An Mai Đỗ O. Cist



tải về 0.63 Mb.
trang8/21
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích0.63 Mb.
#35092
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21

4.3.Chướng ngại


Trước tiên, chúng ta cần đề cập đến ký ức như là một trong những chướng ngại lớn nhất trong đời sống đức tin. Thật vậy, nếu ký ức làm nên những kinh nghiệm sống rất hữu ích trong tương lai thì ký ức của một tuổi thơ bất hạnh sẽ là một chướng ngại khá lớn trong việc hình thành nhân cách tôn giáo.(14) Dù ký ức đau thương đến mức nào nếu đã được chúng ta đối diện và hoá giải thì coi như đã được chữa lành phần nào, còn nếu thực tại ấy bị chúng ta phủ nhận hay núp né cách nào, nó sẽ bị dồn nén trong vô thức. Thật tai hại khi chúng ta không chấp nhận thực tại ấy là thành phần làm nên đời sống mình thì nó vẫn chi phối bên trong và dưới tầng sâu của vô thức, một khi không còn được ý thức của ta kiểm soát nữa, nó sẽ giữ nguyên sức ảnh hưởng thậm chí còn tăng thêm sức công phá bởi bị dồn nén. Đến một ngày đủ mạnh, nó sẽ tấn công khiến chúng ta phải biểu hiện bên ngoài bằng hành vi tàn bạo hoặc vô cảm… nói chung, nó ảnh hưởng xấu đến nhân cách của chúng ta. Một đứa trẻ gắn liền với một tuổi thơ đầy bất hạnh do người cha độc tài tạo nên chắc hẳn sẽ tác động mạnh mẽ cách nào đó trong giai đoạn trưởng thành. Nếu chúng chưa được đương sự đối diện và thăng hoa thì sẽ tạo nơi chàng thanh niên sau này một thái độ chống đối với những người cấp trên hoặc dần dà mất đi sự tin tưởng đơn sơ nơi người khác…Xét ở cấp độ sâu hơn, chúng có thể ảnh hưởng đến đời sống cầu nguyện của đương sự vì tương quan liên vị mất đi sự tin tưởng, thì tương quan giữa họ với Chúa cũng mất dần sự thân tình…

Kế đến, chúng ta cần lưu ý thái độ duy ý chí nơi đời sống đức tin của các tín hữu. Họ “…chỉ ‘nhắm mắt’ dùng nỗ lực của ý chí để thực hiện một khuôn khổ đã có sẵn, ráng gồng lên để chu toàn giới luật như một tiêu chuẩn bên ngoài chứ không tìm thấy niềm vui tự chính bản thân mình”. (15) Qua đó, chúng ta nhận ra một nét đặc trưng nơi người này là sống ảo tưởng. Vì họ thực hiện một quyết tâm vượt quá những giới hạn của bản thân. Họ là người vốn sống nặng tình với gia đình. Bước vào đời tu, anh mang một quyết tâm là sẽ không nhớ nhà nữa để nhất tâm sống triệt để đời tu, vì vậy, anh giấu không cho mọi người thấy anh khóc, đồng thời, phủ nhận cảm xúc ấy của mình.(16) Dần dà anh trở thành người cứng cỏi, vô cảm với những nỗi đau của người khác…không thật với mình và giả dối với tha nhân, đó là một trong những tác hại của cách sống duy ý chí. Đó là một trong những trở ngại khiến anh bị trì trệ trên đường hình thành nhân cách.

Một trở ngại khác ảnh hưởng đến hành trình xây dựng đời sống đức tin là mặc cảm tội lỗi. Mặc cảm này tồn tại do nhiều lý do. Trước hết, phải kể đến do việc giáo dục đức tin quá chú trọng đến việc thưởng-phạt, điều này tạo nên một áp lực thụ động nơi các tín hữu. Họ giữ điều này hay tránh điều kia chỉ vì thu tích công nghiệp đời sau mà quên đi việc thiết lập một tương quan với Thiên Chúa tình yêu.

Kế đến, chúng ta có thể kể đến tác động trực tiếp của gia đình. Thật vậy, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, việc kiếm bữa ăn hằng ngày chật vật, phải bương chãi đôi khi phải luồn lách cách này cách khác, nó có thể tạo không khí ngột ngạt trong gia đình và tạo cho các thành viên trong đó một sự nhập nhằng trong việc phân biệt điều đúng sai. Con cái lớn lên trong một bầu khí ô nhiễm như thế không tránh những mặc cảm mà mặc cảm lớn nhất là tội lỗi. Nghĩa là tình trạng “nước đôi” trong việc giữ điều luật của Chúa. Đến một lúc nào đó bản thân không còn biết khởi đầu từ đâu trong việc sống đức tin mà chỉ tạo nơi đương sự thái độ mặc cảm tội lỗi.

Sau cùng, tình trạng này cần qui về bản thân đương sự. Có thể do đương sự vốn bối rối không đủ sáng suốt để phân định thực tại. Lương tâm mất dần sự đơn sơ biện phân từ những vấn nạn trong cuộc sống.

Ngoài ra, chúng ta cần xét đến những trở ngại khởi đi từ sự hiểu biết nông cạn về những đòi hỏi trong đời sống đức tin. Do khuynh hướng tự lập của con người thời đại có thể làm cho các tín hữu mất dần sự hiệp thông đức tin trong đời sống Giáo hội. Đến khi gặp khó khăn, thử thách, họ tự sức vượt qua một cách vất vả mà không được nâng đỡ từ những thành viên trong Giáo hội và không tha thiết kêu gào sự trợ lực của ơn Chúa…

Xét cho cùng, những trở ngại này chỉ là những khó khăn rất thường xảy ra trong đời sống các tín hữu, chỉ cần nhận định đúng mức độ ảnh hưởng của chúng và cậy trông ơn Chúa giúp, dần dà chúng ta sẽ khiêm tốn và xác tín hơn vào sự quan phòng yêu thương của Người.

4.4.Tiến trình hình thành nhân cách tôn giáo


Có nhiều cách giúp chúng ta tiếp cận với nhân cách tôn giáo nên cũng có nhiều cách giúp hình thành cách sống này. Ở đây, chúng ta chỉ tìm hiểu tiến trình hình thành này qua 3 giai đoạn: thần tượng, cầu khẩn và hiệp thương. Đúng hơn, đây là 3 cách thức thể hiện nhân cách tôn giáo.(17)

4.4.1.Thần tượng


Một đứa trẻ vừa lãnh nhận bí tích Rửa tội, nó được gọi là một kitô hữu. Từ đây, nó đã được gieo mầm bất diệt và thuộc trọn về Chúa, là con cái Thiên Chúa nhờ ân sủng.(18) “Cảm thức đức tin” từ đây được định hình dần trong môi trường tôn giáo.

Một đứa trẻ trong vòng tay mẹ, nó cảm nhận phần nào sự bao bọc, che chở của mẹ nó và bà là đấng toàn năng. Vì bà có khả năng đáp ứng mọi sự. Lớn lên, em đến trường, cô giáo hay thầy cô lại là một thế giới khác với môi trường gia đình. Em bắt đầu có sự phân biệt và so sánh. Lúc này, em bắt đầu chuyển hướng thần tượng. Và đến khi tiếp xúc với bạn bè, lại một lần nữa tạo cho em từ ngỡ ngàng này đến ngạc nhiên khác. Thế giới thần tượng quá nhiều buộc em phải chọn một trong nhiều thứ ấy. Với xu hướng đam mê nghệ thuật, em chọn một ca sĩ. Với sở thích thể thao, em chọn một cầu thủ bóng đá…Những thần tượng ấy vẫn chi phối cuộc sống của em đến khi bản thân nhận ra, chính mình là thần tượng. Chàng bắt đầu một cuộc phiêu lưu và khám phá bản thân. Chàng muốn mình trở thành thần tượng của người khác bằng cách muốn chinh phục cả thế giới. Những thất bại đã làm chàng thấm mệt và rút dần phạm vi hoạt động: chàng muốn cải tạo gia đình mình. Khát vọng và thiện chí ấy rất tốt lành nhưng xem ra thiếu thực tế, lúc này, anh muốn trở về với lòng mình để chứng nghiệm Thực Tại Siêu Linh.

Như thế, mọi thần tượng đã bị sụp đổ từ những thất bại bản thân, đồng thời, đương sự ngộ ra, mọi sự đều tương đối ngoài trừ một Đấng Trên Cao. Thất bại là cơ hội của thành công. Thất bại giúp bản thân nghiệm ra sự bất lực của bản thân và con người, đồng thời, chứng nhận Thiên Chúa là lẽ sống. Cảm thức đức tin đã được nuôi dưỡng bằng một bầu khí đạo nghĩa. Khi thần tượng không mắt không tay, không nhìn không nắm bị sụp đổ thì hình ảnh về Thiên Chúa bắt đầu lớn lên và làm chủ cuộc đời ta. Có thể nói, đây là cách thể hiện phong phú nhất trong giai đoạn đầu hình thành nhân cách tôn giáo. Chính việc chuyển từ các thần tượng đến Thiên Chúa đã giúp đương sự có kinh nghiệm phần nào trong việc hình thành nhân cách.

Để đi trọn giai đoạn này, chủ thể phải trải qua một đêm tối, nghĩa là sự bất lực của nhận thức bản thân. Có thể ví giai đoạn này là giai đoạn dọn sạch cỏ dại trong tâm hồn. Sau khi đã quyết định từ bỏ mọi thần tượng, họ thường cảm giác trống rỗng vì mất đi định hướng cuộc đời mình. Họ miệt thị những đối tượng xưa kia mình coi là thần tượng nhưng thực ra chỉ là ánh sáng mờ nhạt trong ánh sáng Thần Linh. Tuy nhiên, chỉ khi trải qua giai đoạn tiêu cực này, nghĩa là đi từ thất bại này đến thất vọng khác, đương sự có thể chân nhận giá trị đích thực mà lòng mình thổn thức mãi cho đến khi nghỉ yên trong Người. Lúc này, với đức tin vốn có, họ tuyên xưng Chúa là Đấng mà bản thân hằng kiếm tìm và bắt đầu một cuộc sống mới, sống làm vinh danh Người.

Từ đây, họ mở ra với tương quan khác cách lành mạnh vì đã biết rõ những ưu thế cũng như giới hạn của phận người.

4.4.2.Cầu khẩn


Nếu cách thể hiện trên chỉ dừng lại ở việc thiết lập sự thống nhất bản thân thì sang “giai đoạn” này, họ mở ra với mọi chiều kích: vũ trụ, tha nhân và Thiên Chúa. Chắc hẳn, trước đây họ đã có một tương quan liên vị nào đó nhưng chỉ mới dừng lại ở việc trục lợi bản thân. Từ đây, bản thân đã phần nào nhận ra mình không phải là tất cả và cần đến sự hiện hữu của tha thể. Tha thể ấy có thể là bất cứ ai và cả Thượng Đế nữa !

Một sự cởi mở ra khỏi chính mình là một bước nhảy vọt của một tâm hồn khao khát tâm linh. Khát vọng lớn mãi và trưởng thành dường như được Thiên Chúa đặt để trong mọi tạo vật. Nếu như mọi loài đều phát triển và định hình theo qui luật tự nhiên thì con người lại được phú ban sự tự do trọn vẹn giúp tự lập và tự định hình bản thân. Đồng thời trong mỗi hoàn cảnh Thiên Chúa lại đặt để những ơn cần thiết (19) giúp con người vượt qua và lớn lên trong Người. Thời gian và những va vấp trong cuộc sống đã giúp con người nhận ra dấu vết về sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa.

Có thể nói, thái độ cầu khẩn là nét đẹp của nhân cách tôn giáo, là biểu hiện cao thượng của niềm tin vào sự trợ giúp của tha thể.

Con người chỉ thực sự sống thái độ này khi đã đi sâu vào bản tính nhân loại của mình. Thật vậy, chỉ khi nào cảm nhận sự bất lực của bản tính mỏng giòn nhân loại con người mới mở ra và cậy nhờ đến người khác và Thiên Chúa. Thật mâu thuẫn ! Khi con người mỗi ngày trưởng thành hơn nhờ biết tự lập lại có nhu cầu trợ giúp của người khác. Xét cho cùng, tính biện chứng này đã được Thiên Chúa trả lời phần nào khi dựng nên Eva, một trợ tá cân xứng cho Adam. Và sự hỗ tương của Ông bà nguyên tổ phải được Thiên Chúa chúc lành trong từng hoạt động của họ. Ngày nào còn được Người chúc lành, những việc làm của hai ông bà mới “thành toàn”. Cũng vậy, khi sống thái độ cầu khẩn với tha nhân, chúng ta phải sống dưới sự hiện diện của Thiên Chúa thì mới thành toàn, khi ấy mới được gọi là một nhân cách tôn giáo đích thực.


4.4.3.Hiệp thương


Nếu khi vượt qua giai đoạn thần tượng, con người tin yêu người khác vì mình thì bước sang thái độ cầukhẩn, họ tương quan với người khác vì người khác, còn hiệp thương hệ tại ở tình yêu hướng Thượng. Mỗi bước chuyển biến đối tượng trong hành trình tâm linh từ bản thân đến tha nhân và đến Thiên Chúa, sẽ là dấu chỉ cho thấy bản thân đang tiến triển tích cực.

Làm sao có thể hiệpthôngyêuthương tha nhân thực sự nếu bản thân còn chịu chi phối bởi vòng đai bản ngã. Làm sao thiết lập một tương giao đích thực nếu bản thân còn phóng chiếu hình ảnh lý tưởng nào đó lên tha nhân. Hiệp thương phá tan mọi khoảng cách nhưng lại tạo sự khác biệt. Nghĩa là hai chủ thể đến với nhau với tất cả sự trần trụi của hữu thể mình đồng thời khám phá ra sự khác biệt của nhau; tất nhiên không phải để chia rẽ nhưng là bổ khuyết cho nhau trong sự khác biệt. Nếu như trong triết học hiện sinh, Gabriel Marcel nói đến thuật ngữ “chúng ta” để chỉ phần nào mối giao hảo này thì trong tâm lý học, C.Jung muốn giới thiệu chữ “mình” là sự toàn nhập của nhân cách.(20)

Bước sang giai đoạn này họ dần khám phá ra hình ảnh Thiên Chúa trong chính hữu thể sâu xa của mình. Đồng thời, họ nhận ra tha nhân cũng là hình ảnh Thiên Chúa. Họ cùng nói một tiếng nói yêu thương; họ cùng sống một cách sống bao dung; họ cùng suy nghĩ và hành động như chính Chúa Giêsu. Và như thế, họ không bao giờ cảm thấy cô đơn trong thân phận lữ hành.

Tóm lại, cả ba giai đoạn vừa kể gồm tóm chương trình sống của một kitô hữu là sống ba nhân đức Đối Thần. Nhưng ở đây, nó được nhập thể, nghĩa là niềm tin, cậy và mến đối với Thiên Chúa được diễn tả cụ thể qua tha nhân trong một hoàn cảnh đặc thù. Loại bỏ thái độ thần tượng là khởi đầu của niềm tin; cầu khẩn là cách diễn tả nhân đức cậy Kitô giáo và hiệp thương là cao trào của một tình yêu trọn hảo trong Thiên Chúa qua tha nhân. Bạn có thể khám phá một con đường khác nhưng không thể ra ngoài đời sống của ba nhân đức này, chỉ có sự khác biệt nơi cách thể hiện bên ngoài mà thôi.



Có thể nói, đây chỉ là cách thể hiện của một tín hữu nói chung trong nhân cách tôn giáo. Với yêu sách của đời tu, chắc hẳn, nhân cách dành riêng cho đối tượng này phải được diễn tả với một cách thế khác: sâu sắc và hữu hiệu hơn. Vì mục đích của đời tu nhằm thánh hóa bản thân và thế giới. Nói thế, không có nghĩa các kitô hữu không làm chứng bằng đời sống mình nhưng ở đây, theo thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhận định rằng đời sống thánh hiến là một ơn gọi mới mẻ và đặc biệt.(21)


tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương