1. Nguồn gốc của Marketing quốc tế : Cơ hội và thách thức Minh hoạ về Marketing : Sự phát sinh việc đa quốc tịch hoá các tập đoàn


Bảng 16 - 1: Giá mua bán xe hơi và chi phí bảo quản



tải về 4.84 Mb.
trang31/34
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích4.84 Mb.
#38478
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   34

Bảng 16 - 1: Giá mua bán xe hơi và chi phí bảo quản
Đơn vị tính: Đô la




Medium-Priced Automobile

Price1

Taxes2

Checkup3

Abu Dhabi

Mazda 929 L

7.600

-

59

Amsterciam

Opel Ascona 1.6 SIS

6.900

157

43

Athens

Datsun Sunny 1.5 S GL

12.500

299

20

Bangkos

Tovota 1600 GL

13.400

58

6




Renault 9 Secan

12.300

152

54

Bombay

Ambassador

6.700

37

12

Brussels

Renault 11 GTX 1700

5.500

84

24

Buenos Arres

Renault 11 GTX 1600

11.500

287

119

Cairo

Fiat 127

5.800

31

18

Caracas

Ford Del Rev

5.500

14

24

Chicago

Chervolet Cavalier

9.200

98

63

Copenhagen

Ford Sierra 1.6

11.100

133

69

Dublin

Ford Sierra 1600 L

10.100

159

41

Dusseldorf

VW Golf CL 1600

5.600

75

37

Geneva

VW Golf GL 1600

6.400

-

65

Helsinkf

Saab 900 D

17.200

-

56

Hong Kong

Honda Accord 1800

13.500

471

69

Housion

Oidsmobile Fiena (1.8.1)

8.600

51

40

Istanbul

Renault 12 TS

5.700

5

11

Iakaru

Corona GL

14.800

247

5

Jeddan

Datsun Nissan 240 L

7.400

17

120

Johannesburg

Opel Rekord GL

8.000

36

35

Kuala Lumpur

Honda Civic

9.700

294

21

Lagos

Peugeo 504 GR

14.500

52

60

Lisbon

Nissan Sunnv 1.5

8.600

19

25

London

Ausun Rover Montezo 1.6

7.300

109

85

Los Angeies

Chevroier Cavalier

7.500

156

120

Luxembourg

VW Golf 1600 C

4.900

43

30

Lạm phát thường là nguyên nhân căn bản của quản lý giá cả, lạm phát ảnh hưởng đến phúc lợi công cộng và kích thích công nhân đòi lương cao hơn. Để bảo vệ người tiêu dùng và góp phần quản lý lạm phát, Hi Lạp đã lạm dụng việc quản lý giá với một lượng lớn hàng hoá và dịch vụ thiết yếu. Việc quản lý này tiến hành dưới hai hình thức hoặc là giá lớn nhất được phép bán, hoặc là số dư lợi nhuận lớn nhất được phép. Mêhico cũng đưa ra mức giá có sự quản lý và bao cấp cho loại bánh bắp (bánh làm bằng bột ngô), loại bánh thường dùng của người Mêhicô. Giá cả loại hàng này dò có tăng lên cũng không phản ánh chi phí thực tế của việc sản xuất và marketing bánh bắp.

Bảng 16 - 1 (TT): Giá mua bán xe hơi và chi phí bảo quản
Đơn vị tính: Đô la




Medium- d Automobile

Price1

Taxes2

Checkup3

Madrid

PriceRenault 18 GTS

7.600

55

52

Manama (Braxin)

Mazda 323 Hatchback

6.600

43

14

Manila

Viz Laser 1.3 Sedan

7.600

47

15

Mexico City

VW Atianu

11.100

57

80

Milan

Fiat Regara

8.300

45

48

Montreal

Ponuac Sunbird

7.300

105

29

New York

Chevroler Cavaiter

7.600

36

140

Osic

Ford Escon 1600

10.700

85

91

Panama

Tovota Cronz

9.200

32

45

Paris

Renault 18 GTL

6.900

48

20

Rio de janeiro

VW Vovage S 1600

5.800

187

32

Sao Faulo

VW Vovage 1600 Sedan

6.600

81

16

Seoul

Pony Excel 1500

6.000

359

51

Singapore

Honda Accord 1600

21.000

572

36

Stockhol,

Volvo 200 DL

8.400

94

54

Sydney

Ford Lazer

7.100

205

58

Tel Aviy

Ford Sierra 1600

19.600

87

35

Tokyo

Tovota Crona 1800 GX

5.600

236

38

Toronto

Buick Skviark Custom

9.000

35

18

Vienna

VW Golf CL 1600

6.900

100

37

Zuncry

VW Golf CL 1600

6.100

127

68

(1) Xe hơi mức giá trung bình giá thuế kiểm tra.

(2) Gồm phí xin giấy phép mỗi năm hoặc phí đăng ký hàng năm.

(3) Chi phí hoạt động bình thường (không gồm giá phụ tùng nếu cần, phí trả cho lượng xăng tiêu thụ) cho 15.000 lilomet ( 9000 dặm).

(4) Không thuế.



Nguồn: Prices and Earrungs aronnd we globe, xuất bản 1985 (Ngân hàng Quốc gia của Thụy Sĩ 1985).

Để quản lý lạm phát ở Itsaren, Braxin, Achentina, mỗi nước dùng một bảng tỉ giá hối đoái (thông qua hệ thống crawling peg) và bảng lương (kết hợp lương với mức tăng giá trước). Ví dụ, Braxin đã điều chỉnh tỉ giá hối đoái hàng ngày. Thay vì kiềm chế lạm phát, bảng này sẽ vẫn được duy trì. Để ngăn cản việc căn bệnh lạm phát mãn tính nghiêm trọng, trở thành siêu lạm phát, cả ba nước này tiếp tục chương trình ổn định kinh tế dựa trên việc kết hợp các phương pháp chính thống (như giảm giá đồng tiền chính sách tài chính, tiền tệ thất chặt, và bảng tỉ giá một phần với những cải tiến hoặc các biện pháp không chính thống (như cải cách tiền tệ, quản lý lương và giá, cố định tỉ giá hối đoái) Braxin đã thay thế đồng tiền cũ bằng đồng tiền Cruzado và Achentina cùng làm tương tự với đồng Austral. Chương trình này dường như mới bắt đầu, nhưng hiệu quả của nó sau này thì cần phải xem xét.

Việc quản lý giá thường được thực hiện ở các nước theo hệ thống XHCN, những nước mà nhà nước có kế hoạch, như Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Hệ thống giá nước này gây ra hoạt động của thị trường méo mó. Chính phủ chủ động giữ giá than và các nguyên liệu thô thấp trong khi định giá một số mặt hàng trên mức giá tri thị trường thực tế. Trong một số trường hợp, sản xuất nhà máy bị eo hẹp giữa giá nguyên liệu đầu vào cao do chính phủ tạo ra và giá đầu ra thấp. Kết quả là, nhà máy chọn cách ngừng sản xuất các hàng giá rẻ sử dụng hàng ngày vì số dư lợi nhuận thấp. Sự bóp méo giá cả này khuyến khích một số nhà máy sản xuất những mặt hàng giá cao như máy giặt, đồng hồ, máy may và xe đạp mặc dù những hàng này quá đắt đối với người tiêu dùng và vì thế chúng ứ trong các kho mà vốn đã đầy những hàng này để bày bán. Do đó, các nhà máy quản lý tồi có thể có một lợi nhuận lớn ít ra là trên giấy bởi vì sự bóp méo giá cả mà sự bóp méo này tồn tại giữa lợi nhuận thúc đẩy và giá kế hoạch chủ yếu.

Trong một sự cố gắng để giải quyết vấn đề, Trung Quốc đã thử nghiệm phương pháp trao quyền thị trường tự do, biện pháp này nhấn mạnh: thúc đẩy nguồn tài nguyên, tự do doanh nghiệp, giá cả lợi nhuận, tiền thưởng theo định hướng thị trường. Nông dân được phép cấy trên mảnh đất riêng của họ và bán sản phẩm dư thừa ra chợ theo mức giá thị trường để thu lợi nhuận. Kết quả của thử nghiệm này là sản lượng tăng gấp đôi. Sau đó, thử nghiệm này đã góp phần tạo ra 6.600 nhà máy ở các thành phố lớn khác.

Doanh nghiệp Nhà nước có chức năng như một công ty độc lập và họ được độc lập quyết định về lợi nhuận và sản xuất. Các nhà máy được phép giữ một phần lợi nhuận để tái đầu tư, để mua máy mới hay trả lương cho công nhân. Một khi số lượng hàng sản xuất đã đủ công ty có thể đa dạng sản phẩm và thị trường, giám đốc có quyền thưởng, phạt công nhân. giá thực tế tạo ra những mặt hàng dư thừa trên thị trường và các hàng không thông dụng thì có lượng cung thấp. Giá của các hàng thông dụng nhưng không có giá trị sử dụng với họ, tủ lạnh, ti vi là một ví dụ sẽ tăng.

Thậm chí, khi Chính phủ không định giá, những biện pháp hạn chế khác có thể vẫn ảnh hưởng tới giá cả. Ví dụ như hạn ngạch làm giảm cung gây ra giá cả tăng lên. Khi Chính phủ Nhật sử dụng hạn ngạch đối với ô tô xuất khẩu sang Mĩ năm 1981, nước này có thể điều chỉnh lượng hạn ngạch phù hợp tới mức lợi nhuận vẫn được giữ nguyên. Cầu cao cùng với lượng cung hạn chế cho phép các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tăng giá vài ngàn đô la trong vài năm đầu mà không mất lợi nhuận. Chiến lược này cũng khuyến khích khách hàng mua những kiểu dáng đắt hơn.

Khi có sự bóp méo giá cả, một công ty sẽ tìm ra chiến lược để giải quyết vấn đề đó. Năm 1985 Achentina trải qua một đợt lạm phát 1000% Merchants biết rằng việc quản lý giá cả là không tránh khỏi, và họ đã tăng giá nhanh chóng và mạnh mẽ để tránh những hạn chế khi việc quản lý giá được thực hiện. Kế hoạch chống lạm phát Cruzado của Braxin đã phá vỡ hoạt động của nhiều chi nhánh công ty xe hơi đến nỗi Fexel và Volkswagen, lúc đó chiếm 60% thị phần phải sáp nhập thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Antolatina để vượt qua sự quản lý giá cả.

Một cách khác để giải quyết việc quản lý giá cả gắn với việc tạo ra một sản phẩm mới có giá không liên quan tới sản phẩm cũ hoặc sản phẩm đang tồn tại. Nhãn hiệu Philip Morris Galaxy là một ví dụ hay ở Braxin, có hơn 100 nhãn hiệu thuốc lá, chúng chia thành 11 loại giá và được kiểm soát bởi chính phủ. Một khi một nhãn hiệu ra đời, nó khó có thể thay đổi giá bán lẻ bằng việc chuyển sang một loại giá khác. Tuy nhiên, một bao bì mới có thể dùng để đánh lừa việc quản lý giá cả. Vì thế Philip Morris đã đưa ra một cách giúp Galaxy tăng giá lên một mức. Sau đó, bằng việc thêm phiên bản 100mm cho loại thuốc lá này, giá của thuốc lá này đã được nâng lên 2 mức giá.


Lạm phát

Một khi giá được hình thành, giá sẽ lên xuống theo chu kỳ do ảnh hưởng của lạm phát. Trong suốt năm 1985, lạm phát phi mã ở Achentina cho thấy giá được điều chỉnh theo hướng đi lên nhanh chóng và liên tục. Các siêu thị điều chỉnh giá hai lần một ngày trong khi các cửa hàng ăn ghi giá bằng bút chì để dễ dàng thay đổi hàng ngày. Người tiêu dùng chạy ra ngoài mua hàng khi chúng được trả tiền, một ngày trì hoãn có thể dẫn tới phải trả chúng ở mức giá cao hơn. Người tiêu dùng cũng chỉ không ngoan để nhận ra rằng bằng việt sử dụng thẻ tín dụng của mỗi tháng (tức của kỳ thanh toán) họ có thể đợi một tháng hoặc hơn trước khi nhận được hoá đơn, hoá đơn mà sau đó được trả bằng tiền giảm giá trị.

ở Braxin, thật là khó khăn khi đưa ra những sản phẩm mà được mua qua một khoảng thời gian gián đoạn. Người tiêu dùng không chấp nhận giao phó họ cho những lời đồng ý để mua một loạt sách 20 chồng hoặc một bộ phần mềm Trung Quốc qua một hoặc hai năm. Đây là kinh nghiệm đối với người cung cấp vì không thể giữ giá sản phẩm hơn.

Hơn nữa nhà sản xuất catalog đối mặt với một tình thế khó khăn ba tháng bởi vì họ không thể in catalog mới thường xuyên. Mặt khác họ không thể trả đúng hẹn với giá được in chính xác trong catalog vì giá đã bị thay đổi trong khi catalog đang có giá trị trong phân phối. Hermee, một công ty catalo Braxin, đã cố gắng giải quyết vấn đề lạm phát bằng việc thay đổi từ hai catalog một năm thành ba, sau đó chuyển thành 2 catalog một năm. Họ sử dụng một biện pháp mới "Mục hàng hoá được ghi mức giá tăng lên khi mới phát hành catalog để có mức giá phù hợp trong 6 tháng. Khi đồng tiền giảm giá, mức giá tăng thành mức giá phù hợp, và sau 4 tháng thành mức giá hạ thấp và trở nên rẻ hơn sau 6 tháng. Khi một catalog mới được phát hành thì ????? giá lại tiếp tục.

Khi một nhà kinh doanh hoạt động trong một môi trường lạm phát cao. Họ cũng giống khách hàng ở chỗ bảo vệ quyền lợi chính họ. Có một vài chiến lược cần được đặt ra cho mục đích này. Thứ nhất, nhà bán buôn nước ngoài cần phải nghiên cứu tài khoản của họ nhanh chóng. Để bảo vệ chính mình, American Express yêu cầu những người cầm thẻ trả tiền tài khoản mua hàng thậm chí trước khi hoa đơn được gửi.

Thứ hai, sản phẩm có thể được đa dạng hoá bằng giảm chất lượng hoặc loại trừ những cầu kỳ thêm vào sản phẩm không cần thiết để có thể đạt được giá cả phù hợp.

Thứ ba, đôi khi có thể sử dụng cách không kinh doanh nữa. Các nhà bán lẻ Achetina và các nhà phân phối thấy rằng họ nên nhanh chóng ra khỏi thị trường bằng cách đóng cửa các cửa hàng thay vì tiếp tục kinh doanh bởi vì hàng hoá của họ có thể tăng giá sau một khoảng thời gian.

Thứ tư, nhà kinh doanh có thể tự cô lập, thay việc sử dụng đồng tiền địa phương đang giảm giá trị bằng việc thông báo giá trong danh mục trả bằng một đồng tiền mạnh đang tăng giá. ở Achetina, các cá nhân chuyển từ sử dụng đồng pesô sang dùng đồng đôla khi họ được trả tiền và dùng đồng pesô chi khi thực hiện mua hàng. Người bán cũng làm tương tự. Bất động sản, xe hơi, và các hàng hoá đắt tiền được định giá bằng đôla. Những người trồng cam ở Braxin đã mắc một sai lầm lớn năm 1983 khi đàm phán giá bằng cruzeiro thay vì đôla vì nghĩ rằng lạm phát thời gian đó chỉ là 70%. Tỷ lệ lạm phát thực tế lúc đó đã lên gấp vài lần 70% và giá trị nhận được từ cam trở nên rất nhỏ so với mong muốn.

Một biện pháp bảo vệ khác là thông qua hệ thống thanh toán, một công ty lựa chọn việc định giá các hàng hoá và chi phí của các hàng hoá được bán dựa trên FIFO (firston, firstin) hoặc LIFO (lastin, firstont). Trong suốt thời kỳ giá cả ổn định, không có vấn đề lắm khi biện pháp này được sử dụng. Nhưng khi một nước trải qua lạm phát cao, biện pháp này tỏ ra là một phương tiện cứu sống công ty dự phòng cũng như biện pháp tính giá trị hàng hoá được sử dụng.

Biện pháp FIFO sẽ giảm chi phí của hàng hoá được bán trong suốt thời kỳ lạm phát cao và điều này đưa đến một lợi nhuận lớn mà đã chịu các khoản thuế và cổ tức.

Vấn đề sẽ khó khăn hơn trong tương lai bởi vì có ít tiền có giá trị bổ sung vào danh mục hàng hoá, mà khi việc mua bán tại mức giá cao hơn. Vì vậy, một hãng thật sáng suốt khi chọn hệ thống LIFO hệ thống mà cải thiện một lượng lớn dòng tiền. Giả sử là hàng hoá trước được mua ở mức giá cao là hàng hoá đầu tiên được bán, chi phí của bán hàng bị làm cho tăng lên, kết quả là lợi nhuận bị mất đi sẽ ít hơn. Cuối cùng, cổ tức và thuế sẽ phải trả ít hơn, và có nhiều tiền hơn để mua những hàng hoá mới. Ví dụ, Anderson Clayton đã sử dụng LIFO để giảm trách nhiệm trả thuế ở Mêhicô. Việc cải thiện dòng tiền sẽ giảm nhu cầu vay vốn trong môi trường tiền tệ không ổn định.

Mặc dù LIFO thích hợp cho một hãng hoạt động trong một nước có lạm phát cao song có thể có những cản trở pháp lý khi sử dụng biện pháp này. Một công ty ở Đức là một ví dụ, danh mục hàng hoá bị buộc phải tính giá thấp hơn giá thị trường. Sử dụng LIFO và FIFO đều không được phép trừ khi nó được chứng minh rằng biện pháp này phản ánh quá trình sản xuất hàng hoá thực sự. ở Braxin, những công ty mà có hệ thống chi phí hợp nhất bị đòi hỏi phải định giá hàng hoá bởi mục đích thuế theo giá thông thường hoặc nền tảng của FIFO không thể sử dụng được.

Trong một môi trường lạm phát, giá cả của một hàng hoá bị hạn chế giữa một bên là quản lý của chính phủ và một bên là của đối thủ cạnh tranh những người có điều kiện sản xuất khác và họ muốn chuyển ảnh hưởng lạm phát tới người mua.

Ngược lại, cũng có thể tiến những bước vững chắc để giảm ảnh hưởng của giá cao hoặc và tính co giãn của thu nhập phát sinh từ giá cả tăng cao. Một biện pháp thường gắn với tăng giá nhưng độ gia tăng là nhỏ để giảm những thiệt hại của việc tăng giá mạnh. Những biện pháp khác để giảm tác động của giá cao là có nỗ lực xúc tiến mạnh mẽ để kích cầu trong cùng khoảng thời gian giảm sự kháng cự cỗ hữu tới giá cao. Cuối cùng, sự thay đổi các sản phẩm thì có thể làm người tiêu dùng cảm thấy họ nhận được lợi từ sản phẩm.

Phương pháp giá chuyển nhượng

Đây là một phương pháp thông dụng được nhiều chi nhánh của các MNCs sử dụng trong buôn bán giữa các chi nhánh với nhau hoặc với công ty mẹ. Ban đầu, có vẻ rằng, bất kì một mức giá nào đều có thể chấp nhận được bởi việc buôn bán là trong cùng một công ty. Nếu giá bán là tương đối thấp thì lợi nhuận sẽ được tạo ra bởi bên mua. Còn nếu giá là tương đối cao thì lợi nhuận sẽ do bên bán tạo ra. Cuối cùng, công ty mẹ cũng vẫn thu được một khoản lợi nhuận không đổi dù trong bất kì trường hợp nào . Tuy nhiên , tình huống này sẽ trở nên phức tạp nếu có sự tham gia của thuế . Do vậy , giá chuyển nhượng cần phải được cân nhắc một cách kĩ lưỡng.

Có 4 phương pháp cơ bản để xác định giá chuyển nhượng. Phưong pháp thứ nhất là chuyển nhượng ở mức chi phí sản xuất nguyên gốc ( direct manufacturing costs ). Vấn đề khi sử dụng phương pháp này là ở chỗ khi chi nhánh mua hàng giành được hàng hoá ở một mức giá thấp , nó sẽ không có động cơ để hạ thấp chi phí hoặc tối đa hoá lợi nhuận. Bên bán cũng sẽ không thoải mái do không tạo ra lợi nhuận và cảm thấy rằng nó đang phải trợ cấp cho một chi nhánh của công ty.

Phương pháp thứ hai là chuyển nhượng ở mức giá sản xuất nguyên gốc cộng thêm một khoản phí định trước để bù đắp các phụ phí ( direct manufacturing cost plus a predetermined markup to cover additional expenses ). Lợi nhuận do đó được tạo ra và thêm vào ở mọi công đoạn. Điểm bất lợi của phương pháp này là ở chỗ : giá đưa ra có thể sẽ quá cao do các điều kiện thị trươngf chỉ được coi là nhân tố thứ cấp trong việc quyết định mức của các khoản bù đắp.

Phương pháp thứ ba liên quan đến việc sử dụng giá chuyển nhượng dựa vào thị trường ( market- based transfer price ). Mức giá này , trong quá trình cạnh tranh , có thể kết thúc ở một mức quá thấp đối với bên bán do chi phí sản xuất không được tính đến.

Phương pháp thứ tư ,cũng là phương pháp cuối cùng sư dụng mức giá không ưu đãi ( arm’s length price ) như là cơ sở để xác định giá chuyển nhượng . Mức giá này là mức giá mà đối tác ngoài công ty sắn sàng chấp nhận trong một vụ giao dịch cụ thể. Ván đề khi sử dụng phương pháp này là ở chỗ sẽ khó tìm được mức giá cơ sở thích hợp khi sản phẩm đó không được bán ra bên ngoài hoặc được bán ra với nhiều mức giá khác nhau ở nhiều thị trường khác nhau.

Việc lựa chọn một mức giá chuyển nhượng thích hợp cần được cơ bản dựa trên việc tối đa hoa lợi nhuận. Quả thực, một cuộc khảo sát do Yunker tiến hành đã chỉ ra rằng : nói chung Tối đa hoá lợi nhuận là tiêu chuẩn quan trọng nhất khi lựa chọn một hệ thống giá chuyênr nhượng cụ thể . Còn về phía các phương pháp giá chuyển nhượng được sử dụng thì yếu tố quan trọng nhất là giá thị trường ,được xác định dựa trên tổng chi phí cho một đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn cộng thêm khoản bù đắp. Nhưng sự khác biệt về phương pháp sử dụng ở mỗi quốc gia cũng cần được xem xét Các nhà quản lí và các công ty của Mĩ, Pháp , Anh ,Nhật với khả năng độc quyền, ưa thích hệ thống hướng về chi phí hơn, trái lại các đối tác Canada , Italy, Scandinavi lại chọn hệ thống hướng về thị trường . Trong trường hợp của Đức, Hà Lan, Bỉ và Thuỵ Sĩ thì không có sự ưa thích hơn đối với các phưong pháp chuyển giá được sư dụng.Đối với Pháp và Italy thì mục tiêu cơ bản là giảm thiểu thuế do sự xao lãng của chính phủ Pháp trong việc thu thuế và quá trình xác định và thu thuế lộn xộn của Italy .Hoàn cảnh này tạo cho các công ty kinh doanh ở Pháp và Italy rất nhiều cơ hội để trốn thuế . Hơn thế nữa , các phương pháp giá chuyển nhượng của các MNCs không thuộc nước Mĩ , ngoài việc hướng về thị trường nhiều hơn so với các phương pháp của các MNCs Mĩ, còn được đánh giá là ít phức tạp hơn do số các nhân tố được cân nhắc trong việc lựa chọn giá chuyển nhượng chỉ bằng một nửa.

Các quyết định về giá chuyển nhượng bị ảnh hưởng bởi một só các nhân tố. Một nghiên cứu ở 62 MNCs Mĩ cho thấy ba nhân tố quan trọng nhất là : Điều kiện thị trường , cạnh tranh ở nước ngoài ,cũng như mức lợi nhuận mong đợi cuẩ chi nhánh đó.Có tầm quan trọng kế tiếp là : thuế thu nhập Mĩ ,điều kiện kinh tế nước ngoài , hạn chế nhập khẩu , thuế hải quan , kiểm soát giá. và kiểm soát hối đoái . Nhân tố được đánh giá là ít quan trọng hơn là động cơ xuất khẩu của Mĩ, tỉ giá hối đoái thả nổi, quản lí dòng tiền và các loại thuế khác của Mĩ.

Một nghiên cứu khác liên quan đến các giao dịch của các MNCs với các chi nhánh ở Hàn Quốc, Malaysia, Philipin ,Đài Loan, Brazil , Mehico ,Colombia và Peru. Trong số 9 nhân tố được xem xét ,thì giới hạn chuyển lợi nhuận về nước và kiểm soát hối đoái là quan trọng nhất trong mối quan hệ giá cả với các chi nhánh bởi quan tâm cơ bản của các MNCs là sử dụng giá chuyển nhượng để tránh các giới hạn ( ví dụ sư dụng giá chuyển nhượng cao như một che dấu để chuyển các khoản lợi nhuận và cổ tức cao về nước ). Có tầm quan trọng kế tiếp là sự bắt buộc liên doanh và thuế quan . Nhân tố ít quan trọng nhất là tình trạng tín dụng của một công ty mẹ của Mĩ và chi nhánh của nó ở nước ngoài .

Thông thường, công ty mẹ sẽ cố gắng để tối đa hoá thu nhập ở nước có mức thuế thấp và tối thiểu hoá lợi nhuận ở những thị trường có mức thuế cao. Để tối thiểu hoá thu nhập của một chi nhánh mua ở một nước có mức thuế cao thì sử dụng mức giá không ưu đãi là thích hợp . Thực tế , bất kì một chi phí cho phép nào cũng sẽ được thêm vào do đó giá trao đổi sẽ cao đến mức mà bên mua chỉ còn lại một khoản lợi nhuận nhỏ tuỳ thuộc vào thuế .

Tuy nhiên , nếu chi nhánh mua nằm ở một nước có mức thuế thấp thì thu nhập của nó sẽ được tối đa hoá . điều này có thể đạt được thông qua việc sử dụng một mức giá chuyển nhượng chỉ dựa trên chi phí sản xuất nguyên gốc.Trong trường hợp này bên mua sẽ giành được sản phẩm để bán lại hoặc sử dụng ở một mức giá thấp.Tuy nhiên lợi nhuận cao của nó chỉ có được nhờ vào mức thuế thấp ở thị trường đó . Mặc dù trụ sở tổ chức của Cartier là ở nước có mức thuế thấp Luxembourg ,nhưng nó vẫn định giá đồng hồ của nó một cách khôn ngoan vì vậy phần lớn các khoản bù đắp được thu thập ở chi nhánh nằm tại Thuỵ Sĩ ,nơi có mức thuế thấp hơn.

Cần quan trọng lưu ý rằng một MNCs không có sự tự do hoàn toàn trong việc lựa chọn phương pháp giá chuyển nhượng. Theo như phần 482 của mục mã IRS ., chính phủ có thể gán cho một mức tổng thu nhập , khấu hao tín dụng hoặc giảm giá giữa các công ty có quan hệ với nhau nếu các công ty này sử dụng mức giá tuỳ ý hoặc một mức phân bổ nhằm trốn thuế. Eli Lilly đã cố gắng bán sản phẩm cho chi nhánh nội địa của nó ,mà đến lượt , chi nhánh này lại bán chúng cho một công ty thương mại bán cầu tây (WHTC) ở mức giá bằng mức chi phí, dẫn đến việc lợi nhuận sẽ tập trung ở WHTC. Màn kịch tái phân bổ này đã bị phát hiện và Eli Lilly đã phải buộc hoàn trả 4 triệu USD tiền thuế quá hạn. Nếu IRS cố gắng thi hành điều luật này thì các công ty sẽ phải chịu gánh nặng tìm bằng chứng chứng minh để khỏi phải nộp một khoản bồi hoàn.Các công ty sẽ phải chứng minh rằng việc tái phân bổ do IRS áp đặt là độc đoán và mâu thuẫn.

Phần 482 của mục Mã doanh thu nội bộ ( Internal Revenue Code ) yêu cầu các thương vụ sử dụng mức giá không ưu đãi giữa các bên trong cùng một công ty. Một mức giá hay mức phí không ưu đãi được định nghĩa là một lượng tiền hoặc một mức giá mà các bên không cùng một công ty sẵn sàng trả hoặc đã trả với các điều khoản tương tự cho cùng một hàng hoá hay dịch vụ trong các giao dịch độc lập .Yêu cầu này áp dụng cho :1. Các khoản vay . 2. Cả hàng hoá và dịch vụ , ví dụ hoạt động marketing ,dịch vụ quản lí, kĩ thuật hoặc các dịch vụ khác cung cấp cho bên thành viên trong công ty ) và 3. Việc sở hữu , sử dụng, chiếm dụng ,vay và chuyển nhượng các tài sản hữu hình và vô hình.

Nếu IRS thấy rằng các điều chỉnh là cấn thiết để phản ánh chính xác thu nhập của một công ty, nó sẽ được trao quyền phân phối , phân bổ , chia phần thu nhập , khấu hao , tín dụng , hoặc giảm giá cho các bên liên quan bất kể các bên đó có được tổ chức ở Mĩ hay không . Mục tiêu của IRC là ngăn chặn một mức giá chuyển nhượng liên công ty thấp mà sẽ chuyển thu nhập ra khỏi nước Mĩ . Đồng thời , việc áp dụng điều luật này nhằm chắc chắn rằng mức giá chuyển nhượng của một giao dịch bán từ một công ty nước ngoài cho một công ty Mĩ cùng tập đoàn là không quá cao dến mức chỉ tạo ra một lượng thu nhập thấp cho công ty của Mĩ đó. Tuy nhiên , Cục hải quan Mĩ có một cách nhìn khác - nó bỏ qua các mức giá chuyển nhượng thấp mà ,kết quả là,sẽ giảm thuế hải quan và tạo ra việc bán phá giá .

IRS sử dụng một vài phương pháp để xác định giá không ưu đãi . Khi sẵn có, các giao dịch bán không bị kiểm soát đáng kể cần được sử dụng. Khi những vụ giao dịch như vậy không tồn tại thì phương pháp giá bán lại là lựa chọn tiếp theo . Khi 2 phương pháp đầu tiên không áp dụng được thì có thể sử dụng phương pháp cộng chi phí. Bất kì một phương pháp giá thích hợp nào chỉ có thể đươc sử dụng khi nó có lí do để sử dụng và khi 3 phương pháp đầu là không thích hợp .

Khi có thể và áp dụng được, một công ty nên xem xét xác định nơi ẩn náu thuế để che dấu và tối đa hoá thu nhập bằng cách sử dụng nơi ẩn náu thuế để thu thập tiền tác giả , cổ tức và ...Một nơi ẩn náu thuế cần có những đặc điểm sau : thuế thấp đối với đầu tư nước ngoài và thu nhập bán hàng , đồng tiền có thể chuyển đổi ổn định ,cơ sở hạ tầng phát triển ( thông tin liên lạc , dịch vụ tài chính và công nhân lành nghề ), thuế thấp ( thuế taì sản , thúê tem , thu nhập cá nhân thừa kế và bất động sản ) và môi trường chính tri xã hội chấp nhận được . Để ngăn chặn các công ty Mĩ trốn thuế , luật pháp Mĩ yêu cầu các công ty Mĩ trả thuế cho thu nhập của các chi nhánh cứ như là các khoản thu nhập naỳ đã được chuyển về Mĩ .

Ngoài việc sủ dụng nơi ẩn náu thuế ,còn có các kĩ thuật khác có thể được sử dụng để tối đa hoá tín dụng thuế nước ngoài. Tín dụng thuế nước ngoài (foreign tax credit )có thể được sử dụng để giảm thuế thu nhập Mĩ. Các công ty sẽ giữ mức tín dụng thuế nước ngoài quá mức cho đến khi chúng đạt mức giới hạn quá mức và trước khi trả hết thuế nước ngoài . Tình huống này thường diễn ra khi các công ty kinh doanh ở nước có mức thuế cao . Các công ty Mĩ ở các nước có mức thuế thấp thường kết thúc ở mức giới hạn quá mức bởi các công ty này đã sử dụng toàn bộ tín dụng thuế nước ngoài của chúng trước khi đạt mức giới hạn quá mức. 5 chiến lược sau có thể được dùng để tận dụng tín dụng nước ngoài quá mức là :


  1. Chuyển quyền sở hữu ra nước ngoài thông qua bán hàng xuất khẩu .

  2. Thành lập chi nhánh bán hàng ở nước ngoài .

  3. Chuyển đổi tiền lãi từ đầu tư nước ngoài thành thu nhập ‘ kinh doanh’

  4. Tối đa hoá các khoản phí ( tiền tác giả của chi nhánh nước ngoài , phí trợ giúp kĩ thuật cho các dịch vụ thực hiện ngoài nước Mĩ , lãi suất , và các khoản thanh toán tương tự ) được trả cho các chi nhánh ở nước ngoài.

  5. Rót tiền cho hoạt động ở nước ngoài từ Mĩ .

Chiến thuật để tận dụng giới hạn thuế quá mức bao gồm :

  1. Giảm thu nhập trước thuế của các chi nhánh nước ngoài .

  2. Chuyển cổ tức thành các khoản vay nhằm tận dụng sự mất giá hối đoái nước ngoài

  3. Tận dụng các lợi thế của các điều luật và mức thuế nước ngoài.

  4. Hướng dẫn các chi nhánh Anh điều chỉnh mức cổ tức và các khoản vay

  5. Lựa chọn mức cổ tức hợp lí từ các chi nhánh ở các nước có mức thuế cao .

Buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu , một trong những phương thức thương mại lâu đời nhất , chiếm khoảng 5- 30% tổng buôn bán thế giới. Buôn bán đôi lưu là sự uỷ thác của chính phủ để trả cho hàng hoá hoặc dịch vụ bằng một thứ gì đó chứ không phải là tiền .Không giống như thương mại tiền tệ , nhà cung cấp trong buôn bán đối lưu sẽ được thanh toán bằng cách lấy hàng hoá của người mua để sử dụng hoặc để bán lại .Trong hầu hết các trường hợp , có những vụ mua bán có nhiều thành phần tách biệt nhau nhưng có quan hệ với nhau , và một hợp đồng sẽ nối những giao dịch riêng biệt này lại. Buôn bán đối lưu liên quan đến vài loại sản phẩm, và những sản phẩm đó được di chuyển vào những thời điểm khác nhau , liên quan đến vài quốc gia khác nhau. tiền tệ có thể hoặc không tham gia vào vụ giao dịch .

Buôn bán đối lưu có một vài ưu điểm . Nó giải phóng hàng tồn kho cho cả bên bán và bên mua. Người bán cũng có những lợi ích khác. Ngoài những thuận lợi về thuế , bên bán có thể bán đủ giá sản phẩm đó và có thể chuyển đổi lượng hàng tồn kho thành tài khoản báo thu. Người mua thiếu tiền có thể sử dụng số tiền nhận được cho những mục đích khác.

Các hình thức mua bán đối lưu



Có một vài hình thức mua bán đối lưu ,bao gồm hàng đổi hàng (barter )bán đối lưu( counterpurchase ) chuyển nợ ( switch trading ) và hợp đồng thanh toán bù trừ ( clearing agreements ).

Hàng đổi hàng , một phương pháp có lẽ đơn giản nhất trong các phương pháp buôn bán đối lưu , là một vụ trao đổi đồng thời , trực tiếp một lần các hàng hoá cùng giá trị ( ví dụ một sản phẩm này cho một sản phẩm khác ). Bằng cách loại bỏ tiền như một phương tiện trao đổi, phương pháp hàng đổi hàng cho phép các nước thiếu ngoại tệ mua và bán hàng hoá .Mặc dù giá cả phải được xem xét trong bất kì hình thức buôn bán đối lưu nào , song nó chỉ được ẩn đi nhiều nhất trong phương thức hàng đổi hàng . ví dụ Trung Quốc đã đổi than lấy việc Hà Lan xây dựng một cảng biển cho Trung Quốc và than của Ba Lan đã được dùng để đổi lấy các buổi hoà nhạc của một ban nhạc Thuỵ Điển, tổ chức ở Ba Lan. Trong các trường hợp này , hợp đồng sẽ thoả thuận :Trung Quốc và Ba Lan sẽ trả bao nhiêu tấn than chứ không phải là giá trị bằng tiền thực sự của công trình hay buổi hoà nhạc đó. Người ta dự tính rằng có khoảng một nửa số công ty Mĩ tham gia vào một số dạng buôn bán đối lưu ,ban đầu là ở thị trường nội địa Mĩ.

Bán đối lưu hay Hàng đổi hàng song song xảy ra khi có hai hợp đồng hoặc một bộ hợp đồng bán thanh toán bằng tiền diễn ra song song. Không giống như hình thức hàng đổi hàng , mà chỉ là một giao dịch đơn với chỉ một giá trao đôi được đề cập đến , một vụ mua đối lưu liên quan đến hai giao dịch riêng rẽ - mỗi giao dịch có trị giá bằng tiền riêng. Một nhà cung cấp bán một thiết bị hay sản phẩm ở một mức giá và đặt người mua các sản phẩm không liên quan nhằm bù đắp chi phí cho người mua ban đầu đó . Do đó người mua sé trả bằng tiền mạnh trong khi nhà cung cấp đồng ý mua các sản phẩm cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó , Tiền không cần thiết phải trao tay. Trên thực tế , phương pháp này cho phép người mua ban đầu kiếm lại tiền . GE giành được một hợp đồng chế tạo động cơ cho máy bay chiến đấu JAS của Thuỵ Điển trị giá 300 triệu USD thanh toán bằng tiền ,chỉ sau khi đồng ý mua các sản phẩm công nghiệp của nước này trong một khoảng thời gian với một lương giá trị tương đương thông qua một vụ bán đối lưu . Iraq đã thuyết phục Uỷ ban thịt New Zealand bán 200 triệu USD thịt cừu đông lạnh , đổi lấy một lượng dầu có giá trị tương đương. Brazil xuất khẩu ôtô , sắt và nông phẩm cho các nước sản xuất dầu mà từ các nước đó nó lại mua dầu trở lại

Buôn bán bù trừ hay mua lại sản phẩm yêu cầu một công ty cung cấp máy móc , nhà xưởng , hoặc công nghệ và mua lại sản phẩm được tạo ra từ máy móc đó trong một khoảng thời gian thoả thuận . Không giống như mua đối lưu,mà liên quan đến hai sản phẩm riêng biệt , hai hợp đồng trong nghiệp vụ mua lại sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau . Dưới một hợp đồng riêng biệt về việc bán nhà máy hoặc thiết bị , nhà cung cấp đồng ý mua một phần sản phẩm đầu ra của nhà máy đó trong một số năm . Ví dụ , một công ty của Nhật đã bán máy may cho Trung Quốc và được thanh toán dưới dạng 300000 bộ pạjamas.

Buôn bán chuyển nợ liên quan đến một hợp đồng ba bên chứ không phải là hai bên . Khi hàng hoá , tất cả hay một phần , không thể dễ dàng sử dụng hay bán ở nước người mua , thì cần thiết có một bên thứ ba để giải quyết chỗ hàng đó . Bên thứ ba trả tiền mạnh cho số hàng hoá không mong muốn đó với một mức chiết khấu đáng kể. Một ví dụ giả thiết liên quan đến việc Italy có một khoản tín dụng 4 triệu USD thịt jămbông của Nam Tư , mà Italy không thể sử dụng. Một công ty có thể sẽ bán cho Italy một số hàng hóa mà nước này mong muốn trị giá 3 triệu USD để đổi lấy số jămbông kia. Giá chênh lệch được chấp nhận là cần thiết cho những vụ buôn bán kiểu này . Công ty đó sau đó có thể bán số thịt đó cho Thuỵ Sĩ lấy tiền Thuỵ Sĩ , mà có thể chuyển đổi dễ dàng ra đồng USD.

Bồi hoàn, trong giao dịch bồi hoàn , một nhà cung cấp nước ngoài đựoc yêu cầu sản xuất hoặc lắp ráp sản phẩm ở một địa điểm và/hoặc mua phụ tùng của địa điểm đó như một sự trao đổi cho quyền được bán sản phẩm của nó ở địa điểm đó. Thực tế , nhà sản xuất phải sản xuất ở một địa điểm không phải là tốt nhất về mặt kinh tế. Bồi hoàn thường diễn ra trong giao dịch mua máy bay hoặc thiết bị quân sự .

Hiệp định thanh toán bù trừ là giao dịch hàng đổi hàng thông qua tài khoản bù trừ mà không cần giao dịch tiền tệ. Với một dòng tín dụng được thiết lập tại ngân hàng trung ương 2 nước , việc buôn bán trong trường hợp này vẫn tiếp tục và lượng hàng trao đổi được tính toán để đạt đến một mức giá trị đã được thoả thuận hoặc một lượng hàng được kê khai hoặc tính toán trong tài khoan bù trừ không thể chuyển đổi . Ví dụ , Liên bang Xô Viết thiêú tiền mạnh để nhập khẩu và thanh toán cho máy photocopy . Rank Xerox quyết định giải quyết vấn đề này bằng cách chế tạo máy photocopy tại Ân Độ và bán cho Xo Viết trong khuôn khổ hợp đồng thanh toán bù trừ giữa nước này với Ân Độ. Hợp đồng xác định trước hàng hoá , tỉ lệ ngoại hối và thời gian hoàn thành . Bất kì sự chênh lệch nào tính đến cuối năm được chuyển thành tín dụng cho năm sau , được thanh toán bằng hàng hoá không yêu cầu ,tiền phạt ,hoặc thanh toán bằng tiền mạnh . Mặc dù trên lí thuyết là không thể chuyển đổi , tài khoản bù trừ trên thực tế vẫn có thể bán được vơi một mức chiết khấu cho các chuyên gia thương mại những người sẽ sử dụng chúng để mua những hàng hóa có thể bán được

Những trở ngại và cơ hội

Mặc dù buôn bán đối lưu là một phương thức thông dụng và ngày càng phát triển ,nó vẫn bị phê phán trên một số phương diện. Trước hết ,buôn bán đối lưu bị một số người coi là một dạng của chủ nghĩa bảo hộ mà tạo ra mối đe doạ mới cho thương mại thế giới .Những nước như Thụy Điển , Australia, Tây Ban Nha , Brazil, Indonesia, và nhiều nước Đông Âu cần một sự tương hỗ nhằm tác động một sự cân bằng lên cán cân thanh toán của các nước này . Nói cách khác, nhập khẩu phải được bù đắp bởi xuất khẩu . Indonesia nối các yêu cầu nhập khẩu của chính phủ trong các hợp đồng trị giá trên 500 triệu Rp với việc xuất khẩu, một lượng tương đương với giá trị ngoại hối của các hợp đồng đó ,các sản phẩm của nước này, trừ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên . Vào năm 1981, Mexico đã áp dụng một chính sách cứng rắn đối với các nhà sản suất ôtô nước ngoài bằng cách yêu cầu họ phải kiếm lại tiền mạnh cho nước này nếu muốn tiếp tục kinh doanh ở Mexico. Kết quả là , VW de Mexico đã phải mua và xuất khẩu cà phê của Mexico. Nissan Mexicana đồng ý mua cà phê ,thịt ngựa ,đậu Hà lan và mật ong. Brazil ban hành một yêu cầu tương tự và đã có được các hợp đồng từ các công ty sản xuất ôtô và xe tải nước ngoài để xuất khẩu một lượng ôtô và các sản phẩm khác trị giá gần 21 tỉ USD, để đổi lấy việc nước này cho phép các công ty trên nhập khẩu miễn thuế các phụ tùng cho nhà máy của họ ở Brazil. Bất kể thương vụ này ,có bằng chứng rằng buôn bán đối lưu không nhất thiết giơí hạn tổng lượng thương mại

Thứ hai, buôn bán đối lưu bị cho là không làm gì khác ngoài việc che giấu hành động bán phá giá . Để bù đắp việc nhà cung cấp phải chấp nhận thanh toán bằng hàng hoá , nước buôn bán đối lưu thường bán sản phẩm của nó với một mức chiết khấu . Nếu nước này bán hàng hoá của nó trực tiếp ra một thị truờng khác thay vì thông qua một công ty nước ngoài ,thì bán phá giá xảy ra một cách rõ ràng ..Nhưng theo nghiên cứu của Uỷ ban thương mại quốc tế , phương pháp này dường như không có hại đối với nước Mĩ . Lượng xuất khẩu của Mĩ bao gồm hoạt động buôn bán đối lưu luôn lớn hơn nhiều giá trị nhập khẩu . Do đó điều này cho thấy rằng nhiều sản phẩm mà các công ty Mĩ đồng ý lấy từ khách hàng của họ trong các hoạt động buôn bán ở nước ngoài đã không bị bán phá giá trở lại ở thị trường Mĩ.

Thứ ba, buôn bán đối lưu bị cho là đã làm tăng chi phí hành chính và cuối cùng là làm tăng giá bán của sản phẩm. Buôn bán đối lưu liên quan đến thời gian , nhân sự , chi phí để bán sản phẩm của khách hàng , thường với một mức chiết khấu .Nếu một bên trung gian khác được sử dụng để tiêu thụ số hàng đó thì một khoản hoa hồng cũng cần phải được trả. Bởi những chi phí này , công ty bán sẽ phải tăng giá của hợp đồng ban đầu để bù đắp cho những chi phí đó cũng như những rủi ro của việc nhận sản phẩm khác thay cho việc thanh toán . Việc hàng hoá có thể bán được - hoặc để lấy hàng hoá khác hoặc cuối cùng là để lấy tiền ở một nơi nào đó - có nghĩa rằng các chi phí phụ và không cần thiết cũng phải được bù đắp .Theo Fitzgerald giải thích .” Yêu cầu của buôn bán đối lưu, cũng giống như bất kì sự hạn chế buôn bán nào khác , làm tăng chi phí kinh doanh . Những chi phí này không thể chuyển vào thị trường quốc tế mà phải được gánh chịu ở nước đưa ra các yêu cầu “

Liên quan đến việc làm tăng chi phí là vấn đề phải chào bán các hàng hoá không mong muốn chưa được bán . Một công ty sẽ phải cáng đáng thêm công việc chào bán sản phẩm của khách hàng nếu nó không muốn để mất công việc kinh doanh vào tay đối thủ , những kẻ sẵn sàng làm như vậy. GE đã mất một hợp đồng bán máy quét quan trọng cho bệnh viện của Ao sau khi Siemens đồng ý giữ 4000 chỗ làm bằng cách tăng dần sản lượng của các sản phẩm điện tử không liên quan trong các nhà maý ở Ao của hãng .McDonnell Douglas đã giữ được một hợp đồng bán 250 máy bay cho Nam Tư chỉ sau khi đồng ý chào bán những sản phẩm của Nam Tư như jămbông và các loại thực phẩm khác , hàng dệt may , đồ da , rượu , bia , nước khoáng và các chuyến du lịch. Công ty đã có lúc khó khăn để bán 5 triệu USD jămbông và cuối cùng hãng cũng làm tương tự đối với nhân viên và các nhà cung cấp của hãng . Còn đối với các chuyến du lịch tới Nam Tư , cách tốt nhất mà công ty có thể làm là thưởng những chuyến đi này cho nhân viên như một sự khích lệ.

Tài chính , thực sự cần thiết trong các giao dịch truyền thống , trở nên phức tạp hơn trong buôn bán đối lưu . Điều này dặc biệt đúng khi việc bán một sản phẩm phụ thuộc vào việc mua lại một sản phẩm khác không liên quan .Cũng dễ hiểu khi các ngân hàng do dự cấp tín dụng cho một vụ giao dịch như vậy bởi mối lo lắng rằng nhà xuất khẩu sẽ không thể có lãi khi bán các sản phẩm mà nhà xuất khẩu phải nhận thay cho viêc thanh toán bằng tiền.

Khi một công ty không thể hoặc không muốn lo lắng với việc phải tống khứ sản phẩm nhận từ khách hàng hàng của mình , nó có thể chuyển cho một công ty trung gian khác .Công ty trung gian sẽ đồng ý tiêu thụ hàng hoá đó với một khoản hoa hồng hoặc họ sẽ đồng ý mua laị toàn bộ số hàng . Mediator là một tổ chức trung gian như vậy , với 500 triệu USD tiền kinh doanh trên toàn cầu mỗi năm .Một chuyên gia nổi tiếng khác trong lĩnh vực hàng đổi hàng là Arwood Richards Inc. Khách hàng của hãng bao gồm cả GE Shell và Newsweeks. Là một ngân hàng thương mại thực thụ ,Arwood Richards Inc. .buôn bán tất cả những gì có thể buôn bán được . Nó bán phân dơi Jamaican để lấy lượng Mayonnaise thặng dư , mà sau đó lại được đổi lấy dịch vụ trên một tuyến đi biển . Thậm chí giờ TV cũng được công ty trao đổi . Trong tất cả các thương vụ , công ty luôn giành quyền để nâng cao giá trị hàng hoá , mặc dù khách hàng của nó chất hàng trong kho trong khi nó đi tìm kiếm một vụ mua bán .Arwood Richards ít khi trả tiền để mua hàng và chỉ chuyển hàng hoá thành tiền khi cần bù đắp các chi phí . Phương pháp này dựa trên lòng tin rằng khi một cái gì đó được bán lấy tiền thì giá trị của nó kết thúc ở đó . Nhưng hàng hoá có thể được nâng cao giá trị khi trao đổi lấy hàng hoá khác ở mức chi phí và những hàng hoá khác đó lại tiếp tục quá trình nâng cao giá trị

Không nghi ngờ gì khi nói rằng buôn bán đối lưu là một quá trình cồng kềnh.Tuy nhiên , một công ty sẽ là không sáng suốt nếu không xem xét nó . Giống như nhiều phương thức buôn bán khác, buôn bán đối lưu mang đến cả những khó khăn và cơ hội . Nói chung , các trở ngại của buôn bán đối lưu thì mang tính tâm lí nhiều hơn là những trở ngại thực sự. Những trở ngại đó có thể vượt qua . Chúng ta chỉ cần nhớ rằng : cuối cùng thì mọi hàng hoá đều có thể chuyển đổi ra tiền .

Báo giá


Một báo giá thường thể hiện một mặt hàng cụ thể,nó xác định giá cả của sản phẩm đó kèm theo những điều khoản cụ thể,xác định khác như nơi giao hàng,ngày xếp hàng,phương thức thanh toán.Khi một công ty nhận được một đơn đặt hàng ở nước ngoài ,thi báo giá phải được chi tiết hoá trong từng điều khoản như về khối lượng, trọng lượng v.v. bởi vì khách hàng thường không quen với sản phẩm,kho bãi,điều khoản giao hàng của Mỹ.Kể cả hoá đơn pro forma cung co thể phải được chuẩn bị đẻ gửi kèm theo với báo giá.Kẻ từ thời hạn giao hàng, bao giá đã được chuẩn bị nên được xác định xem thời gian được dề cập đến ở trên là tính từ Xí nghiệp hay la từ công cảng xuất và xem nó có bao gồm cả thời gian ươc tính phải chuyển tải o các nươc khác

Điều kiện bán hàng

Báo giá phải bao gồm các điều khoản giac hàng .ở Mỹ, theo tập quán thì xép hàng theo điều kiện ship FOB,tai xí nghiệp,vạn chuyển đến nơi tập kết.Tuy nhiên những điều kiện này nhiều khi không phù hợp với các tập quán quốc tế cũng như các điều kiện xuất khẩu khác ,FAS,FOB,C&F,Cì,Dock và BBP có thể được sử dụng thay thế. Bảng 16-2 đề cập đến những điểm quan trọng trong giao hàng cũng như những rủi ro có thể gặp khi co những khác biệt về điều khoản bán hàng. Những điều khoản này sẽ được thảo luận sau.

Ex Work(EXW) hoặc Ex _đặt tên theo nguồn gốc. Ex có nghĩa là ‘ừ ‘ và giá được xác định đã được tính từ xuât xứ.Có một số sự thay đổi trong từng trường hợp trong điều khoản này và chúng có thể bao gồm xuất xứ từ xí nghiệp ,từ xưởng hoặc kho ,bến bãi khai thác. Theo những điều khoản này thì người bán cần phải đảm bảo hàng hoá đã được chuẩn bị sẵn đúng thời gian và địa điểm ,thường là địa điểm theo qui định của bên người bán hoặc o xưởng.Người mua nhận hàng tại nơi qui định của người bán và phải chịu tất cả các rủi ro và chi phí từ thời điểm giao hàng.

FAS_ cảng xếp hàng qui định. FAS thay thế cho cụm từ Giao dọc mạn tàu.Theo điều khoản này, giá bao gồm cả việc giao hàng bao gồm cả hàng hoá giao dọc man tàu hoặc một hình thức chuyên chở nào khác và người mua trả tất cả các chi phí từ thời điểm giao hàng.Điều khoản này không bao gòm chi phi dỡ hàng.Theo tập quán thi người ta sử dụng cảng đi như là điểm xuất xứ cho quá trình vận chuyển.Trách nhiệm cua người bán kết thúc một khi họ nhận được vận đơn clear tu phia chủ tàu.

FOB_cảng bốc hàng qui định

Giao lên tàu có nghĩa là người bán giao hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng qui định.Điều này có nghĩa là người mua chịu mọi chi phí vè rui ro mất mát hay hư hỏng của hàng hoá kể từ thời điểm đó.Điều kiện FOB đòi hỏi người bán phải thông quan hàng hoá để xuất khẩu .

Điểm xác định được sử dụng trong bảng báo giá thường là cảng đi.Trong những trường hợp này ,giá bao gồm

Các điều kiện giao hàng khác như C & F; CFI;Ex – Dock và điều kiện DDP các bạn co thể tham khảo trong Incoterm 2000 một cách đầy đủ và cụ thể.

Nguyên tắc sử dụng Bảng báo giá

Mặc dù người khách hàng tiềm năng có thể xác định những điều kiện giao hàng sẽ được sử dụng,nhưng người bán nên xác định rằng báo giá hoặc giá là có ý nghĩa khi xác định các điều kiện giao hàng đợuc yêu cầu.Thật không may cho một công ty ở ngoại thành Chicago khi báo một mức giá voi điều kiện FOB Evanston,không bao gồm bao gói xuất khẩu.Người mua có lẽ không có cách nào để biết được rằng Evanston là một vùng ngoại ô của Chicago.Thậm chí nếu người mua biết Evanston ở đâu,thì công ty đó cũng khó mà xác định được cần bao nhiêu chi phí vận chuyển địa phương hoặc các loại phí vận chuyển khác để vạn chuyển hàng hoá từ Evanston đến cảng Chicago. Hơn nữa, người mua có thể chắc chắn rằng sẽ rất quan tâm đến chi phí bao gói xuất khẩu là bao nhiêu, kể từ khi hàng hoá có thể đựoc bao gói để sẵn hàng để xuất khẩu. Không có một báo giá hợp lí,thì khó có thể nhận được sự quan tâm đặc biệt của các khách hàng tiềm năng.

Bất cứ khi nào có thể,người xuất khẩu nên báo giá CIF .Tót hơn nữa là nên báo giá đã được chia ra cụ thể từng khoản bao gồm Chi Phí, Bảo hiểm, cước phí.Người mua sau đó sẽ thấy tất cả các chi phí là phù hợp và cần thiết phải đưa sản phẩm tới cảng của quốc gia đó,và người mua có thể quyết định xem xem họ có thể tự thu xếp được Bảo hiểm và cược phí vận chuyển được hay không. Nếu như người bán cần sự hỗ trợ , một người chuyên chở khác có thể trợ giúp trong việc xác định giá CIF.

Mặc dù giá CIF mang lại cho người mua một lượng lớn thông tin, nhưng những điều kiện giao hàng khác vẫn có thể phù hợp hơn trong một số trường hợp cụ thể. Nếu như nhà xuất khẩu cần đến duy trì việc thanh toán bằng tiền mặt, thì người xuất khẩu không nên báo giá CIF hoặc bất cứ điều kiện nào trong phạm vi điều khoản đó.(ví dụ như giao hàng đã trả thuế). Nếu như việc hoán đổi tiền tệ có vấn đề thì điều kiện giao hàng FOB là phù hợp hơn cho cả hai bên. Trong trường hợp này, người mua thanh toán cước phí bầng đồng tiền của họ hoặc thu xếp việc thuê 1 con tàu của nước họ. Ví dụ như Trung Quốc chỉ đạo việc sắp xếp tàu cho xuất nhập khẩu để bảo đảm việc trao đổi ngoại tệ cũng như là duy trì hoạt động của các hãng bảo hiểm trong nước. Các công ty liên doanh thương mại của quốc gia (FTCs), chịu trách nhiệm cho phần lớn hoạt động ngoại thương,muốn bán hàng dưới điều kiện CIF trong khi lại muốn mua hàng dưới điều kiện FOB để được quyền tự giải quyết lấy tát cả các vấn đề bảo hiểm và cước phí. Một vấn đề có thể nảy sinh trong trường hợp này là những con tàu được sắp xếp cho các công ty liên doanh thương mại của Trung Quốc thường được biết la đến rất muộn.gây nên một chi phí kho bãi rất lớn và lãi xuất cao cho các công ty của Mỹ.Hơn nữa, việc trì hoãn ở các cảng của Trung Quốc cũng là một vấn đề khác và có thể làm cho việc thanh toán lên rất cao.


Cách thức tài chính và phương thức thanh toán

Có một số phương thức thanh toán. Một số phương thức cung cấp tài chính cho người mua , nhưng ngược lại những phương thức khác có thể đảm bảo cho người bán được thanh toán trước.Bảng !6-3 so sánh những điều khoan rnày với nhau.

Điều khoản gửi hàng:

Khi nghiệp vụ gửi hàng được sư dụng, hàng hoá được xếp lên tàu nhưng chủ tàu vẫn là người bán. Điều này có nghĩa là những sản phẩm được cung cấp trên cơ sở hoãn thanh toán và khi sản phảm được bán,người bán mới được bồi hoàn bởi người được gửi hàng. Dưới tác động này, các công ty của mỹ khi tham gia vào thương mại quốc tế, phải đối với một loạt các vấn đề khác lạ và cuối cùng thì hiệu quả thu được của bất kì một nhà xuất khẩu nào la bán được hàng và được thanh toán. Ngược lại, nhà nhập khẩu muốn nhận được một sự hài lòng về hàng hoá. Những yếu tố như khoảng cách, thời gian,ngôn ngữ,văn hoá, qui định khác nhua của mỗi quốc gia cần phải được đưa ra cân nhắc bởi mỗi bên, nếu như các bên muốn đạt được sự thoả mãn.

Nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu nên tự hỏi một số câu hỏi trước khi lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp:


  1. Nhà xuất khẩu đó có đáng tin cậy hay không

  2. Nhà xuất khẩu đó đã tham gia vào hoạt động vận tải trong bao lâu rồi?

  3. Sản phẩm của nhà xuất khẩu đã thông qua kiểm duyệt hay chưa?

  4. Uy tín của nhà nhập khẩu như thế nào?

  5. Nhà xuất khẩu có cho thấy khả năng sẵn sàng thanh toán của họ hay không?

  6. Nhà nhập khẩu có thể tiếp nhận hàng hoá đúng thời điểm hay không?

  7. Các điều khoản tín dụng cạnh tranh đựoc đưa ra như thế nào.

  8. Những điều kiện kinh tế chính trị của các quốc gia xuât nhập khẩu như thế nào

  9. Giá trị của hàng hoá là gì?

  10. Hàng hoá được xếp một lần lên tàu hay là có thể thêm vào thứ tự?

  11. Sản phẩm đã được tiêu chuẩn hoá hay chuyên môn hoá hay chưa? và có thể bán lại hay không?

Sau khi xem xét cẩn thận những câu hỏi trên,nhà xuất khẩu hay nhập khẩu có thể lựa chọn một phương thức thanh toán tốt hơn.

Người bán cung cấp đầy đủ hoá đơn chứng từ cho người nhận hàng . Khó khăn đối với bán hàng theo phương thức gửi hàng là mức độ rủi ro cao. Trước tiên là rất tốn kém cho việc trả hàng hoá chưa được bán về. Mặc dù, do vấn đề về khoảng cách, người bán rất khó để kiểm soát được việc kiểm kê hàng cũng như là những điều kiện bảo quản của nó. Vì vậy,một sự bảo quản nhất định lá cần thiết.Ví dụ, hợp đồng nên xác định trách nhiệm của mỗi bên đối với việc thực hiện bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rui ro đối với hnag hoá trong khi hàng hoá đang thuộc tầm kiểm soát của người nhận hàng. Do những vấn đề và khó khăn này, phương pháp gửi hàng không được sử dụng phổ biến.

Đối với các nhà máy,mục tiêu là tiết kiệm chi phí,giảm tối đa những rủi ro trong quá trtình vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác đến khi nhận được khoản thanh toán của bên nhập khẩu. Hối phiếu đơn giản là cho phép ngân hàng đảm bảo 1 khoản tín dụng hoặc tài khoản tín dụng dưới tên của bên người mua hoặc người bán với một ngân hàng khác.

Quá trình giao dịch được diễn ra theo qui trình này. Người chịu trách nhiệm thanh toán hối phiếu chấp nhận hối phiếu bằng cách kí một dấu xác nhận trên mặt của tờ hối phiếu. Nếu người mua không chấp nhận hối phiếu , người mua sẽ không được giao những chứng từ cần thiết để nhận hàng từ dưới tàu lên,nếu như hàng hoá được xếp lên tàu theo vận đơn có thể chuyển nhượng. Trong thực tế, các ngân hàng có trach nhiệm thu hồi khoản thanh toán. Vận đơn không có khả năng chuyển nhượng có thể được phát hành bởi chủ tàu và gửi cho ngân hàng người mua cùng với hối phiếu,hoá đơn và những chứng từ cần thiết khác. Với sự đảm bảo của ngân hàng , người mua có thể chỉ phải trả một phần tiền trong hối phiếu và được trao vận đơn , điều đó cho phép người mua được nhận hàng.

Một sự chấp nhận trở thành người chịu trqchs nhiệm đối với ngân hàng và một khi nhấp nhận nó trở thành một chứng từ có thể chuyển nhượng nghĩa là nó có thể được mua bán ở trên thị trường như là một cái đĩa CD hay một tờ báo thương mại.Các tờ nhật báo thường niêm yết mức giá chấp nhận hối phiếu hàng ngày của các ngân hàng trong chuyênn mục tài chính.Trước tiên ngân hàng phải chụi trách nhiệm thanh toán cho người giữ hối phiếu.Nhưng hối phiếu thường vẫn có thể được thanh toán lần hai trong trường hợp sự chấp nhận ngân hàng không tôn trọng lời yêu cầu. Bảng 16-4 mô tả đặc điểm của sự chấp nhận của ngân hàng.

Thư tín dụng

Một loại chứng từ trả tiền ngay khác nữa là thư tín dụng trả tiền ngay. Với tư cách là một chứng từ hợp pháp nó là 1 văn bản thể hiện trách nhiệm của ngân hàng cho một hợp đồng trước đó của khách hàngcủa ngân hàng đs . Để đảm bảo cho việc rút tiền của bên thứ 3 cho hàng hoá và dịch vụ đã được trả tiền.(Xem bảng 16-5) , chứng từ này do 1 ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người mua theo ý muốn của bên bán. Đây là 1 lời hứa đảm bảo trả tiền theo thoả thuận khi xuất trình những chứng từ cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định .Thông thường những chứng từ được yêu cầu là giống với những chứng từ được sử dụng trong chứng từỷtả tiền ngay. Trên thực tế ngân hàng được yêu cầ trả tiền thay ch người mua.Ngân hàng đồng ý cho một bên trong giao dịch ( Ben bán, người bảo lãnh, người xuất khẩu) đòi tiền từ ngân hàng hoặc chi nhánh của ngân hàng đó ở nước ngoài củ bên đó. Chứng từ đại diện cho thanh toán trong thư tín dụng dó đó nó được ngân hàng đó soạn thảo. Người nhập khẩu sẽ trả lại tiền cho ngân hàng đó bằng cách đặt cọc trước một khoản tiền hợp lý hoặc vay toàn bọ tại ngân hàng này. Người rút tiền ( Người bán) thông thường có trách nhiệm với các khoản tín dụng nhờ thu do ngân hàng nước mình hoặc ngân hàng nước ngoà cung cấp. Bảng 16-6 biểu hiện những quy trình liên quan đến

Một vài ngân hàng có thể liên quan tới quá trình này. Ngân hàng phát hành theo quy định chỉ phát hành thư tín dụng cho những khách hàng hiện tại , cho dù bất kì một ai khác đưa ra thế chấp cho thư tín dụng này. Ngược lại ngân hàng thông báo có trách nhiệm thông báo cho nhà xuất khẩu biết thư tín dụng đó đã được phát hành rồi chuyển thư tín dụng đó cho ngân hàng bảo lãnh ủa bên mua.. Thông thường đây là ngân hàng ở gần nước hưởng thư tín dụng . Trong trường hợp đó tại ngân hàng xác nhận các nghiệp vụ cũng được thực hiện như ở ngân hàng thông báo nhưng ngân hàng xác bnhận còn đảm bảo việc thanh toán .

Hiện nay có một số loại tư tín dụng như: thư tín dụng huỷ ngang, thư tín dụng không huỷ ngang, l/c dự hòng , l/c giáp lưng ,l/c chuyển nhượng được.

Thư tín dụng huỷ ngang

Với thư tín dụng huỷ ngang , ngân hàng có quyền thu hồi cam kết nhận trả cho các chứng từ được soạn thảo dựa tren thư tín dụng đó à không cần phải thông báo trước cho người bán . Ngân hàng có quyền huỷ bỏ hoặc thu hồi trách nhiệm của nó tại bất kỳ thời điểm nào trước khi thanh toán. Ngay cả sau khi hàng đã được xếp. Do đó sự đả bảo của ngân hàng không có trách nhiệm về mặt pháp lý nên việc đảm bảo thanh toán với người bán là rất ít. Người xuất khẩu nói chung không chấp nhận thư tín dụng huỷ ngang.



Thư tín dụng không huỷ ngang

Loại thư tín dụng này được ưa chuộng nhiều hơn thư tín dụng huỷ ngang. Trong trường hợp này đây là 1 loại thư tín dụng được người bán chấp thuận. Nó không thẻ sửa chữa hay huỷ bỏ trong bất kỳ trường hợp nào do người mua hoặc người bán yêu cầu . Nó chỉ được chấp nhận khi có được sự đồng ý của tất cả các bên. Tuy nhiên đối với người mua, người mà nhận được các chứng từ hợp lệ, nhưng đó là hàng hoá hỏng hoặc kém chất lượng để lừa gạt Ngân hàng, nhằm lấy được chấp nhận bảo lãnh của Ngân hàng thanh toán cho hàng hoá đó: điển hình như : Tập đoàn Words of wonder, một Công ty sản xuất đồ chơi của Mỹ đã che dấu tình trạng phá sản của mình. Đối với 4 chủ nợ đây là những nhà cung cấp đầu vào ở Hông Kông. Công ty này đã sử dụng thư tín dụng không huỷ ngang để chiếm lấy 16,5 tỷ USD từ một Ngân hàng bí mật. Hay một Công ty sản xuất khác của Hồng Kông, Applied Eleetrolics không thể thu hồi bất kỳ một khoản nợ nào do không có thư tín dụng.



Thư tín dụng xác nhận, thông qua một Ngân hàng tại nước người xuất khẩu. Bởi vì người xuất khẩu cần nhận được thèm bảo lãnh trả tiền từ một Ngân hàng khác nữa (đây là Ngân hàng xác nhận). Việc Ngân hàng thông báo gửi một thư kèm theo cùng với thư tín dụng gốc cho mọi người xuất khẩu thể hiện rằng: thư tín dụng đã được xác nhận theo quan niệm của Mỹ người xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn. Nếu có một Ngân hàng Mỹ nhận trách nhiệm thanh toán đối với thư tín dụng trong trường hợp người mua hoặc Ngân hàng người mua từ chối thanh toán (VD: Ngân hàng phát hành ở nước ngoài) vào những năm 1980 khi khủng hoảng chính trị tại I Ran rất nhiều người Mỹ không được xác nhận. Thông thường, môt thư tín dụng xác nhận thuận lợi hơn bình thường khi việc trả tiền được bảo lãnh bởi hai Ngân hàng thay vì một bên. Đặc biệt khi các bên nhận thấy không chắc chắn về Ngân hàng phát hành ở nước ngoài thì Ngân hàng xác nhận ở cùng quốc gia với người xuất khẩu thì người mua xuất khẩu sẽ được đảm bảo thanh toán thuận lợi hơn. Do những chứng từ hiện tại đối với Ngân hàng xác nhận để chỉ ra rằng nghĩa vụ của các bên đã được hoàn tất.

Sự trung thực là phẩm chất tốt nhưng điều này không thể là ưu điểm trong thương mại quốc tế. Một người bán có thể vận chuyển hàng hoá khong đúng với đơn chào hàng hoặc chất lượng kém đi trong khi đó lại đòi nhận được thanh toán. Hoặc như người mua có thể từ chối trả tiền đối với hàng hoá nhận được. Điều đó nhấn mạnh thị trường không bao giờ quá cẩn trọng hoặc cẩn thận khi giao dịch trong thương mại quốc tế. Trong trường hợp với một thư tín dụng xác nhận người bán có thể không chấp nhận nhận sản kê khai từ một Ngân hàng xác nhận sự tồn tại của thư tín dụng bởi vì việc xác nhận sự tồn tại của một vật không giống với sự xác nhận của một thư tín dụng. Một thư tín dụng xác nhận yêu cầu sự đảm bảo của Ngân hàng (VD: đưa ra ví dụ của mình, đồng thời khi Ngân hàng xác nhận thư tín dụng sữ phải trả tiền cho người xuất khẩu. Có thể tin rằng Ngân hàng xác nhận phải chấp thuận đối với người mua thư tín dụng không xác nhận.

Khi thư tín dụng không được Ngân hàng xác nhận tại nước người bán. Tất nhiên nó sẽ giam khả năng thanh toán. Một thư tín dụng không xác nhận vẫn có thể được các bên chấp nhận. Hơn nữa Ngân hàng nước ngoài phát hành L/C là Ngân hàng có khả năng thanh toán mạnh. Thực tế một số Ngân hàng đa quốc gia họ cần các thư tín dụng do họ phát hành được phân lại. Bởi vì họ cho rằng, sự xác nhận sẽ làm mất đi uy tín của họ. Tuy nhiên thư tín dụng vào có thể xác nhận một cách bí mật.

Tuy nhiên với một L/C có thể là L/C hỗn hợp. Bởi vì một L/C vừa có thể là L/C hủy ngay vừa được xác nhận, hoặc không huỷ ngay vào không xác nhận, Để có sự an toàn cao nhất, thanh toán dễ dàng nhiều người mua có thể yêu cầu mở L/C không huỷ ngay và được xác nhận. VD: thư tín dụng của tập đoàn HiFi nhận bản yêu cầu đối tác của mình mở L/C không huỷ ngay trước khi phát hành bảo hiểm khi xuất khẩu sang Brazin.



Thư tín dụng dự phòng

Không giống như mục đích của một thư tín dụng thương mại, nó được liên hệ buôn bán, trao đổi. Mục đích của L/C dự phòng là đảm bảo nghĩa vụ của người bán theo như hợp đồng hoặc thoả thuận giữa hai bên, nó được sử dụng giống như mục đích cảu trái phiếu dự phòng và khoản vay thoả thuận. Trong trường hợp này người mua yêu cầu người bán mở một L/C đích danh cho người bán. Vì có thể khi người mua phá vỡ hợp đồng sẽ gây thiệt hại cho người mua. Khi thời hạn hợp đồng trôi qua, vì vậy người bán phải tự tin tìm cho mình một đối tác mới. Hơn nữa do khả năng mất lợi nhuận do bị hoãn hoặc huỷ bỏ giao hàng như thoả thuận với L/C dự phòng Ngân hàng sẽ bảo đảm cho bên cho bên hưởng lợi là người mua, khoản tiền này có thể được rút ra bằng L/C dự phòng chỉ khi người bán không thực hiện nghĩa vụ của mình theo như hợp đồng ký kết nếu người hưởng lợi là người bán, người có thể yêu cầu các bên thanh toán như thoả thuận công việc. Hơn nữa người bán cần phải trả kinh phí cho việc mở L/C của mình người mua có thể rút tiền bằng việc của các chứng từ đảm bảo của người bán cùng với việc không giao hoá đơn. Sau đó Ngân hàng sẽ đưa tất cả hoặc một phần khoản tiền đảm bảo đó của người bán cho người mua.

Thư tín dụng ????????? khi người bán là người buôn bán hoặc là người trung gian. Người phải trả cho người cung cấp trước khi yêu cầu nhà cung cấp này giao hàng cho khách hàng ở nước ngoài, người trung gian có thể lấy được L/C đích danh cho người cung ứng như là người hưởng lợi. Điều này có thể trở lên khó khăn nếu người trung gian không đủ nguồn vốn hoặc tài sản, để có được khoản vay hoặc mở một L/C tại Ngân hàng, người trung gian phải làm gì để nhận được cam kết của Ngân hàng, phát hành của khách hàng của họ L/C của khách hàng để thế chấp đảm bảo cho L/C thứ 2 do Ngân hàng trung gian phát hành, theo mong muốn của người cung ứng: Đây là một giao dịch đơn lẻ của thư tín dụng hoặc thư điện tử, người trung gian được uỷ quyền cho phép thực hiện nghĩa vụ theo L/C gốc. Vì vậy, Ngân hàng phát hành mở một L/C yêu cầu, người cung ứng một khoản tiền không vượt quá như L/C chính gốc. Do một L/C ??????? là giao dịch đơn lẻ hoàn toàn so với L/C hoặc tín dụng Ngân hàng phát hành L/C giáp lưng có trách nhiệm ứng thanh toán cho nhà cung cấp, thậm chí khi cuộc làm ăn đổ vỡ để hoàn tất nghĩa vụ như trong L/C ban đầu. Không ngạc nhiên khi nhiều Ngân hàng phải miễn cưỡng tham gia vào giao dịch giáp lưng thay vì điều kiện các tín dụng chuyển đổi.

Nếu người hưởng lợi gốc (đại lý) không muốn cho người mua biết các thông tin này thì tên của người hưởng lợi hoặc tên người trung gian (người hưởng lợi sau này) có thể thay cho tên người mua. Nếu đại lý không cung cấp đủ cho ngân hàng các giấy tờ thay thế thì mục đích sẽ thất bại ngay. Lúc này, ngân hàng có quyền chuyển chứng từ của người vận tải tới ngân hàng phát hành.



Những thuận lợi và hạn chế của L/C

Thư tín dụng có nhiều ưu điểm. Trước hết có các biện pháp an toàn với người rủi ro tối thiểu. Việc chấp nhận của ngân hàng đối với các nghĩa vụ thanh toán như là một khế ước vay nợ hơn là một hối phiếu, điều này đã được người mua chấp nhận. L/C tạo ra mối quan hệ tốt hơn với người mua từ lúc tất cả các kỳ hạn được định rõ và cả hai bên đều được bảo vệ. Thêm nữa, người xuất khẩu có thể được thanh toán trước kỳ hạn bằng L/C chiết khấu. Một L/C có thể được chiết khấu ở một tỷ lệ thấp hơn vì nó đưa ra sự an toàn lớn hơn là hối phiếu. Khoản chiết khấu này thường được tính toán tại thời điểm của chủ ngân hàng đồng ý tỷ lệ thanh toán tính từ ngày mua bán cho tới kỳ hạn phải thanh toán.

Đối với người mua, L/C cũng mang lại nhiều lợi ích mặc dù người mua có thể phải mang gánh nặng về tài chính. Trước hết, người mua có thể mua ngay và trả sau. Thứ hai, L/C đưa ra lời cam kết giao hàng ngay. Cũng có thể là một ngày hoàn thành tín dụng và không thanh toán cho tới khi hàng hoá đặt trong kỳ kiểm soát của người chuyên chở để đưa hàng lên tàu. Thêm nữa, người bán phải hoàn thành các kỳ hạn đã định rõ trong L/C trước khi việc thanh toán được thông báo. Thứ ba, người mua có thể nhận được một mức giá tốt hơn khi người bán không phải thực hiện các biện pháp an toàn không cần thiết hoặc để bán L/C với khoản chiết khấu cao. Kết quả là người mua thậm chí có thể giới hạn khoản chiết khấu tiền mặt của người bán. Một điều quan trọng là người bán phải xem xét một cách cẩn thận những kỳ hạn trong L/C để chắc chắn rằng anh ta hoặc cô ta có thể hiểu và thực hiện những đòi hỏi của nó. Những điều khoản mà người bán cần phải kiểm tra là bản mô tả hàng hoá, các kỳ hạn mua bán, giá cả, ngày giao hàng, các chứng từ cần thiết kèm theo, phần trách nhiệm đối với việc bảo hiểm, sự mất mát và các điểm quan trọng khác,... Người bán cũng phải xác định xem L/C mà mình nhận được có phải là L/C xác nhận và không huỷ ngang hay không nếu yêu cầu như thế. Người bán không nên chấp nhận L/C yêu cầu mà giấy chứng nhận kiểm tra nó được ký bởi một nhân vật đặc biệt. Bởi vì nếu cá nhân đó chết đi hay vì một lý do nào khác mà không thể ký được giấy chứng nhận đầy đủ tất cả các yêu cầu và không thể thanh toán như thoả thuận được. Một biện pháp phòng ngừa là nhấn mạnh rằng giấy chứng nhận đó được phát hành bởi một công ty kiểm tra đặc thù chứ không phải là có một cá nhận đặc biệt cùng cộng tác với công ty đó.

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng những nhược điểm của L/C cũng không ít: văn bản thiếu tính mềm dẻo, cồng kềnh và các phương pháp thanh toán rất rắc rối. Bất kỳ sự thay đổi nào trong các điều khoản đều yêu cầu một sự sửa đổi, bổ sung của L/C, mặc dù thích hợp với các giao dịch thông thường song L/C không làm tốt chức năng đối với các giao dịch bất thường và yêu cầu sự mềm dẻo. Người mua cũng có thể phải chịu chi phí lớn nếu chính phủ yêu cầu một khoản ký quỹ trước khi phát hành L/C. Ví dụ, chính phủ Libăng yêu cầu các ngân hàng buộc khách hàng của mình phải ký quỹ 15% dựa trên chứng từ tín dụng, các chứng từ này ghi số hàng được bán ở Libăng.

Nguyên nhân nào mà L/C mang đến gánh nặng đối với người mua? Đó là vì nó bắt buộc một sự minh bạch các khoản tiền vào. Như vậy, khoản tiền này của người mua sẽ được xác nhận trước bởi ngân hàng của người mua. Điều này có tính thoả thuận ngầm bởi vì L/C được phát hành trên cơ sở không tin cậy, người mua chỉ thanh toán khi nào ngân hàng không phát hành gọi thanh toán. Nếu người mua thiếu uy tín về tín dụng ngân hàng có thể yêu cầu tiền mặt hoặc đồ thế chấp khác cho sự bảo vệ quyền sở hữu của nó. Thực tế, một khoản đặt cọc bằng tiền mặt có thể không được chấp nhận nếu người nhập khẩu có khó khăn về tài chính hoặc không có danh tiếng về tín dụng, trừ khi mà người chủ tín dụng đưa ra yêu cầu đối với số tiền trả sau trong trường hợp người nhập khẩu bị phá sản. Kết quả là ngân hàng sẽ xem yêu cầu đối với một L/C là yêu cầu đối với một khoản vay nợ hoặc giới hạn của một khoản tín dụng.

Kết luận :

Để đặt ra mức giá, những vấn đề khúc mặc trong tất cả các bước đều phải được chú ý. Một nhà sản xuất cần tạo ra lợi nhuận, người bán lại cần lợi nhuận tương xứng với dịch vụ của họ. Hơn nữa, phản ứng từ đối thủ cạnh tranh về chính sách giá cả phải được dự đoán và quan tâm trước. Cuối cùng nó là điều kiện cần thiết để chuyển vào tài khoản của khách hàng và của họ dựa trên giá trị sản phẩm.

Nhiều yếu tố cần phải dựa vào sự quan tâm trong chiến lược gì với giá cả bao gồm chi phí, sự co giãn cung cầu sản phẩm (lấy uy tín) doanh thu, thị phần, dung lượng thị trường, vòng đời sản phẩm và một số vấn đề liên quan khác của sản phẩm. Giải pháp tốt nhất là kết hợp đa dạng các thành phần về sản phẩm, thị trường và các mục tiêu của xí nghiệp.

Chiến lược giá cả trong hoàn cảnh quốc tế thì phức tạp, khó khăn hơn vì còn phải tính đến các nhân tố là tỷ giá hối đoái, chi phí lao động tương ứng và tỷ lệ lạm phát tương ứng trong nhiều quốc gia khác nhau. Những vấn đề quan trọng khác cần quan tâm là chi phí bao bì xuất khẩu và giá thành xuất khẩu, chi phí vận chuyển, thuế quan, các đạo luật về thuế và sự khó khăn trong việc chuyển lợi nhuận về nước.

Người xuất khẩu phải nỗ lực giải thích mức giá hoàn hảo bằng việc vận dụng thích hợp các điều kiện giao dịch quốc tế. Khi có sự nghi ngờ về việc chuẩn bị như thế nào cho lời giải thích đó, người chuyên chở hàng hoá nên tìm người cố vấn. Các chuyên gia có thể cung cấp các thông tin có giá trị cùng với việc xem xét lại các chứng từ (như hoá đơn thanh toán, vận đơn) và chi phí thích hợp cho việc vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên đối với các chứng từ tài chính đặc biệt như L/C thì đòi hỏi sự hỗ trợ của ngân hàng. Các ngân hàng quốc tế có các phòng ban riêng có thể làm cho việc thanh toán trở nên dễ dàng hơn khi giúp đỡ khách hàng của mình tránh các cạm bẫy trong việc chuẩn bị viết chứng từ cũng như chấp nhận chứng từ đó.



Câu hỏi

  1. Giải thích tỷ giá hối đoái và lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến phương pháp mà bạn đặt ra cho sản phẩm của mình?

  2. Phá giá hàng hoá là gì? Khi nào thì nó trở thành bất hợp pháp? Người bán có thể làm gì để chống phá giá hàng hoá?

  3. Biện pháp nào có thể sử dụng để tính toán một mức giá chuyển đổi (đối với giao dịch giữa các công ty được gia nhập)

  4. Giải thích các điều khoản của buôn bán đối lưu: nghiệp vụ đổi hàng, nghiệp vụ mua đối lưu, nghiệp vụ mua lại sản phẩm, giao dịch bồi hoàn, hiệp định về buôn bán có thanh toán bình hành và nghiệp vụ chuyển nợ thương mại.

  5. Giải thích các điều kiện bán hàng sau: EXW, FAS, FOB, C&F, CIF, FD DDP

  6. Giải thích

  • Hối phiếu

  • Sự chấp thuận của ngân hàng

  • Giải thích các loại L/C huỷ ngang, không huỷ ngang, được xác nhận không được xác nhận, giáp ứng và chuyển đổi.

Thảo luận

    1. Nông dân Mỹ nên đặt giá các sản phẩm của họ như thế nào?

    2. Để bảo vệ mình, một nhà marketing nên đặt giá cho sản phẩm của mình như thế nào ở một nước có mức lạm phát cao?

    3. Sự mặc cả giá là một nghệ thuật. Thảo luận xem bạn có thể mặc cả như thế nào để có hiệu quả.

    4. Giải thích tại sao những nhà chế tạo xe hơi Mỹ thích sử dụng chiến lược giá cả “không gò bó” trong giá xe hơi của họ hơn trong khi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài lại sử dụng chiến lược giá cả “gò bó”

    5. Có ý kiến đưa ra rằng nghiệp vụ buôn bán đối lưu có tính thực tiễn nó sẽ không tách rời thực tế. Có tranh luận gì từ quan điểm lý thuyết suông đối với nghiệp vụ này trong kinh doanh.

Phần 5


Những chủ đề đặc biệt :

Môi trường và các quyết định về tài chính.


17. Nguồn gốc của các thị trường tài chính và tiền tệ quốc tế.

Minh hoạ về marketting : Tiền là vấn đề nhạy cảm

Để giúp người dân nước mình đạt được các hợp đồng xuất nhập khẩu, chính phủ nhiều nước đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ tài chính. Chẳng hạn, chính phủ cung cấp tín dụng thương mại cho các doanh nghiệp kinh doanh mặc dù các khoản hỗ trợ này lên tới vài tỷ đôla hàng năm. Pháp, Thuỵ Sĩ, Tây Đức đã đưa ra các thông cáo chung trong đó nêu tên các công ty cụ thể được hưởng sự hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ. Các khoản hỗ trợ này đem lại những lợi ích hết sức to lớn đến mức chính phủ các nước này vẫn giữ độc quyền trong việc cung cấp các dự án thuỷ điện, nhiệt điện, và khí hoá than đá cho Brazil, điều này thúc đẩy Mỹ làm theo các nước này trong việc trợ cấp xuất khẩu.

Mục đích của chương trình thương mại và phát triển (TDP) của Mỹ là nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ trên thị trường trong các lĩnh vực cung cấp thiết bị kĩ thuật và dịch vụ và cũng nhằm góp phần phát triển kinh tế các nước chậm phát triển. Ra đời vào năm 1980, TDP thực hiện mục tiêu của mình bằng cách tài trợ cho việc nghiên cứu khả thi và các dịch vụ kế hoạch khác đối với các dự án lớn. Một dự án dự án như thế là dự án xử lý nước ở Vênêzuêla. Chương trình này cũng đã tài trợ 33.000 đôla cho việc nghiên cứu khả thi cho hệ thống vệ sinh bệnh viện, một dự án xử lý chất thải rắn.Những nỗ lực của TDP đã đem lại thành công nhất định. Sự hỗ trợ tài chính này làm cho tổng giá trị các hợp đồng và doanh thu bán thiết bị của các công ty Ford,Caterpilla, Dumster, Loseph Hell, Freightlines Omnivad International Harvester và Hill Manufacturing lên tới 68,2 triệu đôla.

Những minh hoạ về Marketing trên đây cho thấy vai trò to lớn hỗ trợ tài chính cho các dự án thực hiện ở nước ngoài. Hỗ trợ vốn rất quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu cần nhà nước hỗ trợ vốn để sản xuất hàng xuất khẩu cũng như duy trì lượng hàng của họ. Hơn nữa các nhà nhập khâủ thường cố gắng đẩy gánh nặng tài chính cho các nhà xuất khẩu. Như vậy, để mở rộng tín dụng xuất khẩu cho nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu phải nhận được một sự hỗ trợ về mặt tài chính. Trên thực tế huy động vốn không chỉ là vấn đề của các công ty nhỏ, đối với các công ty đa quốc gia để thực hiện được các dự án lớn, chiếm hàng triệu đôla, thì huy động được vốn cũng là vấn đề sống còn.

Mục đích của phần này là để thảo luận về các khía cạnh của vấn đề huy động tài chính. Phần này đề cập đến việc huy động các nguồn tàI chính trong nước và quốc tế đang được áp dụng đối với các nhà nhập khẩu là nhà nước cũng như tư nhân, trong đó bao gồm cả các tổ chức tài chính phi doanh lợi (tổ chức tài chính của nhà nước)và các tổ chức tài chính tư nhân khác nhau. Phần này cũng nghiên cứu về các trung tâm tài chính quốc tế như là thị trường vốn châu âu, thị trường vốn châu á

Đối với bất kỳ một hãng kinh doanh nào dù to hay nhỏ, dù là kinh doanh trong nước hay kinh doanh ở nước ngoài luôn luôn đòi hỏi một số hình thức tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế phải đối mặt với những điều kiện về tài chính cũng như kinh tế của nhiều quốc gia do đó mà việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ phức tạp và ít chắc chắn hơn là huy động vốn từ trong nước. Việc huy động vốn từ bên ngoài tuy phức tạp hơn nhiều nhưng cũng mang lại nhiều sự lựa chọn khác nhau. Bên cạnh các kênh cung cấp chính, còn có nhiều nguồn cung cấp chủ yếu dành cho các hãng kinh doanh quốc tế, các nguồn này bao gồm


  1. Các tổ chức phi tài chính

  2. Các tổ chức tài chính tư nhân

  3. Các tổ chức tài chính quốc tế

  4. Các tổ chức của chính phủ

  5. Quỹ tiền tệ quốc tế

  6. Thị trường chung Châu Âu

Các tổ chức phi tài chính

Có một số tổ chức phi tài chính có thể cung cấp tài chính. Thứ nhất, đó là sự tự tài trợ khi mà công ty có vốn riêng hoặc giữ lại cổ tức của cổ đông, do đó mà lợi nhuận kinh doanh có thể đem tái đầu đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh. Thứ hai, các nhà phân phối và các nhà sản xuất có thể cùng tìm đến tín dụng thương mại và sự trợ giúp tài chính từ một trung gian nào đó. Thứ ba, khi thành lập các liên doanh, bên nước ngoài có thể cho liên doanh vay tiền. Thứ tư, các công ty con của các công ty đa quốc gia có thể vay tiền từ các chi nhánh khác cũng như từ quỹ lương hưu của người lao động. Cuối cùng một công ty có thể quyết định tăng vốn góp bằng cách bán cổ phiếu hoặc có thể vay nợ bằng cách bán trái phiếu ở Mĩ hoặc ở nước ngoàI mà trước hết đó là việc bán trái phiếu Châu âu.

Khi các công ty sử dụng phương pháp tự tài trợ thì sẽ có lợi từ việc không phải nộp thuế lợi nhuận nhập khẩu. Trước đây với mục đích này, các công ty có thể thành lập tập đoàn buôn bán trong và ngoài nước (DISC). Tập đoàn này cho phép một công ty trì hoãn việc nộp thuế liên tục với lượng tối đa lên tới một nửa kim ngạch xuất khẩu. Chẳng hạn theo cách này công ty GE có thể tiết kiệm được hàng triệu đôla. Có khoảng 5000 nhà xuất khẩu Mĩ có doanh thu xuất khẩu trong 8000 tập đoàn buôn bán quốc tế nội địa ở Mĩ. Năm 1970, một năm trước khi DISCs được thành lập chỉ có 9% hàng hoá của Mĩ được xuất khẩu. Năm 1980, con số này nhảy vọt lên 19% với 67% hàng hoá được xuất khẩu thông qua DISCs. Năm 1981 việc nộp thuế chậm làm Mỹ thất thu 1,65 tỷ đôla.

DISCs bị bãi bỏ nhanh chóng vào năm 1984 bởi vì GATT quy định rằng những biện pháp né tránh thuế như trên là hình thức hỗ trợ xuất khẩu bất hợp pháp .Chỉ có một tập đoàn duy nhất còn tồn tại phục vụ cho các nhà xuất khẩu nhỏ là “interest charge DISC” với sự giảm thuế bị hạn chế hơn. Để thay thế DISCs, một biện pháp tránh thuế thu nhập nữa được biết đến là việc thành lập tập đoàn buôn bán quốc tế (FSC). Dưới con mắt của các cơ quan thuế, đây là một tổ chức đặc biệt nhằm tạo đIều kiện cho các thành viên có thể được miễn từ 15-32% thuế lợi nhuận bằng cách bán hoặc uỷ thác xuất khẩu hàng hóa (chưa 50% hàm lượng của Mỹ) và hạn chế số lượng dịch vụ. Một FSC có nhiều quy định chặt chẽ hơn DISC ,do đó nó không đơn giản chỉ là sự hợp tác giả tạo hay là trên giấy tờ nhằm kéo dài thời gian trả thuế.

Để vào một FSC, một công ty phải có các tiêu chuẩn sau:



  • Công ty phải được thành lập ở nước ngoài hoặc một nước phụ thuộc Mỹ

  • Trụ sở chính của công ty nằm ở nước ngoài và giữ toàn bộ sổ sách kế toán của công ty

  • Công ty có tối đa là 25 cổ đông

  • Không có cổ phần ưu đãi

  • Có ít nhất một giám đốc là người mang quốc tịch nước ngoài

  • Công ty không phải là thành viên của một tổ chức đã bị kiểm soát, trong đó bao gồm cả DISC

  • Công ty pahỉ đăng kí với IRS khi quyết định gia nhập FSC

  • Để được miễn thuế trên 5 triệu $ doanh thu xuất khẩu, công ty phải có sự quản lý ở nước ngoài, có các hoạt động kinh tế ở nước ngoài

Nói chung, một công ty muốn trở thành thành viên của FSC thì phải có sự có mặt của các yếu tố “nước ngoài”. Nghĩa là công ty phải có cơ quan quản lý nắm giữ sổ sách và các báo cáo tài chính ở nước ngoài, ban quản trị và các cổ đông phải họp tại nước ngoài và một trong các giám đốc phải là người nước ngoài. Một yêu cầu nữa là công ty này phải có bản chất kinh tế nước ngoài, tức là FSC phải thực hiện các hoạt động kinh tế và mang lại lợi nhuận thực sự. Có một tỷ lệ tối thiểu các hợp đồng mua bán hàng hoá phải được thực hiện ở nước ngoài với công việc thông thường như là lập hoá đơn. Tỷ lệ các chi phí giao dịch trực tiếp của trụ sở ở nước ngoài phải chiếm ít nhất là 50%(bao gồm chi phí quảng cáo, chi phí kí kết hợp đồng, chi phí vận tải, chi phí lập hoá đơn, chi phí bảo lãnh rủi ro tín dụng). Từ khi FSC không được hưởng các khoản khấu trừ thuế đánh vào thu nhập hoặc các khoản miễn trừ khác ở Mỹ, các công ty có thể lựa chọn việc đặt trụ sở tại một nước mà có mức thuế đánh vào các công ty người nước ngoài là thấp nhất. Một công ty thường chọn đặt trụ sở tại quần đảo Virgin, Guam, quần đảo bắc Mariana và American Samoa của Mỹ. Các nước có đủ điều kiện để FSC đặt trụ sỏ là australia, áo, Belgium, Canada, Đan Mạch, Ai cập, Phần lan, Pháp, Đức, Ailen, Ai len, Jamaica, hàn quốc, Maita, Monaco, Hà lan, Niu Dilân, Norway, Pakistan, Philipin, Nam Mỹ, Thuỵ Sĩ, và Trinidad &Tobago .Bên cạnh đó còn bao gồm các nước hưởng lợi của…

Với những biện pháp tự tài trợ khác, trên thực tế các MNCs thường dùng cả hai biện pháp là tăng vốn góp hoặc là bằng cách vay nợ. Một công ty có thể tăng vốn góp bằng cách bán cổ phiếu cả ở trong và ngoàI nước.Ví dụ cổ phiếu của Mỹ được buôn bán ở thị trương Luân Đôn. Bảng 17-1 cho thấy làm thế nào tập đoàn Hawley của Anh có thể thu hút vốn từ nước ngoài , đó là bằng cách lôi cuốn các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu của họ dưới dạng ADRs. Hơn nữa các công ty này muốn cổ phiếu của họ trở thành chứng khoán toàn cầu, do đó mà cổ phiiêú thông thường của công ty đã được buôn bán trên thị trường Bermuda, Canada, australia, Niu Dilân và tây Đức và đang trong quá trình thoả thuận để được niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán Pari và Tokyo

Trong trường hợp sử dụng biện pháp vay nợ, một công ty có thể bán các thương phiếu hoặc bán trái phiếu. Người mua trái phiếu hoặc người cầm giữ trái phiếu thường là các chủ nợ của các công ty hơn là người sở hữu trái phiếu đó.Các công ty của Mỹ có thể bán trái phiếu ở Mỹ hoặc ở nước ngoài mà trước hết là trái phiếu châu âu. Phòng tài chính của các công ty phải xác định xem những trái phiếu của công ty bán trên thị trường nưóc ngoài bằng nội tệ (đôla) hay là bằng đồng tiền của các nước đó. Trong bất kỳ trường hợp nào, các công ty cũng phải lưu ý rằng việc vay nợ này đòi hỏi phải có các dịch vụ của các nhân hàng đầu tư.Trên thực tế hầu hết các ngân hàng đa quốc gia cũng như là các hãng môi giới đa quốc gia đều có các chi nhánh hoạt động như các ngân hàng đầu tư.
Các tổ chức tài chính

Các công ty quốc tế có thể chọn một số tổ chức tài chính mà có khả năng giải quyết vấn đề tài chính quốc tế. Thông thường các công ty này chọn cả tổ chức ngân hàng hoặc tổ chức phi ngân hàng ở trong hoặc ngoài nước. Bên cạnh các ngân hàng khổng lồ nổi tiếng toàn cầu còn có rất nhiều ngân hàng cỡ trung bình cũng có các phòng ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng đa quốc gia có thể thoả mãn mọi nhu cầu tài chính .Các ngân hàng thường hoạt động trên các lĩnh vực khác nhiều hơn là chỉ cho vay .Đó là các hoạt động liên quan gián tiếp đến tài chính như hoạt động triết khấu bao thanh toán, L/C hoặc hối phiếu kì hạn. Một số hãng thực hiện dịch vụ bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu truy đòi hoặc miễn truy đòi ở một mệnh giá và sau đó cung cấp một khoản vay mức độ cạnh tranh là 90% ssó tiền người bao thanh toán yêu cầu, tuy nhiên người bao thanh toán không bao giờ mua lại các khoản phải thu khó đòi.


Các tổ chức của chính phủ.

Việc chính phủ cung cấp các nguồn vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp là việc thường xuyên diễn ra. Theo qui luật, các khoản vay như vậy được hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường cùng các điều kiện ưu đãi hơn từ các tổ chức tài chính tư nhân.Tuy vai trò của chính phủ là gián tiếp nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ví dụ như Nhật Bản đã áp dụng những tiêu chuẩn này để khuyến khích các ngân hàng tư nhân hợp tác.

Tại Mỹ có một số tổ chức của chính phủ cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính. Một trong số những tổ chức này là Uỷ ban các doanh nghiệp nhỏ (Small Business Administration- SBA). Ngoài các khoản cho vay thông thường, SBA còn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trong các hoạt động xuất khẩu.

Một tổ chức khác của Mỹ là Tổ chức đầu tư tư nhân hải ngoại (Overseas Private Investment Corporation- OPIC). Không chỉ được biết đến thông qua chương trình bảo hiểm rủi ro về chính trị của Phòng bảo hiểm, OPIC còn có các khoản vay trực tiếp thông qua Phòng tài chính. Khoản vay đầu tư trực tiếp (Direct Investment Funds-DIF) được cấp cho các dự án có qui mô quá nhỏ hoặc quá ngắn hạn để thu hút các công ty cho vay lớn, hoặc các dự án quá dài hạn đối với các ngân hàng thương mại. OPIC cũng sẽ gánh vác cùng các công ty nhỏ một phần chi phí trong nghiên cứu tiền khả thi. Ngoài ra, OPIC đảm bảo sẽ thanh toán 7% số tiền vay cho những người cho vay. Nhưng việc đảm bảo này và các khoản vay DIF chỉ được áp dụng cho mua sắm trang thiết bị mới, hiện đại hoá hay mở rộng nhà máy hiện có, đầu tư cho công nghệ hay dịch vụ. Dự án phải mang tính khả thi cao và phải có đóng góp cho nước tiếp nhận. OPIC còn cung cấp nhiều hình thức dịch vụ như bảo hiểm về chính trị, đảm bảo các khoản vay, cho vay trực tiếp, cho vay bằng đồng bản tệ, tài trợ đặc biệt dự án, điều tra thăm dò và nghiên cứu khả thi, tài trợ vốn và kết hợp các hình thức trên. Những hoạt động khác của OPIC là tổ chức các đoàn công tác , quảng bá các dự án và các cơ hội đầu tư ở nước ngoài cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ; giúp đỡ nghiên cứu tiền khả thi, lập kế hoạch và xây dựng dự án, làm trung gian cho các tổ chức tài chính khác của Hoa Kỳ và quốc tế, hướng dẫn môi trường đầu tư và những hình thức đầu tư mới như đầu tư vào khoa học công nghệ.

Việc mở rộng sản xuất ở một nhà máy sản xuất thiết bị ở Port-au-Prince&Jacmel (Haiti) là một dự án điển hình của OPIC. OPIC đã cho vay 300 000USD để mở rộng việc sản xuất đồ gỗ văn phòng với chất lượng cao. Dự án này đã đáp ứng các điều kiện của OPIC vì Haiti là một nước chậm phát triển ở Tây Bán cầu với thu nhập quốc dân bình quân đầu người là 130$. Nhờ dự án này, công nhân có thể nâng cao kĩ thuật dệt còn các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ thì có thể củng cố vị trí trên thị trường.

Với các nông sản, Hiệp hội tín dụng hàng hoá (Commodity Credit Corporation-CCC) thuộc Bộ nông nghiệp Mỹ có chương trình tín dụng xuất khẩu, cấp tín dụng để xuất khẩu hàng hoá nông sản.




Каталог: contents
contents -> Th ng t­ liªn tÞch
contents -> Sau khi nghiên cứu điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức của (2), tôi thấy có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tuyển
contents -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh sơn la số: 77/nq-hđnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Của Thủ tướng Chính phủ số 120/2008/QĐ-ttg ngày 29/8/2008 Về việc quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với hiv, bị nhiễm hiv do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
contents -> Số: 287/QĐ-btnmt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Bé y tÕ Sè: 1369/ byt-q§ Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
contents -> Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
contents -> Quy đỊnh việc xử phạT VI phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚC; thực hành tiết kiệM, chống lãng phí; DỰ trữ quốc gia
contents -> Ch­¬ng tr×nh häc bæng cña c ng ty Human Resorcia dµnh cho sinh viªn ngµnh kü thuËt Th ng b¸o vÒ kÕ ho¹ch pháng vÊn, trao häc bæng vµ khai gi¶ng líp häc tiÕng NhËt
contents -> ĐỊnh hưỚng nghiên cứu khoa học cho chưƠng trình phòNG, chống hiv/aids giai đOẠN 2016 -2020

tải về 4.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương