BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị


III. Chính sách đối với cán bộ y tế



tải về 4.74 Mb.
trang30/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   67

III. Chính sách đối với cán bộ y tế

10/ Cử tri tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng kiến nghị: “Đề nghị có chính sách cho các bác sỹ của tỉnh Lai Châu khi thi chuyên khoa sau đại học được miễn thi ngoại ngữ đầu vào và có chính sách luân chuyển bác sỹ công tác tác ở miền xuôi lên tăng cường cho tỉnh Lai Châu vì hiện nay tỉnh Lai Châu thiếu nhiều bác sĩ chuyên khoa (riêng bệnh viên tỉnh thiếu khoảng 30 bác sỹ).

Đề nghị xem xét nâng mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ cho công chức, viên chức dân y và lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ thường trực chuyên môn y tế 24/24 giờ liên tục tại các cơ sở khám chữa bệnh. Vì hiện nay mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ thực hiện theo Thông tư 09/2003/TTLT-BYT-BTC-BNV ngày 29/9/2003 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế là thấp do giá cả thị trường tăng cao.

Đề nghị có chính sách thâm niên đối với cán bộ có thời gian công tác lâu năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và có chính sách thu hút đối với một số ngành …(hiện nay chỉ có ngành giáo dục có chế độ thu hút)”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

- Về đề nghị có chính sách cho các bác sỹ của tỉnh Lai Châu nói riêng và các tỉnh miền núi, khó khăn, vùng sâu, vùng xa nói chung khi thi chuyên khoa sau đại học được miễn thi ngoại ngữ đầu vào:

Đào tạo sau đại học là đào tạo những người có tay nghề, trình độ cao, để khi trở về đơn vị công tác sẽ đóng vai trò chủ chốt trong công tác y tế. Để đảm bảo chất lượng đào tạo ở mức độ cần thiết, các cán bộ y tế muốn tham dự các khoá đào tạo sau đại học (kể cả chuyên khoa) phải tham dự kỳ thi theo quy định chung của liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó môn Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho cán bộ y tế ở một số vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người (như Lai Châu) có thể được học Chuyên khoa II (CKII), Bộ Y tế đã có công văn số 5267/BYT-K2ĐT ngày 29 tháng 7 năm 2008 về việc miễn thi ngoại ngữ tuyển sinh CKII sau đại học, trong đó Bộ chỉ đạo các cơ sở đào tạo "miễn môn thi ngoại ngữ trong tuyển sinh CKII cho các thí sinh có thời gian công tác 03 năm trở lên liên tục tại các khu vực (theo Bảng phân chia khu vực tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008) gồm: (a) Tất cả thí sinh đang công tác tại khu vực 1 (KV1); (b) Thí sinh không phải là người dân tộc Kinh, công tác tại khu vực 2 nông thôn (KV2-NT)".

- Về chính sách luân chuyển bác sỹ về công tác tại các tỉnh miền núi, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa:

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, chất lượng công tác khám, chữa bệnh còn hạn chế, nhất là các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa, do thiếu cán bộ y tế, nhất là cán bộ có trình độ chuyên môn sâu. Nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế; giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên; chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới, ngày 26 tháng 5 năm 2008 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 1816/BYT-QĐ về việc phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” (gọi tắt là Đề án 1816).

Năm 2008- 2009, Bộ Y tế sẽ chỉ định 60 bệnh viện trung ương và Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, có trách nhiệm cử cán bộ đi luân phiên theo nguyên tắc: Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa từ tuyến trên (tuyến trung ương và bệnh viện hạng I tuyến tỉnh) sẽ cử cán bộ chuyên môn hoặc kíp cán bộ chuyên môn có khả năng giải quyết độc lập được các kỹ thuật về luân phiên, hỗ trợ các bệnh viện tuyến tỉnh. Việc cử cán bộ y tế luân phiên từ các bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới góp phần điều tiết và giảm bớt tình trạng chênh lệch trình độ tay nghề giữa các vùng, miền để người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng cao.

Trong các ngày 14, 19 và 30 tháng 8 năm 2008, Bộ Y tế đã phối hợp với Bệnh viện Trung ương Huế, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Lễ triển khai Đề án 1816. Có 438 cán bộ y tế ở các bệnh viện trực thuộc Bộ và thuộc Sở Y tế Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia đợt 1 luân phiên về công tác ở bệnh viện tuyến tỉnh của những vùng khó khăn. Thực hiện thành công Đề án này sẽ có tác động tích cực trong việc hỗ trợ y tế cơ sở cải thiện chất lượng khám chữa bệnh thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ y tế tuyến tỉnh, phổ biến và chuyển giao công nghệ về chẩn đoán và điều trị cho bệnh viện tuyến tỉnh; trên cơ sở đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã.

- Về chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn:

Năm 2006, Bộ Y tế đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn (như NĐ 61/2006/NĐ-CP đối với ngành Giáo dục) nhưng khi xin ý kiến Bộ Nội Vụ và Bộ Tài Chính thì cả 02 Bộ đều đề nghị chưa trình Chính phủ và đề nghị Bộ Y tế đánh giá tổng kết việc thực hiện Quyết định 276/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế của Nhà nước. Năm 2007, Bộ Y tế đã khảo sát đánh giá và đang hoàn thiện các văn bản xin ý kiến Liên Bộ để sớm trình Chính phủ chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo hướng: (i) Đề nghị cho cán bộ y tế được hưởng các chế độ chính sách như đối với nhà giáo đã được quy định tại Nghị định 61/2006/NĐ-CP với các mức phụ cấp ưu đãi 70%, phụ cấp thu hút 70%, phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch, trợ cấp tham quan học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và trợ cấp tiền mua tài liệu và bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức y tế tự học tiếng dân tộc ít người để phục vụ công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; (ii) Chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế tăng cường, luân phiên có thời hạn về các huyện, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Bộ Y tế rất mong được các Đại biểu quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành quan tâm, ủng hộ để cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sớm được hưởng các chế độ chính sách như đối với ngành giáo dục.

- Về đề nghị xem xét nâng mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ cho công chức, viên chức dân y và lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ thường trực chuyên môn y tế 24/24 giờ liên tục tại các cơ sở khám chữa bệnh và đề nghị có chính sách thâm niên đối với cán bộ có thời gian công tác lâu năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa:

Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành Y tế được ban hành và áp dụng khi mức lương tối thiểu lúc đó là 210.000 đồng. Tại thời điểm đó, chế độ phụ cấp trực đã được cải thiện so với trước, cụ thể là các mức phụ cấp thường trực đều cao hơn: Mức 45.000 đồng/người/phiên trực trước đó là 7.000 đồng; Mức 25.000 đồng/ người/phiên trực trước đó là 5.000 đồng; Mức 10.000 đồng/người/phiên trực trước đó là 3.000 đồng.

Ngoài mức phụ cấp trực trên, Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg còn cải thiện các chế độ phụ cấp trực khác mà trước đó không có như: Mức phụ cấp thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu và chăm sóc đặc biệt bằng 1,5 lần mức phụ cấp thường trực tại khu vực thông thường; Mức phụ cấp thường trực vào ngày nghỉ tiêu chuẩn hàng tuần bằng 1,3 lần phụ cấp trực ngày thường; Mức phụ cấp thường trực ngày lễ, Tết bằng 1,8 lần mức phụ cấp trực ngày thường

Các chế độ phụ cấp trên tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với tình hình hiện nay giá cả thị trường trượt giá cao, mức lương tối thiểu (540.000 đồng) tăng lên gần gấp 3 lần. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã thành lập Tổ công tác và phối hợp cùng với Liên Bộ để nghiên cứu đề xuất, sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành Y tế cho phù hợp.



11/ Cử tri tỉnh Lào Cai và tỉnh Bình Định kiến nghị: “Đề nghị tăng chỉ tiêu cử tuyển đào tạo bác sĩ chuyên tu đối với các tỉnh miền núi, cho phép các tỉnh miền núi được liên kết đào tạo dược sĩ chuyên tu đại học 4 năm hệ liên kết đào tạo với các trường đại học y dược”

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Để tăng cường Bác sỹ, Dược sỹ đại học cho các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn (như Ninh Thuận, Bình Định), đặc biệt các tỉnh miền núi (như Lào Cai), Bộ Y tế đã ưu tiên đào tạo theo chế độ cử tuyển (kể cả bằng chỉ tiêu thường quy hằng năm và thông qua các dự án) và theo địa chỉ sử dụng. Việc ưu tiên này được thể hiện thông qua việc triển khai Quyết định số 1544/2007/ QĐ-TTg ngày 14/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án Đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc, miền Trung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây nguyên theo chế độ cử tuyển", trong đó bao gồm cả đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học, trung cấp.

Căn cứ vào yêu cầu thực tế về nhân lực của Ngành Y tế và tạo điều kiện cho các cán bộ y tế cơ sở có điều kiện nâng cao trình độ lên hệ đại học, ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 06/2008/TT-BYT hướng dẫn tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng y, dược (gọi tắt là Thông tư 06), trong đó cho phép cán bộ y tế có đủ điều kiện cần thiết hiện đang công tác ở các bệnh viện công lập và ngoài công lập của các tỉnh được tham dự kỳ thi tuyển sinh và theo học các khoá đào tạo đại học, cao đẳng y - dược hệ không chính quy, kể cả đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ đại học. Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn các Sở Y tế, triển khai Thông tư số 06/2008/TT-BYT nói trên để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực của tỉnh. Đồng thời Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2008 hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế (gọi tắt là Thông tư 07), quy định về công tác đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ về chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ y tế, áp dụng đối với tất cả các cán bộ y tế. Thông tư 06 và Thông tư 07 này cho phép mở rộng đối tượng đào tạo, những cán bộ y tế đủ điều kiện ở các cấp từ tỉnh đến xã đều có thể tham gia các đào tạo nâng cao trình độ.

Đề nghị các tỉnh có nhu cầu đào tạo theo chế độ này xây dựng kế hoạch và gửi về Bộ Y tế để Bộ chỉ đạo các trường thực hiện.

Ngành Y là ngành đặc biệt, trong đó nhân lực đóng vài trò quyết định vì mỗi hoạt động của Thầy thuốc đều trực tiếp liên quan tới sức khoẻ của từng người và cộng đồng. Vì vậy, việc đào tạo nhân lực y tế cần đảm bảo cả yêu cầu về số lượng và chất lượng. Đào tạo một cán bộ y tế trình độ đại học phải thực hiện trong vòng 4-6 năm, nên kế hoạch nhân lực y tế luôn là kế hoạch dài hạn. Bộ Y tế đề nghị các tỉnh xây dựng kế hoạch nhân lực cụ thể, khả thi cho thời gian khoảng 10 năm, gửi về Bộ Y tế để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

12/ Cử tri các tỉnh Quảng Ngãi, Gia Lai, Bình Định kiến nghị: “Đề nghị Bộ Y tế có chính sách thu hút đặc biệt cho đối tượng là bác sỹ công tác ở miền núi. Hiện nay, nhiều Trung tâm y tế tuyến huyện miền núi đang thiếu bác sỹ do bác sỹ ở đồng bằng không chịu nhận việc khi được phân công lên công tác ở các vùng này; bác sỹ công tác lâu năm ở miền núi có xu hướng xin chuyển công tác hoặc bỏ việc về vùng đồng bằng. Do vậy, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở các huyện miền núi gặp rất nhiều khó khăn”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, chất lượng công tác khám, chữa bệnh còn hạn chế, nhất là các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa, do thiếu cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ có trình độ chuyên môn sâu. Nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế; giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trung ương; chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới, ngày 26 tháng 5 năm 2008 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 1816/BYT-QĐ về việc phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” (gọi tắt là Đề án 1816).

Năm 2008- 2009, Bộ Y tế sẽ chỉ định 60 bệnh viện trung ương và Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, có trách nhiệm cử cán bộ đi luân phiên theo nguyên tắc: Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa từ tuyến trên (tuyến trung ương và bệnh viện hạng I tuyến tỉnh) sẽ cử cán bộ chuyên môn hoặc kíp cán bộ chuyên môn có khả năng giải quyết độc lập được các kỹ thuật về luân phiên, hỗ trợ các bệnh viện tuyến tỉnh. Việc cử cán bộ y tế luân phiên từ các bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới góp phần điều tiết và giảm bớt tình trạng chênh lệch trình độ tay nghề giữa các vùng, miền để người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng cao.

Ngày 14 và 19 tháng 8 năm 2008 vừa qua, lễ ra quân thực hiện Đề án 1816 đã được tổ chức tại Bệnh viện Trung ương Huế và Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, với luân phiên đợt I gồm trên .... Bác sỹ về công tác ở bệnh viện tuyến tỉnh của những vùng khó khăn. Theo kế hoạch, lễ ra quân ở khu vực phía Bắc sẽ được thực hiện vào ngày 28 tháng 8 năm 2008. Thực hiện thành công Đề án này sẽ có tác động tích cực trong việc hỗ trợ y tế cơ sở cải thiện chất lượng khám chữa bệnh thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ y tế tuyến tỉnh, phổ biến và chuyển giao công nghệ về chẩn đoán và điều trị cho bệnh viện tuyến tỉnh; trên cơ sở đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã.

Bộ Y tế đang xây dựng đề án dự thảo Nghị định của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, dự kiến trình Chính phủ vào cuối năm 2008. Đồng thời, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X và thực hiện Khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ Ba về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhằm cung cấp nguồn nhân lực y tế cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, khó khăn, Bộ Y tế đang đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định quy định "Trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ y tế đối với các vùng, miền có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn của đất nước". Nội dung chính của Nghị định đề cập đến việc gắn quyền lợi và trách nhiệm xã hội của cán bộ y tế đối với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, theo hướng quy định tất cả các bác sỹ, dược sỹ đang công tác ở các bệnh viện thành phố, bệnh viện tỉnh khu vực miền xuôi (KV2) có nhiệm vụ đi làm việc tại bệnh viện miền núi, vùng khó khăn hoặc về y tế tuyến xã trong khoảng thời gian 1-3 năm (thời gian phục vụ được tính theo hệ số từng vùng, miền); sau khi hoàn thành nghĩa vụ lại tiếp tục trở về cơ quan cũ công tác. Với giải pháp này, có thể nhanh chóng giải quyết được tình trạng thiếu nhân lực y tế ở các vùng khó khăn hiện nay, đồng thời nâng cao được chất lượng, trình độ cán bộ y tế ở cơ sở.

13/ Cử tri tỉnh Tây Ninh, Nghệ An, Thái Bình kiến nghị: “Đề nghị xem xét thay đổi hoặc bổ sung chế độ chính sách đối với cán bộ ngành y tế để tránh tình trạng chảy máu chất xám trong ngành Y (như: phụ cấp cho ca trực, ca mổ chưa phù hợp với tình hình giá cả thực tế hiện nay). Đề nghị tạo điều kiện thuận lợi để điều động, luân chuyển cán bộ, bác sỹ có trình độ chuyên môn tốt về các xã, huyện xa trung tâm để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân theo chủ trương của Nhà nước”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

- Về chế độ chính sách đối với cán bộ y tế : Năm 2006, Bộ Y tế đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn (như NĐ 61/2006/NĐ-CP đối với ngành Giáo dục) nhưng khi xin ý kiến Bộ Nội Vụ và Bộ Tài Chính thì cả 02 Bộ đều đề nghị chưa trình Chính phủ và đề nghị Bộ Y tế đánh giá tổng kết việc thực hiện Quyết định 276/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế của Nhà nước. Năm 2007, Bộ Y tế đã khảo sát đánh giá và đang hoàn thiện các văn bản xin ý kiến Liên Bộ để sớm trình Chính phủ chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo hướng: (i) Đề nghị cho cán bộ y tế được hưởng các chế độ chính sách như đối với nhà giáo đã được quy định tại Nghị định 61/2006/NĐ-CP với các mức phụ cấp ưu đãi 70%, phụ cấp thu hút 70%, phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch, trợ cấp tham quan học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và trợ cấp tiền mua tài liệu và bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức y tế tự học tiếng dân tộc ít người để phục vụ công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; (ii) Chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế tăng cường, luân phiên có thời hạn về các huyện, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Bộ Y tế rất mong được các Đại biểu quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành quan tâm, ủng hộ để cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sớm được hưởng các chế độ chính sách như đối với ngành giáo dục.

- Về điều động, luân chuyển cán bộ, bác sỹ có trình độ chuyên môn tốt về công tác tại y tế cơ sở:

Nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế; giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trung ương; chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới, ngày 26 tháng 5 năm 2008 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 1816/BYT-QĐ về việc phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” (gọi tắt là Đề án 1816).

Năm 2008- 2009, Bộ Y tế sẽ chỉ định 60 bệnh viện trung ương và Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, có trách nhiệm cử cán bộ đi luân phiên theo nguyên tắc: Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa từ tuyến trên (tuyến trung ương và bệnh viện hạng I tuyến tỉnh) sẽ cử cán bộ chuyên môn hoặc kíp cán bộ chuyên môn có khả năng giải quyết độc lập được các kỹ thuật về luân phiên, hỗ trợ các bệnh viện tuyến tỉnh. Việc cử cán bộ y tế luân phiên từ các bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới góp phần điều tiết và giảm bớt tình trạng chênh lệch trình độ tay nghề giữa các vùng, miền để người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng cao.

Ngày 14 và 19 tháng 8 năm 2008 vừa qua, lễ ra quân thực hiện Đề án 1816 đã được tổ chức tại Bệnh viện Trung ương Huế và Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, với luân phiên đợt I gồm trên 200 Bác sỹ về công tác ở bệnh viện tuyến tỉnh của những vùng khó khăn. Theo kế hoạch, lễ ra quân ở khu vực phía Bắc sẽ được thực hiện vào ngày 28 tháng 8 năm 2008. Thực hiện thành công Đề án này sẽ có tác động tích cực trong việc hỗ trợ y tế cơ sở cải thiện chất lượng khám chữa bệnh thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ y tế tuyến tỉnh, phổ biến và chuyển giao công nghệ về chẩn đoán và điều trị cho bệnh viện tuyến tỉnh; trên cơ sở đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã.

14/ Cử tri các tỉnh Quảng Ninh, Kon Tum, Cao Bằng kiến nghị: “Đề nghị tăng mức phụ cấp đối với cán bộ y tế bảo đảm công bằng giữa cán bộ ngành y tế và cán bộ, giáo viên ngành giáo dục vì cùng điều kiện công tác nhưng lương của y tế thấp hơn rất nhiều so với lương của cán bộ giáo dục (cán bộ y tế cơ sở chỉ có 60.000 đồng/1tháng, không được hưởng phụ cấp thu hút 30% như giáo viên, chỉ được bồi dưỡng trực đêm 10.000đ/đêm) là quá thấp không bảo đảm để cán bộ y tế yên tâm công tác. Đề nghị có chính sách luân chuyển bác sĩ tuyến trên xuống tuyến huyện để tạo điều kiện khám chữa bệnh cho nhân dân”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Năm 2006, Bộ Y tế đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn (như NĐ 61/2006/NĐ-CP đối với ngành Giáo dục) nhưng khi xin ý kiến Bộ Nội Vụ và Bộ Tài Chính thì cả 02 Bộ đều đề nghị chưa trình Chính phủ và đề nghị Bộ Y tế đánh giá tổng kết việc thực hiện Quyết định 276/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế của Nhà nước. Năm 2007, Bộ Y tế đã khảo sát đánh giá và đang hoàn thiện các văn bản xin ý kiến Liên Bộ để sớm trình Chính phủ chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo hướng: (i) Đề nghị cho cán bộ y tế được hưởng các chế độ chính sách như đối với nhà giáo đã được quy định tại Nghị định 61/2006/NĐ-CP với các mức phụ cấp ưu đãi 70%, phụ cấp thu hút 70%, phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch, trợ cấp tham quan học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và trợ cấp tiền mua tài liệu và bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức y tế tự học tiếng dân tộc ít người để phục vụ công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; (ii) Chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế tăng cường, luân phiên có thời hạn về các huyện, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Bộ Y tế rất mong được các Đại biểu quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành quan tâm, ủng hộ để cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sớm được hưởng các chế độ chính sách như đối với ngành giáo dục.

15/ Cử tri các tỉnh Ninh Thuận, Vĩnh Long kiến nghị: “Hiện chế độ đối với đội ngũ cộng tác viên dân số (25.000 đồng/người/tháng) và đối với người đình sản (100.000 đồng/người) là quá thấp. Đề nghị nâng mức hỗ trợ trên”.

Trả lời (tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Định mức áp dụng cho cộng tác viên dân số và người tự nguyện đình sản theo ý kiến của cử tri tỉnh Ninh Thuận và Vĩnh Long là định mức cũ được quy định tại Thông tư liên tịch số 95/TTLT-BTC-UBDSGDTE của Liên Bộ Tài chính - Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em (cũ). Hiện nay định mức trên đã thay đổi và được quy định tại Thông tư liên tịch số 32/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 17 tháng 4 năm 2008 giữa Bộ Tài chính và Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2006-2010. Tại Điểm c, Điểm d, Mục 4 Phần III về dự án nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình của Thông tư đã quy định mức chi thù lao cộng tác viên dân số là 50.000đồng/người/tháng, đối với người đình sản là 200.000đồng/người và mức bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ cho người tình nguyện triệt sản thời hạn 2 năm là 70.000 đồng/người.



16/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Cử tri đề nghị nhà nước quy định chế độ trực đêm, phụ cấp phẫu thuật của bệnh viện tuyến huyện như các bệnh viện khác. Đồng thời xem xét cho nhân viên khoa xét nghiệm bệnh nhân lao các bệnh viện đa khoa được hưởng chế độ như Trung tâm Phòng chống lao”.

Trả lời(tại công văn số 6028/BYT-VPB1 ngày 01/9/2008 của Bộ Y tế ) :

Chế độ trực đêm, phụ cấp phẫu thuật của bệnh viện tuyến huyện được quy định tại Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 09/2003/TTLT-BYT-BTC-BNV ngày 29 tháng 9 năm 2003 của Liên Bộ Y tế – Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ. Chế độ cho nhân viên khoa xét nghiệm bệnh nhân lao các bệnh viện đa khoa được hưởng tại các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước. Bộ Y tế xin ghi nhận ý kiến của các cử tri về vấn đề này và sẽ cùng với Liên Bộ để xem xét, giải quyết.



17/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: “Thực hiện công văn số 6608/BYT-TCCB ngày 22/8/2005 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức y tế. Theo hướng dẫn tại công văn số 6608/BYT-TCCB thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với các biên chế thực hiện chủ yếu ở khoa điều trị, các khoa cận lâm sàng và các phòng khám chuyên khoa. Còn khoa khám bệnh của các Bệnh viện đa khoa vận dụng vào mức hệ số 0,1.

Đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể về mức phụ cấp độc hại đối với khoa khám bệnh của các Bệnh viện đa khoa, các Phòng khám đa khoa khu vực và các Trạm y tế xã (có giường bệnh).

Thực hiện TTLT số 02/2006/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 23/20/2006 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 276/2005/QĐ-TTg ngày 01/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định số phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ viên chức tại các cơ sở y tế nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số vấn đề bất cập như sau:

+ Các cán bộ viên chức không xếp ngạch 13 và 16 trong các đơn vị sự nghiệp y tế cũng trực tiếp phục vụ người bệnh như: Kế toán thu viện phí, nhân viên các phòng hành chính quản trị, phòng tài chính của các bệnh viện, các cán bộ công chức thuộc khối văn phòng Sở Y tế trực tiếp quản lí các đơn vị sự nghiệp, thường xuyên kiểm tra, giám sát chỉ đạo công tác chống dịch… nhưng lại không được hưởng thụ cấp ưu đãi ngành.

+ Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh, các đơn vị không xếp hạng như Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm – mỹ phẩm, Trung tâm giám định y khoa, Trung tâm Pháp y các tỉnh miền núi là chưa hợp lí, vì hiện tại vẫn hưởng theo chế độ của các bệnh viện tuyến tỉnh.

Do vậy đề nghị: Bổ sung chế độ phụ cấp ưu đãi ngành y tế cho các cán bộ của Sở Y tế làm công tác quản lí nhà nước, các cán bộ viên chức không xếp ngạch 13 và 16 làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế; Điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi đối với các bệnh viện tuyến tỉnh và các đơn vị không xếp hạng ở tuyến tỉnh của các tỉnh miền núi cho phù hợp; Tăng mức phụ cấp ngành cho cán bộ làm công tác tại các chuyên khoa: Lao, Phong, Tâm thần”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương