00x các trưỜng kiểm soát thông tin chung đỊnh nghĩa và phạm VI trưỜNG



tải về 5.3 Mb.
trang14/129
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích5.3 Mb.
#13026
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   129

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU


Độ dài trường - Đối với loại tài liệu là bản ghi âm, trường 007 chứa 14 vị trí ký tự.

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG


007                    Bản ghi âm [xác định lại, 1981]

Vào năm 1981, trường 007 (Tư liệu nhìn) được xác định lại thành cấu trúc hiện tại của nó và được đổi tên. Xem thêm mục Định danh nội dung của 007 (Mô tả vật lý trường có độ dài cố định-Thông tin chung) về vị trí và cấu trúc của các yếu tố trước và sau khi cấu trúc lại.

007/01       Định danh tài liệu đặc thù

c                 ống trụ  [Lỗi thời]

f                  Phim có rãnh âm [Lỗi thời]

i                  Cuộn (phim)          [Lỗi thời]

Năm 1981 các mã được thay đổi thành các mã tương ứng là e, i và q.

007/02 Khía cạnh nguyên gốc và phiên bản [Lỗi thời] [Chỉ có trong USMARC]

Định nghĩa này bị lỗi thời năm 1997. Các mã đã xác định là: f (Bản sao), o (Bản gốc), r (Phiên bản) và u (Không biết)

007/04 Cấu hình của các kênh phát lại

a                 Âm học [Lỗi thời]

f                  Một kênh (Số hoá) [Lỗi thời]

g                 Bốn kênh (Số hoá) [Lỗi thời]

j                  Âm thanh nổi (Số hoá) [Lỗi thời]

k                 Khác (Số hoá) [Lỗi thời]

o                 Khác (Điện tử) [Lỗi thời]

Năm 1987 vị trí 007/04 được xác định lại để chỉ mã hoá cấu hình đặc trưng các kênh phát lại trong khi vị trí 007/13 (Kỹ thuật lưu trữ và thu âm) được xác định để mã hoá việc âm thanh được lưu trữ và thu như thế nào. Các mã này được xác định là lỗi thời và thông tin bổ sung “điện tử” được loại khỏi các mã m, q và s ở vị trí 007/04.

007/07       Chiều rộng băng ghi âm

a                 1/4 inch [Lỗi thời]

b                 1/2 inch [Lỗi thời]

c                 1 inch [Lỗi thời]

Năm 1981, các mã được thay đổi tương ứng thành các mã m, o và p.

007/10       Loại vật liệu

m               ống trụ đúc-sản xuất hàng loạt [Lỗi thời]

Mã này được xác định là lỗi thời năm 1981 khi đặc trưng này được nhập vào mã p (Chất dẻo). Mã m hiện thời được xác định vào năm 1986.

007/13 Kỹ thuật lưu trữ và thu âm

Năm 1987, trước khi xác định vị trí ký tự này, thông tin lưu trữ và thu âm được chứa ở vị trí 007/04 (Loại âm thanh) cùng với cấu hình. Khi vị trí 007/13 được xác định, thì vị trí 007/04 được xác định lại thành Cấu hình của các kênh phát lại. Cũng xem thông tin về vị trí 007/04 ở trên.

007   VĂN BẢN (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG


Khi trường 007/00 chứa mã t, thì nó chứa thông tin mã hoá đặc thù xác định tài liệu là văn bản.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00  Loại tài liệu

t - Văn bản

Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu là văn bản, được xác định là tài liệu in hoặc bản thảo có thể đọc được bằng mắt thường (thí dụ như sách, sách mỏng, sách in một mặt). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không ý định mã hoá vị trí này.

01  Định danh tài liệu đặc thù


Mã chữ cái một ký tự cho biết định danh tài liệu đặc thù mô tả lớp tài liệu đặc biệt (thông thường là lớp đối tượng vật lý) thuộc về tài liệu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - In thường

Mã a cho biết tài liệu là văn bản in, đọc được bằng mắt thường.
b - In cỡ chữ lớn

Mã b cho biết tài liệu là văn bản in cỡ chữ lớn. Văn bản in cỡ lớn là in quá khổ để dùng cho người khiếm thị.
c - Chữ Braille

Mã c cho biết tài liệu là văn bản bằng chữ Braille. Văn bản chữ Braille là các chữ nổi được tạo bởi các chấm nổi trong các ô sáu nốt; chữ Braille dùng cho người khiếm thị.
d - Tờ rời

Mã d cho biết tài liệu là văn bản tờ rời.
u - Không xác định

Mã u cho biết định danh tài liệu đặc thù của văn bản không xác định được.
z - Khác

Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với loại văn bản.

Thí dụ


007   ta

         [Tài liệu là văn bản in thường]

007   tb

         [Tài liệu là văn bản in cỡ chữ lớn]

007   td

         [Tài liệu là văn bản tờ rời được kẹp cùng nhau]


QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU


Độ dài trường - Đối với loại tài liệu là văn bản, trường 007 sẽ có 2 vị trí ký tự.

007   TÀI LIỆU GHI HÌNH (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG


Khi trường 007/00 chứa mã v, thì nó chứa thông tin mã hoá đặc thù về đặc trưng vật lý của tài liệu ghi hình.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00 Loại tài liệu

v - Tài liệu ghi hình

Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu là băng ghi hình, được xác định là băng trong đó ghi lại các hình ảnh nhìn thấy được, thường chuyển động và kèm theo âm thanh. Nó được dùng để phát lại trên máy thu hình hoặc màn hình video. Ký tự lấp đầy (|) không được sử dụng ở vị trí này.

01 Định danh tài liệu đặc thù


Mã chữ cái một ký tự cho biết định danh tài liệu đặc thù của băng ghi hình. Định danh tài liệu đặc thù mô tả lớp đặc biệt của tài liệu (thông thường là loại đối tượng vật lý) thuộc về tài liệu (thí dụ, đĩa hình). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
c - Hộp băng hình

Mã c cho biết tài liệu là hộp băng hình. Hộp băng hình là bản ghi hình trên băng được để trong hộp và có hai đầu được nối với nhau tạo thành một vòng liên tục.
d - Đĩa hình

Mã d cho biết tài liệu là đĩa hình. Đĩa hình là đĩa phẳng bằng chất dẻo hoặc vật liệu khác trên đó ghi lại tín hiệu hình ảnh, có hoặc không có âm thanh. Các hệ thống đĩa hình khác nhau đã được phát triển (thí dụ: đĩa từ tính, điện dung, quang-laze,...).
f - Băng hình

Mã f cho biết tài liệu là băng hình. Băng hình là bản ghi hình trên băng đặt trong casset và chạy từ cuộn này sang cuộn kia.
r - Cuộn video

Mã r cho biết tài liệu là cuộn video. Cuộn video là bản ghi hình trên dải băng được quấn vào cuộn và để chiếu được từng cuộn nhờ thiết bị phát lại (pick-up).
u - Không rõ

Mã u cho biết định danh tài liệu đặc thù của tài liệu ghi hình không xác định được.
z - Khác

Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với tài liệu ghi hình.

           


02 Không xác định


Vị trí ký tự này không xác định; nó chứa khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|).

03 Màu sắc


Mã chữ cái một ký tự cho biết đặc điểm màu của tài liệu ghi hình. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.     
a - Một màu

Mã a không sử dụng với tài liệu ghi hình.
b - Đen trắng

Mã b cho biết hình ảnh trong tài liệu ghi hình có màu đen và trắng.
c - Nhiều màu

Mã c cho biết tài liệu ghi hình có nhiều hơn một màu.
m - Màu hỗn hợp

Mã m cho biết tác phẩm hoặc tuyển tập là tổ hợp màu sắc giữa đen và trắng và hoặc các hình ảnh khác.
n - Không áp dụng

Mã n cho biết tài liệu không có hình ảnh. Thí dụ, nó được sử dụng khi tài liệu có trong tay là tài liệu ghi hình chỉ có âm thanh.
u - Không biết

Mã u cho biết đặc điểm màu của tài liệu là không được biết.
z - Khác

Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp (thí dụ, sắc màu, màu nhuộm, tông màu,...) với đặc điểm màu của tài liệu.

04  Dạng ghi hình


Mã chữ cái một ký tự cho biết dạng ghi hình của băng hình hoặc đĩa hình. Nếu biểu ghi thư mục của tài liệu ghi hình mô tả các dạng khác nhau, thí dụ, băng hình Beta và VHS, thì trường 007 sẽ lặp lại để ghi từng loại một. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.    
a - Beta (1/2 inch, băng hình)

Mã a được sử dụng cho hệ video gia đình được giới thiệu vào năm 1975 bởi hãng Sony cho các băng ghi hình gia đình và chạy lại trên băng hình 1/2 inch. Nó được phân biệt bởi cỡ của băng casset, khả năng kỹ thuật và lắp băng U-load của nó. Dạng này còn được gọi là Betamax.
b - VHS (1/2 inch, băng hình)

Mã b được sử dụng cho hệ video gia đình được giới thiệu vào năm 1977 bởi Công ty Japan Victor Corporation (JVC) Nhật Bản cho các băng ghi hình gia đình và chạy lại trên băng hình 1/2 inch Nó khác biệt bởi cỡ của băng casset, khả năng kỹ thuật và lắp băng M-load của nó. VHS có nghĩa là Hệ video gia đình “Video Home System”.
c - U - matic (3/4 inch, băng hình)

Mã c được sử dụng cho một dạng video với thương hiệu Sony có cách lắp băng hình chữ U. Nó là chuẩn trên toàn thế giới về băng hình 3/4 inch và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp và truyền hình. Giống như hai dạng video gia đình 1/2 inch, nó dùng hệ ghi quét xoắn. Nó còn được gọi là chuẩn dạng U.
d - EIAJ (1/2 inch, cuộn video)

Mã d được sử dụng cho hệ băng hình quét xoắn chuẩn 1/2 inch hai cuộn được đặt tên theo tên của Hiệp hội Công nghiệp Điện tử Nhật Bản (Electronics Industrics Association of Japan)- tổ chức xác lập chuẩn cho các máy ghi hình được sản xuất từ năm 1969. Được mệnh danh là “người mở đường đầu tiên”.
e - Dạng C (1 inch, cuộn video)

Mã e cho biết loại tài liệu ghi hình là dạng C. Hệ ghi băng hình 1 inch này dùng một đầu video và băng chạy 9,61 inch/giây. Hệ dạng B dùng 2 đầu và chạy 9,65 inch/giây; Dạng A là hệ đã bị lỗi thời. Dạng B vẫn còn được sử dụng ở Hoa Kỳ và ở nước ngoài (từ 1982), nhưng dạng C loại 1 inch là loại được sử dụng rộng rãi nhất như một chuẩn truyền hình ở Hoa Kỳ và các nước ngoài. Công nghệ và thiết bị dạng C được sản xuất bởi hãng Sony, RCA, và các hãng khác.
f - Thiết bị phát thu bốn tín hiệu (1 inch, hoặc 2 inch, cuộn video)

Mã f cho biết hệ ghi hình bốn tín hiệu. Trái với hệ quét xoắn sử dụng một đầu, hệ ghi hình này sử dụng bốn đầu ghi hình. Thường được gọi là hệ Quad, nó được phát triển bởi Ampex vào giữa những năm 1950. Nó cung cấp màu và độ phân giải chất lượng cao hơn  quét xoắn. Dạng phát thu bốn tín hiệu vẫn được coi là chuẩn truyền hình cho đến gần đây cho đến khi mà hệ quét xoắn rẻ tiền hơn thay thế nó. Khi mô tả cuộn video 2 inch mà không có bốn kênh thì sử dụng mã z (khác).
g - Đĩa hình quang laze (phản chiếu)

Mã g cho biết hệ ghi hình quang laze. Đây là hệ thống ghi hình không sử dụng các rãnh sâu làm băng đĩa chất dẻo tròn phẳng, thường đường kính 12 inch, cùng với bề mặt giống như gương trên cả hai cạnh mà trên đó thông tin hình được ghi lại. Đĩa được đọc (chạy lại) bằng tia laze yếu. Tia này ghi nhận dữ liệu hiện xuất hiện bề mặt của đĩa như các hố hoặc vết lõm nhỏ có độ dài biến động. Hệ đĩa quang này được sử dụng trong dân sự từ năm 1978 và hiện nay được sử dụng trong các ứng dụng gia đình và công nghiệp.
h - Đĩa hình CED (đĩa điện dung)

Mã h cho biết đây là hệ ghi hình CED. Hệ này dựa trên đĩa chất dẻo, thường đường kính 12 inch, trên đó thông tin được ghi lại như những cái hố sâu ở dưới đáy rãnh. Thông tin nhìn này được đọc bằng dạng kim rãnh của kim máy hát điện tử nó sẽ chuyển các dao động của điện dung thành các tín hiệu nghe nhìn. Đĩa CED được đặt trong hộp bảo vệ. Năm 1984, nhà sản xuất các thiết bị nghe nhìn dạng CED, RCA, đã quyết định ngừng sản xuất các thiết bị nghe nhìn “RCA Selectavision”.
i - Betacam (1/2 inch, băng hình)

Mã i cho biết dạng ghi hình là Betacam, một dạng tương tự chuyên nghiệp dùng thành phần mã hoá được ghi trên băng oxit 1/2 inch, đặt trong casset.
j - Betacam SP (1/2 inch, băng hình)

Mã j cho biết dạng ghi hình là Betacam SP, một dạng tương tự chuyên nghiệp dùng thành phần mã hoá được ghi trên băng kim loại 1/2 inch, đặt trong casset. Nó được thiết kế để đạt cấp độ ghi cao hơn dạng Betacam thường và cải thiện chất lượng hình, cung cấp tỷ số tín hiệu/tạp âm tốt hơn. Có hai rãnh video tương tự cùng với hai rãnh âm thanh FM (chất lượng CD).
k - Super VHS (1/2 inch, băng hình)

Mã k cho biết đây là dạng Super VHS. Lúc đầu nó được thiết kế cho thị trường tiêu thụ để ghi các tín hiệu tương tự dùng quét xoắn trên băng oxit sắt 1/2 inch, đặt trong băng casset chuẩn. Sau này, nó đã được chấp nhận trong công nghiệp truyền hình và hiện nay đã được coi như một dạng thu chuyên nghiệp. Các máy dạng Super-VHS ghi với độ phân dải 400 dòng quét ngang và có thể chạy lại các băng hình được ghi trên các máy VHS thường. Super VHS đòi hỏi băng cấp cao và màn hình độ phân giải cao cùng với các đầu vào video Y/C (chói/mang màu) riêng rẽ. Super VHS-C là dạng video cũng như vậy nhưng sử dụng băng casset mini compact đặc biệt (thường được dùng cùng với máy quay video cầm tay). Các băng casset mini này có thể dùng cho máy ghi âm VHS thông thường bằng bộ gá casset đặc biệt, trong đó băng casset mini được gài vào.
m -  M - II (1/2 inch, băng hình)

Mã m cho biết đây là dạng ghi hình là M-II, là một dạng tương tự chuyên nghiệp dùng băng kim loại 1/2 inch, đặt trong casset. Nó được phát triển bởi hãng Panasonic như dạng thay thế cho dạng Betacam được phát triển bởi hãng Sony.
o - D - 2 (3/4 inch, băng hình)

Mã o cho biết đây là dạng ghi hình D-2, một dạng ghi hình kỹ thuật số chuyên nghiệp dùng mã hỗn hợp trên băng kim loại đặc biệt 3/4 inch, đặt trong băng casset. Việc ghi băng kỹ thuật số cho phép truyền tín hiệu đa thế hệ (sao chép hoặc lồng tiếng) mà không suy giảm tín hiệu. Ghi hình kép (đúp) cũng có hiệu quả như bản gốc. ở đây có bốn kênh âm thanh PCM có thể điều chỉnh được, cung cấp một giải âm động với cường độ âm thanh hơn 90 db (đesiben). Ngoài ra, nó còn có các rãnh riêng biệt cho ghi thời gian và tín hiệu âm tần tương tự.
p - 8 mm

Mã p cho biết đây là dạng 8 mm. Đây là dạng dùng cho các camera/máy ghi hình (máy quay video xách tay) sử dụng băng kim loại đặc biệt 8 mm, đặt trong casset mi ni, ở thị trường tiêu thụ. Chất lượng của hình có thể so sánh được với VHS chuẩn. Chất lượng âm thanh tốt hơn các dạng mini tương tự.
q - 8 mm - Độ phân giải cao

Mã q cho biết đây là dạng ghi hình 8 mm, có độ phân giải cao hơn băng chuẩn 8mm. Nó là dạng thương mại sử dụng loại băng 8 mm phủ hạt kim loại hoặc phủ kim loại băng bay hơi đặt trong casset mini.
u - Không biết

Mã u cho biết dạng tài liệu ghi hình là không biết.
z - Khác

Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với dạng ghi hình.

05  Âm thanh liền với vật mang hay tách riêng


Mã chữ cái một ký tự cho biết âm thanh hoặc ở trên cùng tài liệu hoặc tách riêng với tài liệu (thí dụ, ở trong tài liệu kèm theo). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
# - Không có âm thanh (câm)

Mã khoảng trống (#) cho biết không có âm thanh (thí dụ tài liệu ghi hình câm)
a - Âm thanh liền với vật mang

Mã a cho biết âm thanh được ghi ngay trên tài liệu, bất luận có hay không.
b - Âm thanh tách riêng với vật mang

Mã b cho biết âm thanh lưu trên vật mang riêng biệt, được thiết kế để kèm theo hình ảnh.
u - Không biết

Mã u cho biết không biết có hay không có âm thanh trong tài liệu.

06  Phương tiện mang âm thanh


Mã chữ cái một ký tự cho biết vật mang đặc thù được dùng để chứa âm thanh của một tài liệu không phụ thuộc âm thanh hoặc được ghi trong tài liệu hoặc là dưới dạng tài liệu kèm theo. Nó cũng chỉ dạng thiết bị phát lại âm thanh mà tài liệu yêu cầu. Vị trí ký tự này sử dụng cùng với thông tin được mã hoá ở 007/05 (Âm thanh đi liền với vật mang hoặc tách riêng) và 007/07 (Kích thước). Nói chung, các vật mang âm thanh là: 1) rãnh từ trong casset hoặc trong hộp; 2) băng hình hoặc băng nghe được cuộn trong cuộn hoặc trong casset hoặc trong hộp; và 3) đĩa tiếng hoặc đĩa hình. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
# - Không có âm thanh (câm)

Mã # cho biết tài liệu không có âm thanh (thí dụ tài liệu ghi hình câm)
a - Rãnh âm thanh quang học trên phim

Mã a cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được ghi trên rãnh quang là một phần của phim. Loại này hiếm khi thấy xuất hiện.
b - Rãnh âm thanh từ trên phim

Mã b cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được ghi trên rãnh từ là một phần của phim. Loại này hiếm khi thấy xuất hiện.
c - Băng nghe từ tính trong hộp

Mã c cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được ghi trên hộp băng nghe từ tính.
d - Đĩa tiếng

Mã d cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được ghi trên đĩa tiếng. Đĩa tiếng có thể là các đĩa hát vinyl 7, 10 và 12 inch và các đĩa compact 4 3/4 inch.
e - Băng nghe từ tính trong cuộn

Mã e cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được ghi trên cuộn của băng nghe từ tính.
f - Băng nghe từ tính trong băng casset

Mã f cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được ghi trên băng casset của băng nghe từ tính.
g - Rãnh âm thanh quang và từ trong phim

Mã g cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được ghi trên cả hai rãnh từ và quang trong phim. Loại này hiếm khi thấy xuất hiện.
h - Băng hình

Mã h cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được coi như một phần của băng hình. Băng ghi hình thông thường ít được sử dụng chỉ để ghi âm.
i - Đĩa hình

Mã i cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được coi như một phần của đĩa hình. Đĩa hình thường ít khi dùng chỉ để ghi âm. Cần phân biệt giữa đĩa hình (thí dụ, đĩa hình quang laze ghi hình) và đĩa compact chỉ dùng để ghi âm thanh (thí dụ, đĩa nghe compact 4 3/4 inch). Công nghệ để ghi hình hoặc thông tin âm thanh trên các hệ đĩa số hoá là giống nhau.
u - Không biết

Mã u cho biết phương tiện mang âm không được biết .
z - Khác

Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với phương tiện mang âm.

07  Kích thước


Mã chữ cái một ký tự cho biết chiều rộng của tài liệu ghi hình. Đối với tài liệu ghi hình, chỉ có những mã đúng bằng với kích thước của tài liệu đã ghi trong mô tả vật lý thì mới được sử dụng. Nếu không có mã thật thích hợp, thì sử dụng mã z. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - 8mm

Mã a cho biết chiều rộng của băng hình là 8 mm.
m - 1/4 inch

Mã m cho biết chiều rộng của băng hình là 1/4 inch.
o - 1/2 inch

Mã o cho biết chiều rộng của băng hình là 1/2 inch.
p - 1 inch

Mã p cho biết chiều rộng của băng hình là 1 inch.
q - 2 inch

Mã q cho biết chiều rộng của băng hình là 2 inch.
r - 3/4 inch

Mã r cho biết chiều rộng của băng hình là 3/4 inch.
u -  Không biết

Mã u cho biết chiều rộng của băng hình là không được biết.
z -  Khác

Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với kích cỡ của băng. Mã z được sử dụng cho đĩa hình vì chưa có các giá trị mã chuẩn của các đĩa hình.

08  Cấu hình của các kênh phát lại


Mã chữ cái một ký tự cho biết cấu hình của các kênh phát lại của phần âm thanh của tài liệu ghi hình. Phần tử dữ liệu này được mã hoá dựa trên nhưng thông tin rõ ràng về việc phát lại. Các mã này không dùng cho cấu hình của các kênh thu trừ khi các kênh này cũng có thể phát lại. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
k - Hỗn hợp

Mã k cho biết có hơn một cấu hình của các kênh phát lại phần âm thanh trên cùng một bản ghi hình. Thí dụ một băng có cả các rãnh âm thanh nổi và thường
m - Một kênh (Mono)

Mã m cho biết phần âm thanh của tài liệu ghi hình được cấu hình để phát lại trên một kênh.
n - Không áp dụng

Mã n cho biết cấu hình của các kênh phát lại của phần âm thanh của tài liệu ghi hình không được áp dụng vì là bản ghi câm hoặc không có âm thanh. Nó cũng được sử dụng khi mô tả tài liệu có phần âm thanh tách riêng (007/05 chứa mã b). Cấu hình của các kênh phát lại cho rãnh âm thanh riêng biệt có thể được mô tả ở phần khác của trường 007 nói về việc ghi âm trong tài liệu kèm theo (thí dụ, âm thanh trong băng casset).
q - Bốn kênh, nhiều kênh, hoặc kênh âm thanh vòng

Mã q cho biết phần âm thanh của tài liệu ghi hình được cấu hình để phát lại trên hai kênh trở lên. Sử dụng mã này cho các rãnh âm kênh âm thanh vòng Dolby và các kỹ thuật đa kênh khác.
s - Âm thanh nổi

Mã s cho biết phần âm thanh của tài liệu ghi hình được cấu hình để phát lại trên hai kênh riêng biệt. Sử dụng mã s khi vật mang không phải một kênh và nó không thể xác định chắc chắn có sử dụng nguồn phát lại đa kênh không.
u - Không biết

Mã u cho biết cấu hình của các kênh phát lại phần âm thanh của tài liệu ghi hình là không được biết.
z - Loại khác

Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với cấu hình của các kênh phát lại.

Thí dụ


007   vf#caahos

          [Tài liệu là bản ghi hình (007/00); trên băng casset (/01); hình màu (/03); có dạng Beta (/04); có âm thanh đi liền với phưng tiện mang (/05); trên băng hình (/06); chiều rộng của băng là 1/2 inch (/07); có âm thanh nổi (/08).]

007   vf#ccahrm



          [Tài liệu là bản ghi hình (007/00); trên băng casset (/01); hình màu (/03); có dạng U-matic (/04); có âm thanh đi liền với phưng tiện mang (/05); trên băng hình (/06); chiều rộng của băng là 3/4 inch (/07); có âm thanh một kênh (mono) (/08).]

007   vd#cgaizs



          [Tài liệu là bản ghi hình (007/00); trên đĩa hình (/01); hình màu (/03); hệ quang laze (/04); âm thanh đi liền với phưng tiện mang (/05); trên đĩa hình (/06); chiều rộng và kích thước khác so với ghi trên băng hình (/07); có âm thanh nổi (/08).]

Каталог: upload -> Colombo
Colombo -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
Colombo -> 1 Bạn từ đâu tới? James Xin chào. Hello
Colombo -> CÂu hỏi hái hoa dân chủ 8/3/2013 CẤp huyện câu 1
Colombo -> Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải
Colombo -> Áp dụng khi cộng tác với công ty Long Minh I. Lưu ý Dịch giả cần dịch trọn vẹn tác phẩm
Colombo -> Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-cp ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế
Colombo -> Bộ ảnh về Việt Nam 120 năm trước
Colombo -> ĐẢng ủy phưỜng đẠi mỗ Số 178- qđ/ĐU ĐẢng cộng sản việt nam
Colombo -> Phụ lục Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức Ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-cp

tải về 5.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   129




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương