385 CÂu hỏi và ĐÁp về HÓa học vớI ĐỜi sốNG


Văn hoá trầu cau có ý nghĩa hoá học và nhân văn như thế nào?



tải về 1.26 Mb.
trang14/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.26 Mb.
#35638
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

379. Văn hoá trầu cau có ý nghĩa hoá học và nhân văn như thế nào?

Truyền thuyết dân gian "trầu cau" được lưu truyền từ đời Văn Lang đến nay. Ngày nay còn rất ít người ăn trầu nhưng miếng trầu đã đi vào đời sống văn hoá, tình cảm và phong tục của dân tộc ta hàng mấy ngàn năm văn hiến. Văn hoá "Trầu cau" mang tính độc đáo của người Việt Nam. Tích truyện "Trầu cau' đã được điện ảnh Việt Nam dựng thành phim truyện hấp dẫn, còn ca khúc về tích "trầu cau" đã có từ trước cách mạng tháng 8 (1945)

 Ý nghĩa hoá học :

Trước đây người ta thường mời nhau ăn miếng trầu cho vui, cho ấm người, cho thơm miệng... có đúng ăn trầu sẽ làm cho vui, ấm và sạch miệng hay không?

Lá trầu có chứa từ 1,8 - 2,4% tinh dầu, chủ yếu là chavibetol và chavicol cùng một số phenolic khác. Nước ép lá trầu có tác dụng tăng áp, giảm mạch ngoại vi và tính kháng sinh rất mạnh. Đông y dùng trầu đánh gió, chữa cảm cúm, bỏng, chữa vết thương.

Trong hạt cau (y học cổ truyền gọi là - đinh lang) có khoảng 18% tanin, 14% chất dầu, 2% muối khoáng và các hợp chất ancaloit, đặc biệt là arecolin (C6H13NO2) chiếm 0,5%. Chính arecolin có tác dụng làm tiết nước bọt, làm co đồng tử mắt, kích thích thần kinh phó giao cảm.

Trầu cau không thể thiếu vôi, không có vôi miếng trầu không thể chuyển sang màu đỏ. Vôi là chất kiềm, khi tác dụng với arecolin, chất này có tính độc và chuyển thành arecaidin không độc mà có tác dụng gây hưng phấn.

Người ta thường thêm vào miếng trầu một lát vỏ rễ cây chay. Vỏ có tác dụng tăng thêm tanin cho miếng trầu. Nhai miếng trầu khoảng 15- 20 phút, bắt đầu "giập bã trầu", ở nhiệt độ cơ thể 370C, các phản ứng hoá học, phản ứng sinh màu giữa các phenolic, arecolin, arecaidin, tanin và các chất khác trong môi trường kiềm đã xảy ra. Chính các phản ứng này tạo cho người ăn trầu cảm giác say, hưng phấn, ấm áp làm cho da mặt hồng hào, môi đỏ thắm, chống cảm cúm, diệt khuẩn, làm sạch miệng, làm chặt chân răng. Ăn trầu chính là một cách trang điểm của người phụ nữ trước đây. Miếng trầu làm cho đôi má thêm hồng, đôi môi thêm thắm, cho lòng thêm say.

Ý nghĩa nhân văn:

Lá trầu, quả cau là hai thứ không thể thiếu trong các đồ tế lễ, thờ cúng thần thánh, tổ tiên. Người ta thường nói "hương, hoa, phù, tửu, bạc lễ chi nghi" (hương, hoa, trầu, rượu, bạc lễ là nghi thức).

Miếng trầu có mặt trong mọi lễ nghi, cưới hỏi, giỗ chạp, tang gia... đã trở thành phong tục, truyền thống của người Việt Nam. Ngày nay tuy không ăn trầu nhưng trong các lễ nghi người ta vẫn giữ phong tục truyền thống nghĩa là vẫn có trầu, cau. Lễ dạm hỏi còn gọi là lễ "bỏ cơi trầu".

Miếng trầu mang rất nhiều ý nghĩa:

 Miếng trầu dùng trong giao tiếp, miếng trầu là đầu câu chuyện:

"Tiện đây ăn một miếng trầu

Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là "

 Miếng trầu dùng để trao duyên:



"Trầu này trầu quế, trầu hoa

Trầu Loan, trầu Phượng, trầu ta, trầu mình"

 Miếng trầu dùng để trách người bạn trai chậm chân:



"Ba đồng một mớ trầu cay

Sao anh không hỏi những ngày còn không

Bây giờ em đã có chồng

Như là cá chậu, chim lồng biết sao "

 Miếng trầu dùng để khuyên nhủ lứa đôi



"Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi"

 Miếng trầu dùng nói khi giúp đỡ việc cưới xin:



"Giúp cho quan tám tiền cheo

Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau"

 Miếng trầu dùng để trang điểm:



"Trầu này trầu tính, trầu tình

Ăn vào thêm đỏ môi mình, môi ta"

 Miếng trầu dùng để đo thời gian:



"Láng giềng đã đỏ đèn đâu

Chờ em ăn giập bã trầu em sang

Đôi ta cùng ở một làng

Cùng đi một ngõ vội vàng chi anh"

Hoặc là:



"Ngồi chơi mới giập bã trầu

Mong anh nán lại, đôi câu giãi bày"

Ông cha ta đã dùng miếng trầu để diễn đạt các cung bậc của tình cảm.

Cây cau, giàn giầu (trầu) đã đi vào văn thơ ca.

Thơ Nguyễn Bính:



"Nhà em có một giàn giầu

Nhà tôi có một hàng cau liên phòng

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không () thôn nào ? "

Và:


"Cái ngày em đi lấy chồng

Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn"

Dân ca quan họ Bắc Ninh"



"Cau non sánh với trầu vàng

Con non kết bạn, trầu vàng kết duyên"

Hay:


"Tương tư môi đỏ dạ sầu

Chưa ăn mà đã thấy say miếng trầu"

Và:


"Say nhau quan họ càng say

Nâng niu một miếng trầu này mời nhau

Đã thương đến tận vườn cau

Đã yêu xin gửi miếng trầu làm tin"
Và lúc giã bạn:

"Miếng trầu cánh phượng hồng môi

Dạt dào câu hát người ơi đừng về"

380. Văn hoá trà có ý nghĩa hoá học và nhân văn như thế nào?

Từ xa xưa, người Trung Hoa đã coi uống trà là một nghệ thuật mang đậm màu sắc văn hoá. Họ đã đúc rút kinh nghiệm, biết sử dụng triệt để các công năng của trà vào việc phòng và chống bệnh tật. Đó là các tác dụng như giải khát tiêu thực, khử đờm, sáng mắt, lợi tiểu, sảng khoái tinh thần, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, trà cũng có hiệu ứng tiêu cực nếu sử dụng không đúng cách. Ví dụ trước khi đi ngủ nếu uống trà sẽ làm cho ta khó ngủ hoặc mất ngủ. Buổi sáng ngủ dậy chưa ăn sáng đã uống trà sẽ làm bụng cồn cào. Những người bị mắc các chứng cao huyết áp nặng, bệnh tim, loét dạ dày cần phải thận trọng khi uống trà. Những người bị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, bệnh tuyến giáp thì không được uống trà. Phụ nữ mang thai không được uống trà quá đặc, quá nhiều, không được uống thuốc với trà, nhất là các loại có sắt trong thành phần. Người già không nên uống trà đặc, trẻ nhỏ không nên uống trà lạnh.

Thành phần dinh dưỡng và công hiệu của các loại trà không giống nhau. Hàm lượng vitamin C và một số chất khác trong trà xanh (trà lục) nhiều hơn nhiều so với trà đen (hồng trà), trà xanh có công hiệu cao hơn trong đề kháng bức xạ, phòng xơ cứng huyết quản, giảm mỡ máu, tăng tế bào bạch huyết, chống nhiễm khuẩn. Về mặt y học, uống trà xanh tốt hơn uống trà đen.

Gần đây người ta còn phát hiện nước trà xanh có khả năng tiêu huỷ tế bào ung thư. Allan Conney, Viện đại học New jersey (Mỹ) cho biết: Trong số chuột đã được cạo lông, tiếp xúc với tia tử ngoại (UV) với liều lượng cao trong 20 tuần. Sau đó, được xoa lên lưng một dung dịch trà xanh có chứa cafeine và gallate d'épigallocathecine (GEGC), thì so với lô chuột đối chứng chỉ có 30% bị ung thư da.

Tận dụng hết khả năng về dinh dưỡng của trà:

Ở Trung Quốc, theo tập tục, dân ở nhiều vùng không chỉ thích uống trà mà sau khi uống hết nước họ còn ăn hết cả bã trà.

Dù uống nước trà hay ăn bã trà đều rất có ích đối với cơ thể con người. Vì trong trà có chứa rất nhiều vitamin và một lượng đáng kể protein, axit béo, chất khoáng.

Uống trà về mặt khoa học không tốt bằng ăn trà. Nếu ăn, vitamin trong trà được hấp thụ tốt hơn, làm tăng khả năng hoạt động co bóp của dạ dày, đẩy nhanh tốc độ bài tiết chất cặn, làm dạ dày tiêu hoá và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Uống trà có thể bảo vệ thị lực:

Chất tím võng mạc trong mắt là do vitamin A hợp thành. Khi nhìn lâu(xem tivi hay nhìn màn hình máy vi tính) chất này bị tổn hao, nếu không bổ sung kịp thời bằng một lượng vitamin A thì sẽ làm giảm thị lực, dẫn tới chứng quáng gà. Trong trà có chứa nhiều vitamin, trong đó có vitamin A.

Y học hiện đại đã phát hiện ra nước trà có tác dụng tiêu trừ những chất phóng xạ có hại đối với cơ thể con người. Trong trà chứa những chất có khả năng hấp thụ chất phóng xạ, bảo vệ công năng tạo máu, đề kháng sự bức xạ, gia tăng bạch huyết cầu.

Những điều nên biết khi uống trà:

Trà gừng có thể trị bệnh lị; trà đường có lợi với đường ruột, trà hoa cúc làm sáng mắt, uống trà quá nóng sẽ làm bỏng ngũ tạng, uống trà sau khi ăn sẽ có tác dụng tăng sự tiêu hoá thức ăn, uống trà sau khi uống rượu có tác dụng giải rượu, uống trà buổi sáng làm tỉnh táo tinh thần; uống buổi tối sẽ khó ngủ, uống trà khi bụng đói làm rối loạn tinh thần, uống trà quá nhiều làm gầy người, vàng da, uống trà đúng cách sẽ tăng tuổi thọ.

 Trung Quốc là một quốc gia trồng chè, chế biến chè, uống trà sớm nhất thế giới. Từ khi người ta nếm các loại cây cỏ và phát hiện ra chè có tác dụng giải khát và làm hưng phấn tinh thần thì chè được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Đến đời Đường, Lục Vũ đã đem kinh nghiệm uống trà của mình viết thành một cuốn sách "Trà kinh" (kinh nghiệm uống trà).

Ngày nay trà được công nhận là đồ uống tự nhiên có lợi cho sức khoẻ của con người.

Cây chè thường trồng ở những vùng có khí hậu nóng, ẩm và được trồng theo từng vườn. Người Trung Quốc có lịch sử trồng chè hàng mấy ngàn năm, sớm nhất là vùng Tứ Xuyên sau đó đến lưu vực sông Trường Giang và sau cùng là các tỉnh vùng duyên hải.

SriLanka là quốc gia có sản lượng chè nhiều nhất trên thế giới, tiếp theo là Trung Quốc và Ấn Độ.

Ở Việt Nam chè được trồng nhiều ở các tỉnh trung du của Bắc Bộ như Phú Thọ và ở các tỉnh Nam Trung Bộ như Lầm Đồng...

 Qui trình chế biến chè:

Trà muốn ngon thì phải tự tay hái những búp non trên cây, lá già thì có thể dùng máy thu hoạch.

Búp chè qua quá trình lên men thì chuyển từ màu xanh sang đen. Trong quá trình làm trà, vì quá trình lên men khác nhau nên sản phẩm trà có chất lượng và phong vị khác nhau. Trà xanh thì không cần qua lên men. Các bước chế biến cơ bản nhất là:

- Búp chè đã hấp đưa sang làm lạnh.

- Vừa trộn vừa sấy khô trà bằng hơi nóng

- Vò trà thật kĩ cho đến khi lá chè nhỏ dài là được.

Từ những búp chè chế thành trà uống là cả một quá trình vò và sao nhiều lần.

 Các loại trà:

- Trà xanh: Là loại trà không qua quá trình lên men. Búp chè hái xong được sao nhanh qua lửa. Khi pha, trà có màu xanh nên gọi là trà xanh. Trà hương là trà xanh ướp hoa mà thành.

- Trà đen được sản xuất từ búp chè được ủ lên men, nước có màu hung đỏ, vị thơm dịu.

- Trà lipton: Búp chè sau khi sao được vò kĩ, tiếp theo cho lên men đầy đủ trong một thời gian cần thiết. Có 4 loại trà lipton là lipton táo, lipton nho, lipton cam, lipton phật thủ.

- Trà Ôlong: chỉ qua một nửa công đoạn lên men, được phân ra làm 3 loại trà có mức lên men cao, thấp hay vừa. Một loại rất đặc trưng của trà này là trà Ôlong.

 Lá chè, ngoài chất có hương (tinh dầu), chất kích thích (cafein) còn chứa một lượng đáng kể tanin (từ 6 đến 12%, có khi 20%). Chất này qua chế biến cho vị chát và hương vị đặc biệt lí thú của trà.

Các nhà khoa học cho rằng tanin ở trong trà là một phức chất, có thể qui vào catechin, leucoanthocyanin và một số hiđroxi axit.

Khi ta pha trà, các chuyển chất của tanin và tinh dầu sẽ thẩm tan ra trong nước trà làm cho nước trà có màu vàng chanh hoặc vàng nâu. Nếu gặp phải nước cứng chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ nước trà có màu vàng nâu hay đỏ nâu.

 Uống trà đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày của con người. Cùng với tiến bộ của xã hội, người ta ngày càng coi trọng nghệ thuật uống trà. Muốn uống trà ngon thì phải biết nghệ thuật pha trà.

Các loại trà khác nhau, cần dùng nước ở nhiệt độ khác nhau để pha trà.

Khi pha trà xanh nên dùng nước đã đun sôi, để nguội tới khoảng 70 - 800C là tốt nhất, còn trà đen cần nước có nhiệt độ khoảng 80 - 850C bởi vì nếu dùng nước sôi sùng sục để pha trà sẽ làm phá hoại vitamin C trong trà và làm giảm giá trị dinh dưỡng của trà. Trước tiên phải rửa sạch ấm pha trà, cho trà vào ấm, đổ nước sôi chỉ khoảng 1/3 dung lượng ấm. Để yên khoảng 5-> 10 phút rồi mới cho thêm nước vào. Làm như vậy sẽ giữ được giá trị dinh dưỡng và hương vị của trà. Pha được trà cần rót ra ngay để tránh chất tanic trong lá chè ngấm ra nước, khi uống sẽ đắng.

Phương pháp pha trà với đường:

Muốn có chén trà thơm ngon và ngọt có thể pha như sau:

Dùng một tích pha trà sạch, đổ nước sôi vào đó trước rồi cho thêm một ít đường trắng hay đường đỏ, khuấy cho tan hết rồi cho trà. Để yên khoảng 5 phút, sau đó rót ra chén ta sẽ có chén trà vừa thơm vừa ngọt. Trong trà có chứa nhiều loại kiềm thực vật, trong số đó chủ yếu là chất caphein, chất này rất dễ hoá hợp với đường glucozơ hoặc saccarozơ.

Ngày xưa các cụ thường coi: uống trà là một nghệ thuật công phu, được nâng lên thành "Trà Đạo". Ngày nay uống trà đã trở nên phổ biến khắp thế giới.

Các dân tộc vùng Châu Á thích trà với hương vị chát đậm, hậu vị ngọt dịu, có thêm mùi của các loại hoa: Sen, nhài, ngâu.. hoặc các loại thảo mộc chứa chất thơm như quế...

Các dân tộc vùng Châu Âu, Châu Mỹ lại thích uống trà có vị chát vừa phải, hậu vị ngọt, có màu nước đỏ nâu gọi là trà đen.

Để chọn ấm pha trà thì ngày xưa các cụ có câu: "Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạch Thần". Đó là tên các loại ấm pha trà của Trung Quốc có bán ở Hà Nội (thời nhà văn Nguyễn Tuân).

Khi thưởng thức hương vị của trà, theo người xưa chỉ cần uống một chén, uống đến chén thứ hai là vì khát nước quá còn chén thứ ba, thứ tư thì quả là... ngưu ẩm (uống như trâu)

 Để bảo quản trà được lâu, cần cho trà vào túi nilong sạch, hơ miệng túi qua ngọn lửa cho kín rồi bảo quản trong tủ lạnh. Làm như vậy trà sẽ giữ được nguyên mùi vị trong một năm.

381. Chè đắng là loại chè gì ?

Ở Việt Nam cây chè đắng là loại cây cổ thụ mọc hoang dã trên núi đá cao ở Cao Bằng, cây cao tới 33m, đường kính thân to từ 60 đến 120 cm. Ngoài ý nghĩa thảo dược quí hiếm, với hương thơm đặc biệt, vị đắng dịu nhưng sau ngọt mãi... đã tạo nên một nét mới của văn hoá Trà Việt mà cái thú thưởng thức cũng giống như các trà truyền thống khác.

Trong lá của cây chè đắng có tới 16 axit amin chiếm 55,92% thành phần của lá. Với 5 nhóm chất: Saponintritecpen, Flavonoi, axit hữu cơ, polyssa charid và carotenoid có trong lá chè đắng đều là những nhóm chất có nhiều tác dụng sinh học quan trọng. Công dụng của chè đắng là tăng cường miễn dịch, giảm mỡ, giảm cholesterol, điều hoà huyết áp, an thần, giải độc, giải rượu, kích thích tiêu hoá, ngủ tốt...

Hơn 2000 năm trước, người Phương Đông đã biết đến giá trị dược liệu của cây chè đắng.. Trước đây, chè đắng là một thảo dược quí hiếm dành cung tiến nhà Vua dưới nhiều triều đại. Ngày nay chè đắng đã đi vào sinh hoạt thường nhật của mọi người.



382. Văn hoá rượu có ý nghĩa hoá học và nhân văn như thế nào?

Rượu uống tên hoá học là etanol có công thức C2H5OH. Rượu trắng là dung dịch của C2H5OH trong nước với nồng độ khác nhau. Độ rượu là phần trăm thể tích của rượu trong dung dịch nước. Rượu 400 là loại rượu mà 100 ml dung dịch rượu này thì có 40ml rượu và 60ml nước. Rượu có nồng độ cao khoảng 80 0 90 gọi là cồn.

Về hoá học, rượu là dẫn xuất của hidrocacbon trong đó một hoặc nhiều nguyên tử hiđro được thay thế bằng nhóm hidroxyl (OH). Đó là khái niệm chung về rượu, nhưng chỉ có etanol mới uống được. Trên thế giới, chẳng dân tộc nào không dùng rượu, có khác chăng chỉ là khẩu vị từng vùng.

Rượu là con dao hai lưỡi, nếu dùng ít và hợp lí thì có lợi còn khi lạm dụng dẫn đến nghiện lại là kẻ thù nguy hiểm.

Về mặt y học, rượu có tính gây ngủ và an thần, ức chế thần kinh, giảm đau, nếu uống ít sẽ tăng tiết dịch vị, tăng hấp thụ, tăng nhu động ruột, ăn ngon miệng... Vì vậy sẽ là bất công và thiếu khách quan nếu chỉ hoàn toàn lên án rượu, coi rượu là kẻ thù nguy hiểm như ma tuý và thuốc lá.

Ngày xưa, các cụ có câu: “Nam vô tửu như kỳ vô phong” đã nói lên tác dụng hưng phấn của rượu. Rượu ngâm thuốc gọi là rượu thuốc dùng để chữa bệnh và tẩm bổ cơ thể.

Cái nguy hiểm là ai cũng biết uống nhiều rượu là có hại nhưng hay bị “quá chén” và dễ nghiện khi đã nghiện thì rất khó từ bỏ . Đối với một số người nó như tình yêu. Nhà thơ Tản Đà đã viết:

Say sưa nghĩ cũng hư đời



Hư thì hư thật, say thời (thì) vẫn say”

Trong các cuộc vui chúng ta nên “tửu bất khả ép” vì ngạn ngữ Nga có câu: “Khi say biển chỉ đến đầu gối” mà nghiện thì “Trời chỉ bé bằng vung”. Lý Bạch một nhà thơ lớn đời Đường ở Trung Quốc, đã quá say khi làm thơ mà nhảy xuống sông vớt ánh trăng vàng.

Tổ chức y tế Thế giới kêu gọi mọi người bỏ rượu vì quá nhiều tác hại: hàng năm tiêu tốn 50 tỷ đô la ở Mỹ; 96 tỷ mác ở Đức; 70% tai nạn xe cộ; tỷ lệ nghiện và chết cao (26% do ngộ độc cấp bởi các tạp chất độc hại như anđêhit, metanol… có trong rượu).

Thế nhưng, một số nước như Liên Xô (cũ), Cô - oet đã cấm rượu mà không thành công. Chúng ta không khuyến khích uống rượu, nhưng rượu vẫn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy cũng nên tìm hiểu về văn hoá rượu (Drrinking Culture)

Rượu có 2 loại: Loại chế từ hoa quả và loại chế từ ngũ cốc.

 Rượu chế từ hoa quả, trước tiên phải kể đến rượu nho (vang nho). Có vang trắng, vang đỏ (cho phụ nữ) vang Bordeaux, Alsace (Pháp), vang Alazan (Georgie), vang Mônđavi, vang Bungari v.v...

Loại vang sủi bọt, sâm banh mang địa danh Champagne (Pháp) đặc biệt vùng Reims, cách thủ đô Pari (Pháp) 140 km. Hãng Piper - Heidseik ở vùng này, thành lập từ 200 năm trước, có hầm rượu dài tới 16 km, thường xuyên chứa được 15 triệu chai và một bảo tàng dưới lòng đất chuyên lưu giữ các loại sâm banh của hầu hết các vùng trên Trái Đất.

Cầu kì hơn là rượu Cognac. Cogac là một địa danh cách Pari 600 km. Rượu Cognac đắt vì được làm từ loại nho đặc biệt do được chọn giống kĩ. Qua quá trình lên men chưng cất, ủ trong các thùng gỗ sồi đặc sẳn (loại sồi Limousin hoặc Troncais do nhà nước quản lí) với thời gian khá dài từ 3 đến 40 năm.

Nếu ủ trong khoảng 3 - 5, rượu có nhãn V * S *; nếu ủ trên 5 năm: nhãn VSOP; từ 25 - 35 năm: nhãn XO. Loại này được 4 hãng sản xuất: Hennesy, Martel, Remy Martin, hay Martel có giá từ vài trăm đến vài ngàn đô la. Có loại Cognac dành cho vua chúa hay tỉ phú - nhãn XO trị giá 19000 franc Pháp, hoặc 4000 USD (40 triệu đồng Việt Nam).

Ở nước ta do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không có các loại nho ngon nên dùng vang táo, mơ, mận, dâu... cũng theo nguyên tắc lên men, chưng cất nói trên và chỉ ủ trong thời gian ngắn. Ở Hà Nội có làng rượu Mơ nổi tiếng, đã tồn tại cách đây 6, 7 trăm năm ở vùng Bạch mai - Hoàng Mai - Tương mai nay là xã Hoàng Văn Thụ, Trương Định thuộc quận Hai Bà Trưng. Đó là rượu ngon nhất Hà Thành, “bất ẩm bất tri kỳ vị”.

Trong Tam Quốc, Tào Tháo và Lưu Bị đã uống rượu mơ mỗi khi bàn luận anh hùng. Vua Tấn khi đấu cờ với Chung Vô Diệm cũng dùng rượu mơ.

 Rượu chế từ ngũ cộc (tinh bột); trước hết phải kể đến rượu Whissky, tiêu biểu và thường gặp là Whissky Chivas Regal ở vùng Scotland phía Bắc nước Anh. Whisky loaị này được làm từ mạch nha với 3 loại thuần chủng: Glenlivet, Long mann và Glen Grant do một thợ chuyên nghiệp pha chế. Rượu được ủ trong thùng gỗ sồi ít nhất 12 năm. Rượu được sản xuất từ năm 1801, do hãng Chivas and Glenlivet Group thành lập từ năm 1786. Với ngót 2 thế kỉ kinh nghiệm, hãng đã cho ra thị trường một loại rượu ngon có tiếng, khoảng 430, mỗi năm 3 triệu thùng, mỗi thùng 12 chai 750 ml, ở 150 nước trên thế giới.

Sau này có hãng Seagram Spiret to hơn, bao trùm cả Whisky Bourbon, Canda và Bắc Mỹ, còn được gọi là “ông hoàng Whissky” (Prince of Whisky)

Ở Nga, Ba Lan, Đông Âu có Vodka cũng là rượu trắng, ngon nấu từ ngũ cốc. Ở Cu ba có rượu Rhum từ mía, ở Nhật có rượu Sakê từ gạo, ở Trung Quốc có rượu Mao Đài, chế từ cao lương, chưng cất và ủ trong 6 năm tại một địa danh tên là mao Đài cách Bắc Kinh 700 km. Rượu Mao Đài đã được huy chương vàng ở hội chợ Panama do Mỹ tổ chức năm 1913.

Ở Việt Nam có Lúa Mới, rượu đế (ở miền Nam). Đó đều là các loại rượu chế từ ngũ cốc, có nồng độ cao từ 40 - 600. Ở miền Bắc ngày xưa có rượu Tăm, rượu Ngang. Rượu Tăm là loại rượu mà khi lắc mạnh chai cho tăm rượu bốc mạnh lên như reo, rồi để chai đứng yên, thì tăm lặn ngay lập tức. Cất 10 lít rượu thường mới cất được một chai rượu tăm, vì thế nên mới có câu : “Giúp em một thúng xôi vò, một con lợn béo một vò rượu tăm”. Còn rượu Ngang là thứ rượu trắng mà người bán phải đựng vào bong bóng, thắt ngang lưng để che mắt các nhà thi hành pháp luật, vì ngày xưa cấm nấu rượu lậu.

Ngày nay, trong các quầy rượu ta còn gặp một thứ gọi là liquơ (liqueur). Chúng cũng được chế từ ngũ cốc (gạo, ngô, khoai, sắn...) rồi qua chưng cất công nghiệp thành rượu nặng (trên 900) sau tinh chế loại bỏ bớt chất độc (anđehit, metanol; để thu được “cồn thực phẩm” có độ cồn thấp hơn, khoảng 40 - 600 . Các cơ sở sản xuất rượu dùng loại cồn thực phẩm này pha thêm đường, màu thực phẩm và tinh dầu chanh, cam, dâu, táo...thành các loại liquơ nhẹ, ngọt mà dễ uống mà ta vẫn quen gọi là rượu mùi (rượu màu).

Ở nước ta, trong phong tục truyền thống, thờ cúng tổ tiên, ma chay, cưới hỏi đều phải có trầu và rượu, đó là những thứ không thể thiếu được, nhất là khi cưới hỏi:

Cao tay nâng chén rượu hồng



Mừng em, em sắp lấy chồng xuân nay”

383. Vì sao rượu giả có thể làm chết người?

Uống rượu giả có thể bị ngộ độc, có trường hợp mù cả mắt, thậm chí cả tử vong. Những người làm rượu giả không phải đem rượu trắng trộn thêm nước vì làm như vậy sẽ biết ngay bởi nó nhạt. Thường bọn chúng dùng rượu metylic để thay một phần rượu etylic. Loại rượu giả này rất độc.

Rượu etylic và rượu metylic có cùng họ nhưng tính chất của chúng khác nhau. Rượu etylic là chất lỏng trong suốt, mùi thơm dễ chịu, không độc. Rượu metylic có phân tử khối bé hơn, nó chính là chất lỏng trong suốt rất độc, nó có nhiều ứng dụng, nó có thể thay xăng làm nhiên liệu nhưng không dùng để pha đồ uống.

Rượu metylic rất độc đối với cơ thể người. Nó tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hoá của cơ thể gây nên sự nhiễm độc axit. Sau khi uống khoảng 8 giờ bắt đầu triệu chứng nhiễm độc axit, hôn mê, đau đầu, bất tỉnh, lo sợ, co giật, mờ mắt, nôn mửa, thị lực giảm nhanh, trường hợp nặng có thể bị mù hẳn. Nghiêm trọng hơn là mạch đập nhanh và yếu, hô hấp khó khăn cuối cùng dẫn đến tử vong.



384. Người cổ đại uống rượu có hương vị gì ?

Người cổ địa Neolitic cũng uống rượu không kém chúng ta hiện nay. Các nhà khoa học Hoa Kỳ phát hiện ra rằng dân Trung Đông đã từng say sưa ít nhất là 7000 năm trước đây, sớm hơn 2000 năm như người ta đã tưởng. Tuy nhiên những loại rượu mà người cổ đại thưởng thức lại có mùi nhựa thông.

Patrick Mc.Govern và các đồng nghiệp ở một trường đại học Phiadelphia (Hoa Kỳ) phát hiện ra lớp cặn màu vàng trong một bình gốm cổ được tìm thấy ở vùng Haji Firunz Tepe của Iran. Phân tích bằng cacbon phóng xạ người ta biết được các bình đó được làm ra vào khoảng 5400 - 5000 “trước công nguyên: Lớp cặn màu vàng là dấu hiệu của rượu nho bởi vì trong đó có viết của axit lactric. Loại axit này có nhiều trong quả nho. Ngoài ra trong lớp cặn này còn thấy cả nhựa thông là một chất phụ gia cho vào rượu thời cổ đại, chất này có tác dụng diệt vi khuẩn, tránh để rượu lên men thành giấm.

385. “Hầm" rượu lớn nhất trong vũ trụ nằm ở đâu?

Các nhà khoa học người Anh là Geof Mac Donald (nhà thiên văn Trường đại học tổng hợp ở Kent) và Tom Miller (nhà bác học và toán học ở trường Đại học tổng hợp địa phương) đã phát hiện một đám mây khổng lồ toàn rượu lơ lửng trong không gian, cách Trái Đất khoảng 10.000 năm ánh sáng (một năm ánh sáng tương đương 9500 tỷ km).

Các nhà nghiên cứu Anh đó, phối hợp với một nhóm nghiên cứu ở trường Đại học Tổng hợp Ohio (Mỹ) đã phát hiện ra rượu trong chùm sao Aigle mà ngôi sao chính là Altair.

Đám mây khổng lồ này không thấy được bằng mắt thường mà chỉ biết được nhờ vào việc phân tích các sóng vô tuyến thu nhận được qua một ăng ten ở độ cao 4000 mét trên những ngọn núi lửa đã tắt ở Mauna Kea ở Hawaii. Tỷ trọng của đám mây rất thấp: có khoảng vài ngàn phân tử C2H5OH trong một m3, trong khi tại các xưởng sản xuất bia, số lượng các phân tử C2H5OH hàng tỷ tỷ lần lớn hơn. Tuy tỉ trọng thấp nhưng đám mây lại chiếm một không gian khổng lồ, bán kính cỡ 3 năm ánh sáng.



 Giầu không là tên cây cho lá để ăn trầu (ăn giầu)



Каталог: uploads -> news -> 2014 04
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2014 04 -> Ubnd tỉnh nghệ an cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 04 -> TỔ toán tin đỀ kiểm tra học kỳ II môn tin họC 10 Thời gian làm bài 45 phút
2014 04 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập học kỳ II môn : Địa lý Lớp 7 Câu 1: Nêu sự giống và khác nhau của địa hình đại lục Bắc Mĩ và Nam Mĩ?

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương