1. Tính cấp thiết của đề tài luận án


Chuẩn bị bệnh nhân và thủ thuật



tải về 1.36 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.36 Mb.
#5085
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Chuẩn bị bệnh nhân và thủ thuật

Đo xâm nhập AoPWV chỉ kết hợp trong chụp ĐMV nên công tác

chuẩn bị này cũng chính là chuẩn bị bệnh nhân cho chụp vành.

Bệnh nhân và gia đình được giải thích về thủ thuật, cần phải có sự đồng ý của bệnh nhân hay người thân có trách nhiệm ký vào giấy cam đoan chấp nhận tiến hành thủ thuật.

Bệnh nhân nhịn ăn và đi vệ sinh trước khi tiến hành thủ thuật.

Tiến hành đo AoPWV xâm nhập

Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa thoải mái trên bàn chụp mạch, theo dõi điện tim liên tục. Một hệ 3 điện cực điện tim đồ được dán thêm trên 2 vai và dưới bụng bệnh nhân, lấy tín hiệu điện tim đồ (DI, DII) ra trên máy ghi đo lưu áp lực xâm nhập cần cho tính AoPWV. Khởi động hệ thống máy tính là Modun đi kèm máy chụp vành và phần mềm LabSystem PRO của Modun này, tiến hành nhập tên, tuổi, địa chỉ và giới tính của bệnh nhân. Nối hệ thống đo áp lực của Modun vào hệ thống đo áp lực chung trên bệnh nhân.

Vùng ĐM chọn làm đường vào (thường là ĐM đùi phải) được làm sạch, sát trùng (cả hai bên) và trải khăn vô khuẩn có chừa lỗ tại chỗ chọc. Bệnh nhân tiến hành được chụp ĐMV chọn lọc theo qui trình thông thường.



Bước 2: Trước khi kết thúc chụp ĐMV, cụ thể kết thúc chụp buồng tim bằng catheter pigtail 5F, chúng tôi rút catheter (có dây dẫn) ra khỏi buồng tim và để đầu catheter ngay vị trí sát trên van ĐMC (không chạm vào van), dùng bơm tiêm 5cc nước muối sinh lý bơm rửa vào catheter (sau rút dây dẫn) đảm bảo thuốc cản quang sạch trong lòng và không còn bóng khí giúp quá trình đo áp lực chính xác. Sau bơm rửa xong chúng tôi xoay khóa 3 cành ở đuôi catheter về vị trí nối thông hệ thống đo áp lực xâm nhập với lòng catheter để tiến hành ghi lưu kết quả áp lực xâm nhập tại gốc ĐMC lên tự động vào máy khoảng 10 nhịp bóp (cần tránh động tay vào để khỏi bị nhiễu), sau đó khóa áp lực và đo chiều dài bằng thước dây phần catheter ngoài cơ thể khi ghi áp lực tại động mạch chủ lên, đo từ tán ống đặt lòng đến đuôi catheter và ghi lại kết quả với độ chính xác đến 0,5 cm (L1) (hình 2.6).

Bước 3: Sau đo chiều dài catheter, chúng tôi tiếp tục đưa catheter về ĐM đùi chung (dưới soi kiểm tra), mở khóa đo áp lực và tiến hành ghi áp lực lại lần hai tương tự như trên tại ĐM đùi. Đo chiều dài catheter lần hai (L2) cũng tương tự như trên, nhưng cần chú ý tránh để ống đặt lòng chạy ra gây kết quả đo không chính xác. Tốc độ ghi thường là 25 mm/s như ECG thông thường (hình 2.6).

Bước 4: Sau khi đo xong, ta rút ống thông ra ngoài vừa rút ống thông vừa cho dây dẫn vào và rút cả hai ra ngoài (không để ống đặt lòng chạy theo), tiếp đó rút ống đặt lòng và ép cầm máu khoảng 7 phút. Băng ép cầm máu vị trí chọc động mạch, kết thúc quá trình chụp và đo. Bệnh nhân được theo dõi sau chụp tại phòng cấp cứu tim mạch.

Phân tích kết quả đo AoPWV xâm nhập

Vận tốc sóng mạch đoạn ĐMC lên và động mạch đùi tính theo công thức sau [64],[69]: AoPWV (m/s) = L / Dt

L là khoảng cách truyền sóng giữa hai điểm đo áp lực tại ĐMC lên và ĐM đùi, đo qua trung gian ống thông động mạch pigtail 5F khi chụp ĐMV. Khoảng này có được bằng lấy chiều dài phần catheter ngoài cơ thể khi ghi áp lực tại động mạch đùi (L2) trừ đi chiều dài phần ngoài cơ thể khi ghi áp lực tại gốc động mạch chủ lên (L1): L = L2 – L1. Các kết quả chiều dài L2, L1 đã có từ bước 3, 2 (thực tế đo chiều dài khi ghi áp lực tại ĐMC trước).

Dt thời gian chậm hơn của sóng áp lực ĐM đùi so với sóng áp lực ĐMC lên, căn cứ theo chân sóng R (hay đỉnh R) của ECG trên DII ghi đồng bộ với ghi áp lực qua Modun đi kèm hệ thống chụp mạch xoá nền Philips. Phân tích kết quả thời gian truyền sóng mạch (bằng phần mềm LabSystem PRO), chúng tôi phóng đại phần ghi áp lực xâm nhập lên tốc độ 100 mm/s trên máy để nhìn rõ chân sóng áp lực cũng như ECG và đo thời gian truyền sóng từ chân sóng R của ECG đến chân sóng áp lực bán tự động nhờ chức năng phần mềm cho ra kết qủa ms. Đo 3 bước sóng và in kết quả ra giấy, sau đó chia trung bình sẽ có kết quả của thời gian truyền sóng mạch tại một vị trí đo. Lấy thời gian truyền sóng tại đùi (T2) trừ đi thời gian truyền sóng tại gốc ĐMC (T1) ta có thời gian truyền sóng mạch từ ĐMC lên đến ĐM đùi Dt = T2 – T1. Vận tốc sóng mạch tính theo công thức ở trên [64], [69].



2.2.7. Đánh giá bất thường về hệ ĐMV theo các tiêu chuẩn

2.2.7.1. Đánh giá đoạn mạch(tổn thương)hẹp đường kính theo tỷ lệ %

Mức hẹp ĐMV được tính: Mức hẹp (%) = [(Dn- Ds)/ Dn] x 100%.

Trong đó: + Dn là đường kính đoạn mạch bình thường trước tổn thương.

+ Ds là đường kính đoạn mạch hẹp nhất [24].

Đo đường kính nhờ phân mềm Philips DICOM Viewer R1.2V1L1-SP01

2.2.7.2. Phân độ nặng tổn thương ĐMV dựa vào độ hẹp Pujadas G

+ Thành mạch biến dạng; + Độ hẹp

0: Không hẹp

1: Thành mạch không đồng đều, nhưng không hẹp khẩu kính

2: Hẹp không có ý nghĩa khi hẹp khẩu kính < 50%

3: Hẹp có ý nghĩa khi hẹp khẩu kính từ 50 - 75%

4: Hẹp khít khi hẹp khẩu kính từ 75 - 95%

5: Hẹp rất khít khi gần như toàn bộ khẩu kính từ 95 - 100% kèm ứ đọng thuốc cản quang trước chỗ hẹp.

6: Tắc hoàn toàn [14].

2.2.7.3. Phân loại tổn thương ĐMV có và không có tại vị trí phân nhánh

Tổn thương ĐMV có và không có tại nơi phân nhánh theo hướng dẫn của hệ điểm SYNTAX hội can thiêp tim mạch châu Âu 2005 (hình 2.7).

Thương tổn được xem là tổn thương tại vị trí phân nhánh thì phải nằm 1 trong 7 kiểu (A,B,C,D,E,F,G) theo hình dưới, với các điều kiện kèm theo: tổn thương ở nhánh chính và nhánh phụ phải ≥ 50%; nhánh phụ phải có đường kính lớn hơn 1 mm mới được xem xét [117].


Hình 2.7 Sơ đồ cho tổn thương nơi phân nhánh [117] .



2.2.7.4. Phân loại tổn thương ĐMV theo Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ ACC/AHA (1998) phân chia thành 3 kiểu A,B,C

K
Hình 2.8 Kiểu tổn thương ĐMV [24]
iểu A:
hẹp đồng tâm, ngắn < 10mm, không nằm trên đoạn phân nhánh, lòng mạch trơn nhẵn, không bị canxi hoá, ít gặp tắc hoàn toàn, không hẹp lỗ, không có huyết khối.

Kiểu B: hẹp lệch tâm, dài 10-20mm, lòng mạch không đồng đều, gồ ghề, đoạn gần ngoằn nghèo, hẹp nằm ở đoạn góc phân nhánh > 450; < 900 dấu hiệu canxi hoá vừa, hẹp lỗ vành, huyết khối lòng mạch.

Kiểu C: hẹp lan tỏa > 20mm, đoạn gần rất ngoằn ngoèo, canxi hoá, gập góc > 900, tuần hoàn bàng hệ, tổn thương nhiều nhánh [2], [10], [17], [24], [100].

2.2.7.5. Phân độ nặng của tổn thương ĐMV theo điểm số gensini

+ Cho điểm theo mức độ giảm khẩu kính

Giảm: 25% 1 điểm. 75% 4 điểm. 99% 16 điểm

50% 2 điểm. 90% 8 điểm. 100% 32 điểm..

+ Vị trí tổn thương ĐMV tính theo hệ số

- Thân chung: hệ số 5

- ĐMLTT: đoạn gần: hệ số 2,5; đoạn giữa: hệ số 1,5; vùng mõm: hệ số 1, nhánh chéo1: hệ số 1; nhánh chéo2: hệ số 0,5


Hình 2.9 Sơ đồ cho điểm, hệ số của Gensini [10]



- Động mạch mũ: đoạn gần: hệ số 2,5 đoạn xa: hệ số 1

Nhánh bờ: hệ số 1; nhánh sau dưới: hệ số 1; nhánh sau bên: hệ số 0,5

- Động mạch vành phải: hệ số 1

Độ nặng tổn thương = số điểm tổn thương x hệ số

Điểm Gensini của bệnh nhân là tổng số điểm Gensini của các đoạn hẹp trên mạch đồ [10].

Số lượng mạch máu bị tổn thương.

Số lượng các tổn thương có trên cả 3 ĐMV.

Số lượng các tổn thương có độ hẹp > 50% [17], [100].



2.2.7.6. Xác định vị trí tổn thương trên các nhánh ĐMV chính

Các đoạn I, II và III của ĐMLTT là tương ứng với các đoạn gần, giữa và đoạn mõm theo sơ đồ cho điểm của Gensini. Đoạn I, II và III của ĐMV phải cũng tương tự là đoạn gần, giữa và đoạn xa. Đoạn gần và xa của ĐMM cũng như thế [10].



2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học dựa theo Excel 2003

và chương trình SPSS 11.5 (Statistical Package for Social Sciences) [7].

- Đánh giá: p ≥ 0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

p  0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

p  0,01: sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê

Đối chiếu giá trị của các chỉ số giữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu sẽ được trình bày dưới dạng trung bình () và độ lệch chuẩn (SD).

- So sánh trung bình hai tổng thể và suy đoán thống kê bằng cách sử dụng T - test trên chương trình SPSS.

- Trong trường hợp so sánh trung bình của nhiều nhóm sử dụng phép kiểm định F (ANOVA). Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi khoảng tin cậy (CI ) = 95% ( p < 0,05 ).

- So sánh tỉ lệ % bằng test Chi bình phương

- Nếu tần số nhỏ hơn 5 thì bổ sung thêm kiểm định Yates. Lúc này:

2 =

- Giá trị khác biệt của hai tỷ lệ % của hai nhóm khi 2 ≥ 3,841
(p < 0,05 ).

Độ tương quan giữa các chỉ số được biểu thị bằng hệ số r và kiểm định

bằng giá trị p. Thiết lập phương trình tương quan và vẽ biểu đồ tương quan

quan bằng chương trình SPSS 11.5.

Để khảo sát sự tương quan giữa các thông số, chúng tôi tính hệ số tương quan r với khoảng tin cậy 95%. Nhận định tương quan như sau:

+ p ≥ 0,05: không tương quan,

+ p < 0,05: tương quan có ý nghĩa thống kê và mức độ còn dựa vào n.

+ p < 0,01: tương quan rất có ý nghĩa thống kê.

+ r  0,7 : tương quan rất chặt chẽ + r < 0,3 : tương quan yếu

+ 0,5 r < 0,7 : tương quan chặt chẽ + r > 0 : tương quan thuận

+ 0,3 r < 0,5 : tương quan vừa + r < 0 : tương quan nghịch

Để xác định tính độc lập của một yếu tố nguy cơ chúng tôi dùng tương quan hồi quy tuyến tính đa biến để đánh giá. Yếu tố được xác định là nguy cơ độc lập khi chỉ duy nhất nó có tương quan có p<0,05.

Lượng giá nguy cơ của một yếu tố này so với yếu tố khác chúng tôi dùng tỷ suất chênh OR với khoảng tin cậy bằng 95 % ( 95 % CI), p < 0,05 được xem là có ý nghĩa.

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NHÓM TRONG NGHIÊN CỨU

Phân tích số liệu của 202 đối tượng nghiên cứu chia theo 4 nhóm như đã nêu, chúng tôi có các kết quả sau.



3.1.1. Đặc điểm nhân trắc

Bảng 3.1: Đặc tính nhân trắc các nhóm bệnh và chứng






THA

kTHA

p

B. ĐMV (1)

kB. ĐMV (2)

B. ĐMV (3)

kB.ĐMV(4)

M/n

± SD

/%

M/n

± SD

/%

M/n

± SD

/%

M/n

±SD

/%

Tuổi

(năm)


66,07

8,87

63,17

10,57

64,88

11,3

62,66

9,02

> 0,05

Nam

giới

32/60

53,33

19/41

46,34

35/60

58,33

19/41

46,34

> 0,05

Cao

(m)


1,55

0,08

1,59

0,08

1,57

0,09

1,58

0,09

> 0,05

Nặng

(kg)


52,50

9,30

55,07

8,33

52,03

9,10

53,49

8,20

> 0,05

BMI

(kg/m2)



21,67

3,01

21,71

2,67

21,02

2,92

21,50

2,59

> 0,05

Nhóm bệnh nghiên cứu THA B.ĐMV có tuổi trung bình là 66,07 ± 8,87 tuổi. Các nhóm đối chứng còn lại lần lượt THA kB.ĐMV là 63,17 ± 10,57, kTHA B.ĐMV là 64,88 ± 11,3 và kTHA kB.ĐMV là 62,66 ± 9,02. Tuổi trung bình của các nhóm không khác nhau p>0,05.

Tỷ lệ nam giới ở nhóm THA B.ĐMV là 53,33 %, các nhóm còn lại theo tuần tự như trên lần lượt là 46,34%, 58,33% và 46,34%. Tỷ lệ nam giới không khác nhau giữa các nhóm (p> 0,05).

Các chỉ số nhân trắc khác như chiều cao (m), cân nặng (kg) và BMI (kg/m2) của các nhóm cũng tương đồng (p>0,05).




P > 0,05


Biểu đồ 3.1 Tuổi trung bình của các nhóm nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm về bilan lipid và đường máu

Bảng 3.2 Thông số sinh hóa máu của các nhóm bệnh và chứng




THA

kTHA

p


B. ĐMV (1)

kB. ĐMV (2)

B. ĐMV (3)

kB. ĐMV (4)

M

± SD

M

± SD

M

± SD

M

± SD

CT

(mmol/l)


4,84

1,20

4,88

1,15

5,19

1,29

4,93

1,18

> 0,05

TG

(mmol/l)


2,37

1,19

2,66

1,74

2,43

1,60

2,54

1,19

> 0,05

HDL-C

(mmol/l)


1,10

0,31

1,12

0,29

1,09

0,33

1,24

0,41

> 0,05

LDL-C

(mmol/l)


2,65

1,01

2,66

1,16

2,97

0,97

2,53

1,06

> 0,05

G máu

(mmol/l)


6,30

1,93

5,93

1,39

6,23

2,31

5,69

2,31

> 0,05

Nhóm bệnh THA B.ĐMV có cholesterol toàn phần trung bình là 4,84 ± 1,2 mmol/l, triglycerid trung bình là 2,37 ± 1,19 mmol/l, HDL-C trung bình là 1,10 ± 0,31 mmol/l, LDL-C trung bình là 2,65 ± 1,01 mmol/l và đường máu trung bình là 6,30 ± 1,93 mmol/l. Các thông số này so với 3 nhóm đối chứng còn lại không thấy khác nhau có ý nghĩa (p> 0,05).

3.1.3. Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ

Bảng 3.3 Tình trạng một số yếu tố nguy cơ





THA

kTHA

p


B. ĐMV (1)

kB. ĐMV(2)

B. ĐMV (3)

kB. ĐMV (4)

n/60

%

n/41

%

n/60

%

n/41

%

RLLP

52

86,67

35

85,37

50

83,33

34

82,93

> 0,05

ĐTĐ

8

13,33

3

7,32

10

16,67

4

9,76

> 0,05

Hút thuốc

22

36,67

11

26,83

20

33,33

7

17,07

> 0,05

Tĩnh tại

17

28,33

13

31,71

16

26,67

13

31,71

> 0,05

Béo phì

19

31,67

12

29,27

16

26,67

11

26,83

> 0,05

Rối loạn lipid máu (RLLP), ĐTĐ, tình trạng hút thuốc lá, tĩnh tại và béo phì không khác nhau giữa nhóm nghiên cứu THA B.ĐMV với 3 nhóm THA kB.ĐMV, kTHA B.ĐMV và kTHA kB.ĐMV còn lại (p> 0,05).



3.1.4. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng

Bảng 3.4 Tình trạng huyết áp hai nhóm THA có và không có B. ĐMV






THA B. ĐMV (1)

n= 60


THA kB. ĐMV (2)

n= 41


p


M (mmHg)

± SD

M (mmHg)

± SD

HATT

158,10

14,72

155,81

14,65

p1,2 > 0,05

HATTr

86,23

11,13

86,76

9,60

p1,2 > 0,05

HATB

114,40

13,38

113,22

11,82

p1,2 > 0,05

ALM

71,87

11,56

69,05

15,48

p1,2 > 0,05

Tình trạng huyết áp với HATT, HATTr, HATB và ALM mạch đập ở hai nhóm THA có và không có B.ĐMV là không khác nhau có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).




P > 0,05

P > 0,05

P > 0,05

P > 0,05


Biểu đồ 3.2 Tình trạng huyết áp ở nhóm THA có và không có B.ĐMV

Bảng 3.5 Tình trạng phân bố theo phân độ THA





THA

p


B. ĐMV n= 60 (1)

kB. ĐMV n= 41 (2)

Độ THA

n/ 60

%

n/ 41

%

1


38

63,33

27

65,85

p1,2 > 0,05

2


15

25,00

10

24,39

p1,2 > 0,05

3


7

11,67

4

9,76

p1,2 > 0,05

Chung

60

100,00

41

100,00




P

(các độ)


< 0,05, (p2,3>0,05)

< 0,05, (p2,3>0,05)



Phân bố bệnh theo phân độ THA 1,2,3 ở nhóm THA B.ĐMV lần lượt chiếm 63,33%, 25% và 11,67%. Ở nhóm THA kB.ĐMV cũng tương tự chiếm tỷ lệ 65,85%, 24,39% và 9,76%. Sự phân bố bệnh theo các phân độ THA này cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm trên.



P > 0,05

P > 0,05

P > 0,05


Biểu đồ 3.3 Phân độ THA ở hai nhóm THA
Bảng 3.6 Tình trạng huyết áp hai nhóm kTHA có và không có B.ĐMV





kTHA

p


B. ĐMV n= 60 (1)

kB. ĐMV n= 41 (2)

M (mmHg)

± SD

M (mmHg)

± SD

HATT

121,58

12,24

122,88

10,29

p1,2 > 0,05

HATTr

70,75

9,55

72,93

8,35

p1,2 > 0,05

HATB

88,42

11,52

89,32

9,72

p1,2 > 0,05

ALM

51,00

10,75

49,95

8,30

p1,2 > 0,05

Tình trạng HA ở hai nhóm kTHA có và không có B.ĐMV với HATT lần lướt là 121,58 ±12,24 mmHg và 122,88 ±10,29 mmHg, không khác nhau có ý nghĩa. Tương tự HATTr, HA trung bình, áp lực mạch hay HA mạch đập của hai nhóm kTHA có và không có B.ĐMV ở trên cũng không khác nhau có ý nghĩa (p> 0,05).

3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ MỨC TỔN THƯƠNG MẠCH VÀNH

3.2.1. Phân bố hệ tưới máu ĐMV ưu thế (sinh lý)

Trên tim có hai ĐMV phải, trái tưới máu nuôi dưỡng. Trong phần lớn trường hợp sự tưới máu này là không cân bằng và thường là ĐMV phải tưới máu ưu thế. Bên nào ưu thế thì ĐMLTS xuất phát từ nhánh ĐMV bên đó.



Bảng 3.7 Phân bố hệ tưới máu ĐMV ưu thế

Tưới máu ưu thế

/Nhóm bệnh

Phải (1)

Trái (2)

p


n/ 60

%

n/ 60

%

THA – B. ĐMV

48

80,00

12

20,00

p1,2 < 0,0001

kTHA- B. ĐMV

44

73,33

16

26,67

p1,2 < 0,0001

P

> 0,05

> 0,05



Cả hai nhóm bệnh cho thấy tưới máu ĐMV ưu thế phải chiếm đa số. Đặc điểm tưới máu ưu thế phải trên nhóm THA B.ĐMV chiếm 80% và kTHA B.ĐMV là 73,33%, cho thấy khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

Ngược lại tưới máu ưu thế trái chiếm tỷ lệ thấp và cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm.



Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ ưu thế tưới máu ĐMV

3.2.2. Thương tổn ở các nhánh chính ĐMV chính

Nhóm 60 bệnh nhân THA nguyên phát và kTHA có B.ĐMV trong nghiên cứu chúng tôi có tỷ lệ tổn thương ở các nhánh chính ĐMV như sau



Bảng 3.8 Tỷ lệ tổn thương các nhánh ĐMV chính




ĐMLTT

(1)


ĐM Mũ

(2)


ĐMV phải (3)

Thân chung (4)

p


n/60

%

n/60

%

n/60

%

n/60

%

THA – B.ĐMV

Nam

23

38,33

12

20,00

23

38,33

2

3,33

<0,05;

(p1,3, > 0,05)



Nữ

21

35,00

15

25,00

15

25,00

1

1,67

<0,05

(p1,2, p1,3, p2,3, > 0,05)



Tổng

44

73,33

27

45,00

38

63,33

3

5,00

<0,05

(p1,3, p2,3, > 0,05)



P (nam-nữ)

> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05




kTHA –B.ĐMV

Nam


30

50,00

9

15,00

17

28,33

2

3,33

< 0,05;

(p2,3; > 0,05)



Nữ

18

30,00

13

21,67

9

15,00

1

1,67

< 0,05;

(p1,2; p1,3;p2,3; > 0,05)



Tổng

48

80,00

22

36,67

26

43,33

3

5,00

< 0,05;

(p2,3; > 0,05)



P (nam-nữ)

< 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05




P

(THA-kTHA)



> 0,05

> 0,05

< 0,05

> 0,05




Nhóm THA B.ĐMV thương tổn ĐMLTT, ĐMV phải gần tương đương và lớn hơn ĐM mũ. Nam tỷ lệ tổn thương ĐMLTT và ĐMVp không khác nhau (p> 0,05) nhưng lớn hơn ĐM mũ (p< 0,05). Ở nữ xu thế trội trên ĐMLTT so với ĐMVp và ĐM mũ, sự trội của ĐMVp so với mũ mất đi (P> 0,05). Trên mỗi nhánh ĐMV chính tổn thương không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Trên nhóm kTHA B.ĐMV tổn thương ĐMLTT cao nhất, tiếp đến là ĐMVp và cuối là ĐMM. Ở nam có tổn thương ĐMLTT vượt hai mạch còn lại (p< 0,05). Ở nữ chưa thấy sự vượt trội (p> 0,05). ĐMLTT nam cao hơn nữ (p< 0,05), tổn thương hai ĐMV còn lại chưa khác biệt về giới (p>0,05).

Tổn thương thân chung thấp chỉ chiếm 5% trường hợp ở cả hai nhóm.

Tổn thương ĐMVp ở nhóm THA B.ĐMV cao hơn nhóm kTHA B.ĐMV (63,33% so với 43,33% p< 0,05). Nam THA có tổn thương ĐMLTT và ĐMV phải ngang nhau và vượt trội hơn ĐM mũ, còn nam kTHA vượt trội rõ ràng trong ĐMLTT so với hai mạch còn lại. Nữ của hai nhóm có ưu thế tổn thương ĐMLTT nhưng chưa ý nghĩa p>0,05.


P> 0,05

P> 0,05

P < 0,05

P> 0,05
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ mắc bệnh của các nhánh ĐMV chính

Bảng 3.9 OR tổn thương ĐMV giữa nhóm THA so với kTHA




OR

95% CI

p

ĐMLTT

0,6875

0,293 – 1,6133

> 0,05

ĐMM

1,4132

0,6803 – 2,9356

> 0,05

ĐMVp

2,2587

1,0859 – 4,6985

< 0,05

Có nguy cơ tổn thương ĐMLTT giảm và ĐMM tăng khi so sánh giữa nhóm THA với nhóm kTHA nhưng chưa có ý nghĩa (p> 0,05). Ngược lại nguy cơ tăng tổn thương ĐMV phải với tỷ suất chênh OR = 2,2587 (95% CI: 1,0859 – 4,6985), p<0,05 khi so giữa nhóm THA và kTHA có ý nghĩa.



Bảng 3.10 Tỷ lệ số nhánh chính ĐMV bị tổn thương




1 nhánh

(1)


2 nhánh

(2)


3 nhánh

(3)


Thân chung (4)

p


n/60

%

n/60

%

n/60

%

n/60

%

THA – B.ĐMV

Nam

10

16,67

16

26,67

6

10,00

2

3,33

< 0,05

(p1,2;p1,3;p1,4;p3,4> 0,05)



Nữ

9

15,00

14

23,33

5

8,33

1

1,67

< 0,05

(p1,2; p1,3; p3,4 > 0,05)



Tổng

19

31,67

30

50,00

11

18,33

3

5,00

< 0,05 ;

(p1,3> 0,05)



P (nam-nữ)

> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05




kTHA - B.ĐMV

Nam

19

31,67

12

20,00

4

6,67

2

3,33

< 0,05

(p1,2; p2,3; p3,4> 0,05)



Nữ

16

26,66

3

5,00

6

10,00

1

1,67

< 0,05

(p2,3; p2,4; p3,4> 0,05)



Tổng

35

58,33

15

25,00

10

16,67

3

5,00

< 0,05

(p2,3; p2,4; p3,4> 0,05)



P (nam-nữ)

> 0,05

< 0,05

> 0,05

> 0,05




P

(THA-kTHA)



< 0,05

< 0,05

> 0,05

> 0,05




Nhóm THA B.ĐMV tổn thương 2 nhánh chiếm tỷ lệ cao nhất 50,00% (p<0,05), tổn thương 1 nhánh hơi ưu thế hơn so với 3 nhánh (31,67% so với 18,33%, p>0,05). Trên cả hai giới xu hướng ưu thế tổn thương 2 nhánh, 1 nhánh rồi đến 3 nhánh song chưa ý nghĩa (p>0,05). Mỗi cấp độ số nhánh tổn thương theo giới chưa thấy khác biệt.

Ở nhóm kTHA B.ĐMV tổn thương 1 nhánh có tỷ lệ cao nhất (p<0,05), sau đến 2 và 3 nhánh. Nam có tỷ lệ tổn thương 1, 2 nhánh nhiều gần bằng nhau và nhiều hơn 3 nhánh. Ở nữ thì tổn thương 1 nhánh ưu thế hẳn so với 2, 3 nhánh. Trên cấp độ số nhánh bệnh thì tổn thương 2 nhánh nữ thấp hơn nam có ý nghĩa (p<0,05).

So hai nhóm bệnh ĐMV THA và kTHA: tổn thương thân chung và 3 nhánh ĐMV không khác biệt, tỷ lệ tổn thương thân chung là 5% và 3 nhánh là 18,33%, 16,67% cho cả hai ở nhóm THA và kTHA theo thứ tự. Xu hướng giảm tổn thương 1 nhánh ở nhóm THA 30% so với 58,33% nhóm kTHA (p< 0,05) và tăng tổn thương 2 nhánh ở nhóm THA 50,00% so với 25 % kTHA (p< 0,05).




P< 0,05

P> 0,05

P> 0,05

P< 0,05


Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ số nhánh chính ĐMV bị tổn thương

Bảng 3.11 OR tổn thương ĐMV giữa nhóm THA so với kTHA




Số nhánh

OR

95% CI

p

1 nhánh

0,1986

0,088 – 0,448

< 0,001

2 nhánh

3,0000

1,3848 – 6,499

< 0,01

2 nhánh

3,0211

1,4301 – 6,382

< 0,01

Tổn thương 1 nhánh ở bệnh nhân THA so với kTHA thấp hơn với tỷ suất chênh OR= 0,1986 (95% CI: 0,088 - 0,448), p< 0,001.

Tổn thương 2 nhánh nguy cơ tăng với OR= 3,000 (95% CI:1,3848 – 6,499), p< 0,01 ở bệnh nhân THA so với kTHA.

Và tổn thương nhiều nhánh (≥ 2 nhánh) tăng cao hơn với OR= 3,0211 (95% CI:1,4301 - 6,382) p< 0,01 ở nhóm THA so với kTHA.



3.2.3. Phân bố tổn thương trên các nhánh ĐMV chính

Bảng 3.12 Phân bố tổn thương trên động mạch liên thất trước




Đoạn I (1)

Đoạn II (2)

Đoạn III (3)

p


n

%

n

%

n

%

THA – B. ĐMV

(N=43 bệnh)



16

37,21

26

60,47

8

18,61

p1,2 ; p1,3 > 0,05

p2,3 < 0,05



kTHA – B. ĐMV

(N=48 bệnh)



21

43,75

29

60,42

6

12,50

p1,2 > 0,05

p1,3; p2,3 < 0,05



p

> 0,05

> 0,05

> 0,05


Phân bố tổn thương trên động mạch liên thất trước chúng tôi chỉ xét trên những cá thể có tổn thương ĐMLTT với 43 bệnh ở nhóm có THA và 48 bệnh ở nhóm kTHA. Tổn thương đoạn II có tỷ lệ cao nhất ở cả hai nhóm, 60,47% nhóm có THA và 60,42% nhóm kTHA.



Bảng 3.13 Phân bố tổn thương trên ĐM mũ




Đoạn gần (1)

Đoạn xa (2)

p


n

%

n

%

THA - B,ĐMV

(N = 27 bệnh)



9

33,33

18

66,67

1,2 < 0,05

kTHA - B,ĐMV

(N = 22 bệnh)



12

54,55

14

63,64

1,2 > 0,05

P

> 0,05

> 0,05




Phân bố tổn thương trên ĐM mũ, chúng tôi cũng chỉ xét trên những cá thể có tổn thương ĐM mũ với 27 bệnh nhóm THA và 22 bệnh kTHA. Tổn thương đoạn gần nhóm kTHA là 54,55% không khác biệt với đoạn xa 63,64% (p> 0,05). Tổn thương ĐMM nhóm THA có sự khác biệt rõ giữa đoạn gần 33,33 % so với đoạn xa 66,67% (p< 0,05).


P< 0,05

P> 0,05


Biểu đồ 3.7 Phân bố tổn thương trên ĐM mũ

Bảng 3.14 Phân bố tổn thương trên ĐMV phải




Đoạn I (1)

Đoạn II (2)

Đoạn III (3)

p


n

%

n

%

n

%

THA-B.ĐMV

(N = 38 bệnh)



11

28,95

25

65,79

6

15,79

p1,3 > 0,05

p1,2; p2,3 < 0,05



kTHA-B.ĐMV

(N = 26 bệnh)



4

15,39

21

80,77

7

26,92

p1,3 > 0,05

p1,2 ; p2,3 < 0,001



p

> 0,05

> 0,05

> 0,05



Phân bố tổn thương trên ĐMV phải chúng tôi cũng chỉ xét trên những cá thể có tổn thương ĐMV phải với 38 bệnh ở nhóm có THA và 26 bệnh ở nhóm kTHA. Tổn thương đoạn II có tỷ lệ cao nhất ở cả hai nhóm, 65,79% nhóm THA và 80,77% nhóm kTHA. Tổn thương đoạn I có xu hướng nhiều hơn đoạn III ở nhóm THA nhưng chưa có ý nghĩa với 28,95% so với 15,79% (p> 0,05). Ở nhóm kTHA xu hướng ngược lại đoạn I 15,39%, đoạn III 26,92% nhưng cũng chưa có ý nghĩa thống kê p> 0,05.

3.2.4 Phân tổn thương theo kiểu hẹp của ĐMV

3.2.4.1. Tổn thương ĐMV có và không có tại vị trí phân nhánh

Bảng 3.15 Tổn thương nơi phân nhánh và không phân nhánh của hệ ĐMV






ĐMLTT

(1)


ĐM mũ

(2)


ĐMV phải

(3)


Tổng

(4)


p

n

%

n

%

n

%

n

%

THA-B.ĐMV

Phân nhánh

43

75,44

26

81,25

36

73,47

105

76,09

> 0,05

k Phân nhánh

14

24,56

6

18,75

13

26,53

33

23,91

> 0,05

Tổng

57

100,0

32

100,0

49

100,0

138

100,0




P (phân/không)

< 0,0001

< 0,0001

< 0,0001

< 0,0001




kTHA-B.ĐMV

Phân nhánh

35

52,24

23

69,7

12

32,43

70

51,1

> 0,05;

(p2,3 < 0,05)



k Phân nhánh

32

47,76

10

30,3

25

67,57

67

48,9

> 0,05;

(p2,3 < 0,05)



Tổng

67

100,0

33

100,0

37

100,0

137

100,0




P (phân/không)

> 0,05

< 0,01

< 0,01

> 0,05




P (phân nhánh

THA-kTHA)



< 0,05

> 0,05

< 0,001

< 0,0001



Tổn thương tại nơi có và không có phân nhánh của ĐMV tính trên tất cả các tổn thương của cây ĐMV kể cả nhánh chính và phụ. Và chỉ lấy các tổn thương hẹp đường kính ≥ 50 %. Tổng tổn thương nhóm THA là 138 (không kể trên thân chung) và ở nhóm kTHA là 137 tổn thương.

THA B.ĐMV có tổn thương tại vị trí phân nhánh chiếm tỷ lệ cao 76,09% so với tại vị trí không phân nhánh 23,91% rất có ý nghĩa (p < 0,0001). Trên mỗi nhánh chính ĐMV cũng có ưu thế như vậy. Ngược lại ở kTHA B.ĐMV không thấy khác nhau về tổn thương ở nơi có và không có phân nhánh, tỷ lệ là 51,1% và 48,9% theo thứ tự cho mỗi loại (p> 0,05). Các nhánh ĐMV ở kTHA cũng có ưu thế nơi phân nhánh nhưng riêng ĐMV phải có ưu thế ngược lại với tổn thương vị trí không phân nhánh tỷ lệ cao hơn.

So sánh hai nhóm thì tổn thương nơi phân nhánh ở THA cao hơn so với kTHA theo tỷ lệ 76,09% và 51,1%, khác rất có ý nghĩa p < 0,0001. Tổn thương nơi không phân nhánh ưu thế hơn ở nhóm kTHA so với THA theo tỷ lệ 48,9% so với 23,91% với mức ý nghĩa thống kê rất cao p< 0,0001.

Tổn thương tại vị trí phân nhánh ưu thế trong nhóm THA. Còn trong nhóm kTHA chưa thấy ưu thế tổn thương tại vị trí phân nhánh.


P< 0,05

P> 0,05


Biểu đồ 3.8 Phân bố tổn thương có và không có phân nhánh.

Bảng 3.16 OR nguy cơ tổn thương nơi phân nhánh giữa có và không THA


Kiểu tổn thương

OR

95% CI

p

Phân nhánh

3,0455

1,8197 – 5,0969

< 0,0001

Không phân nhánh

0,3284

0,1962 – 0,5495

< 0,0001
Tổn thương nơi phân nhánh nhóm THA B.ĐMV cao hơn so với nhóm kTHA B.ĐMV với OR= 3,0455 (95%CI: 1,8179 – 5,0969) p < 0,0001.

Tổn thương nơi không phân nhánh thấp hơn ở nhóm B.ĐMV THA so với kTHA với OR= 0,3284 (95%CI: 0,1962 – 0,5495) p < 0,0001.



3.2.4.2. Tổn thương ĐMV theo kiểu A, B, C

Bảng 3.17 Phân tổn thương theo kiểu hẹp A, B, C




ĐMLTT (1)

ĐM mũ (2)

ĐMV phải (3)

Tổng (4)

p

n

%

n

%

n

%

n

%

THA-B.ĐMV

A

13

22,81

11

34,38

7

14,29

31

22,46

> 0,05

B

32

56,14

14

43,75

25

51,02

71

51,45

> 0,05

C

12

21,05

7

21,87

17

34,69

36

26,09

> 0,05

Tổng

57

100,0

32

100,0

49

100,0

138

100,0

> 0,05

P

PB-A,C< 0,001

>0,05

< 0,05

PB-A,C< 0,001




kTHA-B.ĐMV

A

15

22,38

7

21,21

6

16,21

28

20,43

> 0,05

B

26

38,81

16

48,49

18

48,65

60

43,80

> 0,05

C

26

38,81

10

30,30

13

35,14

49

35,77

> 0,05

Tổng

67

100,0

33

100,0

37

100,0

137

100,0

> 0,05

P

> 0,05

PB-A < 0,05

PA-B,C< 0,05

PB-A < 0,001




P

(B THA-kTHA)



> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05





tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương