Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam



tải về 467.41 Kb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích467.41 Kb.
#20476
1   2   3   4   5   6   7   8   9

III. ĐIỀU KHOẢN BAO BÌ.


Trong điều khoản về bao bì, các bên giao dịch thường phải thoả thuận với nhau những vấn đề yêu cầu chất lượng của bao bì và giá cả của bao bì.

1. Phương pháp quy định chất lượng của bao bì.

Để quy định chất lượng của bao bì, người ta có thể dùng một trong hai phương pháp sau đây:



- Quy định chất lượng của bao bì phải phù hợp với một phương thức vận tải nào đó.

VD: “bao bì thích hợp với vận chuyển đường sắt”, “bao bì đường biển”.

Sở dĩ người ta có thể thoả thuận chung chung như vậy, mà vẫn hiểu nhau được là vì trong buôn bán quốc tế, đã hình thành một số tập quán quốc tế về các loại bao bì này.

Theo tập quán đó bao bì đường biển thường có hình dạng là hình hộp, ít khi là những hình khác, có độ bền khá đủ để chịu đựng sức ép của những hàng hoá khác chất xếp trong cùng hầm tầu trong khi chuyên chở, có kích thước là những số nguyên của đơn vị đo lường. Trong chuyên chở hàng hoá đường biển, ít khi người đóng chung những mặt hàng có suất cước khác nhau vào cùng một kiện hàng, bởi vì trong trường hợp như vậy, các hãng tàu có quyền áp dụng một suất cước cao nhất trong số các suất cước của hàng hoá đóng gói chung để tính cước cho cả kiện hàng.

Trong chuyên chở đường sắt, bao bì cũng cần khá chắc chắn bởi vì hàng hoá có thể phải qua nhiều khâu sang toa, dịch chuyển. Đồng thời bao bì đường sắt cũng cần kích thước phù hợp với quy định của cơ quan đường sắt, nơi hàng đi qua. Những hàng hoá có bao bì quá dài và có trọng lượng quá nặng, thường gặp khó khăn trong khi đăng ký xin toa, cũng như khi bốc dỡ.

Bao bì thích hợp với việc vận chuyển bằng máy bay, phải là bao bì nhẹ, có kích thước phù hợp với quy định của công ty hàng không. Có như vậy, mới giảm được chi phí chuyên chở, bởi vì suất cước máy bay cao hơn rất nhiều so với suất cước của các phương thức chuyên chở khác. Ngoài ra, để tránh nguy hiểm cho hàng hoá và công cụ vận tải, người ta tránh dùng những vật liệu dễ bốc cháy trong việc chế tạo bao bì máy bay.

Điểm lại các tập quán có liên quan đến bao bì, chúng ta thấy rằng cách quy định chung chung về chất lượng bao bì vẫn có thể gây nên sự không thống nhất trong việc giải thích yêu cầu đối với bao bì.



VD: Mỗi bên giao dịch có thể hiểu một cách khác nhau về khái niệm “khá chắc chắn” hoặc “kích thước phù hợp”.

- Quy định cụ thể các yêu cầu về bao bì như:

+ Yêu cầu về vật liệu làm bao bì.



VD: bằng gỗ mới, bằng màng mỏng polyetylen, bằng tre lứa đan, bìa bồi (cardboard), gỗ gép (fiberboard).

+ Yêu cầu về hình thức của bao bì.



VD: (case) bao (bale), thùng (drum), quận (roll), bao tải (gunny bag)..

+ Yêu cầu về kích cỡ của bao bì



VD: Mỗi bao 50kg, đay ép 100kg/ kiện hàng…

+ Yêu cầu về số lợp bao bì và cách thức cấu tạo mỗi lớp đo.



VD: lớp trong có bôi mỡ và phủ giấy nến, lớp giữa làm bằng nylon, lớp ngoài là hòm gỗ mới dày không dưới 2cm.

+ Yêu cầu về đai nẹp của bao bì:



VD: hòm phải có ba lượt nẹp, mà bề rộng từ 2cm trở lên, mỗi góc hòm phải có săt cooc-ne…

Đương nhiên phương pháp quy định các yêu cầu cụ thể của bao bì có nhiều ưu điểm hơn phương pháp quy định chung. Song nó đòi hỏi mỗi bên giao dịch phải có trình độ nhất định về kiến thức và kinh nghiệm cả trong lĩnh vực thương phẩm lẫn trong lĩnh vực vận tải.



2. Phương thức cung cấp bao bì

Nói chung, việc cung cấp bao bì được thực hiện bằng một trong ba cách dưới đây, tuỳ theo sự thoả thuận của các bên tham gia giao dịch.

Một là, bên bán cung cấp bao bì đồng thời với việc giao hàng cho bên mua. Đây là phương thức thông thường nhất, phổ biến nhất.

Hai là, bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hoá nhưng sau khi nhận hàng bên mua phải trả lại bao bì. Nói cách khác, bên bán chỉ bán hàng hoá còn bao bì được giữ lại tiếp tục sử dụng. Phương thức này chỉ thường dùng đối với những loại bao bì có giá trị cao hơn giá hàng hoặc những bao bì sử dụng nhiều lần.

Ba là, bên bán yêu cầu bên mua gửi bao bì đến trước để đóng gói, sau đó mới giao hàng. Trường hợp này chỉ xảy ra khi nào bao bì quả thật khan hiếm và thị trường thuộc về người bán.

3. Phương thức xác định giá cả của bao bì.

Nếu bên bán chịu trách nhiệm cung cấp bao bì, sau đó không thu hồi, thì hai bên giao dịch thường phải thoả thuận với nhau việc xác định giá bao bì. nói chung việc tính giá của bao bì có thể có mấy trường hợp:



- Giá của bao bì được tính vào giá cả của hàng hoá, không tính riêng. Đây là biện pháp hay dùng. Trong trường hợp này người ta khẳng định giá hàng đã bao gồm giá của bao bì (Packing charges included)

- Giá cả của bao bì do bên mua trả riêng. Muốn vậy cần xác định mức độ chi phí tạo nên giá cả bao bì. Chi phí này có thể tính theo chi phí thực tế, có thể tính bằng mức phần trăm so với giá hàng. Nhưng cả hai phương pháp này đều có những điểm không thoả đáng. Phương pháp trước sẽ khuyến khích bên bán chế tạo bao bì bằng vật liệu đắt tiền hoặc với khối lượng lớn quá mức cần thiết. Phương pháp sau dễ làm cho giá cả bao bì nhiều hơn chi phí thực tế vì rằng chi phí bao bì không có quan hệ trực tiếp với giá cả hàng hoá.

- Giá cả của bao bì được tính như giá cả của hàng hoá. Đây là trường hợp các bên thoả thuận áp dụng điều khoản (cả bì coi như tịnh).

IV. ĐIỀU KHOẢN VỀ PHẨM CHẤT


1. Tên điều khoản và các phương pháp xác định phẩm chất

Trong các hợp đồng mẫu, điều khoản phẩm chất có thể mang nhiều tên khác nhau. Có khi đó là: “Phẩm chất” (Quality), có khi là “Phẩm chất hàng hoá” (Quality of goods), có khi là “Quy cách và phẩm chất” (Specification and quality), có khi là “Sự mô tả” ( Description ).

Trong nội dung của điều khoản này, người ta quy định phẩm chất hàng hoá bằng nhiều cách khác nhau.

Có hợp đồng chỉ nêu lên phẩm cấp ( category hoặc grade). Trong trường hợp này, phụ lục của hợp đồng xác định rõ nội dung và các chỉ tiêu chất lượng của mỗi loại đó. Cũng có trường hợp bản quy định chất lượng đã được công bố trước tại sở giao dịch và hợp đồng chỉ dẫn chiếu đến bản đó.

Một số hợp đồng mẫu có nêu lên khả năng dùng hàng đó vào một mục đích nhất định. Ví dụ, ngũ cốc dùng cho người ăn ( for human consumption ) hoặc cho súc vật ( for cattle) hoặc để chế biến công nghiệp v.v…

Cách mua bán theo mẫu hàng (sale by sample )được dùng khá phổ biến. Theo cách này, trước khi ký hợp đồng người bán đưa ra để người mua xem xét mẫu. Khi đã thoả thuận thành lập hợp đồng, mẫu được hai bên đóng dấu hoặc ghi số hiệu và giao cho bên bán, bên mua và một bên thứ ba để lưu giữ. Công thức thường được dùng trong trường hợp này là: “ Gần giống mẫu đã được đóng dấu / hoặc ký tên / và được lưu giữ tại…” ( About as per sample sealed / or signed / in possession of…). Đôi khi việc bán hàng theo mẫu lại có kèm theo một số chỉ tiêu về chất lượng. Như vậy, ta có thể hiểu rằng hàng hoá phải phù hợp với các chỉ tiêu đã quy định cả đối với những chỉ tiêu khác không được quy định trong hợp đồng, hàng hoá phải phù hợp với mẫu hàng. Còn khái niệm “gần giống”, “gần đúng” với mẫu hàng, các hợp đồng mẫu cũng chưa có sự giải thích rõ ràng. Đa số hợp đồng dành việc này cho trọng tài quy định. Chỉ có hợp đồng mẫu của London Corn Trade Association quy định phạm vi dung sai” đó là 0,5% và của Italia quy định đó là 1%.

Một số không ít hợp đồng có quy định chung chung, theo những chỉ tiêu đại khái quen dùng như:

- Phẩm chất trung bình vào lúc giao hàng” (Average quality at the time of shipment) trong hợp đồng của Antwerp.

- “Phẩm chất tiêu thụ tốt theo mô tả trên: ( Good merchantable quality of the above-mentioned description), trong thương mại về dầu thực vật.

- “Phẩm chất trung thực và tiêu thụ được” (Qualité loyale et marchande) trong buôn bán về dầu gai.

-“Phẩm chất bình quân tốt ở thời kỳ bốc hàng theo tập quán ổn định ở địa phương của nước xuất xứ” (Qualité bonne moyenne à l’ e’poque de l’embarquement, suivant usages locaux et constants du pays d’origine) ở các bản điều kiện chung trước đây của Pháp.

Trong số các hợp đồng loại này, một số hợp đồng đã dùng công thức FAQ (Fair Average Quality). Trong trường hợp này, người ta chỉ định một tổ chức lấy mẫu và công bố trong từng thời gian một. Tuy nhiên, trong ngành thương mại cao su, người ta lại dùng công thức FAQ với mọi ý nghĩa khác thông thường, tức là không mang tính chất của một phương pháp xác định phẩm chất thay đổi tuỳ thời gian và khu vực chọn mẫu trung bình, mà lại là một nhân tố xác định vĩnh viễn cho từng tiêu chuẩn được xếp hạng.

Đôi khi ta lại thấy thuật ngữ FAQ còn được kèm thêm một tính ngữ như “tốt”, “dưới mức” ví dụ: good FAQ hoặc inferior FAQ. Như vậy một lần nữa chúng ta thấy rất khó dịch chữ “fair” là “tốt” hay “hoàn hảo”.

Phương pháp xác định phẩm chất “theo hiện trạng” cũng được dùng với thuật ngữ tiếng Pháp “Tel quel”. Đôi khi các hợp đồng của Italia, của London cũng dùng thuật ngữ này với sự biến đổi theo cách phát âm của người Anh cũng dùng thuật ngữ này với sự biến đổi theo cách phát âm của người Anh “Tale quale”, mặc dù trong tiếng Anh đã có thuật ngữ tương đương “As is”. Nội dung của các thuật ngữ này là: Hàng có thể giao theo đúng loại hàng yêu cầu, còn phẩm chất thì “có sao giao vậy”.

Trong nhiều trường hợp, hàng có khối lượng lớn cũng được mua bán theo sự mô tả ( sale by description). Trong đó, tuỳ theo từng loại hàng, điều khoản mô tả có thể bao gồm:

- Tỷ lệ tối đa những nhân tố mà người ta không muốn có:

- Tỷ lệ tối thiểu về những nhân tố có ích:

-Dung trọng, tức là trọng lượng tự nhiên (natural weight) của một đơn vị dung tích.

- Kích cỡ (ví dụ: 2800hạt /kg, cục có đường kính từ 3 cm trở lên)

- Mầu sắc

-Hương vị

- v.v…


Đối với những chất muốn có trong hàng hoá, người ta thường ám chỉ bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như: chất lạ: (foreign matters, extraneous matters), chất hỗn hợp (admixture) … Người ta xác định chúng bằng công thức “Không qua…%” (Not exceed…%, not over…%) hoặc “chỉ tới…%” (up to …%). Tuy nhiên, có khi sự quy định chỉ ở mức chung chung, thiếu cụ thể. Ví dụ trong hợp đồng mủ cao su (latex) của London quy định rằng “Không có tạp chất về thương mại” ( Commercially free from extraneous matters).

Đối với những nhân tố cấu tạo nên hàng hoá, có khi người ta quy định tỷ lệ càng thấp càng tốt của một thành phần nào đó. Ví dụ trong các hợp đồng gạo, tỷ lệ % tấm càng ít thì chất lượng gạo càng cao. Tuy nhiên trong trường hợp này, điều cần là chính xác là chiều dài của tấm ( bằng 1/2 hạt gạo hay bằng 3/4 hạt gạo…)

Ngoài ra, nhiều chỉ tiêu khác cũng được nêu ra trong hợp đồng, tuỳ thuộc yêu cầu về từng loại hàng như: màu sắc, nhiệt lượng (ví dụ đối với than, dầu mỏ…) hàm lượng của chất chủ yếu trong hàng hoá; số lượng thành phần thu được khi chế biến hàng hoá nói trong hợp đồng v.v…

Một số hàng có khối lượng lớn đã được tiêu chuẩn hoá và việc mua bán theo tiêu chuẩn cũng không phải là hiện tượng hiếm thấy đối với hàng này. Tuy nhiên, điều khá mới ở nước ta là: Những tiêu chuẩn này không phải chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng mà có cả các tiêu chuẩn do các hiệp hội tư nhân xây dựng nên, nhưng do được dùng lâu, các tiêu chuẩn này cũng được thừa nhận trên thị trường. Một ví dụ về trường hợp này là tiêu chuẩn RSS (Ribbed Smoked Sheet) trong buôn bán cao su do RMA (Rubber Manufacturers Association – hiệp hội các nhà chế tạo cao su) xác định.



2. Phạm vi chênh lệch cho phép về chất lượng.

Đối với hàng có khối lượng lớn, phẩm chất thường bị tác động bởi khí hậu, thời tiết, phương tiện bảo quản và vận chuyển v.v… Do đó thật khó lòng bảo đảm sự phù hợp hoàn toàn giữa phẩm chất hàng giao với phẩm chất được quy định trong hợp đồng. Cũng tinh thần như vậy, ngay đến Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (Công ước Vienna 1980) cũng khẳng định rằng hàng hoá chỉ bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu:

a. Hàng không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hoá cùng loại vẫn thường đáp ứng.

b. Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp và gián tiếp biết được vào lúc ký kết hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào các hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng không dựa vào ý kiến sau sự phán đoán của người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là không hợp lý.

c. Hàng không có các tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà người bán đã cung cấp cho người mua.

d. Hàng không được đóng bao bì theo cách thông thường cho những hàng cùng loại hoặc, nếu không có cách thông thường, bằng cách thích hợp để giữ gìn và bảo vệ hàng hoá đó. (Điều 35 – Mục 2)

Còn các hợp đồng mẫu thì cho phép hàng giao được phép chênh lệch ở mức độ nhất định so với quy định của hợp đồng. Khi phẩm chất hàng giao nằm trong phạm vi chênh lệch đó (ngoài mức dung sai đã được xác định trước) người mua vẫn không được đòi bồi thường. Đó là tỷ lệ vẫn gọi là miễn thường (franchise). Tỷ lệ miễn thường và mức dung sai cao thấp bao nhiêu đều là do mối tương quan giữa gười mua và người bán quyết định.

Đôi khi hợp đồng mẫu còn quy định cả những chỉ tiêu được phép chênh lệch và chỉ tiêu nào không được phép như vây.

Về cách xử lý trường hợp mức độ hàng xấu vượt quá phạm vi chênh lệch, mỗi hợp đồng cũng quy định một khác. Quy định này có khi có lợi cho bên mua, có khi có lợi cho bên bán. Đây là điều khoản nhận hàng trong hợp đồng mẫu về ngũ cốc của Italia:

“Nghĩa vụ nhận hàng: Người mua phải nhận hàng trong bất cứ trường hợp nào. Người mua không được gửi trả ngay hàng cho người bán dù với lý do phẩm chất không hợp lệ. Người mua vẫn phải nhận hàng và bảo quản, nếu sau khi dỡ hàng thấy hàng xấy do có tiềm tật( inherent vice)

Trong một số hợp đồng khác về ngũ cốc, ta cũng thấy quy định tương tự. Sở dĩ ngành hàng ngũ cốc có thể quy định như vậy vì ngành này có cả một hệ thống chiết khấu và hạ giá đã có lợi cho bên mua.

Để xác định sự hoàn thành nghĩa vụ của người bán, người ta thường tiến hành kiểm tra, giám định phẩm chất hàng sau khi hàng đó được giao xong. Để né tránh trách nhiệm đối với việc kiểm tra, giám định như vậy, người bán quy định rằng giấy chứng nhận phẩm chất do mình đưa ra là giấy chứng nhận cuối cùng (Certificate to be final ), trừ phi người mua chứng minh được giấy đó không hợp lệ. Quy định này đã xuất hiện trong các hợp đồng mẫu ngành than và một số hợp đồng mẫu ngũ cốc xuất khẩu từ Canada và Hoa kỳ.



3. Trạng thái hàng hoá.

Hàng hoá có thể được đánh gía chẳng những bằng các chỉ tiêu chất lượng (tạp chất, thủy phần, kích cỡ, độ dài của sơ sợi v.v…) như đã trình bày ở phần 1 của chương này, mà còn được đánh giá bằng trạng thái bên ngoài của nó. Trạng thái (condition of goods) thể hiện ở sự biến dạng, sự hấp hơi, sự gãy vụn v.v… hoặc ở sự nguyên lành. Sự nguyên lành này còn gọi là sự an toàn hàng hoá (tiếng Anh: Sound, tiếng Pháp: Sain, tiếng Đức: Gesund).

Địa điểm đánh gía trạng thái hàng hoá có thể là nơi hàng đi hoặc nơi hàng đến.

Khi hợp đồng là hợp đồng giao hàng ở nơi đi (shipment contract), trạng thái của hàng hoá được xem xét trong thời gian bốc hàng lên tàu và người bán phải giao hàng trong trạng thái tốt (in good condition) cho người vận tải. Ngược lại đối với hợp đồng giao hàng ở nơi đến (arrival contract), trạng thái hàng được xem xét ở cảng đến.

Tuy nhiên, điều khó khăn là hợp đồng thuộc loại giao hàng ở nơi đi (ví dụ họp đồng FOB, CIF, CFR) nhưng lại có điều khoản quy định lấy phẩm chất ở cảng đến làm căn cứ quýêt định. Trong trường hợp này, các điều kiện FOB, CIF, CFR chỉ còn là điều kiện cơ sở của giá cả.

Để đánh gía trạng thái hàng hoá, người ta thường dùng mấy công thức sau đây: “Giao hàng theo hiện trạng” (Tel quel) “Giao nguyên lành” (Sound delivery), “Điều kiện mạch đen” ( Rye terms)

“Giao theo hiện trạng” (Tel quel) như đã được định nghĩa ở phần &1 chương này, có nghĩa là “có sao giao vậy”. Nhưng trong các hợp đồng của London Corn Trade Association lại giải thích thuật ngữ này là: Hàng hư hỏng vì nước biển hoặc vì lý do nào khác phải được coi như tốt”

Những hợp đồng của Antwerp cắt nghĩa thuật ngữ đó như sau: “Khi mua bán theo điều kiện Tel quel, người mua sẽ nhận hàng bị hư hỏng vì nước biển hay vì lý do khác mà không có quyền đòi hạ giá”.

Đa số những hợp đồng “giao theo hiện trạng” là hợp đồng giao hàng ở nơi đến (DES, DEQ, DDU,DDP) và hợp đồng CIF.

“Giao nguyên lành”(Sound delivery) là công thức thường thấy trong các hợp đồng của Antwerp. Các hợp đồng của Đức cũng dùng điều kiện này và gọi là “Gesund Auszuliefern” hợp đồng Đức- Hà Lan coi điều kiện này giống như điều kiện Rye terms ( sẽ được trình bày dưới đây còn theo các hợp đồng mẫu của Antwerp giải thích điều kiện “Giao nguyên lành” là : nếu hàng bị hư hỏng vì nước biển hoặc vì lý do khác, người mua phải nhận tất cả hàng, bảo quản hàng đó một cách thích ứng (en bon pere re de famille), không có quyền đòi hạ giá. Nếu đó là người mua cuối cùng (người tiêu dùng), người này phải thông báo bằng hình thức viết cho người bán trong vòng hai ngày kể từ khi hàng được dỡ xong. Nếu là người kinh doanh ở khâu trung gian, người mua phải thông báo cho người bán bằng hình thức biết cho người bán trong một thời gian hợp lý (hoặc nội nhật ngày nhận hàng hoặc trước 12 h:00 ngày hôm sau)

Trong trường hợp này, những rủi ro và chi phí xảy ra trong thời gian bảo quản hàng hư hỏng đều do người mua ứng trước và người bán phải hoàn lại cho người mua. Và nếu người mua yêu cầu, người bán phải nhận lại hàng hư hỏng đó.

Như vậy, theo điều kiện này, nếu hàng giao có hư hỏng, người mua được quyền lựa chọn: hoặc là nhận hàng mà không được hạ giá (giống điều kiện Tel quel), hoặc từ chối hoàn toàn lô hàng.

“Điều kiện mạch đen” (Rye terms) tuy có tên gọi “Lúa mạch đen” nhưng điều kiện này cũng được dùng trong mua bán các loại ngũ cốc khác.

Điều kiện này được giải thích trong các hợp đồng của London rằng:

“Người mua sẽ nhận hàng hư hỏng vì nước biển hoặc vì một lý do khác nếu người bán hạ giá hàng, nhưng không kể trường hợp do bị nóng nhẹ, không bị ảnh hưởng tới phẩm chất và không làm giảm giá trị hàng hoặc trường hợp hư hỏng trên đất liền mà không cho quyền đòi hỏi giá”

Các hợp đồng của Italia cũng giải thích tương tự. Hợp đồng Đức-Hà lan biểu thị cùng một nghĩa này: “hàng giao đi phải tốt, không kể tới hàng bị khô, nóng nhẹ, không làm phẩm chất biến đổi người mua

Phải nhận hàng hư hỏng đó và được hạ gía theo mức mà trọng tài quyết định”

“Tổn thất trên biển do bên bán chịu” (Sea damages for the sellers account) tuy là điều kiện không được phổ biến nhiều nữa, nhưng vẫn còn được nêu trong một vài hợp đồng mẫu, với tên gọi tắt là điều kiện S.D.

Điều kiện này được định nghĩa đầy đủ như sau:

Hàng bị hư hỏng vì nước biển, thiệt hại do người bán chịu (damages by sea water, if any to be for the sellers account).

Các hợp đồng của London về hạt ngũ cốc nhập khẩu từ ấn độ có ghi thể thức như sau: “người mua sẽ không nhận những kiện hàng và hàng hoá bị hư hỏng vì nước biển hay hơi nước đọng lại”

Hợp đồng của Antwerp về hạt ngũ cốc nhập từ Achentina và Urugay (với điều kiện hàng đến Antwerp an toàn và lại tái xuất CIF) cho lựa chọn: hoặc hai bên thoả thuận rằng hàng sẽ giao cho người mua ở trạng thái lúc bốc hàng ở Châu Âu thế nào thì giao như thế với điều kiện sẽ hạ gía hoặc hợp đồng sẽ coi như hoàn thành mà người bán không phải phí tổn khi hàng không có trạng thái bên ngoài tốt.



Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học văn hóa hà NỘi khóa luận tốt nghiệP

tải về 467.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương