản chưa đi vào cuộc sống. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ khẩn trương rà soát lại hệ thống văn bản để chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả thiết thực hơn.



35/ Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị : “Đề nghị quan tâm đến công tác phòng ngừa, cảnh báo dịch bệnh. Cử tri cho rằng hiện nay các cơ quan chức năng chủ yếu thực hiện việc dập dịch mà chưa đầu tư, quan tâm nhiều đến việc phòng dịch. Có chính sách hỗ trợ để huy động nhân dân cùng tham gia phòng dịch vì có những loại thuốc phòng dịch giá quá đắt so với thu nhập của người nông dân nên nhân dân không thể chủ động trong công tác phòng dịch được”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 đã được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 gồm có 6 chương trong đó có 1 chương về Phòng bệnh truyền nhiễm gồm các nội dung: thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm; giám sát bệnh truyền nhiễm; an toàn sinh học trong xét nghiệm; sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh; phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trong khuôn khổ đầu tư của nhà nước cho công tác y tế dự phòng, Bộ Y tế đã tập trung cho các hoạt động phòng dịch như: tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm bệnh truyền nhiễm gây dịch, để chủ động triển khai các biện pháp phòng dịch; Tăng cường tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm; đầu tư trang thiết bị, nâng cấp phòng xét nghiệm nhằm đảm bảo an toàn sinh học; triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như hoạt động sử dụng vắc xin phòng bệnh... tuy nhiên với nguồn kinh phí còn hạn chế, các hoạt động phòng dịch chưa được triển khai đồng bộ, kết quả chưa đạt được như mong đợi.

Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hoạt động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội, trong đó ngân sách cho y tế dự phòng sẽ đảm bảo ít nhất là 30% so với tổng ngân sách y tế hàng năm.



36/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị : “Đề nghị giải thích và hướng dẫn cho nhân dân biết về thực phẩm chức năng và việc quản lý thực phẩm này tại Việt Nam như thế nào”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

1. Về Định nghĩa: Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật (theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm).

2. Về Tên gọi: TPCN tuỳ theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, còn có các tên gọi khác sau: (1) Thực phẩm bổ sung (Vitamin và khoáng chất) - Food Supplement; (2) Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ – Health Produce; (3) Thực phẩm đặc biệt – Food for Special use; (4) Sản phẩm dinh dưỡng y học - Medical Supplement.

3. Phân biệt TPCN với thuốc:

3.1 Tiêu chí để phân biệt TPCN (hoặc còn gọi là sản phẩm chức năng, sản phẩm bảo dưỡng sức khoẻ) và thuốc (kể cả thuốc y học dân tộc) theo Quốc tế là:

a) Nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sức khoẻ, phù hợp với các quy định về thực phẩm. Đối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên nhãn là sản phẩm thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định, liệu trình. Thuốc là những sản phẩm để điều trị và phòng bệnh, được chỉ định nhằm tái lập, điều chỉnh hoặc sửa đổi chức năng sinh lý của cơ thể. Ví dụ: Trà bạc hà; nếu ghi trên nhãn: Nước uống giải nhiệt, thì là Thực phẩm; nếu ghi trên nhãn: Chỉ định điều trị rối loạn dạ dày, thì là Thuốc.

b) Hàm lượng hoạt chất: Lượng ăn vào nhỏ hơn hoặc bằng 3 lần mức nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

c) Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng (thức ăn qua sonde), bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh... mà vẫn an toàn, không có độc hại, không có phản ứng phụ.

d) Đối tượng sử dụng: Đối với thuốc: chỉ dùng cho người ốm, phải được bác sỹ kê đơn, có chống chỉ định. Đối với thực phẩm chức năng: Có thể dùng cho cả người ốm và người khoẻ hàng ngày. Người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo “hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản xuất, mà không cần khám bệnh kê đơn của thầy thuốc.

3.2. Phân biệt TPCN khác với thực phẩm truyền thống ở chỗ:

a) Được sản xuất, chế biến theo công thức: Bổ sung một phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi (để kiêng). Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn).

b) Có tác dụng với sức khoẻ nhiều hơn, nhanh hơn (tác dụng với một hay một số chức năng sinh lý của cơ thể) hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là, thực phẩm chức năng ít tạo ra năng lượng (calorie) cho cơ thể như các loại thực phẩm truyền thống (cơ bản) như các loại thực phẩm gạo, thịt, cá...

c) Liều sử dụng thường nhỏ, thậm trí tính bằng miligam, gram như thuốc.

d) Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó...

4. Quản lý thực phẩm chức năng trên thế giới:

4.1. Trước khi lưu hành sản phẩm, doanh nghiệp phải công bố sản phẩm với cơ quan quản lý thực phẩm về: Thành phần và chất lượng thực phẩm và nhãn mác

4.2. Thế giới quản lý thực phẩm chức năng nhằm đạt 3 tiêu chí: An toàn (Safety); Tác động với chức năng cơ thể (Dietary Impact); Hiệu quả (Efficacy)

4.3. Thực phẩm chức năng đều được bán tự do trong các cửa hàng, hiệu thuốc, chợ, siêu thị cũng như được phân phối theo phương thức bán hàng đa cấp và bán hàng trực tiếp.

5. Quản lý thực phẩm chức năng ở Việt Nam:

- Do vấn đề “Thực phẩm chức năng” ở Việt Nam còn rất mới, mới cả về tên gọi, hình thức, phương thức, mới cả về quản lý, nên để thống nhất quản lý việc kinh doanh các sản phẩm TPCN trên thị trường; đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi kinh doanh, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 08/2004/TT-BYT ngày 23 tháng 8 năm 2004 về việc “Hướng dẫn quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng” (Cử tri có thể xem chi tiết trên Website của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm-Bộ Y tế).

- Sản phẩm thực phẩm chức năng muốn được lưu hành trên thị trường Việt Nam phải được công bố. Bộ Y tế đã ban hành các Quy định về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm trong đó có thực phẩm chức năng: Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm.

- Từ năm 2000 đến nay Bộ Y tế đã ban hành các Quy định về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm trong đó có thực phẩm chức năng:

+ Quyết định số 2027/2001/QĐ-BYT ngày 30 tháng 5 năm 2001 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy định tạm thời về công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm.

- Để phân biệt ranh giới giữa thuốc và thực phẩm chức năng, Bộ Y tế đã ban hành:

+ Thông tư số 17/2000/TT-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2000 về việc “hướng dẫn đăng ký các sản phẩm dưới dạng thuốc - thực phẩm” (đã hết hiệu lực thi hành).

+ Thông tư 20/2001/TT-BYT ngày 11 tháng 9 năm 2001 về việc “hướng dẫn quản lý sản phẩm thuốc –thực phẩm” nhằm đưa ra cách phân loại để tránh chồng chéo giữa Cục QLCLVSATTP và Cục QLDVN (đã hết hiệu lực thi hành).

+ Thông tư số 08/2004/TT-BYT ngày 23 tháng 8 năm 2004 về việc “hướng dẫn quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng” (hiện nay đang tiến hành sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình mới).

- Quảng cáo thực phẩm chức năng: thực hiện theo các quy định chung, quy định cụ thể thực hiện theo Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT/BVHTT-BYT ngày 12 tháng 01 năm 2004.

- Trên thị trường một số thực phẩm chức năng được bán theo phương thức bán hàng đa cấp đây là lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

- Bộ Y tế không quản lý giá của thực phẩm chức năng; nên vấn đề này cử tri có thể tham gia ý kiến đề xuất với Bộ Tài chính.

37/ Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị:

Có ý kiến đề nghị cần có bệnh viện miễn phí cho người nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa.



Có ý kiến cho rằng Bộ y tế cần chỉ đạo cho các điểm bán thuốc có hóa đơn hướng dẫn sử dụng thuốc”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương