385 CÂu hỏi và ĐÁp về HÓa học vớI ĐỜi sốNG


Đối với cơ thể muối iot có vai trò như thế nào?



tải về 1.26 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.26 Mb.
#35638
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

82. Đối với cơ thể muối iot có vai trò như thế nào?

Để cơ thể khoẻ mạnh, con người cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố hoá học cần thiết. Có những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng lớn và có những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng nhỏ (vi lượng). Iot là một nguyên tố vi lượng hết sức cần thiết đối với con người. Theo các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể con người cần được cung cấp từ 1.10-4 đến 2.10-4 gam nguyên tố iot.

Cơ thể tiếp nhận được phần iot cần thiết dưới dạng hợp chất của iot có sẵn trong muối ăn và một số loại thực phẩm. Nhưng việc thiếu hụt iot vẫn thường xảy ra. Hiện nay, tính trên toàn Thế Giới một phần ba số dân bị thiếu iot trong cơ thể. Ở Việt Nam , theo điều tra mới nhất, 94% số dân thiếu hụt iot ở những mức độ khác nhau.

Thiếu hụt iot trong cơ thể dẫn đến hậu quả rất tai hại. Thiếu iot làm não bị hư hại nên người ta trở nên đần độn, chậm chạp, có thể điếc, câm, liệt chi, lùn. Thiếu iot còn gây ra bệnh bướu cổ và hàng loạt rối loạn khác, đặc biệt nguy hiểm đối với bà mẹ và trẻ em.

Để khắc phục sự thiếu iot, người ta phải cho thêm hợp chất của iot vào thực phẩm như : muối ăn, sữa, kẹo…

Việc dùng muối ăn làm phương tiện chuyển tải iot vào cơ thể người được nhiều nước áp dụng.

Muối iot là muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ hợp chất của iot (thường là KI hoặc KIO3 ). Thí dụ: Trộn 25 kg KI vào một tấn muối ăn.

Người ta cũng cho thêm hợp chất iot vào bột canh, nước mắm…

Việc dùng muối iot thật dễ dàng và đơn giản. Về mùi vị, màu sắc, muối iot không khác gì muối ăn thường. Tuy nhiên hợp chất iot có thể bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Vì vậy phải thêm muối iot sau khi thực phẩm đã được nấu chín.

83. Các hợp chất vô cơ chứa kim loại có tác dụng chữa bệnh như thế nào?

Các loại dược phẩm tuy hầu hết là các hợp chất hữu cơ nhưng người ta cũng nghiên cứu nhiều hợp chất vô cơ để dùng vào việc chữa bệnh.

Bằng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng vật lý của các nguyên tử kim loại như tính phóng xạ, tính thuận từ…người ta có thể phân tích cơ chế tác dụng của các loại thuốc, đặc biệt là vai trò của các nguyên tử kim loại. Điều này không những cho phép hiểu được tính năng, tác dụng của chúng mà còn cho phép tìm tòi có định hướng các loại thuốc mới.

84. Có phải hợp chất chứa platin chữa ung thư?

Từ những năm 1965 người ta đã nhận thấy hoạt tính ức chế sự phát triển của các vi khuẩn của chất cisplatin và đã thử dùng chất này để chữa bệnh ung thư ở người.

Ngày nay các chế phẩm chứa platin thuộc những thuốc hiệu quả nhất và được sử dụng để chữa ung thư cấp. Cách thuốc chứa platin được dùng để chữa ung thư như: ung thư buồng trứng, ung thư ruột, ung thư phổi…

Tuy cisplatin là một tác nhân chống ung thư tốt nhưng quá độc. Vì vậy người ta tìm cách bào chế ra những thuốc mới vẫn giữ được hoạt tính đó nhưng ít độc hơn.

Việc thử hoạt tính chống ung thư của hàng loạt chất khác nhau và những nghiên cứu động học về sự thế phối tử cho thấy rằng khi thay đổi phối tử hoạt tính chống ung thư vẫn được duy trì, còn độc tính thì liên quan trực tiếp tới độ linh động của phối tử bị thế. Phát hiện này đưa đến việc điều chế hàng loạt dẫn xuất malonat với độ linh động thấp hơn so với cisplatin, trong đó cacboplatin đã được chọn để đánh giá lâm sàng. Kết quả thử nghiệm hoàn toàn xác nhận các dự đoán. Từ 1984 cacboplatin đã được phép sử dụng ở Anh và nhiều nước khác.

Khoảng 10 chế phẩm platin khác đã được thử nghiệm lâm sàng ở các nước khác nhau. Trừ tetraplatin các chất còn lại đều là phức chất của Pt (II) với các nhóm bị thế có độ linh động thấp hơn ở cisplatin.



85. Có phải hợp chất chứa vàng chữa viêm khớp?

Các hợp chất của vàng đã được dùng để chữa bệnh từ những năm 1920 nhưng người ta vẫn chưa rõ cơ chế tác dụng của chúng.

Có nhiều bằng chứng về hiệu quả chữa bệnh của các hợp chất chứa vàng nhưng người ta vẫn lo ngại về độc tính của chúng. Có người còn đề nghị chấm dứt việc sử dụng các hợp chất của vàng để chữa bệnh viêm khớp.

Giải thích cơ chế tác dụng của vàng, một số tác giả cho rằng vàng bao vây các nhóm thiol hoạt động. Một số khác chỉ ra rằng vàng ức chế việc sinh sản các dạng oxi hoạt động như ion peroxit các gốc hyđroxyl và peroxyl ở màng và dịch tế bào.

Gần đây các nhà hoá học vô cơ đã điều chế được hợp chất Auranofin chứa các phối tử tạo phức bền và có tính ái mỡ, có thể dùng làm thuốc uống, có tác dụng tương tự như các thuốc tiêm.

86. Có phải hợp chất chứa gali chữa máu tăng canxi?

Ở Mỹ người ta đã cho phép dùng galinitrat Ga (NO3)3 để chữa bệnh máu tăng canxi ác tính. Việc này xuất phát từ kinh nghiệm thu được khi dùng một đồng vị của gali trong chuẩn đoán bệnh xương. Người ta nhận thấy rằng ngoài các u xương, gali cũng tập trung cả ở một số u khác, nhất là trong bạch huyết.

Những nghiên cứu nhằm xác định sớm các khối u cùng với việc quan tâm dùng các hợp chất của kim loại làm tác nhân chống ung thư đã thúc đẩy ý định thử hoạt tính chống ung thư của Ga(OH)3 không phóng xạ trên chuột. Từ kết quả nghiên cứu trên chuột, người ta bắt đầu nghiên cứu trên người. Kết quả thử nghiệm trên bệnh nhân bị bệnh máu tăng canxi cho thấy thuốc có hiệu quả trong việc đưa mức canxi trong máu trở lại bình thường và không có phản ứng phụ. Sự rút canxi từ xương được ức chế trực tiếp.

87. Có phải hợp chất chứa bitmut chữa viêm loét đường tiêu hoá?

Các hợp chất của bitmut đã được dùng để chữa các rối loạn ở đường tiêu hoá (dạ dày, ruột), từ khoảng 2 thế kỷ nay.

Gần đây mối quan tâm lại tăng lên khi vào năm 1982 người ta phát hiện ra vi khuẩn H.pylori trong màng dạ dày của bệnh nhân viêm dạ dày.

Một loại thuốc dựa trên bitmut là antacid đã tỏ ra có hiệu quả trong việc chữa loét dạ dày, có lẽ do tác dụng diệt khuẩn chọn lọc của nó. Về mặt hoá học hiệu quả giữa chống loét có thể là do dung dịch keo của bitmut xitrat bị kết tủa trong môi trường axit của dạ dày dưới dạng oxiclorua và oxixitrat. Do sự kết tủa nên lớp màng bảo vệ được hình thành sẽ ngăn cản sự khuyếch tán ngược lại của ion H+ và do đó kích thích sự tái tạo biểu mô.

Hiện nay thuốc này được sử dụng rất rộng rãi trong chữa bệnh viêm loét đường tiêu hoá và so với các loại thuốc khác thì bệnh ít bị tái phát hơn. Đó có thể là do sự triệt tận gốc vi khuẩn H.pylori của thuốc.

88. Có phải hợp chất chứa kim loại dùng chuẩn đoán và chữa bệnh bằng tia phóng xạ.

Trong y học hạt nhân người ta chuẩn đoán bệnh bằng cách đưa một hạt nhân bức xạ  vào cơ thể, sau đó dùng một máy dò để ghi nhận sự phân bố của đồng vị phóng xạ để xác định vị trí mang bệnh và trạng thái của nó. Hạt nhân phóng xạ hay được sử dụng nhất là tecnixi. Tính ưu việt của nó là ở chỗ nó phát ra photon  thuần nhất thuận lợi cho việc ghi nhận mà không bị nhiễu bởi các tia  và  có hại. Chu kỳ bán huỷ của nó là 6 giờ vừa đủ để ghi nhận mà bệnh nhân không phải chịu bức xạ quá lâu. Mặt khác tecnexi được sản xuất khá dễ dàng trong các lò phản ứng hạt nhân nên tương đối rẻ và dễ kiếm. Nhiều chế phẩm y học phóng xạ của tecnexi được điều chế từ sau năm 1980 đã được xác định cấu tạo khá tỉ mỉ và dùng để chuẩn đoán bệnh tim hay xác định bệnh não v.v.. Một trong những thành công gần đây là điều chế được progestin chứa tecnexi đánh dấu để chuẩn đoán ung thư vú.

Các ion kim loại có giá trị lớn trong y học nhờ tính thuận từ. Cộng hưởng thuận từ là phương pháp chuẩn đoán quan trọng dựa trên sự khác nhau về tốc độ hồi chuyển proton của nước trong các mô khác nhau và chuyển các sự khác nhau này thành những thông tin cần thiết giúp chuẩn đoán bệnh.

89. Hoá học với bảo quản rau quả như thế nào?

Bảo quản rau quả sau khi thu hoạch là một việc rất quan trọng nhằm chống hư hỏng và giảm sút chất lượng.

- Dùng các hoá chất để chống nảy mầm và diệt vi sinh vật gây hư hỏng rau quả. Chẳng hạn như để chống nảy mầm cho khoai tây, hành, cà rốt và một số rau, củ khác, người ta thường dùng chế phẩm MH- HO (hidrazit của axit malic), phun dung dịch 0,25% lên cây ngoài đồng, 3-4 tuần lễ trước khi thu hoạch. Người ta còn chống nảy mầm khoai tây bằng ancol nonilic (C9H19OH) ở dạng hơi.

- Để bảo quản bắp cải người ta phun chất diệt nấm pentaclonitrobenzen lên bắp cải trước khi xếp vào kho.

- Để bảo quản chuối tươi, cam tươi người ta phun thuốc diệt nấm topsin - M.

Trong những năm gần đây, chất diệt nấm được dùng nhiều là benlate (C14H18H4O3).

Ở Cộng hoà Liên Bang Đức đã sản xuất chế phẩm bảo quản quả tươi có tên thương mại là protexan. Protexan là chất lỏng không mùi, không vị và không độc nên không ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng. Người ta nhúng quả vào dung dịch protexan rồi hong khô, dung dịch bốc hơi và tạo thành màng mỏng bảo vệ ở ngoài vỏ quả. Màng protexan có tác dụng giảm tổn thất khối lượng quả trong quá trình bảo quản, giảm cường độ hô hấp, làm chậm quá trình chín nên có thể bảo quản quả lâu dài hơn, giữ nguyên hương vị tự nhiên và thành phần dinh dưỡng của quả.

90. Hoá học với chế biến rau quả như thế nào?

- Các qui trình công nghệ để chế biến rau quả thành các dạng sản phẩm khác nhau như đồ hộp, sấy khô, rượu vang quả.. đều cần đến một số hoá chất.

+ Để tăng hiệu quả cho quá trình rửa sạch nguyên liệu và máy móc, thiết bị của nhà máy hoa quả người ta dùng các hoá chất có tính sát trùng mạnh hoặc có tác dụng tẩy rửa cao. Rửa nguyên liệu thì dùng các hoá chất có chứa clo hoạt động như clorua vôi. Để rửa máy móc, thiết bị và làm vệ sinh nhà xưởng người ta dùng dung dịch xút hoặc natricacbonat.

+ Để bóc vỏ các loại quả khó bóc vỏ như mậm, cà chua, màng múi cam, quít hoặc một số quả, củ có vỏ mỏng như cà rốt, khoa tây… người ta dùng dung dịch NaOH. Nhúng các loại quả, củ này vào dung dịch NaOH nồng độ 1-2% ở 70 - 800C trong thời gian từ 10-300 giây (tuỳ loại quả, củ) thì vỏ sẽ tróc hết. Sau đó sửa lại bằng nước sạch nhiều lần. Bằng cách này, các múi cam, quít và quả sẽ sạch hết vỏ mà vẫn giữ nguyên hình trạng ban đầu.

+ Để ngăn ngừa sự biến đổi màu rau, quả khi chế biến như chuối bị thâm đen, cà chua mất màu đỏ tươi, cùi vải thiều mất màu trắng đẹp… người ta dùng các chất chống oxi hoá như SO2, axit ascobic (Vitamin C) axit xitic.

+ Để tăng hương vị cho nước quả, quả đóng hộp người ta dùng axit xitric (axit chanh) hoặc axit malic (axit táo). Với rượu quả người ta dùng axit xitrtic, axit tactric (axit nho).

Với dưa chuột, cà chua, giá đỗ xanh… thì không thể thiếu axit axetic. Rau dầm giấm (giấm là dung dịch axit axetic 5%, vị chua) cùng với đường, muối ăn và gia vị tạo cho sản phẩm có hương vị chua - ngọt rất đặc trưng và hấp dẫn. Axit axetic còn có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật, giữ cho sản phẩm bảo quản được dài ngày.

Trong chế biến rau quả, rất cần chế biến các dạng bán chế phẩm để dự trữ nguyên liệu khi mùa thu hái rộ.

Để bảo quản bán chế phẩm rau quả người ta dùng các hoá chất có thể tạo ra SO2 hoặc dùng axit benzoic, axit sobic và muối của chúng.

Khi dùng SO2 để bảo quản bán chế phẩm, người ta nói bán chế phẩm đã được sunfit hoá. Hàm lượng SO2 có tác dụng bảo quản là 0,1 - 0,2%. Axit benzoic hoặc natri benzoat có tác dụng diệt vi sinh vật mạnh đối với các loại cà chua. Hàm lượng để có tác dụng diệt vi sinh vật là 0,05 - 0,1%. Dùng với hàm lượng cao hơn sẽ làm cho sản phẩm có vị nồng, chát do hoá chất gây ra.

Axit sobic là chất bảo quản các bán chế phẩm rau quả có nhiều ưu điểm hơn so với SO2 hoặc axit benzoic vì nó không gây độc cho người sử dụng và không tạo ra hương vị lạ cho sản phẩm. Sản phẩm càng chua (độ PH càng nhỏ) thì tác dụng diệt vi sinh vật của axit sobic càng mạnh.

91. Thành phần các muối trong nước biển như thế nào?


Thành phần muối

Trong 1 kg nước

Tỉ lệ %

NaCl

27,2

77,8

MgCl2

3,8

10,9

MgSO4

1,7

47,0

CaSO4

1,2

3,6

K2SO4

0,9

2,5

CaCO3

0,1

 0,3

MgBr2 và các thành phần khác

0,1

 0,2

Tổng số

35,0

100

Muối trong nước biển:

70% bề mặt trái đất là biển. Tỉ lệ giữa muối và nước trong nước biển là khoảng 3/100 tức là có 3% muối trong nước biển.

92. Ở đâu có cung điện bằng muối?

Sâu hơn 100 m dưới lòng đất trong núi, mỏ muối ở Ba Lan có một cung điện làm bằng muối. Công trình này được tạo dựng từ thế kỷ 17. Các chỉnh thể điêu khắc, giá đèn chùm treo trần và cả đến các gian phòng đều được làm bằng muối.



93. Làm thế nào để có con bướm bằng muối kết tinh?

Uốn dây thép thành hình con bướm và quấn bông sợi quanh dây thép rồi đặt vào nước muối đậm đặc. Nước muối từ từ bay hơi và đầu các sợi bông xuất hiện các tinh thể muối. Đợi cho tinh thể muối xuất hiện ở khắp các sợi bông, ta lại chuyển sang nước muối đậm đặc khác. Sau khoảng 10 ngày ta có con bướm bằng muối kết tinh, trông rất đẹp.



94. Dùng muối làm kem que như thế nào?

Nhiệt độ của nước đá là 00C. Nếu cho muối ăn vào nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 00C. Lợi dụng tính chất này để làm kem que như sau: Cắm que tre vào ô đựng nước trái cây rồi đặt cả vào khay đá có đựng nước đá hoà tan nhiều muối ăn. Tất cả cho vào làm lạnh. Nước trái cây sẽ nhanh chóng đông lại thành kem que.



95. Vì sao nước biển có muối?

Biển cả là "quê hương" của muối. Muối ăn (NaCl) chiếm 85% các loại muối hoà tan trong nước biển. Giả sử nếu chúng ta tách được tất cả muối khỏi nước biển rời rải đều trên lục địa thì lớp muối sẽ cao tới 153 m. Còn làm bay hơi toàn bộ nước biển thì đáy biển sẽ có lớp muối dày tới 60 m.

Để tìm hiều nguồn gốc của muối trong nước biển các nhà khoa học đã tốn nhiều công sức từ việc phân tích, so sánh nước biển và nước sông, cho đến nghiên cứu đất đá sau cơn mưa, thậm chí còn nghiên cứu hàng loạt núi lửa nữa. Cuối cùng họ đã phát hiện ra bí mật của muối biển. Hoá ra, đại dương trong quá trình lâu dài hình thành lúc ban đầu đã hoà tan tất cả các loại muối khoáng. Đồng thời nham thạch thông qua quá trình phong hoá (nham thạch bị tác động lâu ngày của mưa, nắng, gió bão và vi sinh vật) đã không ngừng bị phân giải và sản sinh ra các loại muối, sau đó theo các dòng sông để ra đại dương. Vậy sông ngòi, nham thạch và các núi lửa dưới đáy biển chính là nguồn gốc cung cấp chủ yếu các loại muối cho biển cả.

96. Biển Chết nằm ở đâu?

"Biển Chết" nằm ở biên giới Palestin và Jordan, gọi là "biển" nhưng thực ra "Biển Chết" chỉ là cái hồ khá lớn.

Mặt bắc của "Biển Chết" có sông Jordan chảy vào, còn mặt Nam là cửa sông Hasa. Biển chết không hề có đường nước thông với bất kỳ đại dương nào. Từ bao đời nay nước hồ chưa bao giờ chảy ngược về hai con sông trên. Nước trong hồ có nồng độ muối ngày càng cao, do nằm trong khu vực có khí hậu cực nóng, nên nước hồ bốc hơi rất nhiều mà lượng muối lại không hề giảm đi. Hiện nay hàm lượng muối của Biển Chết đã đạt đến 23  25%, tức cứ 10 kg nước hồ thì có 2 kg muối. Đây cũng là nước hồ có hàm lượng muối cao nhất thế giới. Do hàm lượng muối cao nên sức đẩy của nước khá lớn đến mức có thể nằm vừa phơi nắng vừa đọc báo trên mặt biển. Vì hàm lượng muối quá cao nên trừ vài loài rong tảo ra chẳng có sinh vật nào có thể tồn tại được. Cây cỏ trên bờ hồ cũng chỉ lơ thơ, thưa thớt còn quanh hồ hiếm khi chẳng có bóng người. Vì vậy chẳng có cái tên nào thích hợp hơn cái tên "Biển Chết".

97. Chất lượng nước ở các nguồn khác nhau như thế nào?

Nước bay hơi tích tụ trong khí quyền là khá sạch. Khi trở về trái đất dưới dạng mưa hoặc tuyết rồi di chuyển trên mặt đất hoặc ngấm qua đất về phía biển, nước sẽ có thêm tạp chất mà nồng độ và bản chất khác nhau tuỳ vùng, và tuỳ giai đoạn của chu trình.



Nước mưa.

Tuy khá tinh khiết nhưng nước mưa vẫn chứa các khí, một số muối tan và cả những chất rắn không tan có thể có trong khí quyển.



Nước trên mặt đất (sông suối)

Nước mưa chảy trên mặt đất có thể chứa axít vì ngoài việc đã hấp thụ một số khí có tính axít trong khí quyển (như SO2, CO2) nó còn hoà tan các axít cacboxylic và cacbon đioxit sinh ra do quá trình phân huỷ thực vật. Ngoài ra nó còn hoà tan được các muối khoáng gặp trên dòng chảy. Nước axít này sẽ hoà tan được các muối và khoáng gặp trên dòng chảy. Nước axit này sẽ hoà tan được một số quặng theo phản ứng sau:



KAlSi3O8(r)+ 2H+(aq) + 9H2O(1) 2K+(aq) + 4H4SiO4(aq) + Al2Si2O5(OH)4(r)

(fenspat) (Cao lanh)

Do vậy nước mất dần tính axit.

Nước trên mặt đất còn có thể bị ô nhiễm bởi vi sinh vật nữa.



Nước biển:

Nồng độ các ion tan trong nước biển lớn hơn nhiều so với nước trên mặt đất và nước ngầm:

Các nguyên nhân là:

- Nước biển bay hơi liên tục, trở lại dưới dạng mưa và mang theo chất tan

- Nước đi càng xa mới đến biển sẽ càng hoà tan nhiều muối.

- Những lượng lớn quặng được đưa từ bề mặt quả đất tới các đại dương dưới dạng macma.



Mọi nguyên tố hoá học đều có trong các đại dương nên đại dương được coi như một kho quặng lớn nhất thế giới. Nước đại dương chứa khoảng 40 triệu tấn chất rắn tan trong mỗi kilômet khối nước.

Nguyên tố

Số tấn/km3

Nguyên tố

Số tấn/km3

Nguyên tố

Số tấn/km3

Clo

22.000.000

Inđi

23

Bạc

0,2

Natri

12.000.000

Kẽm

12

Lantan

0,2

Magie

1.600.000

Sắt

12

Kripton

0,2

Lưu huỳnh

1.000.000

Nhôm

12

Neon

0,1

Canxi

450.000

Molipđen

12

Cađimi

0,1

Kali

44.000

Selen

4

Vonfram

0,1

Brom

75.000

Thiếc

3

Xenon

0,1

Cacbon

32.000

Đồng

3

Gemani

0,1

Stronti

9.000

Asen

3

Crom

0,05

Bo

5.600

Urani

3

Thori

0,05

Silic

3.400

Niken

2

Scanđi

0,05

Flo

1.500

Vanađi

2

Chì

0,02

Agon

680

Mangan

2

Thuỷ ngân

0,02

Nitơ

590

Titan

1

Gali

0,02

Liti

200

Antimoan

0,5

Bitmut

0,02

Rubiđi

140

Coban

0,5

Niobi

0,01

Photpho

80

Xesi

0,5

Tali

0,01

Iot

68

Xeri

0,5

Heli

0,01

Bari

35

Ytri

0,2

Vàng

0,005

98. Làm mưa nhân tạo như thế nào?

Nước tồn tại trong mây dưới dạng hơi, dạng lỏng và dạng tinh thể. Thông thường ở 00C nước đóng băng, nhưng trong những đám mây, dù ở -200C, các hạt nước nhỏ li ti vẫn ở thể lỏng. Chỉ khi nhiệt độ hạ xuống - 400C, nước trong đám mây mới kết tinh hoàn toàn. Số lượng tinh thể nước trong mây phụ thuộc vào các "hạt nhân kết tinh" là các hạt băng chứa trong đó, còn gọi là "mầm kết tinh".

Các nhà khoa học từ lâu đã phát hiện tinh thể bạc iotua (AgI) có cấu tạo rất giống cấu tạo của các hạt băng nên có thể dùng làm "mầm kết tinh". Chỉ với 1gam AgI đã tạo ra được từ 1012  1016 trung tâm kết tinh, làm ngưng tụ một lượng nước lớn ở dạng khí tạo ra mưa hoặc tuyết.

Bạc Iotua là một hoá chất rất đắt, vì vậy các nhà hoá học đã nghiên cứu tìm các chất thay thế rẻ tiền hơn đó là chì Iotua (PbI2); 1,5 - đioxinaftalen; nước đá khô (CO2 rắn) và nhiều chất hữu cơ khác.

Dùng các chất trên làm mưa với điều kiện là trên trời đã có sẵn những đám mây. Người ta dùng máy bay để rắc các chất trên vào mây.

Nhờ phương pháp này người ta đã cứu một vụ gieo trồng bị hạn khi sắp thu hoạch, tăng độ ẩm khi mùa màng bị lâm nguy hoặc bắt một cơn mưa sớm để có bầu trời quang đãng trước ngày hội lớn.

Có những kì olympic mùa đông, người ta đã dùng phương pháp này để làm tăng lượng tuyết lên từ 10  15%. Nếu tính được hướng gió và xác định đúng địa điểm rắc hoá chất, có thể làm mưa ở những điểm cháy rừng, khi ngọn lửa mới bùng lên. Bộ lâm nghiệp nước CHLB Nga đã nhiều lần cứu hàng nghìn hecta rừng Xiberi khỏi thần lửa.

99. Làm thế nào để ngăn ngừa mưa đá?

Rắc vào đám mây những "hạt nhân kết tinh" không những "thay trời làm mưa" mà còn ngăn ngừa được mưa đá, những hạt băng đang lớn dần chuẩn bị cho mưa đá, không lớn lên được nữa do những "mầm kết tinh" bằng hoá chất tranh cướp độ ẩm. Các hạt băng nhỏ li ti nhiều hơn, nhưng không đạt đến kích thước của hạt mưa đá. Trên đường rơi xuống mặt đất chúng bị tan ra và trở thành cơn mưa bình thường.

Hiện nay đã có những ra đa khí tượng dự báo sự hình thành những đám mây chứa những hạt băng. Các tên lửa và đạn chứa hoá chất được điểu khiển để bắn trúng đích. Nhờ vậy mà nhiều vùng rộng lớn ở các nước tiên tiến đã tránh được sự tàn phá của mưa đá đối với mùa màng.

100. Làm thế nào để phá tan sương mù?

Sương mù, thủ phạm gây ra những vụ tai nạn đường thuỷ, đường bộ và đường không.

Người ta rắc hoặc bắn vào khói sương mù các loại hạt nặng có tính hút ẩm như muối ăn (NaCl) trộn với xi măng mịn, các chất hoạt động bề mặt, các chất tích điện...

Những hạt nước lơ lững, dày đặc trong sương mù khi gặp "mầm kết tinh" sẽ đông tụ khiến mật độ của chúng trong không khí giảm dần và cuối cùng rơi xuống dưới dạng những hạt nước.

Bên cạnh phương pháp hoá học, người ta còn dùng các phương pháp khác. Ở Mỹ, người ta phá sương mù bằng máy bay trực thăng. Cánh quạt của máy bay hút dòng không khí khô ở các lớp tầng cao xuống xua tan sương mù. Sân bay Orly của Pháp phá sương mù bằng luồng không khí nóng do một hệ thông tua bin đẩy ra, hướng vào đường băng.

101. Làm tan giông bão như thế nào?

Để làm tan giông bão người Nga dùng máy bay rắc vào đám mây những hạt bột nặng (cát, xi măng) khiến đám mây nhanh chóng bị tan ra. Người Mỹ rắc lên đám mây những sợi chỉ nilon mạ kim loại. Sự phóng điện kiểu hồ quang trong điện trường gây ion hoá không khí, tăng độ dẫn điện và làm dịu đi sự phóng điện của các điện tích và nhờ vậy có thể triệt tiêu sấm chớp.

Các nhà khí tượng học rắc các chất kiết tinh vào những đám mây giông, phân bố lại năng lượng và làm giảm sức phá hoại của các trận bão. Chẳng hạn ở Mỹ với trận bão Dally năm 1979, bằng cách "xử lý" này người ta đã làm tốc độ gió giảm đi 1/3.

Các nhà hoá học cũng dùng những chất hoạt động bề mặt để can thiệp vào thời tiết do làm thay đổi tính chất của bề mặt nước và đất. Dùng một lượng nhỏ rượu béo đa chức tạo lớp màng cực mỏng trên mặt biển làm giảm mạnh lượng nước bay hơi và ngăn chặn được sự hình thành những đám sương mù nguy hiểm bao phủ cảng, nhất là vào mùa lạnh.

Rắc những hạt mồ hóng trên mặt đất, điều chỉnh được tỉ lệ hấp thụ tia bức xạ, làm thay đổi chế độ nhiệt tại một vùng rộng lớn.

Nhìn chung các phương pháp hoá học tác động vào thời tiết còn rất đắt, không kinh tế vì thế chưa được sử dụng rộng rãi.

Con đường chế ngự thời tiết còn rộng mở, đang chờ đợi các nhà hoá học trẻ tìm ra các phương pháp tác động mới, các hoá chất mới có hiệu quả cao hơn, rẻ hơn và khả thi hơn.

102. Thế nào là mác xi măng?

Xi măng có nhiều mác khác nhau: 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Mác xi măng chỉ tải trọng (tính bằng kg lực/cm2) mà xi măng đã hoá rắn có thể chịu được không bị biến dạng sau 28 ngày từ khi trộn với nước.



103. Đánh giá chất lượng xăng như thế nào?

Xăng dùng cho các loại động cơ thông dụng như ô tô, xe máy là hỗn hợp hiđrocacbon no ở thể lỏng (từ C5H12 đến C12H26). Chất lượng xăng được đánh giá qua chỉ số octan là phần trăm các ankan mạch nhánh có trong xăng. Chỉ số octan càng cao thì chất lượng xăng càng tốt do khả năng chịu áp lực nén tốt nên khả năng sinh nhiệt cao. n-Heptan được coi là có chỉ số octan bằng zero còn 2,2,4-trimetylpentan được quy ước có chỉ số octan bằng 100. Các hiđrocacbon mạch vòng và mạch nhánh có chỉ số octan cao hơn các hiđrocacbon mạch không nhánh. Xăng có chỉ số octan thấp như MOGAS 83 thường phải pha thêm một số phụ gia như tetraetyl chì (C2H5)4 hoặc lưu huỳnh. Các phụ gia này giúp làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu nhưng khi thải ra không khí gây ô nhiễm môi trường, rất hại cho sức khoẻ con người. Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu dùng xăng A90 hoặc A92 là loại xăng có chỉ số octan cao - những loại xăng này không cần phải thêm các phụ gia nên đỡ độc hại và ít gây ô nhiễm môi trường.



104. Bình chữa cháy hoạt động như thế nào?

Khí CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất, nên người ta dùng những bình tạo khí CO2 để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, một số kim loại có tính khử mạnh, thí dụ Mg, Al,... khi đốt nóng cháy được trong khí CO2:





Каталог: uploads -> news -> 2014 04
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2014 04 -> Ubnd tỉnh nghệ an cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 04 -> TỔ toán tin đỀ kiểm tra học kỳ II môn tin họC 10 Thời gian làm bài 45 phút
2014 04 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập học kỳ II môn : Địa lý Lớp 7 Câu 1: Nêu sự giống và khác nhau của địa hình đại lục Bắc Mĩ và Nam Mĩ?

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương