385 CÂu hỏi và ĐÁp về HÓa học vớI ĐỜi sốNG


Cuộc sống ở độ cao và quá trình sản sinh hemoglobin liên quan với nhau như thế nào ?



tải về 1.26 Mb.
trang5/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.26 Mb.
#35638
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

74. Cuộc sống ở độ cao và quá trình sản sinh hemoglobin liên quan với nhau như thế nào ?

Quá trình sinh lí bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường. Sự thay đổi đột ngột về độ cao có thể gây ra đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và khó chịu. Đây là triệu chứng của sự thiếu oxi trong các mô.

Sống ở độ cao vài tuần hoặc vài tháng sẽ dần dần vượt qua được chứng say độ cao và thích nghi dần với nồng độ oxi thấp trong không khí.

Sự kết hợp oxi với hemoglobin (Hb) trong máu được biểu diễn một cách đơn giản như sau:



(Hemoglobin) (Oxi hemoglobin)



HbO2 đưa oxi đến các mô. Biểu thức của hằng số cân bằng là :

Ở độ cao 3 km, áp suất riêng phần của oxi vào khoảng 0,14 atm so với 0,3 atm ở ngang mực nước biển. Theo nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê, nồng độ oxi giảm sẽ làm cho cần bằng trên chuyển dịch sang trái gây ra bệnh thiếu oxi trong các mô. Hiện tượng này buộc cơ thể người phải sản sinh ra nhiều phân tử hemoglobin hơn và cân bằng sẽ chuyển dịch từ trái qua phải, tạo điều kiện cho việc hình thành oxihemoglobin. Việc sản sinh thêm hemoglobin xảy ra từ từ. Để đạt được công suất ban đầu phải cần tới vài năm. Các nghiên cứu chỉ rằng, các cư dân sống lâu ở vùng cao có mức hemoglobin trong máu cao, đôi khi cao hơn 50% so với những người sống ngang mực nước biển.



75. Thực phẩm được chia thành những nhóm nào ?

Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải ăn. Thực phẩm là những chất mang lại cho cơ thể “nguyên liệu” để sản sinh năng lượng; tạo ra tổ chức tế bào; sinh sản ra các tế bào; hay các chất mới để thay thế và dự trữ khi cơ thể cần.

Vì chất dinh dưỡng không có đồng đều trong thực phẩm nên người ta chia thực phẩm ra làm nhiều nhóm để đảm bảo sự cân đối. Mỹ chia thực phẩm thành 4 nhóm là: bơ - sữa, thị - rau, rau - quả và bánh mì - ngũ cốc. Việt Nam chia 5 nhóm là: gluxit, lipit, protein chất khoáng và vitamin.

76. Cơ thể chúng ta cần những hợp chất hữu cơ thiết yếu nào ?

Cơ thể chúng ta cũng chứa hàng nghìn loại các phân tử hữu cơ và vô cơ nên cũng được sắp xếp thành loại thiết yếu và không thiết yếu để chú ý khi nuôi dưỡng.



Có 24 hợp chất hữu cơ thiết yếu là: 9 amino axit, 2 axit béo và 13 vitamin. Có 15 thành phần thiết yếu vô cơ là: canxi, photpho, iôt, magie, kẽm, đồng, kali, natri, clo, coban, crom, mangan, molipđen và selen (có thể kể cả asen, vanađi và thiếc).

Các chất trên cơ thể lấy từ thực phẩm như amino axit lấy từ thịt, trứng, sữa… axit béo không no lấy từ đậu nành… vitamin lấy từ rau quả như vitamin A trong quả gấc, vitamin C trong quả chanh, cam, bưởi…



77. Cá nóc, gan cóc, mật cá trắm có chứa độc tố gì ?

Cá nóc rất độc vì có chứa độc tố tetraodontoxin, gan cóc và trứng cóc độc vì chứa bufotoxin, mật cá trắm độc vì có một ancol steroit gây độc là 5  cyprinol…



78. Nên ăn như thế nào?

Để cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu cho cơ thể cần phải biết cách ăn như thay đổi thực phẩm (thường gọi là ăn đổi bữa) và ăn vừa đủ không quá thiếu hoặc quá thừa dinh dưỡng.



79. Thực phẩm ảnh hưởng tới tâm trạng con người như thế nào ?

Ngày nay người ta khẳng định thực phẩm không chỉ có ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng tới tâm trạng con người.

 Thức ăn giàu protein (chất đạm) làm cho bạn vui tươi hẳn lên. Chúng giúp cơ thể sản sinh ra dopamin và norpinephrin làm tăng nhiệt lượng cơ thể khiến cho bạn được tập trung hơn và còn có tác dụng giảm được stress. Nếu như trong bữa ăn sáng và trưa bạn dùng một lượng protein thích hợp sẽ giúp cho bạn tỉnh táo, minh mẫn hơn.

 Thức ăn giàu chất gluxit (chất bột) có tác dụng làm cho bạn đỡ căng thẳng, ít bị stress và thời gian để cơ thể phục hồi sau mệt mỏi ngắn hơn. Khi ăn thức ăn có hàm lượng gluxit cao thì đồng thời cũng tăng lượng amino axit tryptophan đưa đến não, ở đó chúng được biến đổi thành serotonin có tác dụng làm dịu hệ thần kinh.

 Thức ăn ngọt có tác dụng làm dịu cơ thể. Khi cơ thể tiếp nhận những thức ăn ngọt thì lượng đường trong máu tăng lên, đồng thời phản ứng hoá học của cơ thể cũng được tăng cường, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt kẹo sôcôla có chứa chất phenyletylamin và một số chất khác có tác dụng kích thích hệ thần kinh, gây cảm giác khoan khoái.

 Trái cây như chuối có chứa nhiều chất dopamin và norpinephrin là những sản phẩm của não có tác động mạnh đến cảm giác. Trái táo cung cấp cho cơ thể chất xơ, pectin, nguyên tố bo giúp duy trì độ bền của xương, giữ được phong độ tỉnh táo, linh hoạt.

 Nước khoáng có ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trọng con người. Cơ thể chúng ta rất cần nhiều nguyên tố vi lượng. Chẳng hạn, thiếu magie cơ thể dễ bị lâm vào tình trạng trầm uất, bơ phờ, thậm chí còn có thể dẫn đến hôn mê. Ngoài nước khoáng, thức ăn giàu nguyên tố magie là cám, gạo tấm, ngũ cốc.

 Đồ uống có chứa chất cafein có tác dụng làm cho cơ thể hoạt bát, nhanh nhẹn hơn. Song không nên dùng lượng cao vì có thể gây nôn nao, cáu kỉnh và đau đầu. Uống sữa giúp bạn ngủ ngon và tỉnh táo hơn khi thức dậy.



80. Vitamin là bạn hay là thù?

Năm 1970, nhà hoá học hai lần được giải Nobel là Lainux Pauling (lần thứ nhất vào năm 1901) đã giải thích vitamin C là một chế phẩm vô hại, tốt nhất, có tác dụng thần kỳ, có khả năng chữa khỏi bệnh cảm lạnh. Hàng ngày chỉ cần uống liều từ 1 đến 4 gam vitamin C, nếu cảm nặng hơn thì uống liều cao hơn. Vitamin C chứa axit ascocbic. Axit này tạo thành các tinh thể không màu, dễ hoà tan trong nước, được tổng hợp trong các dạng cây xanh có diệp lục sống trên cạn hay dưới nước. Con người đã mất khả năng tổng hợp axit này từ đường do mất khả năng chế tạo một loại men trong quá trình tiêu hoá.

Gần đây các nhà nghiên cứu đã chứng minh là dùng vitamin C liều cao có khả năng giảm mạnh sức đề kháng của cơ thể chống bệnh cảm lạnh. Họ đã xác định là cơ thể có thể chống lại tình trạng thừa vitamin C, tuy nhiên quá trình thải loại vitamin C vẫn tiếp tục cho đến khi trong cơ thể bắt đầu thiếu hụt trầm trọng vitamin C. Cơ thể càng nhận được vitamin C, thì vitamin C lại càng bị thải loại nhiều. Ở Canada, năm 1965 đã ghi nhận trường hợp các trẻ sơ sinh đã mắc bệnh thiếu vitamin C, thường gọi là bệnh Scocbut. Người ta thấy rằng các bà mẹ chúng đã uống vitamin liều cao vì nghĩ là sẽ bảo vệ được sức khoẻ thai nhi. Nhu cầu hàng ngày về vitamin C của người khoẻ mạnh dao động từ 0,05 đến 0,1 gam. Trong trường hợp bị cảm lạnh, có thể chỉ nên tăng liều đến 1 gam thôi.

81. Ăn thế nào để bảo vệ tim mạch ?

Theo các bác sĩ từ thế kỷ XX trước đây cho đến thế kỷ XXI này, bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân tử vong số 1 của loài người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 4 giây trên mặt đất lại có một nhồi máu cơ tim, và cứ 5 giây một tai biến mạch não! Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, số người chết do bênh tim mạch đang tăng nhanh chóng.

Những bệnh chết người này, dù là bệnh tim như nhồi máu cơ tim hay bệnh mạch như tai biến mạch não, đều có chung một nguyên nhân là vữa xơ động mạch. Phải ngăn chặn được vữa xơ động mạch, mới có thể giảm bớt được tử vong về bệnh tật ! Ăn uống hợp lý chính là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn vữa xơ động mạch, tức là đề phòng nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não. Cho nên không riêng gì những bệnh nhân tim mạch nên theo, mà cả những người khoẻ mạnh bình thường cũng cần chú ý.

Các nghiên cứu gần đây năm 2000 đưa ra nhiều lời khuyên về ăn uống như sau:

1. Hạn chế các thức ăn có nhiều acid béo bão hoà, vì chúng là các nguyên liệu để cơ thể tổng hợp ra cholesterol xấu (LDL-C). Cụ thể là nên bớt ăn các mỡ động vật, đặc biệt là mỡ bò, mỡ cừu (90% chất béo là acid béo bão hoà); rồi đến bơ sữa. Mỡ lợn, mỡ gà, mỡ chim ít acid béo bão hoà hơn nên cũng không cần kiêng kỹ lắm. Đặc biệt mỡ cá tuy là mỡ động vật, nhưng lại có ít acid béo bão hoà, và nhiều acid béo không bão hoà, nên ăn nhiều để bảo vệ tim mạch. Nên chú ý rằng các dầu thực vật nói chung chứa ít acid béo bão hoà, nhưng có 2 ngoại lệ: dầu dừa và dầu cọ (palm oil) chứa acid béo bão hoà nhiều không kém các mỡ động vật 45%! Các nhà chuyên khoa tim mạch khuyến cáo rằng tỷ lệ acid béo bão hoà không nên quá 10% tổng số calo; ở người tăng cholesterol thì không nên quá 7%.

2. Hạn chế những thức ăn có nhiều cholesterol như bơ (có nhiều trong sữa), trứng, óc, bầu dục, tim, gan, tôm, cua… Không nên ăn quá 300 mg cholesterol mỗi ngày, người đã tăng cholesterol thì không nên quá 200mg.

Trước đây, ăn ít cholesterol là lời khuyên số 1 để giảm bệnh tim mạch. Tuy nhiên các tác giả gần đây không bắt kiêng cholesterol nghiêm ngặt như ngày xưa và cho rằng một chế độ ăn hạ cholesterol không nhất thiết là một chế độ ít cholesterol. Họ thấy rằng ăn cholesterol không hại bằng ăn các acid béo bão hoà. Thí dụ một lòng đỏ trứng 17 gam chứa 220mg cholesterol, trước kia người ta chỉ cho ăn mỗi tuần không đến 2 quả, thì nay các nhà tim mạch học cho phép ăn mỗi tuần 6 quả;


Каталог: uploads -> news -> 2014 04
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2014 04 -> Ubnd tỉnh nghệ an cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 04 -> TỔ toán tin đỀ kiểm tra học kỳ II môn tin họC 10 Thời gian làm bài 45 phút
2014 04 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập học kỳ II môn : Địa lý Lớp 7 Câu 1: Nêu sự giống và khác nhau của địa hình đại lục Bắc Mĩ và Nam Mĩ?

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương