Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam


CHƯƠNG II- NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG HỢP ĐỒNG MẪU



tải về 467.41 Kb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích467.41 Kb.
#20476
1   2   3   4   5   6   7   8   9

CHƯƠNG II- NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG HỢP ĐỒNG MẪU.

I. ĐIỀU KHOẢN TÊN HÀNG.


“Tên hàng” là điều khoản quan trọng của mọi đơn chào hàng, thư hỏi hàng, hợp đồng hoặc ghị định thư. Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán trao đổi. Điều khoản này hoặc mang tên là điều khoản “hàng hóa đã thoả thuận” (contracted goods, contracted merchandise) “hàng hoá” (commodity), hoặc “đối tượng cảu hợp đồng” (Object of the contract), hoặc” mô tả hàng hoá” (description of the goods), hoặc “mô tả” (description).

Trong buôn bán Quốc tế, người ta phân biệt rất rõ ràng các khái niệm sau: “hàng" (tên hàng), “nhóm hàng”, “loại hàng” và loạt hàng giống nhau (family of goods). Trên cơ sở những khái niệm đó, chúng tôi rút ra những nhận xét sau đây: Trong đa số trường hợp, một hợp đồng mẫu được soạn thảo cho một nhóm hàng ( như hạt có dầu, ngũ cốc, cao su). cũng có khi, một hợp đồng mẫu chỉ áp dụng cho một loại hàng, ví dụ như hợp đồng mẫu về đường tinh chế, hợp đồng mẫu về đường thô…

Trong điều khoản tên hàng có những cách sau để biểu đạt tên hàng.


  • Người ta ghi tên thương mại cả hàng hoá và kèm theo tên thông thường và tên khoa học của nó.

VD:

  • Người ta ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng đó

VD: Rượu vang Bordeux, thuỷ tinh bohêmia…

- Người ta ghi tên hàng kèm theo tên hàng sản xuất ra hàng đó.



VD: Xe máy honda, xe hơi ford…

Ngoài ra, có khi người ta còn kết hợp một hai phương pháp trên với nhau.



VD: Ti-vi 14 inches, màu của hàng sony ( Sony 14” color TV set)

II. ĐIỀU KHOẢN SỐ LƯỢNG.


1. Chỉ tiêu số lượng và cách biểu thị của nó.

Nhằm nói lên mặt “lượng” của hàng hoá được giao dịch, điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hoá, phương pháp qui định số lượng và phương pháp xây dựng trọng lượng.



a. Đơn vị tính số lượng:

Nếu hàng hoá mua bán được tính bằng cái, chiếc, hòm, kiện thì rất dễ dàng. Những hàng tính theo chiều dài, trọng lượng, thể tích và dung tích thì đơn vị phức tạp hơn nhiều: Nếu đơn vị tính không được qui định rõ ràng, các bên giao dịch dễ có sự hiểu lầm nhau. Nguyên nhân của sự hiểu trái ý của nhau là do, trong buôn bán quốc tế, nhiều đơn vị đo lường có cùng một tên gọi nhưng ở mỗi nước lại có một nội dung khác.



VD: Một bao bông ở Ai cập là 330 kg, ở Brazin là 180 kg, một bì cà phê ở các nước thường là 60 cân Anh (27,13kg), nhưng ở Colombia là 70 cân Anh (31,7 kg).

Ngoài ra một nguyên nhân đáng kể khác nữa là sự áp dụng đồng thời nhiều hệ thống đo lường trong buôn bán quốc tế. Ngoài các đơn vị thuộc mét hệ, người ta còn dùng hệ thống do lường của Anh, của Mỹ v.v…

Dưới đây là một số đơn vị đo lường thường dùng trong buôn bán quốc tế, ngoài các đơn vị thuộc mét hệ:

- Đơn vị đo chiều dài inch (2,54cm ): Foot (12 inches = 0,304m); yard (3 feet = 0,914m); Mile (1,609km).

- Đơn vị đo diện tích square inch (6,4516 cm2); Square foot (2,2903 dm2); Square yard (0,836 m2); Acre (0,40468 ha) v.v…

- Đơn vị đo dung tích: Gallon (Anh: 4,546 lít, Mỹ:3,785 lít): Bushel (Anh: 3,637 dê ca lít, Mỹ: 3,523 lít): Barrel (158,98 lít)

- Đơn vị đo khối lượng (trọng lượng ) Grain (0,0648g): Dram(1,772g); Ounce (28,35g trong buôn bán hàng thông thường và 31,1035g trong buôn bán vàng bạc): Short ton (907,184 kg); Long ton (1.016,074kg) Pound (453,59 kg)…

- Đơn vị tính số lượng tập hợp: Tá (12 cái ); Gross (12 tá), hộp, đôi…



b. Phương pháp quy định số lượng.

Trong thực tiễn buôn bán quốc tế người ta có thể quy định số lượng hàng hoá giao dịch bằng hai cách:

Một là, bên bán và bên mua quy định cụ thể số lượng hàng hoá giao dịch. Đó là một khối lượng được khẳng định dứt khoát. Khi thực hiện hợp đồng các bên không đựơc phép giao nhận theo số lượng khác với số lượng đó. Phương pháp này thường được dùng với những hàng tính bằng cái, chiếc.

Hai là, bên bán và bên mua quy định một cách phỏng chừng về số lượng hàng hoá giao dịch. Khi thực hiện hợp đồng, các bên có thể giao nhận theo một số lượng cao hoặc thấp hơn số lượng quy định trong hợp đồng. Khoản chênh lệch đó gọi là dung sai về số lượng. Điều khoản của đơn chào hàng, hợp đồng hoặc hiệp định qui định dung sai về số lượng gọi là điều khoản số lượng phỏng trừng (moreless clause).

Điều khoản này có thể được thực hiện trong hợp đồng bằng cách ghi chữ “Khoảng chừng” ( about), “xấp xỉ” (approximately) hoặc (moreless),  (cộng, trừ ), hoặc “từ…tấn mét đến…tấn mét”.

Phạm vi của dung sai có thể được xác định trong hợp đồng. Nếu không, nó được hiểu theo tập quán.



VD: Trong tập quán buôn bán hàng ngũ cốc, dung sai là 5%, hàng cà phê là 3%, cao su là 2,5%, gỗ là 10%, máy và thiết bị là 5%, về trọng lượng hàng giao.

Hợp đồng cũng có thể qui định về người được hưởng quyền lựa chọn dung sai như: Do người bán chọn (at sellers’ option), do người mua chọn (at buyers option), hoặc do bên nào đi thuê tàu thì được chọn (at charterers’ option).

Trong nhiều trường hợp người ta còn thoả thuận quy định giá hàng của khoảng dung sai về số lượng sao cho một trong hai bên không thể lợi dụng sự biến động của giá cả thị trường để làm lợi cho mình.

Ngoài việc quy định dung sai về số lượng người ta còn quan tâm đến địa điểm xác định số lượng và trọng lượng. Nếu lấy trọng lượng được xác định ở nơi gửi hàng (trọng lượng bốc – shipped weight) là cơ sở để xem xét tình hình người bán chấp hành hợp đồng, hoặc để thanh toán tiền hàng thì những rủi ro xảy đến với hàng hoá trong quá trình chuyên chở do người mua phải chịu. Nếu việc thanh toán tiền hàng tiến hành trên cơ sở trọng lượng được xác định ở nơi hàng đến (trọng lượng dỡ –landed weight) hai bên phải căn cứ vào kết quả kiểm tra trọng lượng hàng ở nơi đến. Kết quả này được ghi trong một chứng từ do một tổ chức được các bên thoả thuận chỉ định tiến hành kiểm tra và lập lên.

Trong những trường hợp cần thiết, người ta cũng có thể quy định một tỷ lệ miễn trừ (franchese). Ý nghĩa của việc miễn trừ, trong điều kiện này là:

- Người bán được miễn trách nhiệm (như trách nhiệm giao bổ xung, hoặc giảm giá, hoặc bồi thường bằng tiền…) nếu mức hao hụt tự nhiên thấp hơn tỷ lệ miễn trừ đã được quy định.



2. Phương pháp xác định trọng lượng.

Để xác định trọng lượng hàng hoá mua bán, người ta thường dùng những phương pháp sau đây:



a. Trọng lượng cả bì: Đó là trọng lượng của hàng hoá cùng với trọng lượng của các loại bao bì hàng đó. Những mặt hàng được mua bán theo trọng lượng cả bì không phải là ít. Những quận giấy làm báo, các loại đậu tạp…khi mua bán, người ta thường tính trọng lượng cả bì.

b. Trọng lượng tịnh: Đó là trọng lượng thực tế của bản thân hàng hoá. Nó bằng trọng lượng cả bì trừ đi trọng lượng của vật liệu bao bì . Từ trọng lượng cả bì, muốn tính ra trọng lượng tịnh, phải tính được trọng lượng bì. Có mấy phương pháp tính trọng lượng bì:

* Theo trọng lượng bì thực tế (actual tare): Đem cân cả bao bì rồi tính tổng số trọng lượng bì. Phương pháp này chính xác nhưng mất nhiều công và nhiều khi không thể thực hiện được.

* Theo trọng lượng bì trung bình ( average tare) trong số toàn bộ bao bì, người ta rút ra một bao bì nhất định để cân lên và tính bình quân. Trọng lượng bình quân đó được coi là trọng lượng bì của mỗi đơn vị hàng hoá.

* Trọng lượng bì quen dùng( customory tare) đối với những loại bao bì đã được nhiều lần sử dụng trong buôn bán, người ta lấy kết quả cân đo từ lâu là tiền tệ để xác định trọng lượng bì. Khi gặp những loại bao bì như thế người ta tính theo một trọng lượng cố định, gọi là trọng lượng bì quen dùng.

* Trọng lượng bì ước tính (estimated tare). Trọng lượng bao bì được xác định bằng cách ước lượng, trứ không qua cân thực tế.

* Theo trọng lượng bì ghi trên hoá đơn (invoiced tare). Trọng lượng bì được xác định căn cứ vào lời khai của người bán, không kiểm tra lại.

Trong một số trường hợp để biểu thị chính xác trọng lượng tịnh thực tế của hàng hoá người ta còn dùng thuật ngữ “trọng lượng thuần tuý” (net net weight) ý nghĩa của thuật ngữ này là: trọng lượng được xác định chỉ bao gồm trọng lượng của bản thân hàng hoá, không có bất kỳ một loại bao bì nào. Khác với “trọng lượng tịnh thuần tuý”, trọng lượng nửa bao bì gồm trọng lượng của bản thân hàng hoá cộng với trọng lượng của vật liệu trực tiếp.

Đối với một số mặt hàng mà trọng lượng của bao bì rất nhỏ không đáng kể hoặc đơn giá của bao bì không chênh lệch bao nhiêu so với đơn gía của hàng hoá nhiều khi người ta còn có thể thoả thuận với nhau tính gía cả của bao bì theo cách thức “với cả bao bì coi như tịnh” (gross weight for net). Ý nghĩa của điều khoản này là: Giá cả của bao bì được tính như giá cả của bản thân hàng hoá và cả hai yêú tố này đều tính theo trọng lượng.



c. Trọng lượng thương mại: Đây là phương pháp áp dụng trong buôn bán những mặt hàng dễ hút ẩm, có độ ẩm không ổn định và có giá trị kinh tế tương đối cao như: Tơ tằm, lông cừu, bông, len.. trọng lượng thương mại là trọng lượng của hàng hoá có độ ẩm tiêu chuẩn. Trọng lượng thương mại thường được xác định bằng công thức:

T
rong đó:

- GTM : là trọng lượng thương mại của hàng hoá

- GTT : là trọng lượng thực tế của hàng hoá

- Wtt : là độ ẩm thực tế của hàng hoá

- Wtc : là độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hoá

d. Trọng lượng lý thuyết: Phương pháp này thích hợp với những mặt hàng có quy cách và kính thước cố định như: Tấm thép, thép chữ U, thép chữ I, tôn lá… và cả trong trường hợp mua bán thiết bị toàn bộ. Theo phương pháp này, người ta căn cứ vào thể tích, khối lượng riêng và số lượng hàng để tính toán trọng lượng hàng, hoặc căn cứ vào thiết kế của nó ( trường hợp đối với thiết bị toàn bộ) để xác định trọng lượng hàng hoá cung cấp cho nhau. Trọng lượng tìm thấy được gọi là trọng lượng lý thuyết.


Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học văn hóa hà NỘi khóa luận tốt nghiệP

tải về 467.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương