An Mai Đỗ O. Cist



tải về 0.63 Mb.
trang4/21
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích0.63 Mb.
#35092
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

2.2.Cái tôi nhút nhát


Nếu cái tôi vĩ đại không ngừng tìm cách đưa mình lên thì người nhút nhát lại thụ động và thiếu tự tin. Họ thụ động vì sống an phận không thích ai đụng chạm đến mình. Vì thế, họ tránh những tương giao và nếu phải tiếp xúc, họ tỏ ra là người nhún nhường và lấy sự nhẫn nhục làm nhân đức chịu vậy. Dường như có một sự mặc cảm nào đó tiềm ẩn nơi bản thân họ, đó có thể là một vết thương mà họ tránh đụng đến để khỏi khơi lại nỗi đau. Dường như có một sự thiếu tự tin nơi họ khiến họ trở nên lúng túng, bối rối khi đối diện trước một vấn đề nào đó. Tệ hơn nữa, họ tìm cách nói quanh, nói tránh để khỏi đương đầu trước những khó khăn.

Nếu người vĩ đại muốn thể hiện và đánh bóng mình giữa đám đông thì người nhút nhát lại tự xoá mình đi, bởi vì họ có một hình ảnh tiêu cực về bản thân. Từ đó, hình thành nơi họ một thái độ sống dựa. Tất nhiên, sống dựa ở đây không đương nhiên đồng nhất cách sống nhờ vào đồng tiền của người khác, nhưng là không dám quyết định cuộc đời mình, không dám là mình. Sống dựa là khi người ta phải nhờ đến một sự bảo đảm nào khác mới có thể quyết định cách thế sống của mình: chỉ dám nói cái áo đẹp khi nó hợp với mode thời đại, chỉ biết thưởng thức những thú vui đang được xã hội đề cao; sống dựa làm cho người ta không dám tỏ thái độ, không còn dám chấp nhận con người thật của mình. Kiểu sống dựa hoặc sẽ đưa tới tình trạng sống èo uột như cây xanh không có nắng, chán nản, mệt mỏi, thiếu sinh khí; hoặc người ta cũng có thể làm tất cả mọi sự, làm được nhiều việc có vẻ hay ho, nhưng không có gì là của mình cả, thái độ này càng nguy hiểm vì là một cách trốn tránh con người thật của mình. Sống dựa là để mình tản mát, buông trôi theo dòng đời và chỉ nhìn nhận giá trị của người khác rồi qui về mình. Đó là cuộc sống “mượn hồn” hay “để cho người khác sống dùm”. Căn bệnh chính của lối sống dựa là sự nhát đảm.(5)

Chính thái độ nhút nhát, sống dựa này đã hình thành nơi họ một mẫu người đa nhân cách. Vì không thể tạo một sự nhất quán trong cách sống nên họ dễ làm cho cộng đoàn tu bị ảnh hưởng cách nào đó, đôi khi phải chịu những sự thất thường, trái gió trở trời của họ. Như con tắc kè thay đổi theo điều kiện môi trường, họ cũng bị tác động mạnh mẽ bởi những gì xảy ra xung quanh. Họ không có chương trình sống cho riêng mình, vì họ xác tín rằng tôi sống là sống hoàn toàn cho người khác. Điều nguy hiểm là họ tưởng mình sống như thế mới là người vị tha.

Ngoài ra, họ còn là cầu nối giữa anh em và bề trên. Thật vậy, do bản tính nhút nhát, họ cậy dựa vào quyền thế của bề trên. Họ lấy làm thích thú về việc báo cáo cho bề trên tất cả tình hình trong cộng đoàn và xác tín rằng đó là cách tôi xây dựng cộng đoàn. Chính khi tưởng mình làm lợi cho cộng đoàn nhờ vào thiện chí đó thì họ lại tỏ dấu ganh tỵ với những người anh em mà họ nói xấu với bề trên. Tấm bình phong ấy đến một ngày sẽ được cất đi khi vị bề trên mãn nhiệm.

Cuối cùng, chúng ta phải kể đến thái độ thiếu trách nhiệm của mẫu người này. Dường như tính nhút nhát đã ăn sâu trong máu thịt của đương sự đến nỗi họ giữ thái độ chạy trốn hay thoái thác trách nhiệm. Chính khi những sai lầm đổ dồn hết cho người khác, họ tự tạo một hình ảnh hoàn hảo trước mặt bề trên.

2.3.Cái tôi nệ luật


Dường như trong tâm tưởng của nhiều người luôn có những tiêu chuẩn bên ngoài để đo lường sự trưởng thành tâm linh và việc tiến triển trong đời tu, rồi chỉ dựa vào việc hoàn tất sinh hoạt hằng ngày để đánh giá người khác. Tư tưởng đó dẫn đến tình trạng núp bóng dưới sự bảo đảm của luật lệ.(6)

Chúng ta vẫn thường nghe nói: mình giữ luật, luật giữ mình. Luật ở đây được hiểu là những nguyên tắc hướng dẫn hành động. Nhưng những nguyên tắc ấy có thể thay đổi còn tinh thần thì bất di bất dịch. Thật vậy, vào thời Trung cổ, người ta giữ luật đánh tội. Nếu chỉ dừng lại ở hình thức này, một số người sẽ không dám dấn thân trong đời tu hoặc một khi sống trong đời sống này, họ muốn chứng minh nhân đức anh hùng. Cả hai đều thái quá bất cập. Trong khi đó, tinh thần thông phần đau khổ với Chúa Giêsu lại bị lãng quên. Ngày nay không còn hình thức đánh tội nữa nhưng thay vào đó là việc hy sinh hãm mình bề trong.

Trong các nhà đào tạo, nhiều khi luật lệ và nội qui được chú trọng quá mức. Nhất là ở những buổi lượng giá cuối năm, tiêu chuẩn đánh giá của các ngài là sự chu toàn các giờ sinh hoạt, giữ “đúng phoóc” các qui định chung, không sai phạm kỷ luật, không hay ý kiến. Nhiều người còn dùng luật lệ như một liều “thuốc sợ” để đe dọa “ơn phần rỗi” (không bị đuổi khỏi dòng) của các tu sinh nhằm đưa cộng đoàn vào khuôn khổ, nề nếp, trật tự. Những phương cách đào tạo “rập khuôn”, “cào bằng” và “nệ luật” như thế xem chừng không nuôi dưỡng được những nhân cách trưởng thành thực sự, trái lại, chỉ tạo được một số thói quen và quán tính tự vệ.

Luật lệ là mức độ thấp nhất của đạo đức vì nó chỉ buộc người ta thực hiện những gì tối thiểu xã hội đòi hỏi và sẵn sàng trừng phạt bất cứ ai vi phạm. Bởi đó, luật lệ chỉ giúp chúng ta điều chỉnh hành vi mà không thể đi vào chính “cái đầu” của con người. Nghĩa là theo qui tắc tự nhiên, tư tưởng phát sinh hành động. Mà nếu dừng lại ở hành động thuần tuý, con người dễ dàng cố tạo ra một khuôn mẫu định sẵn trong một cộng đoàn nào đó mà áp dụng không chọn lọc. Kết cục là con người hành động theo chương trình mặc định sẵn mà không xác tín và kinh nghiệm chính đời sống mình.(7) Còn nếu, chúng ta thay đổi nhận thức về thực tại thì tư tưởng sẽ dần hình thành và thấm nhập vào từng hành vi với một xác tín đúng đắn và chuẩn xác. Khi ấy, tự hành vi diễn tả nét đẹp và niềm vui của đời sống thấm nhập tinh thần Phúc Âm. Chúng ta có thể dùng đời sống của chị Têrêsa HĐGS làm minh hoạ. 15 tuổi, chị gia nhập dòng Kín. 24 tuổi, chị hoàn tất đời sống trần gian. Vào dòng từ khi tuổi thiếu niên, chị phải gò mình trong một khuôn phép nghiêm nhặt của dòng Kín. Với quyết tâm nên thánh theo Mẹ Têrêsa Cả và hoàn thiện theo luật dòng Cát Minh, chị đã dấn thân hết mình. Nhưng chị vẫn trực giác có gì không ổn, và từ nhận định của các vị linh hướng rằng chị không tiến bộ trong đời sống tâm linh. Khoảng 6 năm sau, chị mới khám phá ra Con đường thơ ấu thiêng liêng. Nghĩa là trở về chính tinh thần của Tin Mừng. Chắc hẳn, điều này không có nghĩa là thánh nữ bỏ qua luật dòng và gương các thánh, nhưng sống nó với một tinh thần mới. Thật vậy, tinh thần mới làm cho sống còn chữ viết (lề luật) giết chết.




tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương