A dục vưƠng (asoka) cuộC ĐỜi và SỰ nghiệP



tải về 1.22 Mb.
trang17/19
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.22 Mb.
#6622
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19
Cho đến nay, 26 năm kể từ khi lên ngôi, ta đã 25 lần ân xá cho các phạm nhân.
Trụ đá VI
Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên cáo như sau: Hai mươi sáu năm sau khi lên ngôi, vì lợi ích và hạnh phúc của quần chúng, ta đã cho khắc một loạt các đạo dụ để mọi người từ bỏ lối sống sai lầm và phát huy nếp sống chân chánh. Nghĩ rằng: “ lợi ích và hạnh phúc của mọi người sẽ được bảo đảm,” ta không chỉ nghĩ đến bà con của ta mà còn quan tâm đến hết thảy mọi người gần xa và theo đó sắp xếp mọi việc để cho mọi người được sống hạnh phúc. Ta làm như thế đối với mọi tầng lớp xã hội.
Ta tôn trọng tất cả mọi giáo phái và bày tỏ lòng tôn trọng của ta bằng nhiều hình thức tôn kính và cúng dường khác nhau. Ta cũng tôn trọng sự lựa chọn tín ngưỡng của mỗi người. Sau khi lên ngôi được 26 năm, ta cho khắc đạo dụ này.
Trụ đá VII
Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: Các hoàng đế trong quá khứ đã từng mong như thế này: Làm sao quần chúng đã không được tiến bộ trong Chánh pháp. Về vần đề này, ta suy nghĩ như sau: Các hoàng đế trong quá khứ đã từng mong quần chúng được tiến bộ trong Chánh pháp nhưng họ đã không đạt được mong ước. Vậy thì bằng cách nào quần chúng được tiến bộ trong Chánh pháp. Bằng cách nào ta có thể nâng cao đạo đức của quần chúng?
Về vấn đề này, đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, suy nghĩ như sau: Ta sẽ cho công bố các đạo dụ, ta sẽ ban bố các huấn chỉ đạo đức, và quần chúng sau khi nghe các huấn dụ của ta sẽ theo đuổi đạo đức, tự thăng tiến và sẽ đạt được tiến bộ đáng kể trong Chánh pháp.
Vì lẽ đó, ta đã cho công bố các đạo dụ và ban bố nhiều huấn chỉ đạo đức để các quan chức Purusa có trách nhiệm chăm lo cho dân sẽ giảng giải và phổ biến chúng. Cũng vậy, ta đã chỉ thị các quan chức Ràjùka có trách nhiệm trông nom hàng trăm ngàn dân phải giảng giải và khuyến khích quần chúng thực hành Chánh pháp.
Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, nói như sau: Sauk hi xem xét vấn đề này, ta đã cho dựng các trụ đá ghi các đạo dụ, bổ nhiệm các quan chức Dharma-mahàmàtra và cho công bố các chỉ dụ.
Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, ban lệnh như sau: Dọc theo các đường lớn, các loại cây đa phải được trồng tạo bóng mát cho người và súc vật, các vườn xoài phải được thành lập, các giếng nước phải được đào cách nhau vài ba dặm, các nhà nghỉ phải được xây dựng; các trạm cung cấp nước phải được thành lập chỗ này chỗ kia để phục vụ tiện ích cho người và gia súc. Tuy nhiên đây chỉ là các lợi ích nhỏ nhặt mà chư vị hoàng đế tiền nhiệm và chính ta đã làm vì hạnh phúc của nhân dân. Lợi ích lớn lao hơn mà ta đã làm ấy là giúp cho quần chúng thực hành Chánh pháp.
Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: Ta bổ nhiệm các quan chức Dharma-mahàmàtra để lo các công việc; họ được bổ nhiệm phục vụ trong mọi giáo phái, lo phân phối các tặng phẩm của hoàng gia cho các tu sĩ xuất gia và cho những người cư sĩ tu tại gia. Ta cũng bổ nhiệm các quan chức này để lo công việc của Tăng gaì, tương tự họ được giao trách nhiệm lo các vấn đề liên quan đến các tu sĩ Bà-la-môn, các tu sĩ phái Àjìvika và các tu sĩ phái Kỳ Na. Trước đây các quan chức cao cấp (Mahà-màtra) đã được biệt phái phục vụ các giáo phái. Nay ta bổ nhiệm các quan chức Dharma-mahàmàtra để họ phục vụ tất cả mọi giáo phái.
Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: Các quan chức Dharma-mahàmàtra và các quan chức Mukhà đứng đầu các bộ có trách nhiệm phân phối các tặng phẩm của ta và của hoàng hậu. Họ thực hiện nhiều biện pháp khác nhau khiến mang lại an lạc trong các hậu cung của ta ở kinh đô và ở các tỉnh khác. Ngoài việc lo phân phối các vật phẩm cúng dường của ta và các hoàng hậu, họ cũng sẽ lo phân phối các vật phẩm cúng dường của các hoàng tử con ta nhằm thúc đẩy các hạnh lành và sự hức hành Chánh pháp khiến cho mọi người mở rộng lòng từ bi, sống với tâm hào phóng, chân thực, trong sạch, thanh cao và chân thiện.
Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: Tất cả các thiện nghiệp ta đã làm đều được quần chúng noi theo và làm theo, nhờ đó mọi người đã đạt được tiến bộ và sẽ được tiến bộ trongnếp sống hiếu kính cha mẹ, vâng lời thầy cô giáo, tôn trọng các bậc trưởng thượng, xử sự đúng đắn với các Sa-môn, Bà-la-môn, với người nghèo khó kẻ bất hạnh, thậm chí với kẻ ăn người ở.
Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, nói như sau: Có hai cánh khiến quần chúng được tiến bộ trong Chánh pháp, thứ nhất là nghe thuyết giảng hay theo đuổi Chánh pháp và thứ hai là thiền định hay xem xét nội tâm là quan trọng nhất. Theo đuổi Chánh pháp nghĩa là tuân theo những điều ta dạy như không sát sanh và nhiều sự thực hành khác, trong khi thiền định hay xem xét nội tâm là đạt được tiến bộ trong Chánh pháp bằng cách không sát sanh hay làm tổn hại sinh vật.
Chính vì mục đích ấy, ta cho ghi lại lời giáo huấn này, bền lâu như mặt trăng mặt trời, để con cái, cháu chắt và tất cả thần dân của ta sẽ muôn đời sống theo Chánh pháp. Bởi lẽ những ai theo đuổi Chánh pháp sẽ đạt hạnh phúc đời này và đời sau.
Hai mươi năm sau khi lên ngôi, ta cho khắc đạo dụ này.
Đức Thánh thượng, người con yêu quý của các thần linh, ban lệnh hư sau: Huấn dụ về Chánh pháp này phải được khắc lên các trụ đá và các bia đá để nó được bền lâu.
F.Các đạo dụ ngắn khắc trên bốn trụ đá
Trụ đá I,(Sarnath)
Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: …Pàtali-putra … không một ai được phép gây chia rẽ Tăng già. Bất cứ ai, dù là tăng hay ni, gây chia rẽ Tăng già, đều phải bị buộc mắc áo trắng và bị trục xuất khỏi tu viện. h ưvậy đạo dụ này phải được thông báo đến Tăng già bao gồm Tỷ-kheo cũng như các Tỷ-kheo ni.
Đức Thánh thượng, người con yêu quý của các thần linh, khuyến cáo như sau: Đạo dụ này phải được đặt trong phạm vi tu viện. Một đạo dụ tương tự khác cũng được bố cáo cho các vị cư sĩ tu tại (upàsaka) gia được biết. Đối với các cư sĩ tu tại gia, đạo dụ này phải được công bố vào mỗi ngày trai giới. Vào các ngày trai giới, mỗi quan chức Mahàmàtra phải tham gia phục vụ ngày trai giới để tự mình nắm bắt đạo dụ này và để hiểu rõ nó hơn. Các quan chức Mahàmàtra phải phái các thuộc hạ của mình đi khắp nơi trong phạm vi cai quản của mình để thông báo đạo dụ này. Tương tự, đạo dụ này phải được gởi đến mọi thành lũy và quận huyện.
Trụ đá II,(Kauśàmbì)
Đức Thánh thượng ban lệnh như sau: Các quan chức Mahàmàtra ở Kauśàmbi… Bất cứ ai,tăng hay ni, phá hòa hợp Tăng già, sẽ bị buộc mặc áo trắng và bị trục xuất khỏi tu viện.
Trụ đá III (Sàñchì)
Tăng già (Giáo hội) Tỷ-kheo và Tỷ-kheo ni phải hòa hợp nhất trí bao lâu các con cái và cháu chắt nhiều đời của ta trị vì và baolâu mặt trăng mặt trời còn chiếu sáng. Những vị tăng hay ni nào gây chia rẽ Tăng già sẽ bị buộc mặc áo trắng và bọ buộc sống tại một nơi bên ngoài tu viện. Tại sao ta ban lệnh như thế? Ấy là vì ta muốn Tăng già được hòa hợp và tồn tại lâu dài.
Trụ đá IV
Đức Thánh thượng hạ chỉ cho các quan chức Mahàmàtra ở mọi nơi biết như sau: Bất cú quà tặng nào thuộc đệ nhị Hoàng hậu, dù là các vườn xoài hay các công viên hay các công viên hay các nhà tế bần hay bất cứ thứ gì khác, những thứ này phải được xem là thuộc hoàng hậu ấy. Đây là yêu cầu của Đệ nhị Hoàng hậu,mẹ của hoàng tử Tìvara, Kàruvàki.
G.Các đạo dụ kỷ niệm khắc trên các trụ đá
Trụ đá I (Rummidei)
Mười hai năm sau khi lên ngôi, đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, ngự giá chiêm bái nơi này vì đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sàkyamuni) đã ra đời tại đây. Đức Thánh thượng đã ban cho chạm một vật biểu trưng bằng đá và cho dựng một trụ đá tại đây để đáng dấu chỗ đức Thế Tôn ra đời.
Dân làng Limbinì được miễn các loại thuế tôn giáo và chỉ đóng một phần tám lợi tức sản xuất.
Trụ đá II (Nigliva)
Mười bốn năm sau khi lên ngôi, đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, cho mở rộng gấp đôi ngôi bảo tháp tôn thờ đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Konàkamana) và hai mươi năm sau khi đăng quang, đức Thánh thượng ngự giá chiêm bái ngôi bảo tháp và cho dựng một trụ đá tại đây.
H.Các bia ký hang động
Bia ký I (Hang động Nigrodha)
Mười hai năm sau khi lên ngôi , đức Thánh thượng Priyadarśì ban hang động Nigrodha này cho các tu sĩ phái Àjìvika.
Bia ký II,(Hang động đồi Khalatika)
Mười hai năm sau khi lên ngôi, đức Thánh thượng Priyadarśì ban hang động đồi Khalatika này cho các tu sĩ phái Àjìvika.
Bia ký III,(Hang động số 2 đồi Khalatika)
Mười chín năm sau khi lên ngôi, đức Thánh thượng Priyadarśì ban hang động trên đồi Khalatika hữu tình này để (các tu sĩ) trú mưa.

PHỤ LỤC II


7 BẢN KINH PHẬT ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG BIA KÝ BHABRÙ(hay BAIRAT 2)
Về bảy bản kinh Phật được nói đến trong bia ký Brahù bay Bairat số 2, các học giả nêu nhiều quan điểm và nhận xét khác nhau. Trước hết, về bản kinh thứ nhất, Vinaya-samukasa, A.J.Edmunds cho rằng đó chính là bài kinh số 49 thuộc tuyển tập Phật Tự Thuyết (Udàna), Tiểu Bộ (Khuddaka Nikàya). Kinh này nêu rõ phương pháp thuận thứ thuyết pháp của đức Phật, bắt đầu bằng việc Thế Tôn giải thích về lợi ích của bố thí (dàna), trì giới (sìla),về chư thiên (saggaldeva), sự nguy hiểm của các dục (kàmànam àdìnava) ,và lợi ích của việc từ bỏ (kàmànam nissarana), sau cùng Ngài nói đến bốn sự thật cao cả hay tứ thánh đế (cattàriariyasaccàni) gồm khổ (dukkha), tập (samudaya), diệt (nirodha), đạo (magga) mà theo Edmunds, Asoka hẳn đã rất chú ý.[130] Tuy nhiên, theo S.N.Mitra thì bài kinh Chân nhân (Sappurisa-sutta),số 113, Trung Bộ (Majjihima Nikàya), trong đó có sử dụng các từ ngữ như Vinayàdhàra và attànukkamseti=sàmukkamso, đáng được xem là bản kinh thứ nhất mà Asoka đã nêu trong bia ký Bhabrù của ông.[131]B.M.Barua đồng hóa bản kinh thứ nhất của bia ký với bài kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (Singàlovàda Suttanata) lưu giữ trong tuyển tập Trường Bộ (Dìgha Nikàya), Bởi theo ông kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt đề cập nếp sống kỷ cương đạo đức của những người tại gia cư sĩ mà Budhaghosa đã gọi là Giới luật dành cho người gia chủ (Gihivinaya) và được áp dụng không những cho các cư sĩ mà còn cho cả tăng ni.[132] Xét nội dung ba bài kinh được đề xuất bởi ba học giả này thì ý kiến của B.M.Barua đáng được chấp nhận hơn cả bởi bài kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (Singàlovàda Suttata) nhấn mạnh vai trò kỷ cương và đạo đức theo luật pháp của bậc Thánh (Ariyaninaya), tức những vấn đề mà Asoka hết sức quan tâm và được đề cập rất nhiều trong các bia ký và trụ đá của ông. Về bản kinh thứ hai, Aliya-vasànI, Rhys Davids xem là đồng nhất với bài kinh Sangìti, số 33, Trường bộ.[133] Tuy nhiên, nhận xét này không hoàn toàn đúng bởi ta có bài kinh mang tên tương tự được tìm thấy ở Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya), số 20, tập V, kinh Thánh cư (Ariyavàsà).Nội dung bài kinh này nêu rõ quan điểm của đức Phật về mười Thánh cư hay nếp sống phạm hạnh của bậc thánh (Ariyavàsà),rất giống tiêu đề bản kinh ghi trong bia ký Bhabrù. Bản kinh thứ ba của bia ký, Anàgatabhayàni, có thể được xem là đồng nhất với bài kinh có tên tương tự được tìm thấy trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya) có thể được xem là đồng nhất với bản kinh Muni-gàthà, bản kinh thứ tư ghi trong bia ký Bhabrù.R.Mookerji xem bản kinh thứ năm của bia ký Bhabrù,Mauneya-sùte, là tương tự với bài kinh Nàlaka (Nalàkasutta) lưu trong Kinh Tập (Sutta Nipàta) thuộc Tiểu Bộ (Khuddaka Nikàya).Mặc dù Rhys Daviads đồng nhất nó với các đoạn văn thuộc Luật tạng (Vinaya Pitaka),thật hoàn toàn chính xác để nói rằng bản kinh thứ sáu nêu trong bia ký, Upatisa-pasine, không gì khác là bài kinh Sàriputta (Sàriputtasutta) được tìm thấy trong tuyển tập Kinh Tập (Sutta Nipàta) Upatisa là tên gọi khác của Tôn giả Sàriputta, và nội dung của bài kinh gồm các câu hỏi và giải đáp giữa Tôn giả Sàriputta và đức Phật. Ta cũng hoàn toàn yên tâm khi nói rằng bản kinh thứ bảy nêu trong bia ký Bhabrù, Làghulovàde musàvàdam adhigichya, chính là bài kinh Giáo giới Ràhula tại rừng Am Bà La (Amba-latthika Ràhulovàdasutta) được lưu giữ trongtuyển tập Trung Bộ (Majjhima Nikàya),bởi lẽ không chỉ tên kinh mà nội dung bài kinh cũng hoàn toàn phù hợp với tiêu đề bản kinh nêu trong bia ký.
Từ các thông tin trên , bảy bài kinh sau đây có thể được chọn ra và được xem là tương ứng với bảy bản kinh mà Asoka đã nêu trong bia ký Bhabrù:
1.Kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (Singàlovàda Suttanta)= Vinaya-samukasa.
2.Kinh Thánh cư (Ariyavàsà)=Aliya-vasàni.
3.Kinh Các lo sợ về tương lai (Anàgata-bhayàni)=Anàgatabhayàni.
4.Kinh Ẩn sĩ (Munisutta)=Muni-gàthà.
5.Kinh Nàlaka (Nàlakasutta)=Mauneya-sùte.
6.Kinh Sàriputta (Sàriputtasutta)=upatisa-pasine.
7.Kinh Giáo giới Ràhula tại rừng Am Bà La (Ambalatthika Ràhulovàdasutta)= Là ghulo-vàde musà vàdam adhigicvhya.
Các trích dẫn dưới đây về bảy bài kinh nói trên được rút ra từ các bản dịch kinh tạng Pàli do Tỷ-kheo Thích Minh Châu thực hiện.
1.Kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (Singàlovàda Suttanta), số 31, Trường Bộ (Dìgha Nikàya)
Như vậy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn sống ở Ràjagaha (Vương Xá thành), tại Velunava (Trúc Lâm), Kalandakani-vàpa (chỗ tìm ăn của loài sóc). Lúc bấy giờ, Singàlaka (Thi ca-La-Việt),gia chủ tử, dậy sớm ra khỏi, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước , với tóc thấm nước, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Đông, hướng Nam , hướng Tây, hướng Bắc, hướng Hạ, hướng Thượng.
Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm y bát vào thành Vương Xá khất thực. Thế Tôn thấy Singàlaka, gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước, với tóc thấm nước , chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Đông, hướng Nam, hướng Tây, hướng Bắc, hướng Hạ, hướng Thượng. Thấy vậy Ngài nói với Singàlaka, gia chủ tử:
-Này Gia chủ tử, vì sao Ngươi dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm ướt, với tóc thấm ướt, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Đông …hướng Thượng?
-Bạch Thế Tôn, thân phụ con khi gần chết có dặn con: “Này con thân yêu, hãy đảnh lễ các phương hướng.” Bạch Thế Tôn, con kính tín, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ lời nói của thân phụ con, buổi sáng dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm ướt, với tóc thấm ướt, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Đông…hướng Thượng.
-Này Gia chủ tử, trong luật pháp của bậc Thánh , lễ bái sáu phương không phải như vậy.
-Bạch Thế Tôn, trong luật pháp của bậc Thánh, thế nào là lễ bái sáu phương? Bạch Thế Tôn, trong luật pháp của bậc Thánh, đảnh lễ sáu phương phải như thế nào? Lành thay! Thế Tôn hãy giảng pháp ấy cho con!
-Này Gia chủ tử, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
-Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Singàlaka, gia chủ tử, vâng lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
-Này Gia chủ tử, đối với vị Thánh đệ tử, bốn nghiệp phiền não được diệt trừ, không làm ác nghiệp theo bốn lý do, không theo sáu nguyên nhân phung phí tài sản. Vị này, nhờ từ bỏ mười bốn ác pháp, trở thành vị che chở sáu phương; vị này đã thực hành để chiến thắng hai đời, vị này đã chiến thắng đời này và đời sau. Sau khi thân hoại mạng chung, vị này sanh ở thiện thú, Thiên giới.
Thế nào là bốn nghiệp phiền não đã được diệt trừ? Này Gia chủ tử, đó là nghiệp phiền não sát sanh, nghiệp phiền não trộm cắp, nhiệp phiền não tà dâm, nghiệp phiền não nói láo. Bốn nghiệp phiền não này đã được trừ diệt.
Thế Tôn thuyết giảng xong , bậc Đạo Sư lại giảng thêm:
Sát sanh và trộm cắp,
Nói láo, lấy vợ người.
Kẻ trí không tán thán,
Những hạnh nghiệp như vậy.
Thế nào là không làm ác ghiệp theo bốn lý do? Ác nghiệp làm do tham dục, ác nghiệp làm do sân hận, ác nghiệp làm do ngu si, ác nghiệp làm do sợ hãi. Này Gia chủ tử, vì thị Thánh đệ tử không tham dục, không sân hận, không ngu si, không sợ hãi, nên không làm ác nghiệp theo bốn lý do.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Thiện Thệ thuyết giảng xong, bậc Đạo Sư lại giảng thêm:
Ai phản lại Chánh pháp,
Vì,tham,sân,bố,si,
Thanh danh bị sứt mẻ,
Như mặt trăng đêm khuyết.
Ai không phản Chánh pháp,
Vì tham, sân,bốsi,
Thanh danh đươc tròn đủ,
Như mặt trăng đêm đầy.
Thế nào là không theo sáu nguyên nhân phung phí tài sản? Này Gia chủ, đam mê các loại rượu là nguyên nhân phung phí tài sản. Du hành đường phố phi thời là nguyên nhân phung phí tài sản. La cà đình đám hí viện là nguyên nhân phung phí tài sản. Đam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản. Giao du ác hữu là nguyên nhân phung phí tài sản. Quen thói lười biếng là nguyên nhân phung phí tài sản.
Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm: Tài sản hiện tại bị tổn thất, đấu tranh tăng trưởng, bệnh tật dễ xâm nhập, thương tổn danh dự, để lộ âm tàng, và thứ sau là trí lực tổn hại. Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm như vậy.
Này Gia chủ tử, du hành đường phố phi thời có sáu nguy hiểm: Tự mình không che chở hộ trì, vợ con không che chở hộ trì, tài sản không được che chở hộ trì, bị tình nghi là tác giả các ác sự, nạn nhân các tin đồn thất thiệt, tự rước vào thân nhiều khổ não. Này Gia chủ tử, du hành đường phố phi thời có sáu nguy hiểm như vậy.
Này Gia chủ tử, la cà đình đám hý viện có sáu nguy hiểm: Luôn luôn tìm xem chỗ nào có múa, chỗ nào có ca, chỗ nào có nhạc, chỗ nào có tán tụng, chỗ nào có nhạc tay, chỗ nào có trống. Này Gia chủ tử, la cà đình đám hý viện có sáu nguy hiểm như vậy.
Này Gia chủ tử, đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm: Nếu thắng thì sanh oán thù, nếu thua thì tâm sanh sầu muộn, tài sản hiện tại bị tổn thất, tại hội trường (pháp đình) lời nói không hiệu lực, bằng hữu đồng liêu khinh miệt, vần đề cưới gả không được tín nhiệm vì người đam mê cờ bạc không xứng để có vợ. Này Gia chủ tử, đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm như vậy.
Này Gia chủ tử, thân cận các ác hữu có sáu nguy hiểm: Những kẻ cờ bạc, loạn hành, nghiện rượu, những kẻ trá ngụy, lường gạt, bạo động là những người bạn, là những thân hữu của người ấy. Này Gia chủ tử, thân cận ác hữu có sáu nguy hiểm như vậy.
Này Gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm: “ Quá lạnh”, không làm việc;”quá trễ”,không làm việc;”quá sớm”,không làm việc; tôi đói quá,” không làm việc; “tôi no quá”, không làm việc. Trong khi những công việc phải làm lại không làm. Tài sản chưa có không xây dựng lên, tài sản có rồi bị tiêu thất. Này Gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm như vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Thiện Thệ thuyết giảng xong, bậc Đạo Sư lại giảng thêm:
Có bạn gọi bạn rượu.
Có bạn, bạn bằng mồm,
Bạn lúc thật hữu sự,
Mới xứng danh bạn bè.
Ngủ ngày ,thông vợ người
Ưa đấu tranh ,làm hại,
Thân ác hữu, xan tham,
Sáu sự não hại nguời.
Ác hữu, ác bạn lữ,
Ác hạnh,hành ác xứ,
Đời này cả đời sau,
Hai đời, nguời bị hại.
Cờ bạc và đàn bà,
Rượu chè, múa và hát
Ngủ ngày, đi phi thời,
Thân ác hữu,xan tham,
Sáu sự não hại người.
Chơi xúc xắc, uống rượu,
Theo đuổi đàn bà nguời,
Lẽ sống của người khác,
Thân cận kẻ hà tiện,
Không thân cận bậc trí,
Nguời ấy tự héo mòn,
Như trăng trong mùa khuyết.
Rượu chè không tiền của,
Khao khát, tìm tữu điếm,
Bị chìm trong nợ nần,
Như chìm trong bồn nước.
Mau chóng tự hại mình,
Như kẻ mất gia đình,
Ai quen thói ngủ ngày,
Thức trọn suốt đêm trường,
Luôn luôn say sướt mướt,
Không thể sống gia đình.
Ở đây ai hay than:
Ôi quá lạnh, quá nóng,
Quá chiều, quá trễ giờ,
Sẽ bỏ bê công việc,
Lợi ích điều tốt lành,
Bị trôi dạt một bên.
Ai xem lạnh và nóng,
Nhẹ nhàng hơn cỏ lau,
Làm mọi công chuyện mình,
Hạnh phúc không từ bỏ.
Này Gia chủ tử, có bốn hạng người phải xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; người khéo nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải là bạn, dầu tự cho là bạn.
Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Người vật gì cũng lấy, cho ít xin nhiều, vì sợ mà làm, làm vì mưu lợi cho mình. Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.
Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Tỏ lộ thân tình việc đã qua, tỏ lộ thân tình việc chưa đến, mua chuộc cảm tình bằng sáo ngữ; khi có công việc, tự tỏ sự bất lực của mình. Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp, người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.
Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp , kẻ nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; Đồng ý các việc ác; không đồng ý các việc thiện; trước mặt tán thán, sau lưng chỉ trích. Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp kẻ nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.
Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; Là bạn khi mình đam mê các loại rượu; là bạn khi mình du hành đường phố phi thời; là bạn khi mình la cà đình đám hý viện; là bạn khi mình đam mê cờ bạc. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Thiện thệ thuyết giảng xong, bậc Đạo sư lại giảng thêm:
Người bạn gì cũng lấy,
Người bạn chỉ nói giỏi,
Người nói lời nịnh hót,
Người tiêu pha xa xỉ;
Cả bốn, không phải bạn,
Biết vậy, người trí tránh,
Như đường đầy sợ hãi.
Này Gia chủ tử, bốn loại bạn này phải được xem là bạn chân thật; Người bạn giúp đỡ phải được xem là bạn chân thật; người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là bạn chân thật; người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là chân thật; người bạn có lòng thương tưởng phải được xem là bạn chân thật.
Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn giúp đỡ phải được xem là bạn chân thật: Che chở cho bạn khi bạn vô ý phóng dật; che chở của cải của bạn khi bạn vô ý phóng dật; là chỗ nương tựa cho bạn khi bạn sợ hãi; khi bạn có công việc sẽ giúp đỡ cho bạn của cải gấp hai lần những gì bạn thiếu. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn giúp đỡ phải được xem là người bạn chân thật.
Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là người bạn thật: Nói cho bạn biết điều bí mật của mình; giữ gìn kín điều bí mật của bạn; không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn; dám hy sinh thân mạng vì bạn.Này Gia chủ tủ, như vậy có bốn trường hợp, người bạn chung thủy trong khổ cũng nh ưtrong vui phải được xem là người bạn chân thật.
Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật: Ngăn chận bạn làm điều ác; khuyến khích bạn làm điều thiện; nói cho bạn nghe điều bạn chưa nghe; cho bạn biết con đường lên cọi chư Thiên. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật.
Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật: Không hoan hỷ khi bạn gặp hoạn nạn, hoan hỷ khi bạn gặp may mắn; ngăn chận những ai nói xấu bạn; khuyến khích những ai tán thán bạn. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Thiện Thệ thuyết giảng xong, bậc Đạo Sư lại giảng thêm:
Bạn sẵn sàng giúp đỡ,
Bạn chung thủy khổ vui,
Bạn khuyến khích lợi ích,
Bạn có lòng thương tưởng;
Biết rõ bốn bạn này,
Người trí phục vụ họ,
Như mẹ đối con ruột.
Người trí giữ giới luật,
Sáng như lửa đồi cao.
Người tích trữ tài sản,
Như cử chỉ con ong.
Tài sản được chồng chất,
Như ụ mối đùn cao,
Người cư xử như vậy,
Chất chứa các tài sản,
Vừa đủ để lợi ích,
Cho chính gia đình mình.
Tài sản cần chia bốn
Để kết hợp bạn bè:
Một phần mình am hưởng,
Hai phần dành công việc,
Phần tư, phần để dành,
Phòng khó khăn hoạn nạn.
Này Gia chủ tử, vị Thánh đệ tử hộ trì sáu phương như thế nào? Này Gia chủ tử, sáu phương này cần được hiểu như sau: Phương Đông cần được hiểu là cha mẹ. Phương Nam vần được hiểu là sư trưởng. Phương Tây cần được hiểu là vợ con. Phương Bắc cần được hiểu là bạn bè.Phương Dưới cần được hiểu là tôi tớ, lao công. Phương Trên cân được hiểu là Sa-môn, Bà-là-môn.


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương