00x các trưỜng kiểm soát thông tin chung đỊnh nghĩa và phạm VI trưỜNG



tải về 5.3 Mb.
trang11/129
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích5.3 Mb.
#13026
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   129

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU


Độ dài trường - Trường 007 cho loại tài liệu đồ hoạ không chiếu dài 6 ký tự, được xác định theo vị trí ký tự.

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG


007/02       Khía cạnh nguyên bản đối với bản sao [Lỗi thời] [Chỉ có trong USMARC]

Định nghĩa này được xác định là lỗi thời từ năm 1997. Những mã được xác định là f (Bản sao chép), o (Nguyên bản), r (Phiên bản) và u (Không biết).


007   PHIM ĐIỆN ẢNH (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG


Khi trường 007/00 chứa mã m, thì nó chứa các thông tin mã hóa đặc thù về đặc trưng vật lý của phim .

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00  Loại tài liệu

m - Phim điện ảnh

Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu là phim điện ảnh. Phim điện ảnh được định nghĩa là một chuỗi các hình ảnh tĩnh trên phim, có hoặc không có âm thanh, có thể được chiếu tuần tự rất nhanh để tạo hiệu ứng quang chuyển động. Ký tự lấp đầy (|) không được phép sử dụng ở vị trí này.

01  Định danh tài liệu đặc thù


Mã một ký tự chữ cái chỉ định danh tài liệu đặc thù của phim. Định danh tài liệu đặc thù mô tả loại đặc biệt của tài liệu (thông thường là loại đối tượng vật lý), thí dụ: cuộn phim. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí này.
c - Hộp phim

Mã c cho biết tài liệu là phim được để trong hộp, có hai đầu được nối lại với nhau tạo thành một vòng phim, khi phát lại thì không cần tua lại.
f - Casset phim

Mã f cho biết tài liệu là phim trong băng casset quay và tua lại được từ cuộn này sang cuộn khác.
r - Cuộn phim

Mã r cho biết tài liệu là cuộn phim mới được thiết kế để dùng với máy chiếu phim có ống cuộn phim chủ động của mình. Loại phim này bao gồm phim có rãnh âm thanh kèm theo hình ảnh nhưng trên thực tế thì không xuất hiện.
u - Không xác định

Mã u cho biết tài liệu đặc thù của phim không được xác định rõ.
z - Loại khác

Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với loại phim.

02  Không xác định


Vị trí ký tự này không xác định, nó chứa khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|).

03  Màu sắc


Mã chữ cái một ký tự cho biết đặc điểm màu của phim. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí này.
b - Đen trắng

Mã b cho biết ảnh được in hoặc chiếu ở dạng đen trắng.
c - Nhiều màu

Mã c cho biết phim được in hoặc chụp có nhiều hơn một màu. Mã c được dùng cho quá trình chụp ảnh màu.
h - Tô màu thủ công

Mã h cho biết phim được sản xuất bằng quy trình chụp hoặc in ảnh là được tô màu thủ công. Mã h ít khi được dùng cho phim thương mại vì đây không phải là loại phim màu thủ công điển hình.
m - Màu hỗn hợp

Mã m cho biết tài liệu hoặc tập hợp là sự kết hợp của các ảnh màu đen trắng, nhiều màu, màu thủ công, và/hoặc các hình ảnh khác.
n - Không áp dụng

Mã u cho biết đặc trưng màu sắc không được áp dụng vì tài liệu không có hình ảnh. Thí dụ, mã này được dùng khi tài liệu có trong tay là phim chỉ có rãnh âm thanh để dành cho các hình ảnh nhưng hiện không có.
u - Không biết

Mã u cho biết đặc trưng màu của phim là không được biết.
z - Khác

Mã z cho biết không một mã nào ở trên phù hợp với đặc tính màu (tông màu, nhuộm…).

04  Khổ mẫu trình bày phim


Mã ký tự một chữ cái chỉ hình thức trình bày phim. Các thuật ngữ cho biết tài liệu là màn ảnh rộng thường là Techniscope, Todd-AO, Super-Panavision,... Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí này.
a - Khung âm thanh chuẩn (khung hình thu nhỏ)

Mã a cho biết phim có khung âm thanh chuẩn (khung hình thu nhỏ). Nó được sử dụng cho các dạng màn ảnh không phải màn ảnh rộng, thí dụ như đối với các phim có rãnh âm thanh chuẩn 35 mm., 16 mm., và trên 8 mm. Mã a có thể được sử dụng ngay cả cho phim câm mà trong đó khoảng trống để chèn rãnh âm, nghĩa là ở đó khuôn hình ảnh câm được cắt để tạo ra khoảng trống cho rãnh âm thanh.
b - Không biến dạng (màn ảnh rộng)

Mã b được dùng cho những dạng phim màn ảnh rộng mà để có hiệu ứng màn ảnh rộng không cần sử dụng kỹ thuật nén quang học hoặc kỹ thuật chiếu đặc biệt. Xử lý màn ảnh rộng không biến dạng chủ yếu dùng cho phim cỡ 35 mm. và cỡ rộng hơn ở đó hình ảnh trên phim là tự nhiên (không phải nén quang) và có chiều cao khung hình thấp hơn, nó được mở rộng bằng cách chiếu lên màn ảnh rộng nhờ sử dụng thấu kính thường và kính có độ mở thích hợp để tạo ra tỷ lệ thích hợp.
c - ảnh ba chiều (3D)

Mã c được dùng cho phim có hiệu ứng 3 chiều thông qua sử dụng 2 máy chiếu để lồng 2 hình ảnh của phim lên màn ảnh (thường là màn ảnh rộng). Nó thường được dùng với phim 35 mm. Những kính phân cực được người xem đeo vào sẽ giúp họ tạo ra cảm giác về chiều sâu và kích thước.
d - Biến dạng (màn ảnh rộng)

Mã d dùng cho phim có hiệu ứng màn ảnh rộng nhờ sử dụng hình ảnh nén quang hoặc ép ngang. Nó được mở rộng cho đến đúng tỷ lệ nhờ việc chiếu lên màn ảnh rộng có sử dụng thấu kính đặc biệt có sự phóng đại theo chiều ngang lớn hơn chiều dọc. Loại phim này đã được giới thiệu và chấp nhận dùng cho phim thương mại vào năm 1953 dưới cái tên Cinemascope, tiếp theo là Techniscope (1963), Naturama, Panavision,... Mã cũng được dùng cho phim 16 mm có sử dụng cùng kỹ thuật này.
e - Hình thức màn ảnh rộng khác

Mã e được dùng cho một vài hình thức màn ảnh rộng khác không áp dụng được với các mã khác. Những dạng này bao gồm Cinerama, Viterama, Circarama và những dạng khác có hiệu ứng màn ảnh rộng nhờ chiếu cùng một lúc các bản in riêng biệt lên màn ảnh rất rộng, đôi khi màn ảnh được thiết kế cong để sử dụng nhiều máy chiếu tạo nên phim bằng một loạt các hình ảnh liền nhau.
f - Khung hình phim câm chuẩn (khung hình đầy đủ)

Mã f được dùng cho phim 35 mm, trên đó kích thước hình ảnh xấp xỉ bằng chiều rộng của khoảng cách giữa các lỗ của khuôn phim. Đây là dạng chuẩn của phim câm từ khoảng năm 1899 cho đến những năm cuối của thập kỷ 1920 khi phim có âm thanh được giới thiệu và khung hình phim bị giảm để tạo chỗ cho rãnh âm.
u - Không biết

Mã u cho biết dạng trình bày của phim là không biết.
z - Khác

Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với hình thức trình bày phim. Thí dụ như dạng phim Imax 70 mm., không phải hình chữ nhật, vòng180 độ, dạng sử dụng hạn chế này không được chuẩn. Về mặt kỹ thuật Imax không được coi là dạng màn ảnh rộng vì không có tỷ lệ phóng phù hợp nhưng nó vẫn đạt được hiệu ứng màn ảnh rộng.

05  Âm thanh liền với vật mang hay tách riêng


Mã chữ cái một ký tự cho biết hoặc âm thanh có trong tài liệu hoặc âm thanh được tách riêng khỏi tài liệu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có mã ở vị trí này.
# - Không có âm thanh (câm)

Mã khoảng trống (#) cho biết âm thanh không xuất hiện.
a - Âm thanh liền với vật mang

Mã a cho biết âm thanh có trong tài liệu. Mã a luôn luôn được dùng khi mã hoá rãnh âm riêng biệt là một phần vật lý của phim (thí dụ, dải từ tính trên lề nền phim).
b - Âm thanh tách riêng với vật mang

Mã b cho biết âm thanh ở trên một vật mang riêng, được thiết kế để kèm theo hình ảnh (thí dụ băng casset ).
u - Không biết

Mã u cho biết không biết sự có mặt hay vắng mặt của âm thanh trong tài liệu là không được biết.

06  Vật mang âm thanh


Mã chữ cái một ký tự cho biết vật mang đặc thù được dùng để ghi âm thanh của tài liệu không phụ thuộc âm thanh đó có sẵn trong tài liệu hoặc dưới dạng tài liệu kèm theo. Nó cũng cho biết dạng phương tiện phát lại âm thanh được quy định cho tài liệu. Vị trí ký tự này được sử dụng cùng với thông tin mã hoá trong trường 007/05 (Âm thanh liền với vật mang hay tách riêng ) và 007/07 (Kích thước). Các phương tiện mang âm thanh điển hình là: 1) Rãnh quang và/hoặc từ tính trên cuộn phim to hoặc được đặt trong casset hoặc trong hộp; 2) Băng âm thanh hoặc băng hình cuộn hoặc được giữ trong casset hoặc trong hộp; và 3) Đĩa hình hoặc đĩa tiếng. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí này.
# - Không có âm thanh (câm)

Mã khoảng trống (#) cho biết không có âm thanh (thí dụ tài liệu là phim câm)
a - Rãnh âm thanh quang học trên phim

Mã a cho biết âm thanh đi cùng với phim được ghi trên rãnh quang là một phần của phim. Âm quang học là quá trình xử lý được sử dụng phổ biến nhất đối với phim 16 và 35 mm.
b - Rãnh âm thanh từ tính trên phim

Mã b cho biết âm thanh đi cùng với phim ghi hình được ghi trên rãnh từ là một phần của phim. Phim 70 mm. thường có các rãnh âm thanh từ.
c - Băng ghi âm từ tính trong hộp

Mã c cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu được ghi trên hộp băng ghi âm từ tính.
d - Đĩa

Mã d cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu được ghi trên đĩa âm thanh. Đĩa âm thanh bao gồm các đĩa ghi âm vinyl 7, 10 và 12 inch và các đĩa compact 4 3/4 inch.
e - Băng ghi âm từ tính trong cuộn

Mã e cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu được ghi trên cuộn băng ghi âm từ tính.
f - Băng ghi âm từ tính trong băng casset

Mã f cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu được ghi trên băng casset của băng ghi âm từ tính.
g - Rãnh âm thanh quang học và từ tính trên phim

Mã g cho biết âm thanh đi cùng với phim được ghi trên cả rãnh từ và quang.
h - Băng hình

Mã h cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu được coi như một phần của băng hình. Băng ghi hình thông thường không dùng chỉ để ghi âm thanh.
i - Đĩa hình

Mã i cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu được coi như một phần của đĩa hình. Đĩa hình thông thường không dùng chỉ để ghi âm thanh. Cần phân biệt giữa đĩa hình (thí dụ, đĩa hình 12 inch quét laze ghi thông tin video) và đĩa nén chỉ dùng ghi âm thanh (thí dụ, đĩa nghe nén 4 3/4 inch). Công nghệ ghi hình về mặt vật lý hoặc thông tin âm trên các hệ đĩa số hoá là giống nhau.
u - Không biết

Mã u cho biết vật mang âm thanh là không được biết.
z - Khác

Mã z cho biết không một mã nào ở trên phù hợp với vật mang âm thanh.

07  Kích thước


Mã chữ cái một ký tự  cho biết chiều rộng của phim. Chỉ có những mã thật sự trùng hợp với kích thước của tài liệu ghi trong mô tả vật lý thì mới được sử dụng. Nếu không có mã thích hợp chính xác, thì sử dụng mã z. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - 8mm chuẩn

Mã a cho biết chiều rộng của phim là 8mm chuẩn. Những phim được gọi là Mauer 8mm, cũng được ghi bằng mã a.
b - Trên 8mm/ 8mm đơn

Mã b cho biết chiều rộng của phim trên 8mm. Loại phim 8mm đơn của Nhật tương đương với loại phim trên 8mm.
c - 9,5mm

Mã c cho biết chiều rộng của phim là 9,5mm.
d - 16mm

Mã d cho biết chiều rộng của phim là 16mm.
e - 28mm

Mã e cho biết chiều rộng của phim là 28mm.
f - 35mm

Mã f cho biết chiều rộng của phim là 35mm.
g - 70mm

Mã g cho biết chiều rộng của phim là 70mm.
u - Không biết

Mã u cho biết không biết kích thước.
z - Loại khác

Mã z cho biết không một mã nào khác ở trên phù hợp với kích thước của phim.

08  Cấu hình của các kênh phát lại


Mã chữ cái một ký tự cho biết cấu hình của các kênh phát lại phần âm thanh của phim. Phần tử dữ liệu này được mã hoá dựa trên chỉ dẫn rõ ràng về việc phát lại. Các mã này không dùng cho cấu hình của các kênh thu trừ khi các kênh này có thể phát lại. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí này.
k - Hỗn hợp

Mã k cho biết có hơn một cấu hình của các kênh phát lại phần âm thanh của một bộ phim. Thí dụ một phim có cả các rãnh từ âm thanh nổi và rãnh quang một kênh.
m - Một kênh

Mã m cho biết phần âm thanh của phim được cấu hình để phát lại trên một kênh.
n - Không áp dụng

Mã n cho biết cấu hình của các kênh phát lại phần âm thanh của phim không được áp dụng bởi vì đó là phim câm hoặc không có tiếng. Nó cũng được sử dụng khi mô tả tài liệu có âm thanh tách riêng (007/05 chứa mã b). Cấu hình của các kênh phát lại cho rãnh âm thanh riêng biệt có thể được mô tả ở một phần khác của trường 007 nói về việc ghi âm trong tài liệu kèm theo (thí dụ, âm thanh của băng casset).
q - Bốn kênh, nhiều kênh, hoặc kênh vòng

Mã q cho biết phần âm thanh của phim được cấu hình để phát lại hoặc trên hai kênh trở lên. Sử dụng mã này cho các rãnh âm kênh vòng (surround) Dolby và các kỹ thuật đa kênh khác.
s - Âm thanh nổi

Mã s cho biết phần âm thanh của phim được cấu hình để phát lại trên hai kênh riêng biệt. Sử dụng mã này khi vật mang không phải là một kênh và khi không thể xác định chắc chắn được nguồn phát lại nhiều kênh.
u - Không biết

Mã u cho biết không biết cấu hình của các kênh phát lại.
z - Loại khác

Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với cấu hình của các kênh phát lại.

09  Các thành phần sản xuất phim


Mã chữ cái một ký tự cho biết dạng tài liệu phim là một phần của phim hoàn chỉnh, là một thành phần sản xuất ban đầu của phim, hoặc là một đoạn sau khi phim đã sản xuất. Tài liệu mô tả ở vị trí ký tự này không giới thiệu một tác phẩm hoàn chỉnh (có nghĩa là một bộ phim hoàn chỉnh). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Bản chưa thành phẩm

Mã a cho biết bản in chưa thành phẩm liên quan đến bản in của cảnh quay nguyên bản được biên tập kỹ lưỡng để cho ra phiên bản cuối cùng.
b - Đã cắt xén

Mã b cho biết đây là sự cắt xén. Đó là những đoạn của cảnh quay còn lại sau khi các phần chọn lọc đã đưa vào trong bản in chưa thành phẩm.
c - Loại bỏ

Mã c cho biết đây là phần bỏ ra ngoài. Phần này là các cảnh quay bị loại bỏ sau khi biên tập phim.
d - Bản in nháp

Mã d cho biết đây là bản in nháp, là bản in dương bản đầu tiên của cảnh quay phim của ngày hôm trước từ phòng tráng phim; còn được gọi là bản in hàng ngày.
e - Rãnh phối âm

Mã e cho biết đây là rãnh phối âm, là các rãnh âm riêng biệt được tổ hợp lại để sản xuất thành rãnh âm thanh cuối cùng của phim. Các rãnh phối âm có thể bao gồm nhạc, tiếng động và các rãnh hội thoại.
f - Băng nhan đề/dải nhan đề

Mã f cho biết đây là băng nhan đề/ dải nhan đề, là những đầu đề hoặc nhan đề được in riêng với phim tương ứng.
g - Cuộn phim sản xuất

Mã g cho biết đây là cuộn phim sản xuất, là thuật ngữ chung chỉ các đoạn khác nhau của các đoạn dựng phim (phim thường được cuộn trên các lõi) trước khi nó được cắt và tập hợp lại thành cuộn.
n - Không áp dụng

Mã n cho biết tài liệu không phải là các yếu tố dựng phim.
z - Loại khác

Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với yếu tố dựng phim.

10  Khía cạnh dương bản/âm bản


Mã chữ cải một ký tự cho biết tài liệu hoặc là phim âm bản hoặc là phim dương bản. Khía cạnh phim âm bản/dương bản có liên quan đến dạng nhũ tương dùng làm nền phim. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Dương bản

Mã a cho biết đây là phim mà màu và/hoặc giá trị tông màu của nó giống các đối tượng gốc.
b - Âm bản

Mã b cho biết đây là phim có hình ảnh âm bản. Đối với phim đen trắng, tông màu đối ngược với đối tượng gốc. Đối với phim màu, sự phối màu bổ sung cho đối tượng gốc (thí dụ màu đỏ sẽ có màu xanh lá cây trong phim âm bản).
n - Không áp dụng

Mã n cho biết phim không có khía cạnh dương bản/âm bản.
u - Không biết

Mã u cho biết khía cạnh dương bản/âm bản của phim là không được biết.
z - Loại khác

Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với khía cạnh dương bản/âm bản của tài liệu.

11  Thế hệ


Mã chữ cái một ký tự cho biết cấp thế hệ của phim. Khái niệm Thế hệ giới thiệu quá trình làm ảnh cần thiết để tạo dựng, sao và bảo quản tài liệu phim điện ảnh. Thế hệ cho biết mức độ từ tài liệu gốc (thí dụ phim âm bản hoặc băng hình gốc trong camera) đến tài liệu đang xử lý. Tài liệu được tạo ra lần lượt từ bản gốc có thể là tài liệu thế hệ thứ hai, ba, tư,...(thí dụ, âm bản gốc đến dương bản gốc, đến bản sao âm bản, đến bản in tham khảo). Dữ liệu về thế hệ được dùng để đánh giá chất lượng của các bản sao, ra các quyết định về bảo quản, và nhận dạng tài liệu là để kiểm tra hoặc cho nghiên cứu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
d - Bản sao

Mã d cho biết đây là bản sao, thường là âm bản và được gọi là một “dupe neg” và là một phiên bản của phim gốc hoặc rãnh âm gốc. Bản sao âm bản sao được sản xuất từ dương bản gốc, mà dương bản gốc này lại được tạo ra từ bản âm bản đầu tiên. Bản sao chí ít là thế hệ thứ ba của bản gốc. Âm bản sao có thể được xử lý đặc biệt hoặc để có được các đặc điểm mà không có trong hình ảnh gốc, như kỹ xảo đặc biệt, hoặc để bảo vệ và mở rộng phim âm bản gốc đã được dựng như khi âm bản sao được xử lý đặc biệt để in ấn cùng một lúc từ các phòng tráng phim khác nhau.
e - Bản gốc

Mã e cho biết đây là bản gốc, thường là dương bản và được xem là bản gốc dương bản. Đó là một bản in dương bản được đặc biệt tạo ra từ phim âm bản thế hệ trước đó và được dùng để làm ra bản sao âm bản không dùng để chiếu. Bản gốc thường được coi là tài liệu thế hệ thứ hai.
o - Nguyên bản

Mã o cho biết đây là nguyên bản, thường là âm bản. Nó là phim được phơi sáng trong máy quay phim và do đó chất lượng tốt hơn những sản phẩm và thế hệ tiếp sau. Khi nói về những phim cũ, nguyên bản gần như lúc nào cũng là âm bản. Tuy nhiên, nguyên bản cũng có thể là dương bản.
r - Bản in tham khảo/bản sao để duyệt

Mã r cho biết đây là bản in tham khảo (ref print), về mặt kỹ thuật nó được xác định như bản phát hành được sự phê chuẩn của giám đốc và người sản xuất phim. Bản in tham khảo cũng có thể được lưu giữ như một bản in tham chiếu dùng để đánh giá chất lượng các bản in sau đó. Trong lưu trữ phim, thuật ngữ này dùng để chỉ phim để các nhà nghiên cứu xem. Nó không phải là tài liệu nguyên bản, bản gốc hoặc bản sao.
u - Không biết

Mã u cho biết thế hệ của phim là không được biết.
z - Loại khác

Mã z cho biết không một mã nào ở trên phù hợp với thế hệ của phim.

12  Nền phim


Mã chữ cái một ký tự cho biết nền của phim. Nền phim an toàn là nền tương đối khó cháy phù hợp với quy định của tiêu chuẩn quốc tế (ISO) về nền phim. Trong một số phim, từ phim an toàn được xuất hiện trên lề phim. Phim nền nitrat là nền phim dễ cháy, không phù hợp với quy định của ISO về nền phim an toàn. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Nền an toàn, không xác định

Mã a cho biết đây là nền phim an toàn mà dạng của nó không được xác định.
c - Nền an toàn, không xác định rõ axetat

Mã c cho biết đây là phim nền an toàn axetat, nhưng chính xác là dạng gì thì không xác định được rõ, có nghĩa là không biết rõ dạng điaxetat hay triaxetat.
d - Nền an toàn, điaxetat

Mã d cho biết đây là phim nền điaxetat xenlulô. Được tạo ra từ trước Đại chiến Thế giới Thứ nhất cho sản xuất phim gia đình, nền điaxetat không ổn định và đắt hơn nền nitrat và vì vậy không được chấp nhận trong sản xuất phim chuyên nghiệp 35 mm.
i - Nền nitrat

Mã i cho biết đây là phim nền nitrat xenlulô. Cho biết đến năm 1957, nền hoặc vật mang nitrat xenlulô được dùng trong việc sản xuất phim 35 mm (và một số phim 17,5 mm). Nền phim nitrat không còn được sản xuất nữa.
m - Nền hỗn hợp (an toàn và nitrat)

Mã m cho biết đây là phim có sự phối hợp nền an toàn và nền nitrat. Sử dụng nền hỗn hợp là xu hướng chung vào đầu những năm 1950 khi các cảnh quay trên nền nitrat được nối với nền phim an toàn để phim có chi phí thấp. Để phát hành được như vậy, phải có 50 % phim có các cảnh lưu trên nền phim nitrat.
n - Không áp dụng

Mã n cho biết tài liệu không có nền phim, thí dụ phim giấy.
p - Nền an toàn, polyeste

Mã p cho biết nền phim làm bằng nhựa tổng hợp (thí dụ, este).
r - Nền an toàn, hỗn hợp

Mã r cho biết các phim có nền an toàn hỗn hợp được nối cùng với nhau, nhưng không phải phim nitrat.
t - Nền an toàn, triaxetat

Mã t cho biết nền phim là triaxetat xenlulô. Triaxetat xenlulô là hỗn hợp nhiều axetal có đặc tính là ít có khả năng cháy và cháy chậm. Từ năm 1951, triaxetat được sử dụng cho phim chuyên nghiệp cũng như phim nghiệp dư.
u - Không biết

Mã u cho biết nền phim là không được biết.
z - Loại khác

Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với nền phim.

13  Công nghệ tinh chỉnh màu


Mã chữ cái một ký tự cho biết cụ thể hơn đặc điểm tạo màu của phim điện ảnh. Nếu phần màu của phim có màu từ nhiều quá trình tạo màu thì mã của quá trình màu trội hơn sẽ được sử dụng. Việc xử lý màu bổ sung được mô tả trong trường 500 (Phụ chú chung). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Màu ba lớp

Mã a cho biết phim có ba lớp nhũ tương màu: màu lục lam, đỏ tươi và vàng. Mỗi một lớp đều nhạy với màu chủ yếu của nó. Vào đầu những năm 1950, phim màu được sản xuất với ba lớp màu, và cũng được gọi là phim nhiều lớp. Quá trình xử lý màu này cũng được gọi là ba lớp tích hợp.
b - Hai màu, dải đơn

Mã b cho biết hệ màu mà trong đó dải đơn phim được phơi ánh sáng từng cặp hình ảnh bằng phương pháp lăng kính tách chùm. Một ảnh trong các cặp hình ảnh được đưa ra qua bộ lọc đỏ và một ảnh qua bộ lọc xanh. Âm bản tạo thành được dùng để sản xuất bản in bao gồm hai dải kết nối với nhau, và sau này trong lịch sử gia công màu, là bản in nhuộm hai màu. Công nghệ này được gọi là công nghệ Red and Green Technicolor, một quá trình đặc biệt của hãng Technicolor và được dùng nhiều vào thời gian 1922-1923, sau đó được dùng cho phim hoạt hình đến năm 1936.
c - Hai màu không xác định

Mã c cho biết hệ tái tạo màu không được xác định cụ thể, trong đó phổ nhìn thấy có thể tách thành từng vùng xanh và đỏ hoặc các thành vùng đỏ và xanh lục để ghi và biểu thị màu. Mặc dầu được sử dụng rộng rãi trong xử lý phim màu thời kỳ đầu, nhưng sự không có khả năng nội tại của hai thành phần màu để tái tạo dải màu thích hợp đã làm cho nó đã bị lỗi thời khi công nghệ xử lý ba màu trở nên dễ dàng và khá rẻ.
d - Ba màu không xác định

Mã d cho biết hệ tái tạo màu không được nhận dạng rõ ràng, trong đó phổ nhìn thấy phân chia thành ba phần, thông thường là đỏ, xanh lục và xanh, với mục đích để ghi và biểu thị màu.
e - Màu ba dải

Mã e cho biết đây là hệ màu mà trong đó ba âm bản màu riêng biệt được sản xuất trên phim đen trắng. Màu ba dải thường được dùng đồng nghĩa với  thương hiệu Technicolor. Trong hệ ba thành phần Technicolor, ánh sáng phản chiếu từ vật chủ được truyền qua thấu kính đơn tới lăng kính của camera chuyên dụng. Một phần của ánh sáng sẽ xuyên qua lăng kính và kính lọc màu xanh lục để tạo bản màu xanh lục. Phần còn lại của ánh sáng bị phản xạ từ lăng kính và được hấp thụ bởi phim âm bản để tạo ra bản màu xanh và màu đỏ. Mỗi một âm bản sẽ được rửa để tạo ra âm bản mới, tương tự như là các âm bản đen và trắng.
f - Màu hai dải

Mã f cho biết đây là hệ màu mà trong đó hai dải phim, một là để ghi ánh sáng đỏ và một là để ghi ánh sáng xanh, đồng thời chạy qua camera và được phơi sáng qua nền của mặt trước phim. Hai dải phim âm bản được dùng để tạo ra bản in trong dải phim bản sao gốc ( dải phim cùng với nhũ tương trên cả hai mặt của nền phim) cùng với các hình ảnh được nhuộm màu đỏ trên một mặt và hình ảnh được nhuộm màu xanh hoặc nhuộm màu trên một mặt khác. Mặc dù đã được sử dụng rộng rãi trong xử lý phim màu ngay từ thời kỳ đầu, nhưng sự bất lực của hai thành phần để tái tạo phổ màu rõ ràng đã làm cho các hệ như vậy bị lỗi thời khi công nghệ ba màu trở nên dễ dàng hơn. Quá trình hai màu đã được sử dụng khoảng từ năm 1920 đến năm 1950, trong số đó có các công ty: Cinecolor, Magnacolor, và Multicolor.
g - Màu đỏ

Mã g cho biết đây là trong công nghệ màu Cinecolor, sự ghi tách màu của ánh sáng xanh lục-lam, khi in thành màu đỏ. Trong công nghệ màu Super Cinecolor, sự ghi tách màu của ánh sáng xanh lục sẽ in thành màu đỏ tươi (được gọi là màu đỏ Cinecolor). Trong công nghệ hai màu Technicolor, sự ghi tách màu của ánh sáng xanh lục sẽ được in thành màu đỏ.
h - Màu xanh và xanh lục

Mã h cho biết trong quá trình xử lý màu của Cinecolor và Super Cinecolor, các dải phim màu xanh được ghi tách màu của ánh sáng đỏ khi in thành bản màu xanh-xanh lục (được gọi là “bản màu xanh” Cinecolor). Trong quá trình hai màu của Technicolor, dải màu xanh là bản ghi tách màu của ánh sáng đỏ-đỏ tươi khi in thành màu xanh lục.
i - Màu xanh lục lam

Mã i cho biết ghi tách màu của ánh sáng đỏ khi in thành màu lục lam.
j - Màu đỏ tươi

Mã j cho biết đây là bản ghi tách màu của ánh sáng xanh lục khi in thành màu đỏ tươi.
k - Màu vàng

Mã k cho biết đây là bản ghi tách màu của ánh sáng xanh khi in thành màu vàng.
l - SEN 2

Mã l cho biết đây là âm bản được phơi sáng hai lần kế tiếp (SEN2). SEN2 là phương pháp chụp ảnh màu của phim mà trong đó hai ảnh âm bản tách màu được ghi trên cùng một dải phim bằng cách chụp mỗi khung hình hai lần kế tiếp qua kính lọc đỏ và xanh. Âm bản sẽ được in quang ngay sau đó bằng cách dùng kỹ xảo ảnh nhảy. Quá trình chỉ được sử dụng trong chụp ảnh phim hoạt hình và phim búp bê, trong đó có thể kiểm soát được sự chuyển dịch của từng khung hình. Quá trình chiếu sáng liên tục đã bị lỗi thời bởi sự xuất hiện của phim âm bản ba lớp màu (đa màu).
m - SEN 3

Mã m cho biết đây là âm bản phơi sáng hai lần kế tiếp (SEN3). SEN3 là phương pháp làm phim màu trong đó ba hình ảnh âm bản tách màu được ghi trên cùng một dải của phim bằng cách chụp mỗi ảnh ba lần kế tiếp qua kính lọc đỏ, xanh và xanh lục. Âm bản có được sẽ được in quang ngay sau đó bằng kỹ xảo ảnh nhảy. Quá trình chỉ được sử dụng trong chụp ảnh phim hoạt hình và phim búp bê, trong đó có thể kiểm soát được sự chuyển động của từng hình ảnh. Công nghệ chiếu sáng liên tục ít được sử dụng sau khi có sự xuất hiện của phim âm bản ba lớp màu (đa màu).
n - Không áp dụng

Mã n cho biết tài liệu không phải phim màu.
p - Tông màu nâu đỏ

Mã p cho biết đây là tông màu nâu đỏ, kết quả của sự đổi màu ảnh đen trắng trên hợp chất bạc sang nâu đỏ (màu nâu nhạt thành màu nâu sẫm) bằng hợp chất chứa kim loại. Màu nâu đỏ là tông màu được sử dụng phổ biến nhất và được dùng trong các bản in đen trắng của phim cho các cảnh đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả về hình ảnh hoặc gây ấn tượng mạnh mẽ.
q - Tông màu khác

Mã q cho biết màu được tạo ra bằng phương pháp biến đổi màu hoá học, thí dụ như uranium thì tạo màu đỏ hoặc tăng độ sáng của bản in tông màu khác với màu nhuộm ở chỗ các đoạn trắng của phim vẫn được giữ nguyên màu. Chỉ có ảnh trên hợp chất bạc của phim dương bản mới bắt màu.
r - Màu nhuộm

Mã r cho biết đây là màu nhuộm. Ngay từ thời kỳ đầu của việc nhuộm phim, màu nhuộm đã được tạo ra bằng cách ngâm phim trong chậu thuốc nhuộm hóa học có được màu trội hơn lên. Sau đó vật liệu thô được nhuộm thành mười một màu: màu hoa đào, màu xanh của ánh trăng, màu hổ phách của lửa,.... Phim có thể nhuộm toàn bộ hoặc một phần. Nhuộm màu được sử dụng phổ biến cho đến khi xuất hiện âm thanh.
s - Phủ màu và tô màu

Mã s cho biết màu được bổ sung cho phim bằng cách dùng nền phủ màu hoặc nhũ tương có tông màu.
t - Màu khuôn

Mã t cho biết màu được bổ sung bằng cách dùng khuôn tô màu, mỗi khuôn cho một màu. Tô màu bằng màu tô dùng thay thế cho việc tô màu thủ công của những thời kỳ ban đầu của công nghệ phim.
u - Không biết

Mã u cho biết loại tinh chỉnh mùa là không được biết.
v - Màu thủ công

Mã v cho biết ảnh chụp được tô màu bằng tay. Mã này được dùng khi nào mã h (Màu thủ công) xuất hiện trong trường 007/03 (Màu).
z - Khác

Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với đặc tính tinh chỉnh màu sắc, thí dụ như khi không có một màu nào nổi bật.

14  Loại phim hoặc in màu


Mã chữ cái một ký tự cho biết dạng phim màu hoặc in màu của tài liệu được mô tả. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí này.
a - In đổi màu

Mã a cho biết bản in màu phim được làm bằng cách chuyển hai hay nhiều ảnh nhuộm màu khác nhau lên một dải đơn của phim trắng. Quá trình chuyển màu chỉ dùng để sản xuất bản in. Các bản in chuyển màu hấp phụ được tạo ra từ các bản quay gốc của phim (hoặc là phim nhiều lớp hoặc phim nhiều dải). Quá trình này chỉ được dùng bởi công ty Technicolor từ năm 1928 đến 1975. Sáng chế đã được bán cho Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và từ năm 1980 quá trình này chỉ được dùng ở Trung Quốc.
b - Phim ba lớp màu

Mã b cho biết đây là loại phim với ba lớp màu của nhũ tương: màu lục lam, màu đỏ tươi và màu vàng. Mỗi lớp màu đều rất nhạy với màu chính của nó. Từ đầu những năm 1950, hầu hết các phim màu đều được quay và in bằng dạng màu này. Nó còn được gọi là phim nhiều lớp.
c - Phim lớp ba màu, màu nhạt

Mã c cho biết đây là loại phim với ba lớp màu của nhũ tương: màu lục lam, màu đỏ tươi và màu vàng. Mỗi lớp màu đều nhạy với màu chính của nó và được ổn định để giảm màu sắc tới mức có thể. Nó được sử dụng từ năm 1983.
d - Phim hai mặt

Mã d cho biết đây là bản in phim màu có nhũ tương ở cả hai mặt. Thường thì một mặt được nhuộm đỏ còn mặt kia thì được nhuộm hoặc tông màu xanh.
n - Không áp dụng

Mã n cho biết tài liệu không phải là phim màu.
u - Không biết

Mã u cho biết loại phim màu là không được biết.
z - Loại khác

Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp loại phim màu.

15  Các giai đoạn hư hỏng


Mã chữ cái một ký tự cho biết mức độ hư hỏng của phim. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Không biểu hiện

Mã a cho biết không có biểu hiện hư hỏng hiện diện ở trên phim nitrat hay phim không phải nitrat.
b,c,d,e,f,g,h - (Các mã cho phim nitrat)

Các mã từ b - h dùng để ghi lại tình trạng hư hỏng của phim nền nitrat. Các mã này được sắp xếp theo mức độ trầm trọng của tình trạng hư hỏng. Nếu phim có nhiều hơn một đặc trưng thì ghi mã chỉ tình trạng nguy hiểm nhất.
k,l,m - (Các mã cho phim không nitrat)

Các mã từ k-m được dùng để ghi sự hư hỏng của phim không phải nitrat (thí dụ phim an toàn,...). Các mã được sắp xếp theo mức độ trầm trọng của tình trạng hư hỏng. Nếu một phim có nhiều hơn một đặc trưng thì ghi mã chỉ tình trạng nguy hiểm nhất.

16  Độ hoàn thiện


Mã chữ cái một ký tự cho biết tài liệu đang được biên mục đã được coi là hoàn thiện hay chưa. Ký tự lấp đầy (|) được dùng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
c - Hoàn thiện

Mã c cho biết tài liệu được biên mục đã được coi là hoàn thiện.
i - Chưa hoàn thiện

Mã i cho biết tài liệu được biên mục được coi là chưa hoàn thiện.
n - Không áp dụng

Mã n cho biết độ hoàn thiện không được áp dụng cho loại phim, thí dụ, như phim gia đình, cảnh phim chưa được cắt xén, cảnh phim rời và trong một số trường hợp là tài liệu không xác định, ...
u - Không biết

Mã u cho biết mức độ hoàn thiện của phim là không được biết.

17-22  Thời gian kiểm tra phim


Các vị trí ký tự này cho biết thời gian kiểm tra phim gần nhất. Thời gian kiểm tra phim có thể là ngày phim được biên mục hoặc là ngày phim được chiếu. Thời gian kiểm tra phim được ghi theo mẫu có sáu con số thế kỷ/năm/tháng, có nghĩa là theo mẫu yyyymm. Phần nào của thời gian không biết thì nhập thay bằng dấu nối. Nếu thời gian hoàn toàn không biết thì nhập sáu dấu nối. Sáu ký tự lấp đầy (||||||) được dùng khi không có mã ở phần tử dữ liệu này.

007/17-22           199312

         [Tháng 12 năm 1993]

007/17-22           1987--

         [Kiểm tra năm 1987, tháng không biết]

Thí dụ


007   mr#caaadmnartauac198606

[Tài liệu là phim (007/00); trên cuộn (01); phim màu (03); rãnh âm thanh chuẩn (04); trên cùng vật mang (05); rãnh quang (06); 16mm. (07); một kênh âm thanh (08); không áp dụng các đoạn dựng phim (09); nhũ tương dương bản (10); bản in tham khảo/bản sao để duyệt (11); nền phim an toàn (triaxetat) (12); phim 3 lớp màu (13); loại phim màu không biết (14); không xuất hiện sự hư hỏng (15); phim hoàn thiện (16); và phim được kiểm tra vào tháng 6 năm 1986 (17/22).]

007   mr#bf##fnnartnnai19851

 [Tài liệu là phim (007/00); trên cuộn (01); phim đen trắng (03); cỡ phim câm chuẩn (04); không âm thanh (05-06); 35 mm. (07); không áp dụng loại âm thanh và các công đoạn dựng phim (08-09); nhũ tương dương bản (10); bản in tham khảo (11); nền phim an toàn (triaxetat) (12); không áp dụng loại màu và loại phim màu (13-14); không xuất hiện sự hư hỏng (15); phim không hoàn thiện (16); và phim được kiểm tra vào tháng 12 năm 1985 (17/22).]



Каталог: upload -> Colombo
Colombo -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
Colombo -> 1 Bạn từ đâu tới? James Xin chào. Hello
Colombo -> CÂu hỏi hái hoa dân chủ 8/3/2013 CẤp huyện câu 1
Colombo -> Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải
Colombo -> Áp dụng khi cộng tác với công ty Long Minh I. Lưu ý Dịch giả cần dịch trọn vẹn tác phẩm
Colombo -> Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-cp ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế
Colombo -> Bộ ảnh về Việt Nam 120 năm trước
Colombo -> ĐẢng ủy phưỜng đẠi mỗ Số 178- qđ/ĐU ĐẢng cộng sản việt nam
Colombo -> Phụ lục Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức Ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-cp

tải về 5.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   129




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương