BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang29/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   67

Trả lời (tại công văn số 10420/BTC-VP ngày 5/9/2008 của Bộ Tài chính):

Nghị quyết số 11/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII (2007-2011) và năm 2008, trong đó Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp đầu năm 2009 và thông qua vào kỳ họp cuối năm 2009 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2011.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương xây dựng dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) để trình Chính phủ trình Quốc hội theo chương trình đã đề ra. Bộ Tài chính đã thành lập Ban soạn thảo (thành phần là lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo một số Bộ, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và có văn bản đề nghị các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành đánh giá tình hình thực hiện Luật Ngân sách nhà nước trong thời gian vừa qua và những kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp (văn bản số 3124/BTC-NSNN ngày 19/3/2008). Đến nay, Bộ Tài chính đã nhận được hầu hết các báo cáo của các Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đang tổng hợp để làm cơ sở xây dựng dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).

44/ Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp hạch toán như: Bưu điện, Điện lực… được điều tiết cho ngân sách địa phương 100%. Thực tế nhiều năm qua, số thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp này trên địa bàn thường xuyên không đạt dự toán, do ngành dọc phân bổ chi phí đầu vào lớn dẫn đến hụt ngân sách địa phương, gây khó khăn cho cân đối chi ở địa phương. Đề nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát việc phân bổ chi phí đầu vào của các Tổng Công ty hoặc đề nghị Chính phủ phân cấp nguồn thu này cho Trung ương 100%.

Trả lời (tại công văn số 11810/BTC-TCT ngày 06/10/2008 của Bộ Tài chính):

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được hướng dẫn chi tiết tại điểm 1.1.2 phần II- Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính thì thuế giá trị gia tăng (GTGT) là khoản thu điều tiết giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Đối với tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có quyết định điều tiết 100% thuế GTGT phát sinh trên địa bàn cho ngân sách địa phương.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, điều hành dự toán ngân sách nhà nước, hàng năm Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành căn cứ chế độ thu thuế GTGT để xác định dự toán thu của các đơn vị hạch toán toàn ngành sát với thực tế phát sinh để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, hiện nay Bộ Tài chính đang nghiên cứu, soạn thảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT (sửa đổi) để triển khai áp dụng từ 1/1/2009. Bộ Tài chính xin tiếp thu ý kiến của cử tri để quy định, hướng dẫn cơ chế thu nộp thuế GTGT đối với các đơn vị hạch toán toàn ngành như Điện lực, Bưu điện… theo hướng đảm bảo đúng thực tế phát sinh tại địa phương.



BỘ Y TẾ

1/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị : Hiện đội ngũ y bác sỹ của tỉnh, thành đặc biệt là các tỉnh nhỏ, kinh tế còn khó khăn như Ninh Thuận còn rất thiếu. Để đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho nhân dân được tốt hơn, cử tri đề nghị Bộ Y tế cần có chính sách hỗ trợ đào tạo y, bác sĩ riêng cho các tỉnh nghèo như Ninh Thuận.

Có cử tri cho rằng, hiện một số nội dung, đối tượng điều chỉnh của Thông tư 04/2006/TT/BHYT ngày 10/3/2006 chưa phù hợp. Theo quy định tại Thông tư này thì hàng năm các trường Đại học Y, Dược có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ y, bác sĩ cho các địa phương. Tuy nhiên Thông tư này không quy định đối tượng được đào tạo là đội ngũ y, bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện công nên các bệnh viện gặp nhiều khó khăn trong việc cử cán bộ đi đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn. Cử tri đề nghị Bộ Y tế xem xét lại quy định trên".

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Trong những năm qua, Bộ Y tế luôn quan tâm đào tạo nhân lực y tế, đặc biệt cho vùng sâu, vùng xa, miền núi và các tỉnh khó khăn, thiếu cán bộ y tế. Bộ Y tế đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện nhiều hình thức đào tạo phù hợp với tình hình thực tế của các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, như đào tạo bác sỹ chính quy theo chế độ cử tuyển, đào tạo chuyên tu, hợp đồng theo địa chỉ.

Ngày 14 tháng 11 năm 2007, theo đề nghị của Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Đề án Đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc, miền Trung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển" (Quyết định số 1544/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó bao gồm cả đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học, trung cấp cho tỉnh Ninh Thuận. Để triển khai Đề án trên, ngày 01 tháng 7 năm 2008 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2371/QĐ-BYT giao cho Trường Đại học Y - Dược Huế đào tạo cho các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh trở vào (trong đó có tỉnh Ninh Thuận) 60 chỉ tiêu Bác sỹ đa khoa, 30 chỉ tiêu Dược sỹ đại học; và Quyết định số 2372/QĐ-BYT giao cho Trường Cao đẳng Y tế Bình Thuận và các trường trực thuộc Bộ Y tế đào tạo cho riêng tỉnh Ninh Thuận tổng cộng 400 chỉ tiêu Điều dưỡng, Hộ sinh, Dược sỹ và Y sỹ Y học cổ truyền.

Về Thông tư số 04/2006/TT-BYT ngày 10 tháng 3 năm 2006 của Bộ Y tế hướng dẫn tuyển sinh đại học Y, Dược hệ tập trung 4 năm:

Trước đây, để thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, và Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010, căn cứ vào yêu cầu nhân lực thực tế của Ngành Y tế và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 04/2006/TT-BYT ngày 10 tháng 3 năm 2006 của Bộ Y tế hướng dẫn tuyển sinh đại học Y, Dược hệ tập trung 4 năm (gọi tắt là Thông tư 04), trong đó ưu tiên đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ hệ tập trung 4 năm cho y tế xã, huyện.

Hiện nay, căn cứ vào yêu cầu thực tế về nhân lực của Ngành Y tế và theo đề nghị của các cơ sở y tế, ngày 26 tháng 5 năm 2008 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 06/2008/TT-BYT Hướng dẫn tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng y, dược (gọi tắt là Thông tư 06), trong đó cho phép cán bộ y tế có đủ điều kiện cần thiết hiện đang công tác ở các bệnh viện công lập và ngoài công lập của các tỉnh được tham dự kỳ thi tuyển sinh và theo học các khoá đào tạo đại học, cao đẳng y - dược hệ không chính quy, kể cả đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ đại học. Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn các Sở Y tế, trong đó có Sở Y tế Ninh Thuận, triển khai Thông tư số 06/2008/TT-BYT nói trên để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực của tỉnh. Đồng thời Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2008 hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế (gọi tắt là Thông tư 07), quy định về công tác đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ về chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ y tế, áp dụng đối với tất cả các cán bộ y tế. Thông tư 06 và Thông tư 07 này cho phép mở rộng đối tượng đào tạo, những cán bộ y tế đủ điều kiện ở các cấp từ tỉnh đến xã đều có thể tham gia các đào tạo nâng cao trình độ.

2/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: "Về chỉ tiêu giường bệnh cho các địa phương cần công bằng nhất là việc xây dựng các bệnh viện chuyên khoa ở các tỉnh. Hiện tại các tỉnh nghèo rất khó khăn trong việc xây dựng đáp ứng đủ giường bệnh".

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành hàng loạt chính sách ưu việt về khám chữa bệnh, như khám chữa bệnh không thu phí đối với trẻ em dưới 6 tuổi, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế (năm 2006 số người tham gia Bảo hiểm y tế cả nước là 36,78 triệu người, gấp 1,58 lần so với năm 2005, chiếm khoảng 43% dân số); mở rộng quyền lợi cho người có thẻ Bảo hiểm y tế; đã dần tạo được sự cân bằng giữa nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ của ngành y tế. Bên cạnh đó, nhiều đề án về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đã được triển khai, như (i) Đầu tư phát triển các bệnh viện tuyến trung ương và các trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế- Đà Nẵng, các trung tâm này được ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại phát triển các kỹ thuật y tế chuyên sâu ngang tầm với một số nước tiên tiến trong khu vực như ghép gan, ghép thận, thụ tinh trong ống nghiệm, phẫu thuật laser..v.v.; (ii) Các bệnh viện tỉnh cũng từng bước được hiện đại hoá, đầu tư trang thiết bị, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ để thực hiện được các kỹ thuật cao tương đương với các bệnh viện tuyến trung ương. Với sự phát triển của thông tin, giao thông, người dân có xu hướng tiếp cận tới các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ kỹ thuật cao do đó các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương luôn luôn ở trong tình trạng quá tải.

Mạng lưới khám chữa bệnh từ trung ương đến tận xã đã từng bước được củng cố với hơn 1.062 bệnh viện công lập, 140.000 giường bệnh viện, 74 bệnh viện Tư nhân, với 5100 giường bệnh. Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân về cơ bản được đáp ứng. Tuy nhiên số giường bệnh/vạn dân mới chỉ đạt 17,3 giường/vạn dân. Mức đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho y tế còn thấp, năm 2006 ước đạt khoảng 28USD/đầu người/năm.

Ngày 22 tháng 02 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã Ban hành Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh đến 2010 và tầm nhìn 2020, trong đó đã nêu rõ đến 2010 phấn đấu đạt 20,5 giường bệnh/1 vạn dân, đến 2020 đạt 25 giường bệnh/ 1 vạn dân. Như vậy về chỉ tiêu giường bệnh/1 vạn dân đều đã đạt trên mức kiến nghị của các cử tri. Để thực hiện Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao trách nhiệm cho các Bộ ngành có liên quan và phân cấp cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh đến 2010 và tầm nhìn 2020 có nêu rõ các địa phương tuỳ theo mô hình bệnh tật, cơ cấu dân số của địa phương có thể mở các bệnh viện chuyên khoa cho phù hợp với nhu cầu của nhân dân. Như vậy việc tăng số giường bệnh ở bệnh viện tuyến tỉnh thuộc thẩm quyền của các địa phương. Để hỗ trợ những tỉnh nghèo, khó khăn, trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế đã nhất trí với đề nghị đưa một số dự án xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh vào danh sách các Bệnh viện được hỗ trợ đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ.



3/ Cử tri tỉnh Hải Dương và tỉnh Quảng Bình kiến nghị: “Đề nghị chỉ đạo sát sao việc đưa bác sỹ về Trạm y tế cơ sở, vì hiện nay nhiều địa phương chưa có bác sỹ về công tác tại Trạm xá xã theo quy định của Chính phủ”.

Trả lời  (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sức và nâng cao sức khoẻ nhân dân với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; hướng tới sự công bằng và hiệu quả trong cung cấp và sử dụng các dịch vụ y tế, Chính phủ đã có Nghị quyết số 37- CP ngày 20 tháng 6 năm 1996 nêu rõ “Phấn đấu đến năm 2000 đạt 40% trạm y tế xã có bác sĩ"; ngày 19 tháng 3 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg cũng đặt chỉ tiêu “Phấn đấu đến năm 2005 đạt 65% số xã có bác sĩ (trong đó 50% số xã miền núi có bác sĩ)”; Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 cũng chỉ rõ: “Đến năm 2010, bảo đảm 80% số trạm y tế xã có bác sĩ, trong đó 100% các trạm y tế xã ở đồng bằng và 60% các trạm y tế xã miền núi có bác sĩ”. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật này trong phạm vi tỉnh, thành phố.

Theo quy định tại Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý biên chế trong địa phương do mình quản lý, hướng dẫn việc thực hiện định mức biên chế sự nghiệp và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức bộ máy và biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, việc thực hiện Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, trong đó có việc đưa bác sĩ về công tác tại trạm y tế xã, thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời gian qua, nhiều tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, Hội đồng nhân dân tỉnh đã có Nghị quyết, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định về việc ban hành chính sách thu hút bác sĩ về công tác tại trạm y tế xã, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực y tế như: Bình Thuận, Nghệ An, Tây Ninh, Yên Bái, Ninh Thuận, Bình Dương, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh…



II. Chính sách bảo hiểm y tế

4/ Cử tri các tỉnh Kiên Giang, Hoà Bình, Lào Cai, Quảng Ngãi kiến nghị: “Đề nghị khẩn trương sửa đổi Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí cho phù hợp, làm cơ sở cho các Bộ liên quan sửa đổi Thông tư số 14/TTLT ban hành năm 1995 về biểu giá thu một phần viện phí cho phù hợp với tình hình hiện nay”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Chính sách thu một phần viện phí theo Nghị định số 95/NĐ-CP được ban hành và thực hiện từ năm 1995, đến nay đã gần 13 năm nhưng vẫn chưa được sửa đổi để phù hợp với điều kiện phát triển của y học và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước ta hiện nay.

Kể từ năm 1998 đến nay, Bộ Y tế đã nhiều lần phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu và xây dựng Đề án viện phí trình Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung chính sách viện phí cho phù hợp tình hình thực tế. Dự thảo của Chính sách này đã được đăng trên Website của Chính phủ ngày 21 tháng 6 năm 2007 để xin ý kiến các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Bộ Y tế đã hoàn chỉnh dự thảo và trình Chính phủ. Nhưng, đến nay vẫn chưa được xem xét quyết định.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về việc xây dựng đề án đổi mới cơ chế tài chính của các ngành, trong đó có ngành y tế, hiện nay Bộ Y tế đang hoàn thiện Đề án đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương và khung giá dịch vụ) đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành y tế”, để trình Chính phủ trong tháng 8 năm 2008. Theo Đề án này, các vấn đề về phí và viện phí sẽ được quy định cho phù hợp với tình hình thực tế.



5/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Các chế độ thanh toán Bảo hiểm y tế về một số dịch vụ, thủ thuật, phẫu thuật, vật tiêu hao v.v.. theo quy định của Thông tư 03/2006/TTLT ngày 26/1/2006 và Thông tư 14TTLB/11995 ngày 30/9/1995 còn có sự chồng chéo, chưa thống nhất, không phù hợp với tình hình KT-XH hiện nay. Đề nghị Bộ Y tế, BHXH Việt Nam điều chỉnh mức thanh toán bảo hiểm cho hợp lý.

Đề nghị Nhà nước Tổng kết đánh giá việc thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia bằng thẻ BHYT, đánh giá việc thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về chăm sóc, khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi có hiệu quả không?”

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Hiện nay, việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với những người có thẻ Bảo hiểm y tế đang được thực hiện theo Nghị định số 95-CP ngày 27 tháng 8 năm 1994 về việc thu một phần viện phí và Thông tư số 14/TTLB ngày 30 tháng 9 năm 1995 hướng dẫn việc thu một phần viện phí. Các quy định này được áp dụng từ năm 1995, đến nay đã không còn phù hợp.

Để bảo đảm bổ sung kịp thời các danh mục dịch vụ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo điều kiện cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được hưởng các dịch vụ kỹ thuật tiên tiến, ngày 26 tháng 01 năm 2008, liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH bổ sung Thông tư liên Bộ số 14/TTLB ngày 30 tháng 9 năm 1995 của Liên Bộ Y tế - Tài chính – Lao động, Thương binh và Xã hội – Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện thu một phần việc phí.

Tuy nhiên, do nguyên tắc thu viện phí hiện nay đang thực hiện theo quy định tại Nghị định 95/CP là chỉ thu một phần trong tổng chi phí khám chữa bệnh, bên cạnh đó cùng với sự biến động giá cả của thị trường, sự thay đổi quy trình thực hiện dịch vụ, áp dụng vật tư y tế, thuốc và hoá chất mới nên giá các phí dịch vụ khám chữa bệnh hiện nay chưa phù hợp và chưa đủ bù đắp chi phí cho các cơ sở khám chữa bệnh. Bộ Y tế đang tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành chức năng hoàn chỉnh danh mục dịch vụ kỹ thuật và đang hoàn thiện Đề án đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương và khung giá dịch vụ) đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành y tế”, để trình Chính phủ trong tháng 8 năm 2008. Theo Đề án này, các vấn đề về phí và viện phí sẽ được quy định cho phù hợp với tình hình thực tế theo hướng tính đúng, tính đủ, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay và đảm bảo đủ bù đắp chi phí, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.



6/ Cử tri các tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Quảng Bình kiến nghị: “Đề nghị nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi công văn số: 9604/BYT-BH ngày 14/12/2007 về việc hướng dẫn điều trị nội trú đối với bệnh nhân BHYT tại các phòng khám đa khoa khu vực, điều chỉnh tăng thời gian điều trị nội trú”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Bộ Y tế xin khẳng định rằng nội dung công văn số 9604/BYT-BH ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Y tế không hướng dẫn việc điều trị nội trú, cũng như không hướng dẫn số ngày điều trị nội trú tại phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã. Nội dung công văn này chỉ hướng dẫn việc thanh toán ngày giường nằm lưu tại trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực, theo đó quỹ Bảo hiểm y tế sẽ thanh toán thêm 2 ngày nằm lưu theo dõi tại phòng khám đa khoa khu vực hoặc trạm y tế xã (thuộc các xã miền núi). Các chi phí về thuốc, dịch truyền, vật tư y tế tiêu hao (nếu có) thì được thanh toán theo thực tế điều trị, không khống chế theo số ngày nằm lưu được thanh toán bảo hiểm y tế.

Qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động y tế tại các địa phương, cho thấy việc điều trị nội trú tại các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã tại các tỉnh miền núi là yêu cầu cần thiết của người dân tại các địa phương. Việc quy định điều trị nội trú và số ngày điều trị nội trú liên quan đến công tác tổ chức (bác sỹ, y tá để theo dõi), liên quan đến quy trình và phác đồ điều trị bệnh đồng thời liên quan đến quy định chức năng nhiệm vụ của trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực. Bộ Y tế sẽ nghiên cứu và phối hợp với Bộ Nội vụ để sửa đổi, bổ sung những quy định phù hợp về việc điều trị nội trú tại phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã ở các tỉnh miền núi đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

7/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: "Đề nghị quy định mức giá trần đối với các cơ sở y tế ngoài công lập. Hiện nay, với mức giá 3.000 đồng cho một lần khám bệnh trong các đơn vị y tế công lập là quá thấp, không phù hợp với mặt bằng chung của xã hội. Trong khi đó các đơn vị y tế ngoài công lập lại chưa quy định mức trần gây khó khăn, tốn kém khi người dân có nhu cầu khám chữa bệnh ở cơ sở y tế tư nhân".

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Chính sách điều chỉnh khung giá dịch vụ y tế hiện đang được dự thảo theo hướng tính đúng, tính đủ và thu theo đối tượng. Cơ sở của việc xây dựng chính sách này là Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. Việc "tính đúng, tính đủ và thu theo đối tượng" được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

(i) Viện phí (phí dịch vụ) phải được tính đúng, tính đủ để đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động cho các cơ sở y tế, có như vậy mới đảm bảo và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế;

(ii) Đối tượng phải chi trả đầy đủ viện phí là những người có thu nhập cao, người có khả năng chi trả; đối tượng được miễn/giảm viện phí là những người thuộc diện đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, cận nghèo do nhà nước chi trả hoặc hỗ trợ; nhà nước chịu trách nhiệm chi trả phí khám chữa bệnh cho những đối tượng được miễn/giảm viện phí, nhưng không hỗ trợ trực tiếp cho bệnh viện mà thông qua việc cấp ngân sách nhà nước để đảm bảo hoặc hỗ trợ một phần cho các đối tượng để mua thẻ bảo hiểm y tế;

(iii) Phân loại các bệnh viện để có mức kết cấu tiền lương vào viện phí cho phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh.

Tất cả những nội dung này được thể hiện trong Đề án đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương và khung giá dịch vụ) đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành y tế, sẽ được Bộ Y tế trình Chính phủ trong tháng 8 năm 2008. Đề án cũng quy định chỉ đưa ra mức trần thanh toán (bỏ mức sàn – giá tối thiểu), đồng thời có hướng dẫn áp dụng đối với các cơ sở ngoài công lập. Khi Chính phủ phê duyệt Đề án, thì các văn bản hướng dẫn cụ thể về mức giá trần đối với các cơ sở ngoài công lập sẽ được ban hành để thực hiện.



8/ Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: "Các quy định và hướng dẫn về thanh toán viện phí còn chưa cụ thể, chậm điều chỉnh bổ sung, một số mức thu chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đặc biệt là đối tượng người nghèo. Một số dịch vụ y tế người nghèo chưa được hưởng ví dụ như “tai nạn lao động” theo quy định của BHXH không được BHYT thanh toán các chi phí điều trị (đây là vấn đề hết sức bất cập trong quy định). Đề nghị Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan có quy định cụ thể vấn đề này”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Hiện nay, người nghèo đã được Nhà nước cấp miễn phí thẻ Bảo hiểm y tế và khi khám chữa bệnh được hưởng theo chế độ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, mức hỗ trợ kinh phí và mệnh giá mua thẻ bảo hiểm y tế còn thấp nên Quỹ Bảo hiểm y tế bị bội chi. Do Quỹ Bảo hiểm y tế còn hạn chế như nêu ở trên, nên trước mắt chưa quy định quyền lợi đối với những trường hợp “tai nạn lao động”.



9/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: "Đề nghị bỏ việc khống chế mức trần 20 triệu đồng đối với những bệnh phải điều trị kỹ thuật cao, bỏ vấn đề người bệnh phải cùng chi trả 20% nếu tổng số tiền thuốc trên 100.000 đồng”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Việc mở rộng phạm vi quyền lợi, không quy định mức trần thanh toán, không thực hiện cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đối với người tham gia bảo hiểm y tế là mục tiêu cơ bản mà chính sách bảo hiểm y tế theo đuổi. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế về nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, ngày càng có nhiều dịch vụ kỹ thuật tiên tiến được áp dụng, trong khi mức đóng bảo hiểm y tế ở nước ta hiện nay đang rất thấp, Quỹ bảo hiểm y tế đang trong tình trạng thâm hụt, không có khả năng thanh toán hết các chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, thì việc khống chế mức trần đối với những chi phí khám chữa bệnh kỹ thuật cao là cần thiết.

Với việc quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế được mở rộng, trong khi việc điều chỉnh mức đóng chưa tương xứng, nhất là trong tình trạng hiện nay tần suất sử dụng dịch vụ của người tham gia bảo hiểm y tế có xu hướng ngày một tăng, 60-70% số người khám, chữa bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, Quy Bảo hiểm y tế đang đứng trước nguy cơ mất cân đối, thu không đủ chi. Theo báo cáo, năm 2006 Quỹ bội chi 1210 tỷ đồng, năm 2007 quỹ tiếp tục bội chi ước khoảng 1800 tỷ đồng và năm 2008 Chính phủ tiếp tục tạm ứng bổ sung thêm cho Quỹ Bảo hiểm y tế 2.000 tỷ đồng để thanh toán cho các cơ sở khám chữa bệnh.

Cùng với việc bổ sung danh mục dịch vụ kỹ thuật cao và nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế, liên Bộ Y tế - Tài chính xác định trước hết phải đảm bảo chi trả các dịch vụ cơ bản cho người bệnh đồng thời phải quy định mức trần thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật cao, thực hiện cùng chi trả chí phí khám chữa bệnh đối với người tham gia Bảo hiểm y tế để hạn chế bội chi Quỹ Bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi của các người bệnh khác. Vì vậy, việc quy định quyền lợi, mức thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với người tham gia bảo hiểm y tế là cần thiết, nhưng phải được xem xét trên cơ sở khả năng thanh toán, cân đối và sự an toàn của Quỹ Bảo hiểm y tế.



Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương