1 Hiện trạng động vật I động vật biển và sông nước mặn, lợ


“Tết về câu đối bánh chưng



tải về 281.54 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích281.54 Kb.
#31851
1   2   3   4   5   6

“Tết về câu đối bánh chưng


Chẳng ham giò chả chỉ ưng (thích) Ngứa, Choè”.

- Sau đợt biển động kéo dài, sóng biển êm dần cũng là lúc cá Buôi theo chân sóng vào bờ và ngược lên các cửa sông nước lợ, con nào cũng to, con nào cũng béo, dân chài và nghề rớ chân ở các cửa sông đôi lúc đánh được cả đàn vài chục con, mỗi con từ 4 - 5 kg.

- Ngoài những loài khai thác theo mùa, thì có những loài có mặt quanh năm, là giống bản địa của tỉnh Quảng Bình. Trấn giữ thường xuyên rạn đá, rạn san hô đó là cá Mú, Lệch, Lạc, Lụy (Chình biển). Tung tăng cảnh giới khắp nơi trên tầng mặt đó là cá Cờ, chúng đưa vi cờ nhô lên khỏi mặt nước như những hoa tiêu, mỗi tốp khoảng dăm bảy con, mỗi con nặng khoảng hai đến ba tạ. Cá được vỗ béo vào tháng mười một, mười hai âm lịch. áp sát tầng đáy để kiểm soát địa chấn đó là Đuối, Bơn, Chai. Đuối có đuối Nu, đuối Đỏ, đuối ó, đuối Hoa, đuối Điện. Mỗi loài đều có một cách tự vệ đặc biệt mà khó có kẻ thù nào dám ăn tươi nuốt sống được. Cá đuối Điện khi gặp kẻ thù hoặc con mồi phóng ra một luồng điện đủ làm cho đối phương tê liệt tại chổ. Những loài Đuối khác có chiếc đuôi dài đầy gai gốc và chiếc nẻ nằm dưới hậu môn là vũ khí lợi hại. Tương truyền cho rằng: đuôi cá Đuối đuổi được ma quỷ, do đó cách đây chưa lâu dân vùng biển Đồng Hới vẫn lưu hành một tập quán, ở phòng của phụ nữ sinh đẻ bao giờ cũng có một cây roi đuôi cá Đuối treo ở cửa để đuổi tà ma, cá Đuối khi người ta đánh bắt được việc đầu tiên là phải bẻ ngay nẻ chả khác gì bắt được Hổ phải đốt ngay râu. Nẻ cá Đuối rất độc nhưng nó cũng là bài thuốc quý dùng để chữa bệnh sốt rét.

- Nguồn cá sông, đầm phá nước lợ cũng không thể không kể đến. Nói chung nguồn cá sông - biển thật khó phân định được một cách rạch ròi vì cứ theo mùa theo con nước mà chúng di cư vào ra, có một số ít thường bắt gặp phổ biến như cá Hanh, Bò sông, Rìa, Đối, Mú sông, Bống, Trôi, Vược, Ong, Doái sông, Chình, Loi, Mòi sông, Tràng, Ngạnh, Sơn, cá Ngựa. Cá Ngựa khi xưa, trong sông nướclợ khá phổ biến, hiện nay loài cá Ngựa sông rất ít gặp, loài cá Ngựa biển phân bố ở vùng rạn san hô, vũng Hòn La và rải rác khắp ven biển. Cá có hình giống con Ngựa, khi bơi thẳng đứng, cá có tập tính sinh sản khá đặc biệt, cá Ngựa đực có túi ấp trứng ở phía cuống đuôi, cá cái đẻ vào cái túi đó sau túi tự phát triển và bịt kín lại. Khi trứng đến độ chín, nở thành con, túi tự vỡ ra và cá con chui ra. Tục truyền ngày xưa, ở cửa buồng sản phụ ngoài chiếc roi đuôi cá Đuối, người ta treo con cá Ngựa. Người phụ nữ muốn đẻ nhanh, ít đau chỉ cần cầm nó trong tay hoặc áp lên bụng một vài phút là đẻ được ngay, có người không làm thế mà chỉ treo đầu giường cũng đã hiệu nghiệm rồi.

Ngư dân vùng biển Nam Trung Bộ cũng đã có kinh nghiệm sử dụng cá Ngựa cho phụ nữ vào kỳ sinh nở giống như tập quán quê ta. Đãgiúp cho sản phụ sinh nhanh, giảm đau khi tiếp xúc với cá Ngựa khô, nó còn dùng chữa sót nhau, tuy nhiên phải cảnh giác đối với những người mang thai đang non tháng. Vào thế kỷ 18, tại Trung Quốc, cá Ngựa được dùng làm thuốc và được ghi đầu tiên vào bộ sách Bản thảo Cương mục thập di của Triệu học Mẫn. Còn trong sách của Hải Thượng Lãn Ông có ghi: Cá Ngựa là một loài thuốc bổ dương ích tinh có tác dụng chữa vô sinh cho nam giới.

Một trong những loài điển hình cho cuộc sống Sông - Biển đó là cá Mòi tròn, vào tháng bảy, tháng tám Mòi kéo nhau ra biển, khi nước sông kiệt, nắng hạn, ít mưa, nước mặn kéo lên tận nguồn, cá Mòi lại chạy theo con nước, có lúc lên đến tận sông Kiến Giang, đầu nguồn sông Long Đại, Rào Nan, sông Son. Ngư dân ven cửa sông thường đón lỏng, có những mẻ lưới đánh được cả đàn chừng 6 - 7 tạ có lúc lên cả tấn. Giống cá Mòi thịt ăn rất thơm vì nó có dầu, các cụ ngày xưa hay ăn gỏi cá Mòi.



* Những nguồn lợi sinh vật khác:

Ngoài những nguồn lợi về động vật không xương sống (tôm, cua, trai, ốc, mực...) và cá. Biển, nguồn sông đầm nước lợ tỉnh ta còn có những nguồn lợi sinh vật tiềm tàng khác, tạo nên những giá trị quan trọng trong việc bổ sung khả năng kinh tế như rùa, rắn, chim. Thật đáng tiếc, những đối tượng này từ xưa đến nay vẫn ít quan tâm khai thác nên khó có được những số liệu đầy đủ.



Rùa biển:

Rùa biển hay gặp ở vùng biển tỉnh phổ biến là loài Vích. Phân bổ chủ yếu ở các bãi cát bồi, bãi ngang, như bãi Bảo Ninh, Quang Phú... chính nơi đây là bãi đẻ của chúng.

Dân Bảo Ninh (Đồng Hới) gọi Vích là con A lết, cũng gọi là Trẹn. Vích có kích thước có con nặng đến vài trăm kg. Mai là những tấm sừng gắn chặt với nhau, có màu nâu xỉn. Thường gặp trong các vùng nước dọc bờ biển. Tập trung nhất là vùng biển Quang Phú. Ngư dân kể lại rằng: Cứ đến mùa tháng tư, chúng áp vào bờ và nổi lên sát mạn thuyền câu thở phì phò "doạ" người, đầu to như chiếc mũ cối. Mỗi mùa đẻ cho khoảng 200 trứng. Trứng và thịt cuả rùa biển là những loài thực phẩm có giá trị, vừa ngon vừa bổ.

Vào mùa sinh sản khoảng từ tháng ba đến tháng năm âm lịch, khi có những cơn giông đầu mùa, chờ cho hoàng hôn buông xuống, cảnh tỉnh mịch và im ắng của các bãi cát ven bờ, rùa bò lên bờ, đào dăm bảy hố trên bãi cát rồi đẻ trứng vào một trong những hố vừa đào. Đẻ xong rùa lấp tất cả các hố và ngụy trang để cho các loài chim, thú và cả con người khó bề phát hiện ra được trứng nằm ở hố nào. Sau 45 - 60 ngày ấp trứng bằng nhiệt độ ngoài trời, trứng nở thành rùa con. Suốt cả thời gian này rùa bố mẹ ăn chờ rằm chực ở dưới bờ để đón lũ con sau khi ra đời. Chính vì vậy trong dân gian có câu chuyện rùa ấp bóng.

Bãi ngang Quang Phú, Bảo Ninh xưa là bãi đẻ của rùa biển, đến mùa sinh sản, người ta đến đây phục để bắt rùa mẹ hoặc xác định vị trí để đào trứng. Có những con lớn đến nỗi, người ta đứng lên lưng nó vẫn lết băng băng xuống bờ. Nay do đánh bắt và bãi đẻ thiếu yên tĩnh, rùa biển hiếm dần.

Rắn biển:

Một trong những giống có tập tính chuyên hoá khá cao với lối sống trên biển, chúng bơi lội, bắt mồi sinh sản và lớn lên ngay trên vùng biển khơi đó là giống rắn Đẻn. Trên biển ta thường gặp các giống: đẻn đuôi gai, Đẻn biển, Đẻn Cơm, Đẻn đầu nhỏ... Đẻn có thể sống đơn độc hay từng đàn từ vài chục đến vài trăm con trên mặt biển. Ngư dân thường bắt chúng trong các lưới cá. những khi mắc lưới, Đẻn rất hung dữ, còn trong trường hợp bình thường Đẻn tránh người. Tất cả các loài rắn biển đều có nọc độc rất độc, độc hơn cả nọc độc của rắn Hỗ Trâu, Cạp Nông... sống trên lục địa. Tuy nhiên nọc rắn là một loại dược liệu quý dùng để chế các loại thuốc chữa hũi, ung thư, viêm thần kinh, chữa bệnh hay chảy máu, chữa thấp khớp, làm hạ huyết áp. Rắn dùng ngâm rượu, làm đồ mỹ nghệ da nổi tiếng. Do đó rắn biển được xem là một nguồn lợi tiềm tàng, cần được sớm quy hoạch sử dụng và bảo vệ hợp lý.



1.1.2. Động vật nước ngọt và nguồn lợi động vật nước ngọt


tải về 281.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương