1 Hiện trạng động vật I động vật biển và sông nước mặn, lợ



tải về 281.54 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích281.54 Kb.
#31851
1   2   3   4   5   6

1.2. Một số loài quý hiếm

1.2.1. Thú.

Trong tổng số 134 loài thú ghi nhận được có 83 loài chủ yếu trong đó có những loài đặc hữu hẹp dưới đây:

* Linh trưởng

Linh trưởng Quảng Bình có tầm quan trọng toàn cầu bởi sự hiên diện của một số loài đặc hữu hẹp có giá trị toàn cầu, trong đó có Voọc đen tuyền (Trachipithecus laotum ebenus), Voọc Hà Tỉnh (iTrachipithecus laotum hatinhénes) và Voọc ngủ sắc ((Pigatrix,nemaeus). Có 10 loài linh trưởng được ghi nhận là đặc hữu hẹp: Culi nhỏ (Nicticebus Pygmaeus), Cu li lớn (Nicticebus coucang), khỉ đuôi lợn (Macaca nemestrina), Khỉ mốc (Macacca assamensis), Khỉ vàng (macaca mulatta), Khỉ mặt đỏ (Macaca Arctoides), Voọc đen tuyền (Trachypithecus laotum ebenus), Voọc Hà Tĩnh ( Trachypitecus laotum hathinhénes), Voọc ngủ sắc ((Pigatrix,nemaeus), vượn đen má trắng ( Hylobates leucogenys).



* Dơi

Trong số 46 loài dơi đã xác định 11 loài dơi đặc hữu hẹp là: Dơi ngực bé (Pteropus hypomelanuss), Dơi ngực lớn (Pteropus vampyrus), Dơi chó tai ngắn (Pteropus brachiotis), Dơi lá quạt (Rhinoloplus panadoloxophus), Dơi lá nâu (Rhinoloplus sabbadius), Dơi lá toma (Rhinoloplus thomasi), Dơi mũi Prát (Hipposideros pratti), Dơi tai sọ cao (Myotis siligorensis), Dơi đốm hoa (Scotomanes ornatus), Dơi i ô (Iaiô), Dơi mũi ống cánh lông (Harpiocephalus harpia).



* Gấu

Có 2 loài gấu đặc hữu hẹp là :

+ Gấu ngựa (Ursus thibethanus)

+ Gấu chó ( Ursus malâynus)

- Các loài thuộc họ mèo:

Có 5 loài mèo được xác định đặc hữu hẹp là mèo rừng (Prionailurus bengalensis, beo lửa (Câtpuma temincki), Mèo gấm (Pardofelis marmorata), Báo gấm (Pardofelis nebulosa) và hổ (Panthera tigris).



*Voi

Voi (Elephas macimus) được xác định nhưng số lượng cá thể mới phát hiện được 2 con voi mẹ và voi con.

* Bò tót.

Bò tót (Bos gaurus) được xác định 20 cá thể.

*Sơn dương.

Sơn dương (Naemorhedus) được xác định với nhiều cá thể nhưng trong tình trạng thường xuyên đe doạ suy giảm cá thể.



*Sao la.

Sao la ( Pseudoryx nghethinhensis) được phát hiện với số lượng không lớn cá thể phân bố rải rác, là đặc hữu hẹp tiềm ẩn nguy cơ tuyệt chủng.

*Mang lớn.

Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) có ít cá thể, phân bố rải rác trên địa bàn.



*Tê tê.

Tê tê (Manis javanica) phân bố phổ biến trên địa bàn với số lượng cá thể không nhỏ, nhưng không có dấu hiệu tăng trưởng nguồn gen do nhiều nguyên nhân.

*Một số loài thú quý khác như Cầy (hemigalus owstoni, Sóc bụng xám (Calloscurius inonatus), Sóc đen côn đảo (Ratufa bicolor), Rái cá vuốt bé (Aonyx cinera), Rái cá thường (Lutra, lutra), Chó sói (Cuon alpinus)...

I.2.2. Chim:

Đã xác định tổng số 336 loài chim trong đó có 80 loài quý hiếm. Dưới đây là một số loài đặc hữu hẹp:

*Gà lôi và trĩ: Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), gà lôi lam đưôi trắng (Lophura hatinhensis), Gà so (Arborophila), Gà loi trắng (Lophura nycthêmra), Gà lôi lam mào đen (Lophura imperialis), Gà lôi hồng tía (Lophura diardi), Gà tiền mặt vàng (Polylectron bicalcaratum), Trĩ sao (Rheinardia ocellata), Công (Pavo multicus)...

*Hồng hoàng : Cao cát bụng trắng (Anthracoceros albirostris), Hồng Hoàng (Buceros bicornis) Niệc Hung (Anorrhinus tikkeli), Niệc cổ hung (Aceros nipalencis), Niệc mỏ vằn (Acerosundulatus)

*Khướu dã mun (Stachyris herberti) là một loài đặc hữu hẹp sống ở vùng rìa núi đá, phân bố rộng

*Một số loài đáng chú ý khác đang được quan tâm bảo vệ như Diều cá bé ( Ichthyophaga), Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui), Gỏ kiến xanh đầu đỏ (Picus rabieri), Thiên đường đuôi đen (Tesiphone atrocaudata), Vịt cánh trắng (Cairina scuturata), Bồ nông (Pelecanus philipensis)...

1.2.3. Bò sát

Đã ghi nhân 83 loài bò sát trong đó xác định 27 loài được xem là các loài quý hiếm. Sau đây là một số loài chỉ thị điển hình:

Họ Rùa đầm (Bataguridae), các loài Rắn hổ mây ngọc (Pareas margaritafolius), Rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons), Rùa ba gờ (Malayemys subtrijuga), Rùa đất sepôn (Cyclemys tcheponensis), Rùa đinh (Amyda cartilagenia), Rùa 4 mắt (Sâclia quadriocellata), Ba ba gai (Palea steindachneri) , Ba ba trơn ( Pelodiscus sinensis), loài hổ mang (Najia), Rắn lục (Triceratolepidophis sieversorum), Trăn đất (Python molous), Thằn lằn (Scincella melanostica), Tắc kè (Cyrtodactylus pulchellus), Thạch sùng (Hemydactylus karenorum)...



1.2.4. Lưỡng cư

Có 38 loài lưỡng cư đã được ghi nhận , bao gồm họ Cóc tía (Discoglossdae), họ Cóc bùn (Pelobatidae), họ Cóc (Bufonidae) họ Nhái bén (Hylidae), họ ếch đồng (Ranidae), họ Nhái bám (Rhacophoridae), họ Nhái bầu (Microhilidae)

I.2.5.Cá

Đã ghi nhận 157 loài, thuộc các họ Cá Trích (Clupeidae), họ Cá Thát lát (Notopteridae), họ cá Chình (Angullidae), họ cá Chép (Ciprinidae), họ cá Bám đá (Gastromizonidae), họ cá Chạch (Cobitidae), họ cá Ngạnh (Bagridae), họ cá Nheo (Siluridae), Họ cá Chiên( Sirosidae), Họ cá Đo (Ageneiosidae), họ cá Trê (Clariidae), họ cá Kim (Hemirhamphidae), họ Lươn (Symbrachidae), họ cá Sơn biển (Ambassidae), Họ cá Mu (Serranidae), Họ cá Căng (Theraponidae), Họ cá Móm (Gerridae), Họ Bống đen Eleotridae), Họ Bống trắng (Gobiidae), họ cá Rô (Anabantidae), họ cá Chuối (Ophiocephalidae0, họ cá Chạch sông (Mastacembelidae)...

I.2.6. Bướm

Ghi nhận đựơc 270 loài thuộc các họ Papilonidae, Pieridae, Acraeidae, Satyridae, âmthusiidae, Libytheidae, Nymphalidae, Riođiniae, Lycaenidae, Hesperiidae...



2. THỰC VẬT

Với diện tích rừng 486.688ha, bao gồm rừng tự nhiên 447.837ha, rừng trồng 38.851ha, diện tích không có rừng 146.386ha. thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31triệu m3.



2.1. Loại hình thực vật.

2.1.1.Thực vật đất phẳng trên sườn núi thấp:

Trên những thềm đất bằng phẳng trên sườn núi có bề mặt được che phủ bởi lớp lá và cành cây rụng, không tạo thành lớp thảm mục , tán rừng được chia thành 3 đến 4 tầng . Tầng trên cùng (tầng trội) sinh trưởng tốt và khép tán , đa dạng về thành phần, cây có rễ bạnh vè là phổ biến. Tầng thứ 2 và tầng thứ 3 sinh trưởng tốt trong khi đó tầng dưới cùng bị phân mãnh.

Các loài chiếm ưu thế: Sao (Hopea), họ Dầu (Dipterocarpaceae), Bời lời (Lisea), họ Quế (Lauraceae), Côm (Elâeocrpus), Trám (Canarium), họ Trám ( Burceraceae), Trường (Xerospernum), họ Nhản ( (Sapindaceae), họ Xoan (Meliaceae),và các loại Gội (Chisocheton), Bầu/mít (Pommetia pinnata)...

2.1.2. Thực vật trên sườn núi có độ dốc từ 20-500, độ cao 600m.

Diện tích được được đặc trưng bởi các sườn dốc bao phủ đất hoặc mỏm đá xen nhau.Thảm thực vật gồm 2 tầng, tầng trên tán là khép kín với độ cao từ 20-30m, đường kính 40-80cm. tầng dưới hình thành bởi các cây có chiều cao 3-5m, thành phần loài nghèo, chủ yếu thảo mộc và dây leo.

Các loài chiếm ưu thế: Tầng trên : Sao (Hopea), họ Dầu (Dipterocarpaceae), tầng dưới: họ Dâu tằm (Moraceae), và các loài thuộc họ Đại kích ( Euphorbiaceae).



2.1.3 Thực vật trên và ven sông và khe suối.

Diện tích này được hình thành bởi quần thể thứ sinh và một phần rất ít nguyên sinh bởi các loại cây sinh trưởng trong lưu vực hoặc trực tiếp dọc sông , khe, suối.

Các loài phổ biến là họ Nhản (Sapindaceae), Bầu mít (Pometia pinnata), Rì rì (Homonoia riparia), họ Đại kích ( Euphorbiaceae), Bún (Crateva), Côm (Elaeocarpus)...

2.1.4. Thực vật trong thung lũng bồi lắng.

Khu vực bồi lắng có thành phần thổ nhưỡng tốt. Nền đáy là Granit biến thái , thường ngập nước trong mùa mưa. Quần thể thực vật đặc thù là thực vật thân gỗ, chiều cao cây không quá 4m, đường kính 5-12 cm, tán lá đan xen nhau.

Loài chiếm ưu thế là Rì rì (Homonoia riparia), họ Đại kích ( Euphorbiaceae), Côm (Elacarpus), họ Côm (Elaeocarpaceae), Sung/Đa (Ficus) họ Dâu tằm (Moraceae), Trâm (Syzygium), họ Sim (Mirtaceae)...

2.1.5 Thực vật trên thung lũng độ cao 100-150m.

Trong thung lũng, lớp đất mẹ bị phong hoá dày từ 1,5 đến 2m, lớp đất nuôi rễ dày 1m. Thảm thực vật được phân thành từng tán cây. Tầng trên khép tán, tầng thứ 2 phát triển tốt song tán lá không tiếp xuc nhau.

Loài cây chiếm ưu thế: Bằng lăng (Lagerstoemia), họ Bằng lăng (Lythraceae), họ Nhản (Sapindaceae), Bầu/Mít (Pommetia pinnata), họ Quế (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), Bời lời bụi (Lítsea)...

2.1.6. Thực vật trên núi đất độ cao 300-400m.

Hình thế phổ biến của núi đất có độ dốc 30-350 . . Đất có lớp mùn dày 5-7cm, lớp đất nuôi rễ cây dày 50 cm. toàn bộ bề mặt lớp đất thường đựợc bao phủ bởi lớp lá rụng dày 5-7cm.

Loài cây chiếm ưu thế có Sao (Hopea), họ Quế (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), Bời lời bụi (Lítsea), Côm (Elaeocarpus), họ Côm (Elaeocarpaceae) họ Đại kích ( Euphorbiaceae), Sến (Madhuca), họ Trám (Burceraceae), Trâm ( Syzygium), Quần dầu (Polyalthia), họ Mảng cầu (Annonaceae), họ Sếu (Ulmaceae), Kẻ (Livistona) họ Cau Dừa Arecaceae), Mật tật (Licuala)...

2.1.7. Thực vật trên núi đá vôi thấp, độ cao 200-400m.

Địa hình phức tạp . Rừng hình thành trên khối đá mọc chồng lên nhau hoặc rất sát nhau, làm chổ dựa cho một số dây leo.

Thảm thực vật có nhiều kích cở khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí ở trên núi đá vôi. Những cây lớn nhất cao tới 35m thường gặp ở những nơi khuất gió. không chia được thảm thực vật ra thành từng tầng vì độ dốc và hướng núi.

Thực vật chiếm ưu thế là: Những cây lớn đường kính 40-100cm: họ Quế (Lauraceae), Bời lời (Lítsea), Xoài Sấu (Mangifera Draconotmelon), họ Xoài (Anacardiaceae), Nhội (Bichofia), Đại kích ( Euphorbiaceae), họ Trôm (Sterculiaseae), Sao (Hopea), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Nhản (Sapindaceae), Bầu mít (Pometia pinnata), họ Trám ( Burceraceae),, Xăng máu (Horsfieldia), Đại khấu (Miristicaceae), Trắc (Dalbergia), Bình linh (Vitex), Ngủ trảo (Verbenacea), Thị (Diospyros), họ Hồng (Ebenaceae), Côm (Elaeocarpus), họ Côm (Elaeocarpaceae)...



2.1.8. Thực vật trên núi đá vôi, độ cao 500-600m.

Đỉnh đồi có cấu tạo từ các khối đá vôi, đỉnh phủ một lớp mùn thô dày 5-10m . Hệ thưc vật thuộc dạng bề mặt hoặc ăn sây vào các kẻ nứt của khối đá.

Thảm thực vật có nhiều kích cở khác nhau tuỳ thuộc vị trí trên núi đá. Thảm thực vật không chia thành tầng

Thực vật chiếm ưu thế: Sao (Hopea), họ Dầu (Dipterocarpaceae), ), họ Trám ( Burceraceae), họ Sim (Myrtaceae), Bình linh (Vitex), họ Ngủ trảo (Verbenaceae), Liên đan Re/quế (Lindera Cinamonium), Giang (Ternstroemia), họ Trà (Theaceae), , Bứa ( Garcinia), họ Bứa ( Gutiferae), Côm (Elaeocarpus), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Quế (Lauraceae),, Lòng mán ( Pterospermum), Chẹo ( Engelhardia)...



2.1.9. Rừng trên núi đá vôi dựng đứng.

Cấu trúc trên núi đá vôi dựng đứng phức tạp. Độ che phủ kín với độ dốc cao từ 12 - 15m . Các loài thảo mộc bắt gặp nơi đây gồm các loài Nưa (Amorphophallus), Bản hạ (Typhonium) và nưa ( Pseudodracontium) đối với

khoa học có thể là loài được quan tâm đặc biệt do chúng là những loài mới trong số những loài thảo mộc thân củ.

Các loài ưu thế: Thị (Diospyros), họ Hồng (Ebenaceae), Sao (Hopea), họ dầu (Dipterocarpaceae), Côm (Elâeocrpus), họ Côm (Elaeocarpaceae), ), họ Dẻ (Fagaceae), họ Sim (Myrtaceae), Trâm (Syzygium), Sồi (Quescus), Bứa ( Garcinia), họ Bứa ( Gutiferae), Lòng mán ( Pterospermum), họ Trôm (Sterculiaseae), Máu chó (Knema), họ Đâu khấu (Miristicaceae), họ Dẻ (Fagaceae),, Kigân (Girroniera), họ Sếu (Ulmaceae), Lòng mức trái (Vrightia), họ trúc đào (Apocinaceae), Chẹo ( Engelhardia)...



1.2. Một số loài quý hiếm

Điều tra khảo sát bước đầu đã thống kê được 18 loài qúy hiếm đã ghi trong Sách đỏ Việt Nam, trong số này có 13 loài cây thân gỗ, trong số 13 loài đó có 7 loài là cây gỗ giá trị là: Pơmu, Lát hoa, nghiễn, sơn tần, Hoàng đàn giả, gụ, chò nước - có một loài cây gỗ cho lá làm rau qúy là sắng, có một loài cây gỗ không qúy chỉ làm nguyên liệu giấy là trầm hoặc gió trầm nhưng cây này khi bị bệnh lại cho loặc đặc sản qúy là trầm hương, trầm kỳ, loại kim giao tuy liệt vào gỗ qúy nhưng chỉ là truyền thuyết để làm đũa cho vua chúa, chứ gỗ kim giao mềm, nhẹ ít khi dùng đóng đồ đạc cao cấp, còn làm đũa thì cũng chẳng dùng được bao nhiêu. Cây chò đãi (Annamocarya sinensin) là đặc hữu của phía cực Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam, cây này đang được các nhà khoa học Bộ Nông nghiệp Mỹ chú ý để lai giống cải tạo cây Hồ đào cho dầu ăn của Mỹ, đã thiết lập mối quan hệ của họ với vườn Quốc gia Cúc Phương. Loài Mây Song quý là Song Mật, một cây cho nguyên liệu quý để làm hàng xuất khẩu, có nguy cơ bị khai thác lạm, nhưng cũng có thể phát triển gây trồng được

tải về 281.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương