1. Nguồn gốc của Marketing quốc tế : Cơ hội và thách thức Minh hoạ về Marketing : Sự phát sinh việc đa quốc tịch hoá các tập đoàn



tải về 4.84 Mb.
trang26/34
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích4.84 Mb.
#38478
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   34

,

E 13-3 : các nhà trung gian thúc đẩy việc phân phối thực


Có 2 nhà trung gian mà hoạt động của họ là cần thiết khi vận chuyển hàng hoá cho những người uỷ thác, xuyên quốc gia cũng như trong nội địa, đó là: người giao nhận và người môi giới hải quan. Vai trò khác nhau của họ trong quá trình phân phối được trình bày trong E 13-3. nhìn chung, một người giao nhận làm việc cho nhà xuất khẩu trong khi người môi giới hải quan làm việc cho nhà nhập khẩu. Bởi vì các chức năng của họ là giống nhau, đôi khi người giao nhận hoạt động như một người môi giới hải quan và ngược lại.

Người giao nhận là người chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá trong nước cũng như quốc tế. Họ là người kinh doanh độc lập, chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá để nhận đựoc phí. Loại người giao nhận được đề cập ở đây là người giao nhận nước ngoài hoặc quốc tế, những người vận chuyển hàng hoá tới các địa điểm ở nước ngoài.

Một công ty giao nhận nước ngoài là 1 đại lý của nhà xuất khẩu, thực hiện hầu hết hoạt động phân phối thực cần thiết để vận chuyển hàng hoá tới các địa điểm ở nước ngoài sao cho có hiệu quả và kinh tế nhất. Công ty giao nhận này có thể đại diện cho người gửi hàng đối với việc vận chuyển hàng hoá cả bằng đường không và đường biển bởi vì các thủ tục và các chứng từ rất giông nhau. Bộ thương mại khuyến cáo các nhà xuất khẩu chỉ nên thuê những công ty giao nhận đã được cục quản lý hàng hải cấp phép.

Đóng góp chính của người giao nhận đối với nhà xuất khẩu là khả năng chuyên chở và trách nhiệm thu thập thông tin về vận tải quốc tế. Người trung gian này giải quyết một khối lượng lớn giấy tờ cần thiết trong thương mại quốc tế và có tính chuyên nghiệp cao trong: (1) các hoạt động chuyên chở (các phương thức vận tải), (2) các quy định xuất khẩu của chính phủ Mỹ (3) các quy định nhập khẩu từ nước ngoài, và (4) các chứng từ liên quan đến ngoại thương và thông quan. Tóm lại, người giao nhận sắp xếp các khâu cần thiết cho việc vận chuyển, bảo hiểm và chứng từ hoàn chỉnh cho hàng hoá ra nước ngoài. Nhu cầu của nhà xuất khẩu đối với các dịch vụ của người giao nhận thay đổi tuỳ thuộc vào nỗ lực xuất khẩu của nhà xuất khẩu hay theo chu kỳ, như đươc trình bày trong E13-4. Khi hoạt động kinh doanh của nhà xuất khẩu phát triển, thì nhà xuất khẩu có xu hướng tự mình thực hiện thêm các chức năng của một người giao nhận.

Người giao nhận có thể hỗ trợ nhà xuất khẩu từ khi mới bắt đầu chuẩn bị hàng hoá để xuất khẩu ra nước ngoài. Khi nhà xuất khẩu nhận được thư hỏi hàng, thì nhà xuất khẩu có thể nhờ người giao nhận trong việc chuẩn bị bảng báo giá. Người giao nhận có thể tư vấn cho nhà xuất khẩu về phí vận chuyển, phí cảng, phí lãnh sự quán, chi phí cho các chứng từ đặc biệt, chi phí bảo hiểm và phí cho người giao nhận, cũng như đề xuất các mức độ đóng gói cần thiết hoặc sắp xếp để hàng hoá được đóng gói hay đóng vào container.

Người giao nhận cũng chuẩn bị vận đơn đường biển và bất kỳ chứng từ lãnh sự đặc biệt nào đồng thời xem xét thư tín dụng, phiếu đóng gói để đảm bảo rằng tất cả các thủ tục đã theo đúng trình tự. Sau khi giao hàng, người giao nhận gửi tất cả các chứng từ tới ngân hàng thanh toán của người mua với những chỉ dẫn nhằm đảm bảo cho quyền lợi của nhà xuất khẩu.

Người giao nhận có thể hỗ trợ cho nhà xuất khẩu trong những công việc khác. Người này có thể đặt chỗ trên tàu biển. Người giao nhận có thể gom những lô hang nhỏ vào một container và như vậy, có thể nhận được một mức phí thấp hơn của người chuyên chở và tiết kiệm hơn cho người gửi hàng. Người giao nhận có thể sắp xếp để thông quan hàng hoá và giao hàng tới chân cầu cảng đúng lúc bốc hàng. Sau đó người trung gian này chịu trách nhiệm về hàng hoá từ cảng đi tới điểm đến. Nếu được yêu cầu, người giao nhận có thể chuyển hàng hoá vào sâu trong đất liền ở nước ngoài thông qua nhiều phương thức vận tải khác.

Người giao nhận nhận được 1 khoản phí của nhà xuất khẩu. Chi phi dịch vụ này là chi phí xuất khẩu hợp lệ và đươc tính vào giá của hợp đồng mà người mua phải chịu. Ngoài ra, người giao nhận có thể nhận được phí môi giới và/hoặc tiền chiết khấu của các công ty vận chuyển vì đã đặt chỗ trên tàu. trong những trường hợp như vậy, tiền hoa hồng của người giao nhận được trả bởi hãng tàu bởi vì các nhà giao nhận kiểm soát hầu hết việc vận chuyển hàng lẻ và bởi vì vận chuyển hàng lẻ chiếm 17 -18% hoạt động vận chuyển, những người chuyên chở thường trả thêm tiền để chào mời người giao nhận. Công ty Seatrain đã cố gắng lấy lại một phần công việc chuyên chở hàng lẻ bằng cách tăng tiền hoa hông lên 5 lần từ tỷ lệ 1,25% đến 7,5 -9,5%.

Tương ứng với người giao nhận của nhà xuất khẩu là người môi giới hải quan cho nhà nhập khẩu. Là một cá nhân hoặc một công ty được cấp phép để đưa hàng và thông quan hàng hoá, người môi giới hải quan là một người hoặc một công ty được nhà nhập khẩu thuê để đảm nhận trách nhiệm thông quan hàng hoá cho nhà nhập khẩu với một mức phí nhất định. Một người môi giới hải quan được cấp phép, như đã được nêu tên trong Custom Power of Attorney có thể làm thủ tục nhập thị cho hàng hoá. Người môi giới hải quan này phải cam kết, và cam kết của người này đưa ra 1 phạm vi được yêu cầu để thực hiện công việc trên. Một người môi giới hải quan có thể hoạt động như một người giao nhận khi lô hàng được thông quan. Một người môi giới hải quan phải được bộ tài chính cấp phép để thực hiện các dịch vụ trên.

Người môi giới hải quan không thể thiếu được trong việc nhận hàng hoá từ nước ngoài. Hoạt động dịch vụ này tốn nhiều chi phí vài các yêu cầu đối với việc thông quan là phức tạp. ví dụ, hải quan Mỹ yêu cầu rằng các chứng từ nhập thị phải được xuất trình trong vòng 5 ngày sau khi hàng hoá đến Mỹ. Để nhập thị, một người phải có bằng chứng về quyền được nhập thị (chứng nhận của người chuyên chở), ngoài hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói và giấy bảo lãnh. Đối với việc nhập thị thường xuyên, một cam kết nhập thị đơn phải được nhận từ một công ty bảo lãnh Mỹ quy định về các khoản thuế và các khoản phạt nhưng sự bảo lãnh có thể đưa ra bằng tiền mặt. Hơn nữa, người này phải điền các mẫu đơn liên quan tới các mức thuế phải nộp và cũng phải kiểm tra hàng hoá theo các điều kiện bảo đảm cho hàng hoá trước khi chúng được giải phóng. Tóm lại, việc nhập thị là một quá trình gồm 2 bước -giải phóng hàng hoá và cung cấp thông tin cho việc định thuế và mục đích thống kê. Người môi giới hải quan là người thích hợp nhất có thể đáp ứng những yêu cầu này.

Thủ tục giấy tờ

Không phải là phóng đại khi nói rằng “giấy tờ lưu thông hàng hoá”. Để lưu thông hàng hoá, thủ tục giấy tờ là cần thiết. Để điền đủ các chứng từ như yêu cầu, một công ty cần phải đăng kí mã số nhận dạng đúng cho sản phẩm của mình. Các sản phẩm phải được phân thành các nhóm. Do một sản phẩm có thể được tạo nên từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau nên sản phẩm có thể được phân loại theo nguyên liệu quyết định đến tính chất cơ bản của sản phẩm. Nước Mỹ sử dụng biểu thuế của Mỹ (TSUS) để phân loại hàng nhập khẩu. Biểu thuế của nước Mỹ là một cuốn sách dày 1000 trang bao gồm khoảng 6600 mục thuế và hơn 10500 mã nhập khẩu 7 chữ số. Đối với hàng xuất khẩu, Mỹ sử dụng biểu B bao gồm khoảng 4500 mã xuất khẩu 7 con số với 600 trang. Tuy nhiên đa số các quốc gia sử dụng Tập quán thuế Brussels (BTN). BTN có 1100 đầu mục được chia nhỏ thêm thành các tiểu mục. Thật không may cho các nhà kinh doanh khi phải tiếp cận với các hình thức phân loại khác nhau và phức tạp. Các hình thức phân loại của Mỹ (TSUS và biểu B) thường có những sự khác biệt so với hình thức phân loại của các nước khác trên thế giới. Nhưng việc đã quá quen thuộc với những hệ thống hiện hành và việc sử dụng chúng của các quan chức Mỹ đã làm cản trở những nỗ lực nhằm thúc đẩy việc thông qua một hình thức khác nhất quán hơn với BTN. Phụ lục 13_5 mô tả 6 biểu phân loại các dữ liệu ngoại thương.

Có nhiều loại chứng từ khác nhau và có thể nhóm thành các loại chính là: (1)chứng từ gửi hàng và (2) chứng từ nhờ thu. Các chứng từ gửi hàng được chuẩn bị nhằm đưa hàng qua cửa khẩu, cho phép hàng hoá được bốc, chuyên chở và dỡ. Ngược lại, các chứng từ nhờ thu được chuyển cho người mua hoặc ngân hàng của người mua để thanh toán tiền hàng.

Chứng từ gửi hàng.

Có một số loại chứng từ gửi hàng. Các chứng từ này bao gồm: giấy phép xuất khẩu, mẫu khai hàng xuất khẩu của người gửi hàng và một số giấy tờ khác.

Giấy phép xuất khẩu. Giấy phép xuất khẩu là một loại giấy phép cho phép hàng hoá được xuất khẩu. Giấy phép xuất khẩu là cần thiết đối với tất cả các hàng hoá được xuất khẩu từ Mỹ trừ những lô hàng xuất khẩu tới Canada và các vùng lãnh thổ thuộc địa của Mỹ. Việc International Harvester bán cho Liên Xô một nhà máy công nghiệp trị giá 300 triệu đô la để tạo nên một tổ hợp đã bị đình lại khi giấy phép của công ty bị thu hồi. Việc này xảy ra do Mỹ không hài lòng với việc Liên Xô có dính líu về mặt chính trị ở Phần Lan. Bảng 13-6 cho ta biết sơ đồ các bước chuẩn bị thủ tục cấp giấy phép.

Có 2 loại giấy phép xuất khẩu: giấy phép chung và giấy phép đặc biệt. Giấy phép chung là loại giấy phép được cấp mà không yêu cầu phải có đơn xin và không cần phải đưa ra bất cứ chứng từ hay giấy uỷ quyền nào. Đó là sự cho phép chung cho phép xuất khẩu những hàng tiêu dùng và các dữ liệu kỹ thuật nào đó mà không cần phải nộp đơn xin cấp giấy phép. Giấy phép chung cho phép xuất khẩu các mặt hàng thuộc danh sách các mặt hàng được phép xuất khẩu theo Các quy định quản lý xuất khẩu và bao gồm cả việc xuất khẩu các mặt hàng không phải là mặt hàng chiến lược (hàng tiêu dùng không bị hạn chế hoặc kiểm soát). Các sản phẩm thoả mãn những điều kiện cụ thể có thể được xuất khẩu chỉ cần điền biểu tượng giấy phép chung chính xác trên giấy tờ quản lý xuất khẩu được biết tới dưới cái tên Bản kê khai xuất khẩu của người gửi hàng. Các kí hiệu và cách sử dụng giấy phép chung được thể hiện ở bảng 13-1.

E 13-6 Biểu đồ tiến trình quản lý xuất khẩu

Biểu đồ tiến trình quản ly XK- Đây được coi

như một hướng dẫn chung đối với việc XK

hàng hoá theo quyền hạn của Bộ TM. Nó

chưa toàn diện. Bạn nên xem lại những phần

khác của quy định này, ví dụ, đối với hạn chế

hàng hoá đặc biệt hay các quốc gia đặc biệt. Bạn

cũng nên tham khảo "Bảng đơn đặt hàng bị từ

chối đang có hiệu lực" (xem nhóm số 1 và 2 trong phần 388) để chắc chắn rằng đối tác XK của bạn không nằm trong những đối tác bị từ chối quyền được xk.


Một lô hàng có thể XK theo giấy phép chung ví dụ G-DEST, GVL v,v,,, không (Kiểm tra phần 399,371, và 379)



Không

Chuẩn bị đơn xin giấy phép (xem phần 372 và chỉ dẫn ở mặt sau của mẫu đơn.)

Yêu cầu các thủ tục giấy tờ phụ

Yêu cầu bản kê khai hàng hoá xuất khẩu của người gửi hàng



Không



Không

Nộp đơn cho OEA



Lấy chứng từ và gửi kèm với đơn

Nộp đơn và các giấy tờ theo yêu cầu cho OEA

Xuất trình bản kê khai hàng hoá XK cho người chuyên chở

Trong lúc chờ nhận giấy phép (Mộu ITA-626), chuẩn bị bản kê khai hàng hoá XK của người gửi hàng.

Thực hiện việc vận chuyển



Xuất trình bản kê khai hàng hoá XK cho người chuyên chở

Thực hiện việc vận chuyển và hoàn tất hồ sơ lô hàng ở mặt sau của giấy phép

Gửi lại giấy phép cho OEA

Nếu không có giấy phép chung, nhà xuất khẩu phải xin giấy phép xuất khẩu đặc biệt. Thực ra về mặt hình thức, đây là giấy uỷ quyền chính thức. Loại giấy phép này có được bằng việc đệ trình một đơn xin cấp giấy phép dưới dạng văn bản (Mẫu ITA-622P). Mỹ yêu cầu loại giấy phép này vì lí do an ninh quốc gia (đây là vấn đề quan trọng có tính chiến lược), hay do nguồn cung hạn hẹp hay do chính sách đối ngoại của Mỹ. Việc đảm bảo an ninh quốc gia là cần thiết nhằm ngăn chặn việc xuất khẩu những mặt hàng chiến lược hay những dữ liệu kĩ thuật tới Liên Xô hay các nước thuộc khối hiệp ước Vác sa va khác. Những biện pháp quản lí theo chính sách đối ngoại như hạn chế việc xuất khẩu tới những nước như Nam Phi, Namibia được lập ra bởi việc cấp giấy phép như vậy nhằm hỗ trợ cho chính sách đối ngoại của Mỹ. Trong trường hợp nhằm quản lý các mặt hàng có nguồn cung hạn chế, việc cấp giấy phép nhằm ngăn chặn sự suy giảm của những nguồn nguyên liệu quý hiếm. (Ví dụ: gỗ tuyết tùng đỏ ở Miền Tây và dầu lửa).

Theo mục đích quản lý, các nước được phân thành các loại Q,S, T, V, W, Y và Z (xem phụ lục 13-7 và 13-8). Đa số các nước trung lập thuộc nhóm T và V, và hầu hết các mặt hàng có thể xuất khẩu được tới các nước này theo loại giấy phép chung G-DEST hoặc GLV. G-DEST cũng áp dụng được cho đa số hàng hoá xuất khẩu tới các nước XHCN.

Dữ liệu kĩ thuật thuộc diện chịu quản lý xuất khẩu. Dữ liệu kĩ thuật được định nghĩa là những thông tin có thể được sử dụng trong thiết kế sản xuất, chế tạo, sử dụng hoặc tái chế nguyên liệu hoặc các sản phẩm nào đó. Việc xuất khẩu những dữ liệu trên đòi hỏi phải có giấy phép xuất khẩu đặc biệt trừ trường hợp dữ liệu đó có thể được xuất khẩu theo một trong hai giấy phép chung về xuất khẩu dữ liệu kĩ thuật là GTDA và GTDR. Giấy phép chung GTDA, áp dụng được cho tất cả các nước, cho phép xuất khẩu : (1)công nghệ sử dụng chung cho mục đích công cộng, (2) thông tin khoa học hoặc giáo dục không liên quan trực tiếp hoặc quan trọng đến tiến trình công nghiệp, (3) một số loại bằng phát minh, sáng chế, nhất định. Còn đối với giấy phép xuất khẩu chung GTDR, loại giấy phép này cho phép xuất khẩu hầu hết các thông tin không được xuất bản tới các nước trung lập.

Để xác định một sản phẩm cần giấy phép chung hay giấy phép đặc biệt, nhà xuất khẩu cần tham khảo Danh sách quản lý hàng hoá (CCl). Đó là ấn phẩm dày 700 trang, khổ nhỏ, là một danh sách đầy đủ với khoảng 200.000 mặt hàng nhạy cảm chịu sự quản lý của OEA (Cục quản lý xuất khẩu). Nếu chữ khoá là C,D hay E thì hàng hoá thuộc diện phải xin giấy phép đặc biệt khi xuất khẩu tới một số nước XHCN trừ tới các nước trung lập. Để có được một giấy phép xuất khẩu đặc biệt, nhà xuất khẩu phải nhận được một đơn đặt hàng trước khi lập đơn xin cấp phép. Các mẫu đặc biệt phải được đảm bảo bởi người mua hoặc chính phủ của nước người mua nhằm hỗ trợ cho mỗi yêu cầu đặt hàng. Cần đảm bảo tính cẩn trọng khi lập mẫu đơn xin cấp phép, đây phải là một văn bản 2 mặt, 2 trang. Đơn xin cấp phép của người xuất khẩu bị bác bỏ khi đơn được đệ trình lên là bản copy tren 2 mặt của 2 tờ giấy riêng biệt. Tương tự, người xuất khẩu cũng phải thận trọng khi tham khảo ấn bản Denial orders Currently affecting export Privileges.22

Nếu các mẫu xin cấp phép đều hợp lệ, OEA sẽ cấp cho nhà xuất khẩu một giấy phép xuất khẩu đặc biệt cho phép xuất khẩu hàng hoá nhất định. Phạm vi quyền hạn của OEA được quy định trong Đạo luật quản lý xuất khẩu. Mỗi ngày làm việc OEA nhận được khoảng 500-600 đơn hay tổng số khoảng từ 125.000 đến 140.000 yêu cầu cấp phép mỗi năm.23 Trong số đó, 8% là đơn xin cấp phép xuất khẩu trực tiếp đến các nước XHCN, 71% cho xuất khẩu trực tiếp đến các nước không phải XHCN, 10% để xin quyền tái xuất khẩu hàng hoá Mỹ từ một nước đến một nước khác, và 10% cho việc sửa đổi, mở rộng giấy phép xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu đã cấp trước đó. …………


Nhận thấy sự cần thiết phải cấp phép nhanh, chính phủ Mỹ đã thành công trong việc giảm thời gian cần thiết để xử lý một đơn xin cấp phép. Năm 1988, Mỹ đã bắt đầu đưa vào sử dụng một hệ thống xử lý điện tử, điều này đã khiến cho nhà xuất khẩu có thể nhận được giấy phép xuất khẩu qua mạng điện tử từ thủ đô Washington D.C. E 13-9 mô tả quá trình cấp giấy phép xuất khẩu.

Mặc dù OEA là cơ quan chính giải quyết các vấn đề về xuất khẩu hàng hoá nhưng OEA cũng phối hợp với các cơ quan chính phủ khác. Chẳng hạn việc đánh giá có thể được thực hiện bởi Bộ Quốc phòng, bộ giữ danh sách những công nghệ quan trọng về quân sự phục vụ cho những lí do an ninh quốc gia. Theo Luật quản lý xuất khẩu, bộ trưởng bộ quốc phòng được quyền xem xét những đơn xin cấp phép xuất khẩu tới các nước thuộc nhóm Q,W, Y và Z, xem xét khoảng 45% đơn xin cấp phép xuất khẩu tới các nước XHCN. Một sự nhất trí có thể cần phải được Văn phòng chính phủ thông qua vì những lí do liên quan đến chính sách đối ngoại. Trường hợp Văn phòng chính phủ không đồng ý, vấn đề này sẽ được đệ trình lên tổng thống Mỹ xem xét.

Các cơ quan chính phủ khác cũng có thể liên quan đến hoạt động quản lý xuất khẩu theo các quy định khác. Việc tham khảo ý kiến thường diễn ra tại uỷ ban cố vấn về chính sách xuất khẩu (ACEP). Các thành viên của ACEP bao gồm đại diện của các bộ Thương mại, bộ Quốc phòng, Chính phủ, Bộ năng lượng, bộ Giao thông vận tải (quản lý hàng hải), và kho bạc cũng như các đại diện của hội đồng an ninh quốc gia, cơ quan quản lý vũ khí và giải trừ quân bị, cục quản lý hàng không và vũ trụ quốc gia, cơ quan tình báo trung ương và các cơ quan khác có liên quan (như bộ Tư pháp,…, uỷ ban điều chỉnh nguyên tử, bộ Nội vụ, Hiệp hội khoa học quốc gia, bộ Nông nghiệp và cục quản lý bằng sáng chế và nhãn hiệu hàng hoá. ACEP chủ yếu xem xét các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại và các đơn xin cấp phép đặc biệt phức tạp. Hệ thống này được tạo ra nhằm hoạt động dựa trên sự nhất trí chung khi đưa ra quyết định.

Thông thường, việc quản lý xuất khẩu được phối hợp ở mức độ quốc tế. Để phối hợp việc quản lý xuất khẩu vì mục đích an ninh, các đồng minh phương Tây dựa trên một tổ chức gọi là Uỷ ban phối hợp quản lý xuất khẩu đa phương (COCOM). Uỷ ban này được thành lập năm 1949. Các đơn xin cấp phép mà cần có sự thông qua của COCOM được trình lên COCOM sau khi có được sự chứng nhận sơ bộ của OEA (xem E 13-9). 15 nước thuộc COCOM là Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, CHLB Đức, Hy Lạp, ý, Nhật, Lúc xăm bua, Hà Lan, Na uy, Thổ Nhĩ Kì, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh và Mỹ. Động lực thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước thành viên là mong muốn tăng cường an ninh chung giữa các quốc gia thành viên bằng việc tuân theo các biện pháp quản lý xuất khẩu thống nhất. Các quy định của COCOM chủ yếu được áp dụng cho 3 danh sách cấm vận: danh sách năng lượng nguyên tử quốc tế, danh sách vũ khí quốc tế và danh sách quốc tế. Trong nhiều năm, các nước bài trừ COCOM bao gồm Liên Xô, các nước thuộc khối Vacsava khác, An ba ni, Bắc Triều Tiên, Việt Nam và Trung Quốc. Mặc dù các Hiệp định đều phải được thông qua với sự nhất trí chung thì các quyết định xuất khẩu cuối cùng vẫn còn tồn tại ở từng quốc gia và các nước này vẫn có quyền quyết định việc xuất khẩu một cách độc lập.25 Một trong những quyết định gần đây của COCOM đã bãi bỏ các biện pháp quản lý xuất khẩu đối với máy tính cá nhân 3-bit. Tuy nhiên đối với các máy tính cá nhân mạnh hơn vẫn cần có giấy phép xuất khẩu đặc biệt cho mỗi chuyến hàng.



Mẫu khai xuất khẩu của người gửi hàng (SED): gần như tất cả các lô hàng đều yêu cầu phải có SED, bao gồm các hàng xách tay và chúng phải được kí quỹ với một người chuyên chở xuất khẩu bất kể loại giấy phép xuất khẩu. Việc miễn trừ được áp dụng đối với các lô hàng tới một số nước khi giá trị lô hàng nhỏ hơn hoặc bằng 1000 đô la Mỹ và khi lô hàng không được vận chuyển theo giấy phép đặc biệt. Các thông tin cần điền vào mẫu bao gồm tên người chuyên chở xuất khẩu, các xếp hàng, cảng dỡ hàng, giá trị FOB, tên, địa chỉ người giao nhận và số FMC, số ECCN (số hiệu quản lý hàng hoá xuất khẩu) và số trong biểu B. Một mẫu SED được đưa ra trong E 13-10. Đối với hàng hoá nước ngoài vào Mỹ và được tái xuất khẩu, mẫu được sử dụng là mẫu 7513-SED cho hàng quá cảnh.26

E 13-10: Mẫu khai xuất khẩu của người gửi hàng.

SED là một loại chứng từ đa mục đích 27. Một trong những mục đích đó là SED có chức năng như một chứng từ quản lý xuất khẩu. Nó nêu rõ việc cho phép xuất khẩu bằng việc đề cập tới biểu tượng giấy phép chung hay giấy phép đặc biệt. Do đó, SED cho phép có thể áp dụng các yêu cầu cuả Đạo luật quản lý xuất khẩu.

Một mục đích nữa của SED là nhằm hỗ trợ Bureau of Census trong việc thu thập những thông tin thống kê cơ bản về các lô hàng xuất khẩu. Những dữ liệu này được thu thập và xuất bản hàng tháng và chỉ rõ loại hàng hoá được xuất khẩu và các nước nhập khẩu hàng hoá đó.



Báo cáo về yêu cầu đối với quy định hạn chế thương mại hay tẩy chay (Mẫu ITA-621P). Báo cáo về yêu cầu đối với cấm vận thương mại là một mẫu được dùng để ghi lại những yêu cầu bất hợp pháp đối với sự tẩy chay của một nước chống lại một nước khác. Mẫu này phải được trình lên bộ Thương mại Mỹ khi một công ty nhận được một bản yêu cầu có thể là hợp pháp hoặc bất hợp pháp đối với các hoạt động kinh doanh của một công ty như đã được tóm tắt trong “Những quy tắc cấm vận thương mại, Bulletin 369”.

Chứng nhận đăng kí (Mẫu hải quan 4455). Chứng nhận đăng kí được sử dụng để đăng kí một lô hàng với hải quan Mỹ. Việc đăng kí này là bắt buộc đối với những lô hàng đã được nhập khẩu trước đây và hiện đang được chuyển trở lại nước xuất xứ để sửa chữa, thay thế, thay đổi hoặc xử lý. Nếu lô hàng được tái nhập khẩu vào Mỹ trong vòng một năm kể từ ngày xuất khẩu thì lô hàng này sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

Chứng nhận nguy hiểm. Để xuất khẩu những mặt hàng nguy hiểm, nhà xuất khẩu phải có chứng nhận của người gửi hàng hoặc tờ khai hàng nguy hiểm. Loại chứng từ này là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các lô hàng nguy hiểm, được sử dụng để nhằm mô tả các nội dung bằng việc cung cấp các chi tiết và số lượng của các mặt hàng xuất khẩu, sự phân loại đúng, nhãn hàng hoá theo yêu cầu v.v. Tờ khai này phải luôn được hoàn thành bởi người gửi hàng (tốt nhất là ở đầu thư của người gửi hàng), và được người gửi hàng kí. Hiện nay không có một mẫu cụ thể nào cho những lô hàng nguyên vật liệu nguy hiểm vận tải bằng đường biển. Đối với những lô hàng nguy hiểm được vận chuyển bằng đường hàng không, tờ khai của người gửi hàng về hàng nguy hiểm cũng phải được xuất trình cho hãng hàng không.

Phiếu đóng gói. Phiếu đóng gói là một chứng từ liệt kê loại và số lượng các kiện, thể tích, khối lượng và kích thước của mỗi kiện cũng như kí mã hiệu và số hiệu. Mục đích của việc này là để tạo thuận lợi cho việc thông quan, chú ý đến việc lưu kho hàng hoá và hỗ trợ trong việc tìm kiếm những hàng hoá bị mất. Với mục đích bảo hiểm, phiếu đóng gói có thể được sử dụng để xác định lượng hàng hoá bị mất. Hơn nữa, nó cũng rất có ích trong việc ước lượng trước chi phí gửi hàng để xuất khẩu.

Thư chỉ dẫn của người gửi hàng. Thư chỉ dẫn của người gửi hàng là một mẫu của người gửi hàng cung cấp cho người giao nhận nhằm cung các thông tin và chỉ dẫn lâu dài đối với lô hàng, cách để bốc xếp hàng. Khi chứng từ này được người gửi hàng kí thì nó cũng cho phép người giao nhận phát hành và kí các chứng từ thay mặt cho người gửi hàng.

Giấy chứng nhận lên tàu. Giấy chứng nhận lên tàu là bằng chứng về việc giao hàng đã được nhận ở bến tàu hoặc ở nhà kho của đội tàu (xem E13-11). Chứng từ này là bắt buộc phải có cho các chuyến hàng được chở từ các cảng của Đông Mỹ và các nước vùng vịnh. Sáu bản sao của chứng nhận lên tàu phải được đưa ra tại kho nhận hàng trước khi việc vận chuyển được chấp nhận.

Chứng từ nhờ thu.

Trước khi người bán yêu cầu thanh toán, người bán phải cung cấp cho người mua một số các chứng từ cho thấy rằng các điều kiện đã thoả thuận đã được tuân thủ. Người mua yêu cầu những chứng từ này để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như thoả mãn các yêu cầu của chính phủ nước mình.

Hoá đơn thương mại. Để thu được tiền hàng cần phải có một loại hoá đơn. Có hai loại hoá đơn: (1)hoá đơn chiếu lệ và (2)hoá đơn thương mại. Hoá đơn chiếu lệ là loại hoá đơn do người bán cung cấp trước khi vận chuyển hàng hoá. Mục đích của hoá đơn này là nhằm thông báo cho người mua về chủng loại và số lượng hàng hoá sẽ gửi, giá trị và các tiêu chuẩn quan trọng (khối lượng, cỡ v.v..). Người mua cũng có thể cần hoá đơn chiếu lệ để có thể xin giấy phép nhập khẩu và/hoặc thư tín dụng.

Hoá đơn thương mại là chứng từ cho biết danh sách hàng hoá được phân loại đã được gửi và các khoản phí khác (xem E13-12). Là một bảng ghi chép hoàn chỉnh về giao dịch kinh doanh giữa hai bên, hoá đơn này cung cấp sự mô tả đầy đủ về hàng hoá, số lượng, giá, và các điều khoản vận chuyển và thanh toán. Hoá đơn này cũng phải có thông tin chi tiết về các chi phí như chi phí liên quan đến vận chuyển nội địa, bốc hàng, bảo hiểm, vận chuyển, bốc xếp và chứng nhận. Bởi vì chứng từ này là cần thiết cho việc thông quan, tất cả những thông tin cần thiết mà chính phủ người mua yêu cầu đều phải có trong hoá đơn.

E13-13 mô tả một số điều thiếu sót và không chính xác có thể dẫn đến việc hải quan Mỹ có những câu hỏi và yêu cầu thêm thông tin về lô hàng bị nghi ngờ.

E 13_12 Hóa đơn thương mại

Nguồn: Được in lại với sự cho phép của Radix Group International. Inc.


Một nguyên tắc cơ bản cần phải nhớ là người gửi hàng và nhà nhập khẩu phải cung cấp cho các nhân viên hải quan tất cả những thông tin thích hợp đối với mỗi giao dịch nhập khẩu để giúp họ xác định mức thuế nhập khẩu của hàng hoá. Những ví dụ về việc bỏ sót và không chính xác cần phải tránh:

  • Người gửi hàng giả định rằng tiền hoa hồng, tiền bản quyền và những lệ phí khác đối với hàng hoá là những khoản được gọi là “không phải nộp thuế” và bỏ qua chúng trong hoá đơn.

  • Một người gửi hàng nước ngoài, mua hàng hoá và bán chúng cho một nhà nhập khẩu Mỹ với giá giao tận nơi, đưa ra trong hoá đơn giá hàng hoá chứ không phải giá giao tận nơi.

  • Một người gửi hàng nước ngoài sản xuất hàng hoá sử dụng một phần nguyên liệu do người nhập khẩu Mỹ cung cấp, nhưng lại tính giá hàng hoá ở mức chi phí thực của nhà sản xuất mà không bao gồm giá trị của những của những nguyên liệu mà nhà nhập khẩu cung cấp.

  • Nhà sản xuất nước ngoài gửi những hàng hoá thay thế cho khách hàng của mình ở Mỹ và tính giá hàng hoá ở mức giá ròng mà không chỉ ra giá tính đủ chi phí trừ đi khoản tiền miễn giảm cho các hàng hoá có khuyết tật trước đây xuất đi và bị trả lại.

  • Một người gửi hàng nước ngoài, người bán hàng hoá với mức giá trên bảng giá, trừ đi một khoản chiết khấu, tính giá ở mức giá ròng và không đưa được khoản chiết khấu.

  • Một người gửi hàng nước ngoài bán hàng hoá với mức giá giao tận nơi nhưng lại tính giá FOB cho lô hàng và bỏ qua các chi phí tiếp sau.

  • Một người gửi hàng nước ngoài chỉ ra trong hoá đơn rằng người nhập khẩu là người mua hàng, trong khi đó trên thực tế đó chỉ là một đại lí, người nhận một khoản hoa hồng để bán hàng hoá, hoặc là một bên, người sẽ nhận một phần tiền thu được từ số lượng hàng hoá được bán cho tài khoản chung của người gửi hàng và người nhận hàng.

Những yêu cầu của nước người xuất khẩu cũng phải được thoả mãn. Nước Mỹ cấm một số hàng hoá không được chuyển tới các nước như Bắc Triều Tiên, Việt Nam và Cuba. Vì vậy, hoá đơn có thể phải được chuẩn bị để nó có một điều khoản cấm chuyển đổi hoặc thông báo kiểm soát nơi đến (Xem E 13_12). Theo mục 387.6 của Các quy định quản lý xuất khẩu, “không một ai có thể xuất khẩu, vứt bỏ, chuyển đổi, gửi qua bưu điện hoặc các hình thức gửi, quá cảnh hoặc tái xuất khẩu khác những hàng hoá hoặc dữ liệu kĩ thuật cho bất cứ một ai hoặc bất cứ nơi nào hoặc bất cứ sự sử dụng nào vi phạm hoặc trái ngược với những mục, những điều khoản, hoặc những điều kiện của bất cứ một văn bản quản lý xuất khẩu nào, bất cứ điều trình bày đã có trước đây, bất cứ một dạng thông báo về việc cấm những hành động như trên, hoặc bất cứ một điều khoản nào của Đạo luật quản lý xuất khẩu hoặc bất cứ lệnh hoặc giấy phép quy định nào được ban hành dưới đạo luật này.”



Hoá đơn hải quan nước ngoài. Hoá đơn hải quan là hoá đơn có dạng đặc biệt theo yêu cầu cuả các quan chức hải quan ở một số nước để thay thế cho hoá đơn thương mại bởi vì những quan chức này có thể không công nhận hoá đơn thương mại cho các mục đích hải quan. Một hoá đơn hải quan nước ngoài được đưa ra ở E 13_14. Thông thường loại hoá đơn này bao gồm những thông tin giống như trong hoá đơn thương mại và có thể cũng bao gồm cả những chứng nhận về giá trị và xuất xứ của lô hàng.

Hoá đơn lãhn sự. Ngoài hoá đơn thương mại thông thường, một số nước, tiêu biểu là các nước ở châu Mỹ Latinh, yêu cầu các chứng từ được công nhận về mặt pháp lí hoặc đã thị thực mà thường bao gồm một loại hoá đơn đặc biệt là hoá đơn lãnh sự. Hoá đơn lãnh sự là một chứng từ chi tiết do người bán chuẩn bị theo ngôn ngữ của nước nhập khẩu theo một mẫu chính thức do chính phủ nhà nhập khẩu cấp. Mục đích cuả hoá đơn lãnh sự là để quản lý buôn bán và các dòng vốn. E 13_15 liệt kê những nước yêu cầu những chứng từ như vậy.

Hoá đơn lãnh sự phải có một con tem chính thức, với con dấu hoặc chữ kí trên đó. Đây là trách nhiệm của tổng lãnh sự quán, người là đại diện của chính phủ của nước nhập khẩu. Lãnh sự thường trú phải kiểm tra nội dung hoá đơn (ví dụ như giá trị, số lượng và tính chất của lô hàng) và xác nhận tính xác thực và đúng đắn. Thường có một khoản phí cho dịch vụ này. Phí lãnh sự của Bolivia đối với việc công chứng các hoá đơn là 1% giá trị FOB.

Cần phải nhớ rằng lãnh sự quán không có nhiệm vụ phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu bằng việc thông qua các chứng từ được trình lên một cách nhanh chóng. Bởi vì nhân viên lãnh sự có thể mất thời gian trong việc trả lại các chứng từ đã được thị thực, người xuất khẩu nên cho phép có một khoảng thời gian thích hợp để lấy được hoá đơn lãnh sự. Đó có thể là một điều bực mình nếu phải vội vàng đến lãnh sự quán để lấy chứng từ trong khi lô hàng đã sẵn sàng để xuất khẩu.

Bởi vì hoá đơn lãnh sự là một chứng từ thuộc về luật, bất cứ một lỗi nào đưa ra dưới đây đều đòi hỏi có sự xem xét đặc biệt. Một nhà xuất khẩu, không thể đơn giản sửa chữa vào hoá đơn lãnh sự đã được chứng nhận. Những sự sửa chữa như vậy được xem là làm tài liệu giả và hình phạt phạm tội này có thể khá nặng.

Mặc dù một hoá đơn lãnh sự thường bao gồm thông tin giống như hoá đơn thương mại, thì thông tin thực sự mà lãnh sự quán đòi hỏi phụ thuộc vào nơi hàng được gửi. Cách tốt nhất để tìm ra điều gì được yêu cầu một cách đặc biệt là nói chuyện trực tiếp với lãnh sự quán hoặc tham khảo một trong số tài liệu tra cứu sẵn có, như Dun and Bradstreet hoặc “báo cáo thương mại quốc tế của cục các vấn đề trong nước”. (BNA)

E 13_14 Hoá đơn hải quan nước ngoài.

Nguồn: Được in lại với sự cho phép của Radix Group International. Inc


Каталог: contents
contents -> Th ng t­ liªn tÞch
contents -> Sau khi nghiên cứu điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức của (2), tôi thấy có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tuyển
contents -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh sơn la số: 77/nq-hđnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Của Thủ tướng Chính phủ số 120/2008/QĐ-ttg ngày 29/8/2008 Về việc quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với hiv, bị nhiễm hiv do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
contents -> Số: 287/QĐ-btnmt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Bé y tÕ Sè: 1369/ byt-q§ Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
contents -> Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
contents -> Quy đỊnh việc xử phạT VI phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚC; thực hành tiết kiệM, chống lãng phí; DỰ trữ quốc gia
contents -> Ch­¬ng tr×nh häc bæng cña c ng ty Human Resorcia dµnh cho sinh viªn ngµnh kü thuËt Th ng b¸o vÒ kÕ ho¹ch pháng vÊn, trao häc bæng vµ khai gi¶ng líp häc tiÕng NhËt
contents -> ĐỊnh hưỚng nghiên cứu khoa học cho chưƠng trình phòNG, chống hiv/aids giai đOẠN 2016 -2020

tải về 4.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương