1. Nguồn gốc của Marketing quốc tế : Cơ hội và thách thức Minh hoạ về Marketing : Sự phát sinh việc đa quốc tịch hoá các tập đoàn


Các tổ chức tài chính quốc tế và các ngân hàng phát triển quốc tế



tải về 4.84 Mb.
trang32/34
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích4.84 Mb.
#38478
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   34
Các tổ chức tài chính quốc tế và các ngân hàng phát triển quốc tế

Các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế đã và đang cung cấp một nguồn vốn quan trọng. Trên thế giới có các ngân hàng phát triển khu vực như Ngân hàng phát triển châu á (the Asian Development Bank), ngân hàng và quĩ phát triển châu Phi (the African Development Bank and Fund), ngân hàng phát triển vùng Caribe (the Caribbean Development Bank). Mục đích chính của những tổ chức này là giúp đỡ tài chính cho các dự án có hiệu quả về phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Ngân hàng phát triển liên Mỹ (the Inter-American Development Bank) là một ví dụ điển hình. Ngân hàng này có mục đích chính là đẩy mạnh sự phát triển kinh tế ở các nước Mỹ La tinh thành viên. Nhìn chung, cả các tổ chức của chính phủ và tư nhân đều có thể vay tiền từ những ngân hàng này cho dù các nguồn vốn với lãi suất và điều kiện ưu đãi không phải là có nhiều.

Trong số các tổ chức tài chính quốc tế, Ngân hàng thế giới (World Bank) được biết đến nhiều nhất. Trước kia WB được gọi là Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế ( the International Bank for Reconstruction and Development Bank - IBRD). WB có hai tổ chức trực thuộc. Đó là International Development Association (IDA) và International Finance Corporation (IFC). Bảng 17.6 so sánh giữa IBRD, IDA và IFC về mục tiêu, thành viên, điêu kiện được vay, các chứng nhận để được vay và các chi tiết khác. Tuy có sự khác nhau như vậy, cả ba tổ chức này đều chung mục đích cốt lõi là: thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước nghèo và các nước đang phát triển bằng cách nâng cao mức sống và năng suất lao động đến một mức mà các nước này có khả năng tự chống đỡ được.

Hình 17-6 : WB và các tổ chức của nó.






WB

IIFC

IBRD

IDA

Mục tiêu

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, cho các dự án cụ thể ở khu vực công cộng và tư nhân.

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển bằng cách giúp các nước này huy động vốn trong và ngoài nước để kích thích sự phát triển của khu vực

kinh tế tư nhân.



Thành lập

1945

1960

1956

Số thành viên (4.83)

144

131

124

Các nước được hỗ trợ

Các nước đang phát triển chứ không phải là các nước thuộc diện nghèo nhất. Một số nước được nhận cả vốn vay của IBRD và IDA.

Các nước nghèo nhất:80% tín dụng của IDA dành cho các nước có thu nhập quốc dân dưới 410$. Nhiều nước trong số này quá nghèo để có thể vay theo điều kiện của IBRD.

Tất cả các nước đang phát triển, từ những nước thuộc diện nghèo nhất cho đến những nước phát triển

Các hoạt động hỗ trợ

Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năng lượng, giáo dục, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khai thác mỏ, phát triển tài chính công ty, phát triển đô thị, cung cấp nước, xử lý rác thải, dân số, y tế và dinh dưỡng. Một số là cho vay không theo dự án bao gồm điều chỉnh cơ cấu.

Phát triển kinh tế nông nghiệp, công ty tài chính, năng lượng, phân bón, chế tạo, khai thác mỏ, các thể chế trên thị trường tiền tệ và vốn, du lịch và dịch vụ.

Các cam kết cho vay (năm 1982)

10 tỉ 330triệu USD

2 tỉ 686 triệu

USD


580 triệu USD

Đầu tư cổ phần(1982)

Không đầu tư cổ phần

32 triệu USD

Số lần cho vay(1982)

150

97

65

Điều khoản










Thời gian cho vay

15-20 năm

50 năm

7-12 năm

Thời gian ân hạn

3-5 năm

10 năm

Trung bình 3 năm

Lãi suất (1.4.1983)

10.97%

0%

Điều chỉnh theo lãi suất thị trường


Các khoản chi phí

0.75% số tiền chưa được giải ngân và lệ phí kết thúc bằng 0.25% vốn vay.

0.5% số tiền chưa được giải ngân và 0.75% số tiền đã được giải ngân.

Hàng năm chịu một khoản lệ phí 1% trên số tiền chưa được giải ngân.

Tổ chức được nhận tài trợ

Chính phủ, cơ quan của chính phủ, doanh nghiệp tư nhân mà được chính phủ bảo đảm.

Chính phủ nhưng chính phủ có thể cho các tổ chức của chính phủ hay tư nhân vay lại.

Các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức của chính phủ phục vụ khu vực kinh tế tư nhân

Sự bảo đảm của CP

Cần thiết

Không được chấp nhận và không được tìm kiếm

Cách chính để huy động vốn

Vay mượn trên thị trường vốn của thế giới

Các khoản cho vay từ các chính phủ

Các nước thành viên cho vay

Các nguồn vốn chính

Thị trường tài chính ở Mỹ. Đức, Nhật và Thuỵ Sỹ

Chính phủ Mỹ, Nhật, Đức, Pháp và các nước OECD

Vay mượn từ IBRD

Để thực hiện mục tiêu chung này, WB, IDA và IFC có ba chức năng chung là cho vay vốn, đưa ra các lời khuyên và kinh nghiệm và dóng vai trò là chất xúc tác để thúc đẩy sự đầu tư vào các nước đang phát triển. Trong quá trình này, các nguồn lực tài chính được chuyển từ những nước phát triển sang các nước đang phát triển. Nhờ sự giúp đỡ này, các nước đang phát triển hy vọng sẽ phát triển đến một trình độ mà họ có thể quay lại đóng góp vào sự phát triển của các nước kém phát triển hơn. Nhật Bản là một ví dụ điển hình vì nước này đã hoàn thành đúng một chu kỳ như vậy. Từ một nước phải đi vay, giờ đây, Nhật Bản đã trở thành nhà tài trợ chính. Hàn Quốc thì đang đi theo con đường tương tự như của Nhật Bản gần 25 năm về trước.

Ngân hàng thế giới (WB)

WB có chủ sở hữu là chính phủ của 146 quốc gia thành viên, những nước đã đăng ký đóng góp vốn cho WB. Antigua, Barbuda và Malta là những thành viên mới nhất vào năm 1983. Chỉ những nước là thành viên của IMF mới có đủ điều kiện trở thành thành viên của WB. Hoa Kỳ là quốc gia nắm giữ cổ phần lớn nhất trong WB với 22.4% vốn dăng ký và 20.6% quyền biểu quyết. Vì vậy, theo thông lệ, chủ tịch WB là người Mỹ. Các thành viên của WB khá trái ngược nhau về đặc điểm : Đó là Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, hay là Vanuata chỉ có hơn 100 000 dân; đó là các Tiểu vương quốc ả Rập thống nhất (UAE) với thu nhập bình quân đầu người một năm là hơn 30 000 $/năm, hay là Bhutan chỉ có 180$/người/năm.

Các khoản vốn của IBRD có được nhờ vay từ các thị trương tài chính ở Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và Trung Đông. Quá trình này không giống như một công ty tư nhân có được các khoản tiền trả nợ nhờ bán chứng khoán. Những khoản vốn chỉ dành cho những nước đi vay có uy tín về tín dụng, phần lớn là các dự án có lợi nhuận kinh tế cao. Các phán quyết của ngân hàng chỉ dựa trên những yếu tố kinh tế chứ không phải là chính trị. Vì vậy, WB sẽ không ủng hộ các mục đích chính trị hay quân sự. Theo một khía cạnh nào đó, sự giúp đỡ về tài chính sẽ không bị hạn chế để mua sắm hàng hoá và dịch vụ từ bất kỳ một nước thành viên nào cùng như từ các nước không phải là thành viên như Thuỵ Sỹ chẳng hạn.

Các khoản vay từ IBRD thường có thời hạn từ 20-30 năm và thời gian ân hạn từ 3-5 năm. Mỗi khoản vay phải được bảo đảm bởi chính phủ của nước đi vay. Lãi suất của IBRD phu thuộc vào phí tổn để IBRD huy động vốn ở trên thị trường tiền tệ. Đối với những khoản vay trước tháng 7-1982, lãi suất là cố định trong suốt thời gian đi vay. Nhưng sau tháng 7-1982, lãi suất biến động thường xuyên khiến cho việc điều chỉnh lãi suất cố định ở những khoản vay mới không thể kiểm soát được những tác động ngược chiều.

Vào năm 1982, một cơ chế cho vay mới với lãi suất thay đổi theo sự góp vốn chung đã được tạo ra nhằm tránh cho WB phải chịu quá nhiều rủi ro về lãi suất. Khoản tiền trả lãi suất sẽ được điều chỉnh tăng hoặc giảm sáu tháng một lần cho phù hợp với các chi phí. Vào đầu năm 1983, lãi suất trung bình cho các khoản vay mới là 11%. Do cơ chế này mà chi phí đi vay biến động nên các ngân hàng phải tìm một điểm mà ở đó có sợ cân bằng giữa tính bất thường của lãi suất và các mục tiêu của ngân hàng. Trong mọi trường hợp, sự biến động của lãi suất là điều không tránh khỏi cho dù WB có cố gắng tạo ra các chính sách để làm giảm ảnh hưởng của các biến động này.

Trong quá trình đi vay, các nước đi vay phải trải qua chu kỳ của dự án. Các ngân hàng có trách nhiệm giúp đỡ các nước đi vay chuẩn bị và thực thi dự án trong khuôn khổ mục tiêu đã được thoả thuận. Vì vậy, nó tạo ra mối quan hệ dài hạn giữa ngân hàng và nước đi vay. Ngân hàng quản lý quá trình dự án cũng như chất lượng của các khoản vay bằng việc tham gia vào tất cả các bước cần thiết trong dự án. Các bước cần được tiến hành tuần tự và ở bước cuối cùng, các ý tưởng mới và các dự án mới sẽ lại tạo một chu kỳ dự án mới.

Có tất cả sáu bước trong một chu kỳ dự án.

- Bước 1: Identification : Sắp xếp các dự án của các chính phủ theo thứ tự ưu tiên với tiêu chí đánh giá như sự phát triển kinh tế, đặc điểm của ngành, uy tín của chính phủ.

- Bước 2 : Preparation : Dự án phải được lập sao cho các tiêu chí về kỹ thuật, tổ chức, quản lý, kinh tế, tài chính có thể được so sánh với các dự án khác.

- Bươc 3 : Appraisal : Đây là bước xem xét lại tất cả các khía cạnh của dự án để đạt hiệu quả kinh tế cao và sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm. Dựa trên các kết quả đạt được người ta đưa ra các tiêu chuẩn và điều kiện để thu được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất có thể được.

- Bước 4 : Negotiations và Approval : Ngân hàng và nước đi vay cố gắng giải quyết các vấn đề mấu chốt để đảm bảo sự thành công của dự án. Kết quả cuối cùng là một hợp đồng có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý trong đó nêu rõ mục tiêu, các bước thực hiện, các điều kiện bắt buộc của dự án.

- Bước 5 : Implementation và Supervision : Nước đi vay có trách nhiệm thực hiện dự án còn ngân hàng phải giám sát dự án bằng việc theo dõi công việc hiện tại và quản lý việc chi tiền của dự án, điển hình là cứ sau một giai đoạn từ 6 đến 7 năm.

- Bước 6 : Evaluation : Việc kiểm toán được tiến hành độc lập qua phòng đánh giá hoạt động (Operation Evaluation Department) để đưa ra các thông tin đánh giá cần thiết cho các dự án trong tương lai.

International Development Association (IDA)

Do các nước rất nghèo có nhiều khó khăn khi vay vốn theo điều kiện của IBRD mà IDA ra đời để giúp đỡ riêng những nước nghèo này. Đến tháng 7-1984, IDA đã có 131 nước thành viên còn Bồ Đào Nha và Mozambique thì đang trong giai đoạn chờ đợi. Bảng 17-1 cung cấp thông tin về đóng góp của nước giàu cho IDA. Theo qui định, một nước rất nghèo là nước có thu nhập quốc dân bình quân đầu người dưới 795 USD (theo thời giá năm 1981). Như vậy, có khoảng 50 nước nằm trong nhóm này. Thực tế, các khoản vốn của IDA chỉ dành cho các nước mà thu nhập quốc dân thấp hơn một nửa so với mức 795 USD và hầu hết các nước này ở Nam Sahara và Nam á. Tuy là những nước rất nghèo song những nước này vẫn phải có đầy đủ các điều kiện như nền kinh tế, tài chính có hiệu quả, chính trị ổn định để nhận các nguồn vốn của IDA.

WB thì tạo vốn còn IDA cung cấp tín dụng. Các khoản tín dụng này chỉ được trao cho chính phủ cho dù các chính phủ này lại cho các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước vay lại. Thời hạn của tín dụng là 50 năm với 10 năm ân hạn trước khi bắt đầu trả gốc. Các tín dụng của IDA không có lãi suất nhưng theo cam kết hàng năm các nước đi vay phải trả 0,5% phần vốn vay chưa được giải ngân và 0,75% phần vốn đã được giải ngân. Các khoản tiền này được dùng để phục vụ cho quản lý điều hành chương trình.

International Finance Corporation (IFC).

IDA và WB có chung đội ngũ nhân viên còn IFC lại có những người làm việc cho riêng mình. Mặt khác, IFC có các mối quan hệ mật thiết với các nhà đầu tư tư nhân. Để có thể cung cấp được các dịch vụ chuyển nợ, bảo hiểm, dự phòng, IFC đầu tư vào các công ty thương mại ở các nước đang phát triển và IFC có khả năng nắm giữ cổ phần. Bằng cách này, IFC giúp đỡ các ngành kinh doanh mà đối với ngân hàng là không khả thi. Khi Gambia trở thành thành viên của IFC thì tổng số thành viên là 125.

Chức năng chính của IFC là hỗ trợ sự phát triển kinh tế ở các nước chậm phát triển bằng cách đẩy nhanh tăng trưởng ở khu vực kinh tế tư nhân và huy động vốn trong nước và vốn nước ngoài cho mục tiêu này. IFC cung cấp tư vấn về tài chính, pháp luật, kỹ thuật cũng như tạo sự tin cậy giữa các bên. Vai trò đặc biệt của IFC là huy động các nguồn vốn bằng các điều kiện thương mại cho các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Tuy nhiên, IFC sẽ không cho vay nếu các tổ chức khác cũng cấp vốn với điều kiện ưu đãi cho các nước này. Điều kiện để được nhận nguồn vốn này là tỷ lệ có việc làm phải tăng, kỹ năng lao động phải được cải thiện, năng suất lao động cũng phải được nâng cao.


Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Trong thời kì cuộc đại khủng hoảng những năm 30, rất nhiều quốc gia đã phải dùng đến chính sách phá giá đồng tiền quyết liệt và hạn chế buôn bán nhằm tạo lập một khoản thu nhập trong nước, điều này đã khiến cho mậu dịch giảm đi và tạo được nhiều công ăn việc làm. Mối lo lắng về những chính sách đối địch này đã mở đường cho cuộc hội thảo Breton Woods được tổ chức từ ngày 1 dến ngày 22 tháng 7 năm 1944, thu hút đại biểu từ 44 quốc gia. Và chính tại đây, quỹ tiền tệ IMF đã ra đời vào ngày 27 tháng 12 năm 1945 với phương châm lập nên 1 hệ thống tiền tệ công khai và ổn định.

Quỹ tiền tệ IMF là một quỹ tiền tệ với mục đích phi chính trị, hợp tác liên chính phủ và cũng là một hiệp hội tài chính. Với tư cách là một tổ chức tiền tệ đa nguyên, các hoạt động của IMF rất đa dạng, bao gồm các mục tiêu tài chính, điều tiết, và quảng cáo. IMF hoạt động như một khởi điểm nhằm hỗ trợ và điều chỉnh cán cân thanh toán của các thành viên, như nguồn gốc tạo ra tính lỏng của đồng tiền trên thị trường, mặt khác IMF như kho dự trữ và trung gian cho các thành viên và đựơc uỷ thác hoặc là một chất xúc tác. Việc sử dụng các nguồn lực của IMF dựa trên nhu cầu về cán cân thanh toán hoặc chính sách công bằng và không phân biệt đối xử của các thành viên..?

Theo hiến chương của IMF (các điều khoản đã được thông qua), có 6 mục tiêu đựơc quy định như sau:



  1. Xúc tiến hợp tác quốc tế giữa các thành viên về các vấn đề tiền tệ quốc tế.

  2. Nhanh chóng đưa sự tăng trửơng của thương mại quốc tế cân bằng, góp phần nâng cao tỉ lệ việc làm, thu nhập thực tế và năng suất lao động.

  3. Duy trì ổn định tỉ giá hối đoái và những thoả thuận về tỉ giá hối đoái đồng thời tránh các phá giá tiền tệ mạnh mẽ.

  4. Xúc tiến hệ thống trả tiền và chuyển khoản đa phương đồng thời loại bỏ các biện pháp hạn chế trao đổi.

  5. Xây dựng các nguồn lực tài chính sẵn có cho các thành viên

  6. Tìm biện pháp giảm thiểu hoặc trả cho những khoản không cân đối.

Thẻ hội viên của IMF mở rộng cho bất kì quốc gia nào chủ động trong các quan hệ ngoại giao của chính mình, sẵn sàng và có khả năng đảm bảo những nghĩa vụ của một hội viên. Mỗi thành viên sẽ có một hạn ngạch trên cơ sở phần đóng góp vào quỹ. Chỉ tiêu hạn ngạch này cho biết số cử tri của thành viên này và cũng cho biết các nguồn lực tài chính của IMF. IMF tuyển lựa ra một tập hợp những cử tri quan trọng, tập hợp này sẽ bao gồm cả những thành phần chủ chốt và cả những thành phần linh hoạt. Với mục tiêu bình đẳng cao nhất giữa các quốc gia, mỗi thành viên có 250 phiếu bầu cơ bản. Sự phân phối linh hoạt cũng được sử dụng để thu hút các thành viên giữ vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế và giao dịch quốc tế lớn hơn cũng như tính toán sự khác biệt về phần đóng góp, kết quả mỗi lá phiếu cho từng bộ phận của từng thành viên tương đương với chỉ tiêu 100.000 SDR . Cuối tháng 11 năm 1984, IMF đã có tới 148 thành viên với lượng ghế lên tới 930.018. Trong đó, Mỹ chiếm 179.433 ghế hay 19% tổng lượng ghế. Bảng 17-2 sẽ cung cấp chi tiết về hạn ngạch và số phiếu của từng quốc gia thành viên.
SDR

Trước đây, vàng và trao đổi quốc tế là nguồn tài sản dự trữ chủ yếu. Theo 1 số nhận định, tỷ giá của mỗi loại tài sản nay tăng ko ảnh hưởng tới việc giữ vững thương mại và tạo đầy đủ công ăn việc làm của mỗi nước. Hơn nữa, việc các nước dự trữ tiền tệ lâm vào tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán sẽ làm giảm sự tin tưởng vào các đồng tiền được dùng để dự trữ. Nhằm giải toả e ngại này, Văn bản sửa đổi đầu tiên của Những điều khoản thoả thuận đã ra đời và đi vào hiệu lực bắt đầu từ ngày 28/7/1969, và cũng từ đó SDR đã ra đời.

SDR là 1 loại tài sản dự trữ mới do IMF đưa ra. Nó là một loại tài khoản dự trữ hỗn hợp (riduciary) bổ sung cho những loại tài sản dự trữ hiện hành. Cụ thể, đây là 1 đơn vị tính toán mà mệnh giá sẽ cho biết giá trị tài sản. Ban đầu nó được thể hiện thông qua vàng: 35 SDR tương đương với 1/5 ounsơ vàng. Từ giữa năm 1975 đến cuối 1980, chỉ tiêu SDR chiếm vị trí quan trọng trong nhóm 16 đồng tiền và được công bố hàng ngày, tương ứng với số thị phần tương đối của mỗi thành viên ban hành từng loại đồng tiền này trong xuất khẩu thế giới. Được đưa ra nhằm bảo đảm an toàn cho thương mại và tài chính của đồng $, người ta đã ấn định mức độ so với đồng $ là 33%.

Để đơn giản hoá, đầu năm 1981, số lượng đồng tiền định giá trong nhóm trên đã giảm xuống chỉ còn đồng tiền của 5 quốc gia đứng đầu về thị phần xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của thế giới. Trong đó, đồng $ chiếm 42%, đồng Mác Đức chiếm 19%, 13% cho đồng yên Nhật hoặc đồng Frans, đồng bảng Anh.Tỉ lệ này cân đối với đơnvị của từng đồng tiền. Vì vậy, giá trị của đồng tiền SDR được xác định thông qua tính toán giá trị của đồng $ so với cá đồng tiền khác như sau: the amount of U.S dollar is 0,54; following by 0,46 of the deustche mark, 0,74 of French franc,34 of Japanese yen, and 0,071 of the British pound. Vàng dự trữ vẫn được định giá cơ bản: trong đó 1 SDR tưông ứng với 0,888671 gram vàng.

Thuật ngữ Special drawing right- quyền rút vốn đặc biệt một phần nhấn mạnh sự tương đồng giữa nó với quyền rút vốn của các thành viên trong Tài khoản nguồn lực chung GRA, trong khi đó chữ đặc biệt thể hiện ý niệm về sự độc nhất của SDR và sự khác biệt đối với các quyền rút vốn hiện hành khác của IMF. Với triển vọng quan trọng của mình, SDR là loại tài khoản dự trữ đầu tiên tính lãi được sự nhất trí của quốc tế. Khác với những đồng tiền được tiêu dùng khác, giá trị của SDR bắt nguồn từ cam kết của các thành viên tình nguyện chấp nhận và sử dụng nhiều hơn so với bất kì loại tài sản hiện thực nào khác. SDR đã dược cấp cho các thành viên từ năm 1970 với tỉ lệ tương ứng với hạn ngạch của họ.

Chức năng

Là một trong những tổ chức liên chính phủ, IMF là tổ chức duy nhất bao gồm cả 3 chức năng điều tiết, cố vấn, tài chính.

Số phiếu bầu phụ thuộc vào những vấn đề nhất định liên quan đến việc sử dụng nguồn lực của Quỹ trong khu hành chính chung.

Các con số trên có thể khác với tính toán về tỉ lệ phần trăm của các nước riêng lẻ chính vì do chu kì.

Nguồn thu thập: IMF- sự lớn mạnh, cách tổ chức và các hoạt động

pamphlet series no 37 Washington D.C về IMF,1984) 66-70. Tái bản đã được IMF cho phép.



Chức năng điều tiết:

Với mục đích tránh những sự len xuống bất thường và tính cứng nhắc của sự chênh lệch, Quỹ IMF đã ban hành 1 bộ luật về quan lí đối với các chính sách tỉ giá hối đoái và những hạn chế trong thanh toán. Bằng việc gây ảnh hưởng tới tình hình của một số thnàh viên, IMF phải tiến hành giám sát kiên quyết đối với các chính sách của các thành viên. Vơi mục đích này, Quỹ đã thông qua 3 quy tắc đã được giả thích rõ ràng trong tài liệu Giám sát các chính sách về tỉ giá hối đoái, trong đó hướng dẫn các thành viên quản lí và chỉ rõ những quyền và nghĩa vụ của họ. Trươc hết, các thành viên có nghĩa vụ kiềm chế ko được thao túng tỉ giá hối đoái nhằm đạt được các lợi thế cạnh tranh ko đẹp. Tiếp theo, khi cần các thành viên phải can thiệp ngăn chặn những tình trạn lộn xộn có thể phá vỡ những thay đổi ngắn hạn về tỉ giá hối đoái của đồng tiền của họ. Cuối cùng nhưng cũng ko kem phần quan trọng là, các thành viên nên chú ý đến quyền lợi của các thành viên khác khi có những chính sách can thiệp.

Nhắm có được những kết quả tốt đẹp hơn tỏng việc thay đổi thế giới tài chính, IMF đã kết hợp chặt chẽ những cải cách cần thiết trong Văn bản sửa đổi thư hai đối với các cam kết có hiệu lực từ ngày 1.4.1978. Sự sửa đổi này đã pháp định hoá một số các bước trao đổi hiện hành đồng thời hạn chế những bước khác. Mỗi thành viên được tự do thông qua một sự cải biên về trao đổi đã lựa chọn nhưng phải khai báo với IMF ngay lập tức khi thay đổi sự cải biên này. Mỗi thành viên có thể ổn định tỉ giá đồng tiền của mình đối với các đồng tiền khác, hoặc với đồng SDR hoặc 1 số những hỗn hợp khác trừ vàng. Giá chính thức của vàng được bãi bỏ đồng thời vai trò như một phưông tiện thanh toán bắt buộc của vàng trong trao đổi giữa Quỹ và các thành viên của nó cũng tạm huỷ bỏ.

Chức năng cố vấn

Một số lớn các nước gặp bất lợi trong nỗ lực nhằm xây dựng các chương trình về trao đổi quốc tế phù hợp do sự khan hiếm về những dữ liẹu thống kê có tính thực tiễn và những chuyên gia có khả năng phân tích về kinh tế và quản lí. Đây chính là các thành viên mà IMF giúp đõ. Theo bản chất từng công việc, IMF đã đưa ra rất nhiều kiến thức thực tiễn về thống kê, phân tích, chính sách đối với cán cân thanh toán,và cả những lĩnh vực liên quan.những nghiên cứu về các lĩnh vực này của IMF sẽ có tác dụng rất lớn trong việc đưa ra những lời khuyên..

IMF có thể giúp đỡ các thành viên của mình thông qua xây dựng các chương trình được hỗ trợ bởi các nguồn lực tài chính bàng it nhất 3 cách. Thứ nhất, cung cấp các phương pháp đào tạo về xử lí các tài liệu thống kê, về hệ thống và thực hiện các chính sách liên quan tới cán cân thanh toán. Thứ hai, tiến hành các hoạt động hõ trợ về kĩ thuật đối với các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, và chính sách cán cân thanh toán : ngân hàng, các hệ thống trao đổi về thương mại, tài chính của chính phủ, và thống kê cũng như các thông tin khác. Cuối cùng, Quỹ sẽ cung cấp rất nhiều tài liệu đã xuất bản trong đó một mặt mô tả và giải thích sự phát triển của nền kinh tế thế giới và của IMF; mặt khác, mô tả và giải thích các nghiên cứu mang tính lí thuyết về đạo đức và chiến lược kinh doanh. Thông qua giúp đõ các thành viên theo ba cách trên, IMF cố vấn cho các nước thành viên về kiến thức căn bản thông thường, đồng thời cũng là một diễn đàn để các thành viên có thể giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề về tiền tệ quốc tế.


Каталог: contents
contents -> Th ng t­ liªn tÞch
contents -> Sau khi nghiên cứu điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức của (2), tôi thấy có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tuyển
contents -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh sơn la số: 77/nq-hđnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Của Thủ tướng Chính phủ số 120/2008/QĐ-ttg ngày 29/8/2008 Về việc quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với hiv, bị nhiễm hiv do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
contents -> Số: 287/QĐ-btnmt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Bé y tÕ Sè: 1369/ byt-q§ Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
contents -> Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
contents -> Quy đỊnh việc xử phạT VI phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚC; thực hành tiết kiệM, chống lãng phí; DỰ trữ quốc gia
contents -> Ch­¬ng tr×nh häc bæng cña c ng ty Human Resorcia dµnh cho sinh viªn ngµnh kü thuËt Th ng b¸o vÒ kÕ ho¹ch pháng vÊn, trao häc bæng vµ khai gi¶ng líp häc tiÕng NhËt
contents -> ĐỊnh hưỚng nghiên cứu khoa học cho chưƠng trình phòNG, chống hiv/aids giai đOẠN 2016 -2020

tải về 4.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương