An Mai Đỗ O. Cist



tải về 0.63 Mb.
trang7/21
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích0.63 Mb.
#35092
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   21

3.8.Cơ chế tự vệ hoài cổ


Cơ chế này thường xảy ra cho những người lớn tuổi. Thật vậy, tuổi già sống nhiều với quá khứ. Trong đời sống cộng đoàn, chúng ta nhận thấy có những vị cao niên hay nghĩ về thời kỳ “hoàng kim” của cộng đoàn mà đánh giá đời tu ngày nay là biến chất và mất căn tính. Nếu nghĩ về thời huy hoàng trong quá khứ để giúp cộng đoàn củng cố và phát triển thì đây là một người thiện chí. Thế nhưng, những người này hoài niệm chỉ nhằm tránh đối diện với những khó khăn, thách đố của hoàn cảnh hiện tại.

3.9.Cơ chế tự vệ hợp lý hóa


Là khả năng nhận thức và áp dụng có tính lý luận nhằm chuyển đổi những sự kiện có tính đe dọa trở thành dễ chấp nhận hơn. Chúng ta thường nghe người khác đánh giá về ai đó: “biết là anh ấy sai mà khi nghe nói vẫn hấp dẫn và hợp lý”, ấy là cách họ dùng phương pháp nguy biện. Chiêu bài này được sử dụng hầu làm giảm sự tổn thương của cái tôi hoặc chữa mình, chạy tội hầu làm giảm tính nghiêm trọng của vấn đề.

Tóm lại, mọi cơ chế tự vệ đều là những lời biện hộ nhằm thuyết phục chính bản thân mình. Nói khác đi cơ chế tự vệ chính là cơ chế con người sử dụng để tự nói dối với chính mình. Điều này được thực hiện trong một chế độ vô thức nhưng kết thúc là một hành vi ý thức. Thật vậy, một sự kiện khó khăn xảy ra, chủ thể sẽ đưa ra một phản ứng, đúng hơn một sự phản kháng tức thời; còn hình thức của những phản kháng ấy là các cơ chế đã được trình bày. Khi chủ thể không sẵn sàng đón nhận thực tại thì những cơ chế này như một thuốc giải làm trì hoãn hoặc từ chối không đưa ra một hành động rõ ràng. Chính khi hành động này không được sáng tỏ, không giúp định hình nhân cách của chủ thể.

Cũng cần lưu ý, chúng ta có thể quan sát một sự kiện nhưng với hai người lại có ý hướng khác nhau. Cụ thể, khi chúng ta thấy một người đam mê săn tìm các loại thú quý hiếm, có nhiều điều cần xét đến: có thể là do làm ăn kinh tế hay một thú tiêu khiển; lại nữa, do họ không tìm được tình thân và sự tin tưởng nơi con người mà họ đã chuyển sang đối tượng hạ cấp. Từ bấy nhiêu lý do, chúng ta có thể khẳng định rằng cần phải hiểu biết đủ về đối tượng mới đưa ra một phán quyết cuối cùng. Chìa khóa để mở vấn đề này là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể hành động.

Điều tốt nhất là tự vấn bản thân, xem mình có vướng vào những cơ chế nói trên không để điều chỉnh và giúp cá nhân hình thành nhân cách đích thực. Một nhân cách đích thực đòi buộc ta phải đối diện với bản thân kể cả những “bóng tối” trong cuộc hiện sinh này. Có thể nói, đây là bước quyết định giúp ta khám phá nhân cách tôn giáo.


4.NHÂN CÁCH TÔN GIÁO

4.1.Thuật ngữ


Nếu nhân cách được hiểu chung cho mọi người thì nhân cách tôn giáo nhắm đến những người có một niềm tin, cụ thể là các kitô hữu. Nếu nhân cách là nét đẹp phẩm tính nội tại được biểu hiện qua cử chỉ, lời nói, việc làm… thì nhân cách tôn giáo đi thêm bước nữa, là vẻ đẹp nội tâm của một tâm hồn sống đức tin về sự hiện diện của Thiên Chúa trong một lương tâm lành mạnh. Họ phải không ngừng hướng cái nhìn về Thiên Chúa, đồng thời tham dự vào đời sống của Người mỗi ngày một hơn (12).

Đôi khi chúng ta khó phân biệt nơi một người đâu là nhân cách đơn thuần và đâu là biểu hiện nhân cách tôn giáo. Mỗi người luôn mang trong mình một xác tín về những giá trị khác nhau, chỉ khi đối diện với những đau khổ, khó khăn, khủng hoảng…con người dễ dàng bộc lộ một nhân cách tôn giáo. Nghĩa là họ chọn giải pháp đức tin nhằm xác tín vào sự trợ giúp của Chúa. Từ đó nhận ra chính sự hiện diện của Người ngay trong cơn quẫn bách. Nhưng cũng cần đề cao tính hiệp thông trong đại gia đình đức tin. Chính những gánh nặng được chia sẻ sẽ giúp người này vượt qua những khó khăn nhằm duy trì một nhân cách tôn giáo, còn người kia, cũng được củng cố nhờ một nghĩa cử cao đẹp để xây dựng đời sống đức tin và nhân cách của mình.


4.2.Tiêu chuẩn đánh giá


Trong bất cứ quá trình phát triển nào đều bao hàm một tiêu chuẩn đánh giá, cũng vậy, nhân cách tôn giáo cần đề ra vài tiêu chuẩn như qui tắc hành động cho những ai muốn thể hiện nét đẹp của niềm tin trong cuộc hiện sinh này.

Trước hết và trên hết, chúng ta phải thể hiện nhân cách này qua việc yêu mến Thiên Chúa và vâng phục ý muốn Người.(13) Thật vậy, yêu mến Thiên Chúa luôn là điểm qui chiếu của mọi kitô hữu mà thái độ này được biểu hiện cụ thể qua việc vâng phục ý muốn của Người. Nếu tự do là ưu phẩm lớn nhất Chúa ban để giúp con người hoàn thành định mệnh đời mình trong Thiên Chúa thì tự do đích thực, tự do của con cái Thiên Chúa là vâng phục hoàn toàn ý muốn của Người.

Thiên Chúa chẳng đòi buộc điều gì vượt sức con người. Thật vậy, khi muốn con người đáp lại tình yêu hiện hữu và cứu độ của mình, Thiên Chúa đã ban cho con người tự do. Điều này bao hàm cả khuynh hướng con người khước từ tình yêu của Người. Con người thật quyền năng ! Nó có thể “huỷ diệt” cũng như “sáng tạo” cuộc sống mình bằng cách tự do phủ nhận Thiên Chúa hay tận hiến và yêu mến Người.

Nhân cách nói chung cũng như nhân cách tôn giáo đều đề cao yếu tố sống thật. Nói cách khác, sống thật hay dám đối diện với thực tại là yêu sách của tiến trình thành nhân. Nhưng ở cấp độ nhân cách tôn giáo, chiều kích này được thể hiện cách triệt để nơi khả năng phản tỉnh của con người. Cuộc sống vốn luôn trúc trắc, trục trặc, những cú phanh đúng lúc sẽ giúp con người lượng giá trong mỗi cuộc hành trình. Sau những sai phạm, con người bước chậm hơn nhưng đầy khiêm tốn và xác tín vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa.

Ngoài ra, chúng ta phải nói đến tương quan lành mạnh: tương quan với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa. Trong nhân cách tôn giáo, tương quan với Thiên Chúa là cách thế hiện hữu căn bản và sống còn, nó chi phối các tương quan khác, và các tương quan khác làm sống động tương quan thiết yếu này. Một tu sĩ sống chìm ngập trong cầu nguyện, họ luôn nhận ra những soi động bên trong giúp họ sống tình bác ái với tha nhân. Cũng nhờ tiếp xúc thân tình với Thiên Chúa mà họ dễ dàng khám phá bản thân như kinh nghiệm của thánh Augustinô: xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con.

Xét cho cùng, những tiêu chuẩn này đều gắn liền với những năng lực sẵn có trong con người là lý trí và ý chí. Hai năng lực cấu thành hành vi nhân linh. Hai nội lực này mọi người đều có, nhưng chỉ khi nó được nhập thể vào một nền văn hoá, kết hợp với tâm tính của mỗi người tạo nên nét độc đáo của nhân cách tôn giáo.




tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương