385 CÂu hỏi và ĐÁp về HÓa học vớI ĐỜi sốNG


Màn khói giết người đã xảy ra ở đâu?



tải về 1.26 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.26 Mb.
#35638
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

116. Màn khói giết người đã xảy ra ở đâu?

Ngày 5 tháng 12 năm 1952, nước Anh (nước được mệnh danh là xứ sở của sương mù) tại Luân Đôn đã xẩy ra sự kiện “màn khói giết người” làm chấn động thế giới. Việc giám sát môi trường cho thấy hàm lượng khí SO2cao tới 3,8mg/m3, gấp 6 lần và nồng độ bụi khói lên tới 4,5mg/m3 gấp 10 lần so với ngày thường. Dân trong thành phố thấy tức ngực, khó thở và ho liên tục. Chỉ trong vòng 4, 5 ngày đã có hơn 4000 người chết trong đó phần lớn là trẻ em và người già, hai tháng sau lại có trên 8000 người nữa chết.

Nguyên nhân của “màn khói giết người” ở thành phố Luân Đôn là do khói than của các nhà máy quyện vào với sương mù buổi sớm mùa đông gây ra.

117. Khí clo đã được dùng làm vũ khí ở đâu và khi nào ?

Đó là xế chiều ngày 24 - 4 - 1915 (thế chiến thứ nhất 1914 - 1918) giữa 2 ngôi làng có tên là Steenstraat và Poel Kappelle (nước Bỉ) xuất hiện một đám khói màu vàng lục xuất phát từ phòng tuyến của quân Đức bay là là cách mặt đất 1 mét theo chiều gió tiến dần đến phòng tuyến quân Pháp. Đó là khói của 150 tấn clo chứa trong 5830 thùng điều áp vừa được các binh sĩ của trung đoàn quân tiên phong 35 và 36 Đức thả vào không khí. Mười lăm phút sau, bộ binh Đức được trang bị đặc biệt bám theo đám khói clo đó tấn công thẳng vào cứ điểm Pháp. Sự tác động của khí độc thật vô cùng ghê gớm. Hàng trăm binh sĩ Pháp hỗn loạn chạy ngược về phía sau tìm không khí để thở. Khi quân Đức tới nới họ trông thấy nhiều xác chết với gương mặt xanh nhợt nằm la liệt bên những người hấp hối, cơ thể co giật dữ dội, miệng ứa ra một chất dịch màu vàng nhạt. Kết quả là tuyến phòng thủ của quân Pháp bị phá vỡ và khí clo đã giết chết 3000 người và làm 7000 người bị thương.



118. Axit xitric có ở đâu ?

Trong thiên nhiên axit xitric có trong các loại quả chua (chanh, tai chua), trong một số loại lá cây (bông, thuốc lá, thông).


Axit xitric có công thức hoá học là

Tinh thể có màu trắng, tnc = 1530C, dễ tan trong nước. Axit xitric là sản phẩm trung gian quan trọng của quá trình trao đổi các axit tricacboxylic trong cơ thể.

Axit xitric dùng làm chất bảo quản, chất tạo vị trong công nghiệp thực phẩm. Trong nghiệp thực phẩm, axit xitric chiếm hàng đầu trong số các axit hữu cơ. Axit xitric còn được dùng trong dược phẩm và các chất tẩy giặt

119. Viên kim cương lớn nhất ngân hà nằm ở đâu?

Các nhà thiên văn Mỹ vừa phát hiện ra một ngôi sao kim cương có đường kính 1500 km, cách Trái Đất khoảng 50 năm ánh sáng được gọi là “Lucy”

Lucy hay BPM37093 có lõi đặc, nóng của một ngôi sao cổ đã từng chiếu sáng giống như mặt trời. Tuy nhiên, ngôi sao cổ này đã nguội, và co lại. Các nhà thiên văn thường gọi nó là: “Sao lùn trắng”. Gần đây các nhà thiên văn phát hiện ra rằng: các vì sao không chỉ toả sáng mà còn “ngân vang” giống như một chiếc chuông khổng lồ. Do những rung động này, người ta có thể nghiên cứu thành phần bên trong của Lucy. Từ đó, họ phát hiện ra rằng cacbon bên trong Lucy đã cứng lại tạo nên khối kim cương lớn nhất ngân hà.

Từ đó, các nhà khoa học đã phỏng đoán rằng, Mặt Trời của chúng ta, khi tàn lụi trong vòng 5 tỉ năm nữa sẽ kết tinh tạo ra viên kim cương khổng lồ ở trung tâm Thái dương hệ.

Metcalfe nói: “Mặt Trời của chúng ta sẽ trở thành một viên kim cương vĩnh hằng”.

120. Ai phát minh ra thép không gỉ?

Đó là nhà khoa học Anh H.Brearley. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất ông được giao nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến vũ khí, đặc biệt là vấn đề nòng súng bị mài mòn rất nhanh. Ông đã thử pha crom vào thép, song chưa vừa ý nên bèn quẳng vào đống sắt gỉ ngoài phòng thí nghiệm.

Rất lâu sau ông thấy mẫu thử ấy vẫn sáng lóng lánh trong khi đống thép gỉ hết cả.

Năm 1913 H.Brearley đã nhận được bằng phát minh độc quyền của nước Anh. Ông đã sản xuất thép không gỉ trên qui mô lớn và trở thành “người cha của thép không gỉ”



121. Ai được trao giải Nobel hoá học đầu tiên?

Đó là nhà hoá học Hà Lan Jacobus H.Van’t Hoff (1852 - 1911) ông được nhận giải Nobet vào năm 1901. Cho đến năm 2005 đã có 148 nhà khoa học được giải Nobel hoá học.



122. Ai được giải Nobel hoá học năm 2004?

Hai nhà khoa học người Israel Aaron Ciechanover và Avram Hershko và một nhà khoa học người Mỹ Irwin Rose, đã nhận giải Nobel hoá học 2004 với số tiền 1,36 triệu USD cho công trình của họ liên quan tới cách thức cơ thể tìm ra những protein không thích hợp để tiêu diệt và tự bảo vệ mình khỏi bệnh tật.

Từ đầu thập niên 1980, ba nhà khoa học trên đã phát hiện ra một trong những quá trình có tính chu kỳ quan trọng nhất của tế bào: quá trình thoái hoá protein, quá trình này được kiểm tra tới từng chi tiết, protein nào không thích hợp sẽ được “đóng dấu” bằng một phân tử đặc biệt được gọi là “nụ hôn thần chết”. Những protein được “dán nhãn chết” này sẽ được đưa vào “giỏ rác’ của tế bào gọi là proteasomes, ở đây chúng bị phân ra từng mảnh nhỏ và bị huỷ diệt. Phân tử làm “nhãn” này được gọi là ubiquitin.

Khi việc thoái hoá protein này diễn ra không đúng, con người sẽ bị ung thư. Kiến thức về protein điều tiết ubiquitin sẽ giúp người ta bào chế thuốc chống một số loại bệnh.



123. Ai được giải Nobel hoá học năm 2005?

Đó là 3 nhà hoá học: Robert H.Grurbbs (Mĩ)

Richard Schorock (Mĩ) và Yves ChanVin (Pháp). Ba ông đã phát triển phương pháp hoán vị trong tổng hợp hữu cơ. Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử C liên kết với nhau và liên kết với các nguyên tử của các nguyên tố khác theo một trật tự nhất định. Trong phản ứng hoán vị, các liên kết đôi bị phá vỡ hoặc tạo thành do sự đổi chỗ giữa các nhóm nguyên tử nhờ những chất xúc tác đặc biệt. Phương pháp hoán vị có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp tổng hợp cũ như ít phản ứng hơn, cần ít nguyên liệu hơn, tạo ra ít chất thải hơn… Giải Nobel hoá học năm 2005 gồm tấm séc 1,3 triệu USD (chia đều cho 3 người) huy chương Nobel và bằng chứng nhận.

124. Ngũ vị là những vị nào và do chất gì sinh ra ?

Ngũ vị gồm: chua, ngọt, đắng, cay, mặn.

- Vị ngọt do đường sinh ra, đường là nguồn nhiệt lượng chủ yếu cho cơ thể con người. Vị ngọt có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, giải độc, làm giảm sự căng thẳng cho cơ bắp.

- Vị chua do axit hữu cơ sinh ra. Vị chua có tác dụng kích thích sự thèm ăn, tăng sức mạnh cho gan, nâng cao khả năng hấp thụ photpho, can xi.

- Vị đắng chủ yếu do kiềm hữu cơ trong đồ ăn sinh ra, có tác dụng điều tiết gan, thận, lợi tiểu.

- Vị cay chủ yếu do kiềm ớt sinh ra. Vị cay kích thích sự co bóp dạ dày, tăng cường sự tiết dịch tiêu hoá.

- Vị mặn chủ yếu sinh ra từ muối ăn (NaCl). Vị mặn có tác dụng giữ cân bằng áp lực thẩm thấu giữa huyết dịch và tế bào, điều tiết quá trình trao đổi muối, nước của cơ thể.

125. Đậu tương được sử dụng như thế nào?

Từ đậu tương người ta chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn như tương, đậu phụ, sữa đậu nành…

Những hạt đậu tương có hàm lượng những chất dinh dưỡng rất cao, chúng cung cấp canxi, sắt và vitamin nhóm B cũng như chất đạm nhiều hơn hầu hết các loại thực phẩm khác.

126. Loại rau nào được sử dụng nhiều nhất trên thế giới ?

Từ năm 1993, khoai tây đã đánh bại các loại rau khác trong đĩa thức ăn của nhiều nước ở châu Âu. Khoai tây còn là món ăn cung cấp chất cacbohyđrat như cơm và bánh mì.



127. Vì sao không nên pha sữa đậu nành với trứng gà hoặc đường đỏ ?

Sữa đậu này có giá trị dinh dưỡng rất cao, có tất cả 8 loại gốc axit amin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho việc bồi bổ, tăng cường sức khoẻ. Axit béo không bão hoà trong sữa đậu ngoài tác dụng ngăn không cho mỡ đóng tầng trong cơ thể còn có tác dụng làm đẹp da mặt. Vitamin B1 trong sữa đậu có tác dụng phòng chống bệnh phù. Tuy sữa đậu là loại đồ ăn tốt như vậy nhưng cũng cần phải biết cách dùng.

- Không được hoà sữa đậu với trứng gà vì chất abumin trong lòng trắng trứng dễ kết hợp với chất tripxin trong sữa đậu thành những chất khó hấp thu với cơ thể người, làm mất đi giá trị dinh dưỡng.

- Không được pha sữa đậu với đường đỏ vì axit hữu cơ trong đường đỏ có thể kết hợp với protein trong sữa đậu, sinh ra những chất khó hấp thu với cơ thể người. Với đường trắng thì không có hiện tượng này.



128. Có phải ăn cà rốt có tác dụng chữa bệnh ?

Cà rốt không chỉ là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một vị thuốc có nhiều công hiệu.

Những nhân viên vô tuyến điện nên ăn nhiều cà rốt, bởi chất carôten trong cà rốt có thể chuyển hoá thành vitamin A làm cho mắt người sáng hơn, phòng được các bệnh khô mắt, quáng gà.

Gần đây các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra rằng ăn nhiều càrốt sẽ có khả năng phòng chống bệnh ung thư.



129. Gừng có những công dụng gì ?

Trong ăn uống gừng có nhiều công dụng như:

- Chống lạnh cho thức ăn có tính lạnh như bầu bí, các loại cải, các món thuỷ sản (ốc, cua, cá), gia cầm ( ở miền Nam, vịt luộc phải chấm nước mắm gừng), gia súc như thịt trâu, thịt bò… ốc hấp gừng là món đặc sản.

- Làm dậy mùi thơm ở bánh mứt, chè, rượu, bia…

- Chống nhiễm vi sinh vật (dưa, kim chi…)

Trong phòng chữa bệnh, gừng có nhiều tác dụng:

- Chữa cảm lạnh, rối loạn tiêu hoá

- Trong gừng có chất jamical có tính diệt nấm, mecin có tính diệt khuẩn.

- Làm giảm mỡ máu, hạ thuyết áp, kích thích tiêu hoá... Do gừng có nhiều công dụng nên có câu dao:

"Chua, cay, mặn, ngọt đã từng.

Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau"

130. Những chất dinh dưỡng nào có trong sữa bò?

Sữa gồm có chủ yếu là nước và những giọt chất béo rất nhỏ phân tán trong nó. Sữa chua khi để yên thì chất béo sẽ nổi lên mặt và có thể nhìn thấy được như một lớp kem.

Sữa là một thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin và khoáng chất ~ 0,7%; chất đạm ~ 3,3%; chất béo ~ 3,8%; cacbohyđrat ~ 4,7% và nước ~87,5%.

Sữa không béo là sữa mà phần lớn chất béo đã bị loại ra khỏi sữa bằng máy. Sữa không béo tốt cho sức khoẻ hơn vì nó có ít calo và ít chất béo hơn.



131. Kem được tách ra khỏi sữa bằng cách nào?

Kem được làm bằng cách gạn thành phần kem ra khỏi sữa. Ngày nay kem thường được làm bằng máy.

Kem đặc chứa nhiều chất béo 48% cao hơn món kem tráng miệng (38%) và kem có ít chất béo (18%).

Thành phần của kem gồm: Vitamin và chất khoáng ~ 0,5%; chất đạm ~1,5%; chất béo (48%); cacbohyđrat ~2% và nước ~ 48%.



132. Bơ được làm như thế nào?

Ngày nay chiếc máy làm bơ cổ truyền đã được thay bằng một cỗ máy phức tạp. Nó làm những giọt chất béo trong kem dính lại với nhau để làm thành bơ. Sữa bơ, một sản phẩm phụ được lọc bỏ. Sau đó bỏ được cắt ra và gói vào giấy kim loại hoặc giấy phủ sáp ong.

Thành phần của bơ gồm: Vitamin và chất khoáng ~1,5%; chất đạm ~0,5%; chất béo ~83% và nước ~15%.

133. Làm phomat như thế nào?

Biến sữa thành phomat là một phương pháp cổ truyền để bảo quản sữa. Trong suốt quá trình này sữa được làm cho hơi chua. Một loại enzim đặc biệt gọi là rennet được thêm vào và chất này kết chất đạm trong sữa đặc lại thành sữa đông đặc. Sản phẩm lỏng, gọi là nước sữa, được loại bỏ còn lại phomat được đỗ khuôn để chín tới. Các loại phomat được làm chín và thêm hương vị bằng nhiều cách khác nhau.



Trong phomat có: vitamin và chất khoáng ~ 3%; chất đạm ~26% chất béo ~33% và nước ~ 38%.

134. Làm sữa chua như thế nào?

Một loại vi khuẩn vô hại có trong sữa, gọi là khuẩn sữa nó tạo ra axit lactic ở nhiệt độ ấm. Vi khuẩn lên men sữa, nhờ đó tạo thành sữa chua. Thường cho thêm đường và trái cây để tăng hương vị và sự bổ dưỡng của sữa chua.

Thành phần của sữa chua gồm: Vitamin va chất khoáng ~ 2% ; chât đạm ~ 5%; chất béo ~0,5%; cacbonhyđrat ~12%; nước ~ 80,5%.



135. Bánh mì chứa những chất dinh dưỡng nào?

Bánh mì là loại thưc phẩm chủ yếu trên thế giới. Bánh mì được làm từ bột lúa mì, nước và men. Bột bì nhão được đặt trong một nơi nóng, ẩm để men sản sinh chất khí làm bôt mì nhão dậy lên. Bột mì nhão có thể làm ra cả trăm loại hình dạng bánh khác nhau.



Thành phần của bánh mì gồm: Vitamin và chất khoáng ~1%; chất đạm ~9%; chất béo ~2%; cacbohyđrat ~ 42%; nước ~ 38% và chất xơ ~ 8%.

136. Trứng chứa những chất dinh dưỡng nào?

Chúng ta ăn nhiều loại trứng chim từ những cái trứng nhỏ bé của chim cút đến cái trứng khổng lồ của đà điểu. Tất cả chúng đều giàu chất đạm, vitamin và chất khoáng, đặc biệt là chất sắt. Lòng đỏ trứng là một kho dinh dưỡng.

Màu sắc, hình dáng những quả trứng của các loài chim khác nhau thì khác nhau và không liên quan đến chế độ dinh dưỡng của chim.

Khi trứng được nấu lên, chất đạm sẽ đông đặc lại. Bằng cách dùng những thành phần hoặc cách chế biến khác nhau, trứng được làm thành rất nhiều món ăn trên khắp thế giới.



137. Ai đã phát minh ra mì ăn liền?

Mì ăn liền do một người Nhật tên là Antohaiacưphưcư phát minh vào năm 1958. Không bao lâu sau, mì ăn liền đã nhanh chóng được sử dụng ở Nhật Bản và được quảng bá ra toàn thế giới. Mỗi sợi mì ăn liền dạng túi dài khoảng 65cm, mỗi gói có khoảng 79 sợi. Như vậy tổng chiều dài các sợi mì trong 1 gói là 51m. Hiện nay, Nhật Bản sản xuất 454.700 vạn suất mì ăn liền dạng gói, cốc, bát mỗi năm.



138. Vì sao rau quả thường được ngâm giấm?

Một số thức ăn, thường là rau quả được ngâm vào giấm và sau đó đóng vào một cái chai kín gió. Giấm là dung dịch axit axetic (CH3COOH) có nồng độ 5%. Nó ngăn được sự phát triển của vi khuẩn cho nên thức ăn được bảo quản.

Hành và dưa chuột là những thức ăn được ngâm giấm thường gặp.

139. Chất béo không calo là chất gì?

Về mặt năng lượng, 1 gam chất bột cũng như một gam chất đạm cung cấp 4 calo, còn 1 gam chất béo cung cấp 9 calo.

Tháng 1 năm 1996, cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép dùng loại dầu nhân tạo olestra trong chế biến thực phẩm.

Trong phân tử đường, người ta tạo thành các polieste bằng 6 axit béo liên kết với gốc gluxit. Liên kết này rất bền, không có một chuyển hoá hoá sinh nào phá vỡ được. Khi vào hê thống tiêu hoá của cơ thể, phân tử tổng hợp này tuy có đầy đủ tính chất vật lí như chất béo thông thường nhưng không tham gia trao đổi chất, không chuyển hoá, tương tư như các chất xơ.

Một số loại bánh trước đây phải rán bằng dầu, mỡ nay thay bằng olestra thì giá trị calo của chiếc bánh giảm một nửa mà ăn vẫn béo ngậy như rán bằng mỡ.

140. Thực phẩm nào dùng cho các nhà du hành vũ trụ?

Các nhà du hành vũ trụ phải ăn những thức ăn sấy khô - đông lạnh. Những thực phẩm sấy khô - đông lạnh rất nhẹ nhưng vẫn giữ được hình dạng và màu sắc của chúng. Mùi vị của chúng không được thơm ngon bằng thức ăn tươi nhưng chúng là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dồi dào.



141. Cần chú ý gì để tránh ngộ độc chì?

Các đồ dùng bằng gốm có hàm lượng chì cao khi gặp chất có tính axit trong sữa bò, cà phê, bia, nước đường, nước hoa quả, nước rau thì lớp chì ở phần màu sẽ dần dần bị ăn mòn và hoà tan vào đồ ăn. Qua ăn uống, chì sẽ xâm nhập vào cơ thể, khi nó đã tích tụ đến một mức độ nhất định sẽ gây ra những chứng bệnh do ngộ độc chì như: hôn mê, đau đầu, suy nhược cơ thể, lú lẫn đau khớp.

Để tránh bị ngộ độc chì, ta không nên dùng các đồ đựng thức ăn bằng sứ có màu vàng, màu lam và màu hồng. Chỉ nên dùng loại sứ không màu hay các đồ gốm mà mặt ngoài trơn nhẵn; vì các đồ đó chứa rất ít chì, hầu như không đáng kể.

Để cẩn thận, khi mua đồ đựng thức ăn bằng gốm về nên ngâm vào giấm ăn trong một thời gian dài để khử chì.



142. Cần chú ý gì khi dùng đồ nhôm?

Đồ nhôm hầu như đã được phổ biến trong mọi gia đình ở mọi quốc gia trên thế giới. Người ta ưa đồ nhôm vì nó sạch sẽ, nhẹ, đẹp mắt, tiện lợi mà lại rẻ tiền.

Nhôm có hại cho cơ thể, nhất là đối với người già.

Bệnh lú lẫn và các bệnh não khác ở người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão hoá còn có thể do sự “đầu độc vô tình” của các đồ nấu ăn, đồ đựng bằng nhôm. Tế bào thần kinh trong não của người già bị mắc bệnh não có chứa rất nhiều ion nhôm (Al3+) nếu cứ dùng đồ nhôm trong thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội để ion nhôm xâm nhập vào cơ thể, làm nguy hại tới toàn bộ hệ thống thần kinh não.

Vì thế không nên dùng đồ nhôm để đựng thức ăn, không nên ăn món ăn đựng trong đồ nhôm để qua đêm, không nên dùng đồ nhôm để đựng rau trộn có trộn trứng gà và giấm.


Каталог: uploads -> news -> 2014 04
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2014 04 -> Ubnd tỉnh nghệ an cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 04 -> TỔ toán tin đỀ kiểm tra học kỳ II môn tin họC 10 Thời gian làm bài 45 phút
2014 04 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập học kỳ II môn : Địa lý Lớp 7 Câu 1: Nêu sự giống và khác nhau của địa hình đại lục Bắc Mĩ và Nam Mĩ?

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương