1 Hiện trạng động vật I động vật biển và sông nước mặn, lợ


“Hé cạy vỏ Sò thịt đậm êm



tải về 281.54 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích281.54 Kb.
#31851
1   2   3   4   5   6

“Hé cạy vỏ Sò thịt đậm êm


Hành gừng lấy gấp gọi đem thêm”.

Trong vỏ Sò Huyết là thịt màu tía thường nướng để uống rượu, người Quảng Châu xưa cho nó là chã thịt trời. Không rõ nguồn gốc từ bao giờ, có một vùng phân bố hẹp Sò huyết ở Quảng Bình, chỉ có mặt trên sông Roòn với các địa danh Quảng Kim, Quảng Phú, Quảng Châu, Quảng Tùng, nó như một dấu chấm giữa 2 đầu nổi tiếng về đặc sản Sò như Hà Cối, Tiên Yên (Quảng Ninh), Bình Thuận, Minh Hải, Kiên Giang. Với số lượng ít ỏi, phân bố hẹp lại là đặc sản do đó cần phải có kế hoạch nghiên cứu bảo tồn phát triển. Ngoài sò Huyết còn có sò Lông, sò Quéo thịt ngon và bổ không thua gì sò Huyết.

- Ngao phổ biến ở tỉnh ta gồm 2 loài: Ngao Dầu và ngao Vân, thích sống đáy bùn. Ngao di chuyển kiếm ăn theo trăng theo nước. Người bắt ngao mà để nước cạn, biển đã trắng ra rồi thì nên quay về vì nước càng rút, ngao càng dồn về nơi lòng biển, cứ lũi sâu vào lòng đất theo hành trình của nước triều. Nhưng khi bắt đầu giữa hai con nước ngao lại dồn lên dưới hai chân sóng. Ngoài việc dùng làm thức ăn trực tiếp, ngao còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

- Loài hai mảnh vỏ khá phổ biến và nổi tiếng lâu đời ở tỉnh ta là Hầu. Hầu sinh sống gần các cửa sông, có độ muối thấp và biến đổi, giàu thức ăn nhưng độ trong cao. Cháo Hầu là món đặc sản từ thuở xa xưa của Văn La - Quán Hầu. Hầu ăn bổ, ngọt không kém gì những bọn cùng họ với nó. Hầu ngoài việc khai thác tự nhiên, ta bắt đầu nuôi thử từ vài năm lại đây tại quê tổ của nó. Điệp là loài được ưa chuộng trên thị trường thế giới mặc dầu sản lượng không nhiều nhưng lại có mặt khắp nơi, phân bố ở những vùng có nồng độ muối cao, đáy cát thô hoặc có lẫn vỏ sò hoặc san hô như ở vùng biển Hòn La.

- Mùa đông, rét đến cũng là mùa của Chép biển, hình giống Vẹm nhưng rất bé, con lớn nhất chỉ bằng móng tay cái, sống lũi dưới cát, Chép có đủ sắc màu: Trắng, đỏ, hồng, nâu thẩm và chấm phá hoa văn để mình dễ hoà vào môi trường sống. Chép theo nước lên bờ kiếm mồi. Khi nước triều xuống không kịp xuống theo, nó trở thành sản phẩm của lũ trẻ con vùng biển. Chép biển là món ăn bình dân rẽ tiền nhưng đặc sắc. Thứ to chiên mỡ thứ nhỏ luộc nấu canh.

- Lớp chân đầu gồm Mực và Bạch tuộc cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Chúng thường phân bố ở sải nước 50 - 150 mét. Những loài chính thường gặp và được khai thác nhiều là mực ống (mực thước, mực cơm), mực nang tấm, mực nang vân hổ. Biển tỉnh ta là một trong những vùng tập trung mực, cũng là địa bàn nổi tiếng khai thác mực. Đối với mực nang, hàng năm từ tháng1 đến tháng 5 chúng thường di chuyển từ khơi vào bờ, tạo nên sản lượng cao trong vùng nước nông. Trong vụ cá Nam cũng là thời kỳ khai thác mực ống, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 đỉnh cao là tháng 7 đến tháng 10.

- Những loài đặc sản có giá trị kinh tế của ngành động vật không xương sống phải kể đến con Ruốc (có nơi gọi Khuyếc, Moi), một thứ sản vật góp phần nuôi sống dân biển với những sản phẩm chế biến từ Ruốc, và cũng nổi tiếng từ sản phẩm đó là nước mắm ruốc Bảo Ninh (Đồng Hới), Cảnh Dương (Quảng Trạch). Ruốc có tập tính đi thành đàn, người có kinh nghiệm đi ruốc chỉ nhìn vào qui mô ruốc nổi lên thành từng dãi, từng đám to nhỏ là ước lượng được bao nhiêu tấn. Ngon và quý nhất là Ruốc tháng 6, dân biển thường có câu: Ruốc tháng 6 là máu rồng. Thường thường Ruốc tập trung vào tháng 6 đến tháng 8. Đây chính là vụ Ruốc.

Ruốc tươi được chế biến thành ruốc quết, người Bắc gọi là mắm tôm, một đặc sản ở vùng Đồng Hới. Thời Pháp thuộc, người Đồng Hới sản xuất ruốc nhạt xuất khẩu sang tận Pháp. Nước mắm ruốc là loại nước mắm đặc biệt, chỉ những người nội trợ sành sỏi mới ưa dùng.

- Khu hệ động vật đáy còn gồm hàng loạt các loài đặc trưng, chẳng những có ý nghĩa về giá trị kinh tế mà còn giá trị về khoa học, tiêu biểu đó là Sam biển. Một trong những loài động vật cổ xưa nhất, là hoá thạch” sống. Sam thỉnh thoảng vẫn được người dân biển kéo lên từ nghề lưới vét. Những mối tình đằm thắm, vợ chồng chung thuỷ hạnh phúc thường người ta ví như mối tình Sam. Bởi vì Sam đến tuổi trưởng thành thì đực cái tìm gặp nhau kết đôi và bắt đầu từ đó con cái cõng con đực trên lưng suốt cả cuộc đời không bao giờ bứt ra. Vào mùa xuân, Sam bò lên bãi cát nóng để đẻ trứng, mỗi lần đẻ vài trăm trứng và trứng được chôn sâu trong cát. Trứng Sam có vỏ bọc, luộc lên ăn rất ngon, máu Sam có khả năng phát hiện độc tố của vi khuẩn. Sách Quảng Đông Tân Ngữ có ghi lại rằng: “Hậu (con Sam) là chiêm nghiệm, con Sam nghiệm bao giờ có gió rất giỏi”.

*Cá và nguồn lợi cá

Nguồn lợi cá ở tỉnh ta mang nét đặc trưng của khu hệ cá Biển Đông và Đại dương. Nhìn tổng thể thuộc hai nhóm chính cá thềm lục địa và cá Đại dương. Mặc dầu thuộc địa phận biển Vịnh Bắc Bộ, nhưng ở phía nam tiếp giáp với biển Trung bộ, nên tỉnh ta hệ cá biển rất đa dạng và phông phú. Mùa nào cũng có loại cá ngon, có giá trị kinh tế cao.

Tháng giêng tháng hai, khi trời lặng, sương mù xuất hiện, gió nồm lất phất là cơ hội xuống nghề đánh cá trích Lầm, Lẹp, Nhồng, Phèn, Cơm, Nhám (nghéo), Mòi, Đối. Trích Lầm trong cùng họ có Lầm Tinh, Lầm Hoa. Mùa cá này từ tháng chạp đến tháng 6 âm lịch nhưng tháng hai cá thơm ngon và béo nhất vì tháng cá sinh đẻ. Những chuyên gia lưới vây có thể phát hiện chúng từ xa do mùi thơm bay lên từ những đàn cá trích di chuyển tầng mặt.

Cá Lẹp có mặt khắp nơi, chúng di chuyển thành đàn, có lúc đánh được vài ba tấn. Mặc dầu nhiều xương hom, mình lép nhưng cá Lẹp béo và thơm không kém gì Trích Lầm tháng hai, đặc biệt là mắm cá Lẹp rất nổi tiếng, trong dân gian thường có câu:

“Mắm Lẹp mà kẹp rau mưng (1)

Ông ăn to miếng, mụ trừng mắt lên. (2)

Cá Nghéo thuộc họ cá nhám có mặt quanh năm, nhưng thơm thịt và ngon nhất là Nghéo tháng ba, Thịt cá Nghéo là món gỏi đặc biệt (3), vây cá Nghéo là món hàng xuất khẩu nổi tiếng. Cá Nghéo đẻ con và mang thai giống động vật bậc cao khác. Bào thai cá Nghéo là thứ thuốc bổ cho dân xứ biển. Mùa hè cá đi nỗi ăn động thực vật phù du, sang đông cá Nghéo lại hoạt động ở tầng đáy chuyển sang ăn thức ăn lớn.

Giêng hai cũng là mùa sinh sản của cá úc, từng đàn, hàng trăm cho đến hàng nghìn con, với tư thế bơi ngữa bụng làm mặt nước ánh lên màu bạch kim trải dài hàng chục mét, chúng rủ nhau vào các cửa sông để kiếm ăn, để tìm bãi đẻ, mỗi đàn cho sản lượng từ vài tấn cho đến vài chục tấn (Tháng 2/1963 XN đánh cá sông Gianh đánh một mẽ cá úc ở Xuân Hoà - Quảng Xuân trên 80 tấn). Nhiều đến mức, người ta dùng dây nhiều lưỡi, vứt vào giữa bầy cứ thế kéo vào là cá mắc câu. Tuy nhiên do đánh mìn, và phát triển đánh bắt bằng lưới vây làm cho số lượng cá úc giảm đến mức nghiêm trọng.

Qua tháng ba, món chả cá Rạ lại tạo khẩu vị mới cho nhiều người. Nhưng dù sao cũng không qua nổi với cá Bớp, cá Bớp tháng ba, thịt Ca (Gà) tháng 10, câu tục ngữ đó xứng để ngôi hậu trong mâm cho cá Bớp. Tháng ba cũng là lúc hay có gió lốc, cá Chuồn lại di cư từng đàn vào lộng, khi gặp sóng to hoặc kẻ thù cả đàn bay lên khỏi mặt nước và có thể bay xa khoảng 400 mét với tốc độ 6 km/giờ. Gặp cá Chuồn ngư dân có thể đánh một mẽ thu vài ba tấn.

Mùa hè đến, nhiệt độ nước biển ấm dần lên, mọi sinh vật biển sinh sôi nảy nở, nhiều đàn cá đi cư từ nơi khác đến áp lộng tìm bãi đẻ và tìm nguồn thức ăn theo kiểu cá lớn nuốt cá bé, đàn cá nhỏ kéo đàn cá lớn. Cứ thế hàng loạt giống cá, đủ kích cở, có đủ ở tầng mặt, tầng giữa, tầng đáy, dồn dập kéo đến, loài nào cũng ngon, thứ nào cũng quý. Nục Mọng, nục Sò, nục Xồ mình tròn lẳn, béo múp, là thứ tạo ra loại nước mắm đặc biệt cho vùng quê Bảo Ninh, Quang Phú, Cảnh Dương của xứ biển Quảng Bình. Đầy ắp ghe thuyền, có lúc không khẳm ghe thuyền để chở khi gặp phải đàn cá Cơm: Cơm Ruội, Cơm Than, cơm Bạc, Cơm Sọc, Cơm Tạt... thứ nào cũng béo, nước mắm cá Cơm là thứ đứng đầu bảng đua chen với nước mắm Nục. ở vùng Roòn xưa kia có một loài cá được gọi là cá Hàm Hương, khi lớn bằng cái vảy cau, có màu hồng rất đẹp và mỗi năm chỉ xuất hiện độ vài tháng. Mắm làm từ cá Hàm Hương là loại mắm rất quý, đặc biệt ngon. Lịch sử đã ghi rằng, Cảnh Dương là một làng làm nước mắm nổi tiếng, vào đời Cảnh Trị, Lê Huyền Tông (1633-1671) làng đã chịu thuế mắm Hàm Hương ngự cống Vua.

Thu, Ngừ, Chim, Kiếm, Sòng; Tay áo; Doái; Chỉ Vàng; Trác mắt to; Mối (Thởng); Cháy (bẹ); Cày; Cam; Khế là những loài có giá trị kinh tế cao, nằm trong danh mục xuất khẩu hoặc có mặt trên mâm cơm giới thượng lưu. Mùa này có một loài cá được ngư dân vùng Đồng Hới mạnh danh là. Sứ giả thông tin thời tiết đó là cá Thủ. Trời đang lặng, biển đang êm nhưng nếu câu được cá Thủ thì đó là dấu hiệu biển sẽ động đến nơi.

Hết vụ cá Nam, hè lùi vào dĩ vãng. Khi bắt đầu có gió mùa Đông Bắc, rét đậm, sau những đợt biển động là lúc cá Dỡ, cá Ngàng, Chai, Xoóc, Hố, Ngứa, Mòi, Hồng, Ngát biển, và chúng di cư thành đàn như Dỡ, Xoóc, úc, Ngát, Hồng... hoặc đi riêng lẽ không thành đàn như Chai, Ngàng. Cá Ngàng, cá Thủ là những "người khách vãng lai" từ những "Vụng" phía Bắc biển đi xuống và áp lộng khi biển động, là loài có trọng lượng lớn, Cá Ngàng có con nặng 70 - 100 kg. Xoóc Thủ Vàng, Thủ Bạc có con nặng 40 - 50 kg. Đặc biệt cá Thủ Vàng rất quý, bong bóng được chế tạo ra thứ chỉ tự tiêu trong y học. Cá Dỡ, Ngàng, Xoóc, Hồng, Hố, Trác dài là những loài cá đại diện cho nhóm cá sống đáy, nằm trong danh mục xuất khẩu được xếp hạng, là những món ăn cao cấp chỉ dùng trong lễ tết, giỗ chạp. Có một loài cá mà không thua kém gì các loài trên đó là cá Ngứa (cá Nhụ). Người dân Bảo Ninh (Đồng Hới) có câu ca:




tải về 281.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương