ĐỀ Án tái cơ CẤu vận tải hàng không giai đOẠN ĐẾn năM 2020


THỊ PHẦN HÀNG HÓA QUỐC TẾ, NỘI ĐỊA CÁC HÃNG HKVN



tải về 0.7 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.7 Mb.
#28744
1   2   3   4   5   6   7


THỊ PHẦN HÀNG HÓA QUỐC TẾ, NỘI ĐỊA CÁC HÃNG HKVN


Chỉ tiêu

Quốc tế

Thị phần (%)

Nội địa

Thị phần (%)

Tổng

2009

VN

42.606

17,2

80.312

81,1

122.918

BL

 

 

13.914

14,1

13.914

0V

 

 

 

 

 

VP

 

 

4.757

4,8

4.757

Tổng

42.606

 

98.982

 

141.588

2010

VN

65.143

19,4

109.924

89,0

175.067

BL

 

 

13.434

10,8

13.434

0V

 

 

195

0,2

195

P8

 

 

 

 

 

Tổng

65.143

 

123.553

 

188.696

2011

VN

68.527

19,8

119.039

92,1

187.566

BL

 

 

9.906

7,7

9.906

0V

 

 

286

0,2

286

P8

 

 

 

 

0

Tổng

68.527

 

129.231

 

197.758

2012

VN

77.270

19,0

103.100

84,8

180.370

VJ

 

 

9.304

7,7

9.304

BL

 

 

8.811

7,2

8.811

0V

 

 

380

0,3

380

P8

 

 

 

 

 

Tổng

77.270

 

121.595

 

198.865

2013

VN

79.986

16,3

103.016

76,3

183.002

VJ

1.182

0,2

22.466

16,6

23.648

BL

 

 

9.016

6,7

9.016

0V

 

 

438

0,3

438

P8

 

 

 

 

 

Tổng

81.168

 

134.936

 

216.104

2014

VN

75.544

10,1

113.630

73,0

189.173

VJ

2.520

3,4

32.060

20,6

34.580

BL

 

 

9.482

6,0

9.508

0V

 

 

547

0,4

547

Tổng

78.064

 

155.719

 

233.808

2. Mạng đường bay

Với sự khai thác của 45 hãng hàng không nước ngoài và 04 hãng hàng không Việt Nam, về cơ bản dịch vụ hàng không đã gắn kết các thủ đô, trung tâm hàng không lớn, các điểm du lịch, các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới đến Việt Nam đồng thời phủ kín các vùng miền của đất nước.

Mạng đường bay của các hãng hàng không Việt Nam cũng đã phát triển nhanh, mạnh trong giai đoạn 2009-2014, đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội và phù hợp với kết cấu hạ tầng cảng hàng không Việt Nam (từ 31 đường bay nội địa năm 2009, tăng đến 46 đường vào năm 2014), mạng bay quốc tế được mở rộng ra khắp các châu lục (giai đoạn 2009-2014 tăng từ 36 lên đến 56 đường).

2.1. Mạng đường bay quốc tế

a) Mạng đường bay khu vực Đông Bắc Á

3 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines và VietJet Air và các hãng hàng không quốc tế khai thác giữa Việt Nam và Nhật

Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Macao bao gồm:

+ Nội Bài với 5 điểm tại Nhật Bản (Tokyo: gồm Narita và Haneda, Osaka, Fukuoka, Nagoya), trên 5 điểm tại Trung Quốc (Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải, Thâm Quyến, Trùng Khánh), 2 điểm tại Đài Loan (Đài Bắc, Cao Hùng), 3 điểm tại Hàn Quốc (Seoul, Busan), Hồng Công.

+ Tp. Hồ Chí Minh với 5 điểm tại Nhật Bản (Tokyo: Narita và Haneda, Osaka, Fukuoka, Nagoya), 5 điểm tại Trung Quốc (Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải, Thâm Quyến, Trùng Khánh, Thành Đô...), 2 điểm tại Đài Loan (Đài Bắc, Cao Hùng), 3 điểm tại Hàn Quốc (Seoul, Busan), Hồng Công.

+ Đà Nẵng với 1 điểm tại Nhật Bản (Narita), 1 điểm tại Đài Loan, 1 điểm tại Hàn Quốc, Hồng Công và Macao.



b) Mạng đường bay khu vực Đông Nam Á

Trên cơ sở các thỏa thuận tự do hóa vận tải hàng không trong khuôn khổ ASEAN đã ký kết thông qua 3 Hiệp định đa biên ASEAN về vận tải hàng không, mạng đường bay giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN do 3 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines và VietJet Air và các hãng hàng không quốc tế (hãng hàng không ASEAN và hãng hàng không ngoài ASEAN) đã khai thác các đường bay gồm:

+ Nội Bài với các điểm tại Thái Lan (Bangkok), Malaysia (Kuala Lumpur), Singapore, Philippin (Manila), Myanmar (Yangoon), Indonesia (Jakarta), Cambodia (SiemReap, Phnompenh), Lào (Viêng Chăn).

+ Tp. Hồ Chí Minh với các điểm tại Thái Lan (Bangkok), Malaysia (Kuala Lumpur), Singapore, Philippin (Manila), Myanmar (Yangoon), Indonesia (Jakarta), Cambodia (SiemReap, Phnompenh), Lào (Viêng Chăn), Brunei (Banda Seri Begawan).

+ Đà Nẵng, Phú Quốc đi SiemReap, Singapore.

c) Mạng đường bay Châu Âu

Trên cơ sở các thỏa thuận song phương đã ký kết, mạng đường bay do Vietnam Airlines và các hãng quốc tế như Air France, Lufthansa, Aeroflot, Turkish Airlines, Qatar Airways, Eltihad Airway, Emirates, Finair, Air Astana khai thác các đường bay gồm:

+ Nội Bài với các điểm tại Pháp (Paris), Đức (Frankfurt, Berlin), Nga (Moscow,Vladivostok), Anh (London), Phần Lan (Helsinki),

+ Tp. Hồ Chí Minh với các điểm tại Pháp (Paris), Đức (Frankfurt), Nga (Moscow), Anh (London), Kazakhstan (Almaty), Thổ Nhĩ Kỳ (Istanbul).

+ Đà Nẵng, Cam Ranh với các điểm tại Nga.

d) Mạng đường bay Nam Thái Bình Dương

Vietnam Airlines khai thác đến các điểm tại Úc, cụ thể:

- Giữa Nội Bài và Sydney, Melbourne;

- Giữa Tân Sơn Nhất và Sydney, Melbourne



đ) Mạng đường bay Nam Á và Trung Đông

Các hãng hàng không của Ấn Độ, UAE, Qatar khai thác các đường bay:

- Nội Bài với Ấn Độ (Delhi), Qatar (Doha), UAE (Dubai).

- Giữa Tân Sơn Nhất, Nội Bài với Ấn Độ (Delhi), Qatar (Doha), UAE (Dubai).



e) Mạng đường bay Bắc Mỹ

Đường bay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ do United Airlines khai thác từ New York đến Tp. Hồ Chí Minh, FedEx chở hàng từ các điểm ở Mỹ đến Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội.



2.2. Mạng đường bay nội địa

Các đường bay trục nội địa Bắc - Nam luôn được các hãng hàng không Việt Nam coi trọng, khai thác với tần suất cao. Hiện tại, cả 04 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, VietJet Air và VASCO đều đẩy mạnh khai thác các đường bay này.

Kết quả khai thác năm 2014 cho thấy nhóm đường bay trục (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) chiếm tỷ lệ tới 56% tổng lượng vận chuyển của thị trường nội địa.

Các đường bay nội vùng, liên vùng cũng được Vietnam Airlines, VietJet, Jetstar Pacific mở mới, khai thác trong giai đoạn vừa qua như từ Hà Nội đi Tuy Hòa, Cần Thơ, Phú Quốc, Pleicu hay Đà Nẵng đi Đà Lạt, Cam Ranh, Buôn Mê Thuột, Pleicu, Hải Phòng hoặc Pleicu, Buôn Mê Thuột đi Vinh…

Tỷ trọng vận chuyển trên các đường bay nội vùng, liên vùng cũng đạt 28%.

Với việc bổ sung mạnh đội tàu bay các hãng hàng không Việt Nam đã mở rộng các đường bay liên vùng từ Hà Nội tới Tuy Hòa, Chu Lai, Pleiku, các đường bay nội vùng Hà Nội - Vinh, Đà Nẵng - Đà Lạt, Cần Thơ - Phú Quốc... đồng thời chuyển sang khai thác bằng tàu bay phản lực trên các đường bay từ Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh tới Nha Trang, Huế, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột... Các đường bay nội vùng chặng ngắn cũng được tăng tải cung ứng tối đa.

Với mạng đường bay nội địa rộng khắp, các hãng hàng không Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách tới khắp các vùng, miền, địa phương, tạo nguồn khách bổ trợ quan trọng cho các đường bay trục cũng như mạng đường bay quốc tế.


  1. Các đường bay trục

Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng - Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội - Đà Nẵng.

  1. Các đường bay nội vùng

Hà Nội đến Điện Biên, Vinh, Đồng Hới.

Tp Hồ Chí Minh đến Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Cần Thơ, Cà Mau, Pleicu, Rạch Gía, Côn Đảo, Tuy Hòa.

Đà Nẵng đến Nha trang, Pleicu.


  1. Các đường bay liên vùng

Hà Nội đến Huế, Nha Trang, Cần Thơ, Pleicu, Buôn Mê Thuộc, Phù Cát (Bình Định), Đà Lạt, Phú Quốc, Chu Lai, Tuy Hòa (Phú Yên).

Tp Hồ Chí Minh đến Huế, Thanh Hoá, Hải Phòng, Phù Cát, Đồng Hới, Chu Lai, Buôn Mê Thuộc, Vinh.

Đà Nẵng đến Hải Phòng, Nha Trang, Buôn Mê Thuộc, Đà Lạt, Vinh, Cần Thơ.

Từ Vinh đến Buôn Mê Thuột.



3. Đội tàu bay

Giai đoạn 2009-2014, đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam tăng trưởng mạnh về cả chất và lượng. Về đầu tàu bay khai thác, số lượng tăng 1,7 lần về tương đối và 45 tàu về tuyệt đối với mức tăng trung bình hàng năm là 11%. Số lượng tàu bay tăng đều ở cả 03 loại tàu bay tầm ngắn, trung và tầm xa, đặc biệt là tăng trưởng mạnh ở đội tàu bay tầm trung (số lượng tàu bay của các hãng HKVN tăng đột biến về loại tàu bay tầm trung như A320/A321, tăng 14 tàu A320 và 33 tàu A321). Tính đến tháng 11/2014, tuổi bình quân của đội tàu bay của các hãng HKVN là 5,5 tuổi với số lượng tàu bay sở hữu là 47, tăng tuyệt đối 16 tàu bay và chiếm chiếm 42,7% tổng đội tàu bay.



Bảng so sánh 2009 và 2014 (tính tại thời điểm tháng 11/2014)

Chủng loại

2009

2014

Số lượng

Hình thức

Số lượng

Hình thức

B777-200LGW

04

sở hữu

04

sở hữu

B777-200ER

06

thuê khô

04

thuê khô

B737-400

05

thuê khô







A330-200/300

07

thuê khô

10

thuê khô

A320

11

thuê khô

25

thuê khô

A321

15

sở hữu

32

sở hữu

3

thuê khô

19

thuê khô

F70

02

sở hữu

02

sở hữu

ATR-72

08

sở hữu

09

sở hữu

02

thuê khô

05




AN-2

01

sở hữu







King Air B200

01

sở hữu







Tổng

65

sở hữu: 47,7%

110

sở hữu: 42,7%

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (TCTHK) đã đầu tư mua mới thêm 17 tàu bay A321 và thuê khô thêm 16 tàu bay A321, nâng tổng số tàu bay A321 lên 41 chiếc-đây là loại tàu bay chủ lực trong đội tàu bay của TCTHK. Bên cạnh đó, TCTHK đã tiếp tục tăng cường thuê khô loại tàu bay tầm xa như B777/A330 nhằm nâng cao năng lực đội tàu bay và thay thế một số tàu bay B77/A330 đã nhiều năm tuổi để chờ đón nhận các tàu bay B787/A350 đang xuất xưởng, thuộc loại tàu bay tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Ngoài ra, TCTHK đã chuyển giao cho VASCO 02 tàu bay ATR72 nhằm giúp VASCO hoàn thiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận nhà khai thác tàu bay AOC; cho Cambodia Angkor Air thuê khô 04 tàu bay A321, thuê ướt 01 tàu bay A321 và 01 tàu bay ATR72.

Về phía các hãng hàng không giá rẻ, Jetstar Pacific đã chuyển đổi toàn bộ đội tàu bay gồm 05 tàu bay B737-400 đã cũ sang toàn bộ đội tàu bay A320 mới. Sự ra đời của hãng hàng không Vietjet cũng đã góp phần làm tăng trưởng mạnh mẽ đội tàu bay của các hãng HKVN. Tính đến tháng 11/2014, đội tàu bay của Vietjet đã tăng lên 17 tàu bay loại A320 Sharklet, loại tàu bay mới hiện đại của Airbus so với 02 tàu bay vào năm 2011.



Giờ khai thác tàu bay trung bình/ngày của các hãng hàng không Việt Nam như sau:

Loại tàu bay

Hãng HK

2012

2013

2014

A320

Vietnam Airlines

8,9



 -

 

Vietjet Air

9,1

10,1

11

 

Jetstar Pacific

8,9

12,1

11,2

A321

Vietnam Airlines

8,9

8,6

8,9

A330

11,4

11,7

12,6

B777

12,3

12,3

12,4

ATR

6,3

6,2

6,7

F70

6,3

3,9

3,1


tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương