Trung Đông vươn ra thế giới Trong khi một số hãng hàng không đang hạn chế sức tải và hủy tuyến, nhiều hãng vận tải hàng hóa hàng không Trung Đông lại làm điều ngược lại. Emirates SkyCargo, chẳng hạn, đang mở rộng hết mức



tải về 35.43 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích35.43 Kb.
#30949
Trung Đông vươn ra thế giới
Trong khi một số hãng hàng không đang hạn chế sức tải và hủy tuyến, nhiều hãng vận tải hàng hóa hàng không Trung Đông lại làm điều ngược lại. Emirates SkyCargo, chẳng hạn, đang mở rộng hết mức. Ông Ram Menen, phó chủ tịch cao cấp mảng vận tải hàng hóa của hãng khẳng định. “Chúng tôi không kịp mua máy bay,” ông nói.
Từ tháng 1, Emirates Skycargo đã triển khai ba tuyến đến Mỹ, điểm gần đây nhất là Washington, D.C. Tuyến bổ sung cho các tuyến mới của hãng đến Sân bay Quốc tế Washington, D.C. và Sân bay Quốc tế Seattle Tacoma, được thúc đẩy bởi tăng trưởng 113% tính theo năm trong lượng hàng xuất khẩu của UAE đến Mỹ trong năm 2011.
“Mỹ là một thị trường lớn đối với chúng tôi,” ông Menen nói. Ông cho biết, những tuyến mới rất có lợi nhuận và trên thực tế Emirates SkyCargo đang dự định tăng sức tải trên mỗi tuyến.
Châu Âu và châu Mỹ Latin cũng nằm trong tầm ngắm của hãng. Sau dịch vụ thương mại đến Madrid năm 2011, Emirates SkyCargo ngay lập tức triển khai một dịch vụ vận tải hàng hóa thứ hai đến thành phố Tây Ban Nha này. Nhu cầu tăng cao cũng khiến hãng mở một dịch vụ đến Lisbon trong tháng 7, chỉ sau Emirates bảy ngày.
SkyCargo triển khai các chuyến bay đến Barcelona. Ngoài ra, hãng còn có những dịch vụ mới đến Rio de Janeiro và Sao Paulo, Brazil, minh chứng cho tiềm năng tăng trưởng của các tuyến. Về cơ bản, Emirates SkyCargo không hướng đến phát triển chỉ trong một khu vực nào đó mà hướng mục tiêu ra toàn cầu. “Bạn có thể kết nối các điểm với nhau,” ông Menen nói.
Saudi Cargo cũng đang trên một quỹ đạo tăng trưởng tương tự, theo Peter Scholten, phó chủ tịch thương mại của hãng. Ngày 25 tháng 3, hãng mở một dịch vụ chở hàng hai chuyến một tuần đến Sài Gòn, và các tuyến đến Vienna và Frankfurt cũng khai trương cùng ngày. Ông Scholten xác nhận hai điểm đến sau là chìa khóa cho chiến lược tăng trưởng của Saudi Cargo. “Frankfurt là trung tâm tài chính và vận tải của Đức – thị trường lớn và quan trọng nhất trong Liên Minh châu Âu – trong khi Vienna là cửa ngõ đến Đông Âu,” ông nói.
Và theo ông Scholten, châu Âu là thị trường tăng trưởng lớn nhất của Saudi Cargo. Dù biến động tài chính trong khu vực đồng euro và tác động của nó đang trút lên thương mại toàn cầu, hãng vẫn tăng gấp đôi việc kinh doanh của mình tại châu Âu trong năm nay. “Về cơ bản, chúng tôi đưa việc kinh doanh trở lại những nơi chúng tôi nên bay đến trước đó,” ông Scholten nói.
Saudi Cargo cũng đang phát triển ở các thị trường châu Phi, ông khẳng định. Cùng với các đối tác liên tuyến, Saudi Cargo hiện bay đến các thành phố Tây Phi gồm Abidjan, Accra, Cotonou, Douala, Libreville, Lome, Malabo, Niamey và Ouagadougou từ trung tâm Lagos, Nigeria của hãng. Hãng cũng đưa một chuyên cơ vận tải thứ hai vào tuyến hàng tuần đến N’Djamena, Chad, trong tháng 5 do nhu cầu khách hàng tăng cao. Ông Scholten nhận thức rằng những điểm đến này không phải là những điểm đến truyền thống cho hàng hóa, nhưng chúng là những tuyến quan trọng đối với Saudi Cargo.
“Tôi cho rằng những thị trường hỗn hợp chúng đang bay đến là những nơi chúng tôi có thể tạo ra tăng trưởng so với những hãng hàng không khác,” ông nói. Tăng trưởng 26% hàng năm trong các hoạt động vận tải hàng hóa của hãng từ tháng 1 đến tháng 6 củng cố cho đánh giá của Scholten. Saudi Cargo cũng ghi nhận tăng trưởng 25% tính theo năm trong doanh thu vận tải hàng hóa hàng không trong sáu tháng đầu năm 2012, trong đó tháng 5 và tháng 6 phá kỷ lục trong nhiểu thập kỷ.
“Hãy nhìn vào chúng tôi, nhìn vào những láng giềng của chúng tôi,” ông Scholten nói. “Bốn hãng hàng không lớn tại Trung Đông - Qatar, Emirates, Etihad và Saudi – đều đang trên đà tăng trưởng bức phá.”
Những thống kê gần đây của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế càng củng cố hơn cho nhận xét của ông. Trong khi các hãng vận tải ở những khu vực khác phải chịu cảnh nhu cầu vận tải hàng hóa giảm đến 14% tính theo năm, trong tám tháng đầu năm 2012, các hãng hàng không Trung Đông ghi nhận tăng trưởng hàng hóa hai con số trong mỗi tháng chỉ ngoại trừ tháng 1.
Ông Menen tin rằng chính lĩnh vực bất động sản là động lực thúc đẩy sản lượng hàng. Ngoài vị trí nằm bên cạnh “những nền kinh tế khổng lồ đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ,” ông cho rằng vị trí địa lý trung tâm của Trung Đông làm cho nơi này trở thành một trung tâm trung chuyển tự nhiên. “Đừng quên,” ông nói, “trong tám giờ bay, chúng tôi có thể tiếp cận 5.8 tỷ người trên thế giới. 2/3 số đó chỉ là người người phía đông chúng tôi, và 2/3 là Ấn Độ và Trung Quốc, những công xưởng của thế giới. Phía bên kia và vùng Trung Đông – và những quốc gia vùng Vịnh đang phát triển mạnh.”
Người hàng xóm phía nam của Trung Đông – châu Phi – kinh tế cũng đang phát triển mạnh nhờ vào các ngành khai thác mỏ và trang trại. Ông Menen cho biết dòng hàng hóa thường đi từ châu Phi, bởi đa phần lục địa này không có biển và hàng hóa vận chuyển bằng xe tải từ quốc gia này sang quốc gia khác có thể không được an toàn.
Tuy nhiên, châu Phi lại đầy những thách thức về cơ sở hạ tầng. Theo ông Menen, các hãng vận tải Trung Đông đối phó với vấn đề này bằng cách đưa hàng hóa châu Phi đến các sân bay của chính họ. “Điểm thuận lợi là chúng tôi có cơ sở hạ tầng tốt hơn, và vì thế chúng tôi trở thành trung tâm trung chuyển,” ông nói. “Đây là một trong những lý do chúng tôi có được loại tăng trưởng hiện có.”
Đặc biệt Dubai đang chịu áp lực lưu thông. Ông Abdulla Mohammed Bin Khediya, người đứng đầu bộ phận các dịch vụ hàng hóa tại Dubai Airports, tiết lộ 70% hàng hóa Trung Đông trung chuyển qua Dubai trước khi được đưa đến các quốc gia láng giềng hoặc được vận chuyển bằng đường không đến những nơi khác. Ông Bin Khediya cho biết lượng hàng như vậy đã dẫn tới việc xây dựng sân bay thứ cấp Dubai World Central – Sân bay Quốc tế Al Maktoum, mở cửa cho các nhà khai thác vận tải hàng hóa vào tháng 6/2010.
Sân bay chính của khu vực, Dubai International, đã hơn 50 năm tuổi, các quan chức tin rằng nơi này sẽ trở nên ùn tắc trong vài năm nữa. “Không có cách nào để mở rộng, vì thế Al Maktoum International là lối thoát của chúng tôi,” ông Bin Khediya nói. “Và tôi cho rằng việc khai trương nơi này năm 2010 là một điều khôn ngoan, chúng tôi có được không gian và cơ sở hạ tầng đầy đủ để xử lý được lượng hàng hiện tại.”
Trong tháng 9, Dubai Airports thông báo Kế hoạch Chiến lược 2020 trị giá 7.8 tỷ USD, dành cho các nâng cấp tại những cơ sở hàng hóa của Dubai International và xây dựng một cơ sở trung chuyển mới cho hàng hóa trung chuyển giữa Dubai International và Dubai World Central. Giai đoạn một của việc xây dựng dự kiến sẽ sớm được tiến hành, bổ sung thêm 30,000m2 cho Cargo Mega Terminal của Dubai International có năng suất 1.2 triệu tấn, tăng năng xuất xử lý hàng hóa của CMT lên 25%.
Những cơ sở hàng hóa ban đầu của Dubai International - Hall A và Freight Gate 1 – cũng sẽ được xây dựng lại toàn diện, và Emirates dự kiến sẽ chiếm giữ cả hai cơ sở. ông Menen cho biết CMT hiện tại của Emirates tại Dubai International có năng xuất xử lý hàng hóa hàng năm 1.2 triệu tấn và trải rộng trên diện tích 43,600m2, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động khai thác của hãng.
“Cơ sở này mang tính sống còn đối với hiệu suất cũng như tốc độ đưa hàng ra thị trường mà khách hàng của chúng tôi mong muốn, vai trò của nó vì vậy càng quan trọng hơn khi chúng tôi tiếp tục đáp ứng các mức mong đợi của khách hàng, đồng thời quản lý tăng trưởng trong các hoạt động của mình,” ông nói.
Trong năm nay, Emirates đã nhận 21 máy bay mới, trong đó có hai máy bay Boeing 777F, và bổ sung 12 tuyến mới vào mạng lưới của mình. “Đương nhiên,” ông Menen nói, “Sức tải gia tăng và các tuyến thương mại mới đều giúp là tăng sản lượng hàng vận tải, và tăng trưởng thương mại chỉ bền vững nhờ vào đầu tư liên tục để đảm bảo chúng tôi luôn sử dụng công nghệ mới nhất và những quy trình hàng đầu tại CMT.”
Lưu thông ồ ạt đổ vào tương tự cũng khiến các lãnh đạo tại Sân bay Quốc tế King Abdulaziz, sân nhà của Saudi Cargo, tiến hành đổi mới nơi này. Việc nâng cấp đã bắt đầu từ năm 2006 với các mở rộng đường băng hiện tại và các hệ thống sân bay hiện tại để tiếp nhận được máy bay Airbus A380. Do lượng hàng nhập khẩu vào Saudi Arabia tăng vọt, các chuyên gia cho rằng sức tải trong khoang hàng của loại máy bay này sẽ được tận dụng tốt.
Ông Scholten thừa nhận thị trường của Saudi Arabia – cũng như những nước thuộc GCC còn lại – có vị trí tốt hơn so với thị trường của các hãng hàng không truyền thống hàng đầu. Và các hãng vận tải Trung Đông đang sử dụng lợi thế này. “Thế giới đang chuyển đổi,” ông nói. Thay vì các hãng hàng không châu Âu và châu Mỹ thống trị các tuyến thương mại, các hãng vận tải tại những thị trường mới nổi đang vươn lên. Ông Scholten dự kiến cho đến năm 2012, bản xếp hạng những hãng hàng không vận tải hàng hóa hàng đầu của Hiệp hội các sân bay quốc tế sẽ rất khác so với hiện tại.
“Hiển nhiên, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng điều đó có thể thay đổi,” ông Scholten nói. “Các mẫu hình của thương mại thế giới đã thay đổi.”
Nhã Phong lược dịch

(Aircargo World, October 2012)

Middle Eastern carriers expand worldwide


While a number of airlines are curbing capacity and cancelling routes, many Middle Eastern freight carriers are bucking the trend. Emirates SkyCargo, for instance, is in full-fledged expansion mode, Ram Menen, the carrier’s senior divisional vice president of cargo, asserts. “We just can’t get our hands on airplanes fast enough,” he says.

Since January, Emirates Skycargo has launched three routes to the continental U.S., the most recent of which is to Washington, D.C. This route, which complements the carrier’s new services to c International Airport and Seattle Tacoma International Airport, is propelled by the 113-percent, year-over-year, increase in UAE exports to the U.S. in 2011.

“The U.S. is a big market for us,” Menen says. He says the new routes have been so profitable, in fact, that Emirates SkyCargo is looking to increase capacity on each of them.

Europe and Latin America are also on the carrier’s radar, Menen says. After commencing service to Madrid in 2011, Emirates SkyCargo immediately launched a second freighter to the Spanish city. Heightened demand similarly led the carrier to institute nonstop service to Lisbon in July, a move that came only six days after Emirates

SkyCargo launched flights to Barcelona. Menen cites the carrier’s new services to Rio de Janeiro and Sao Paulo, Brazil, as showing immense growth potential, as well. Basically, Menen says, Emirates SkyCargo isn’t looking to expand in one particular region — it’s targeting the entire world. “You can connect the dots,” he says, laughing.

Saudi Cargo is on a similar growth trajectory, according to Peter Scholten, the airline’s vice president, commercial. On March 25, the carrier instituted twice-weekly freight service to Saigon, with routings to Vienna and Frankfurt commencing on the same day. Scholten maintains that the latter destinations are particularly key to Saudi Cargo’s growth strategy. “Frankfurt is the financial and transportation center of Germany — the largest and most important market in the European Union — while Vienna is the gateway to Eastern Europe,” he says.

And, Europe, Scholten says, is Saudi Cargo’s biggest growth market. Despite the financial turmoil in the eurozone and the havoc it’s wreaking on worldwide trade, the carrier has doubled its business in Europe this year. “Basically, we took back business to places we should have been flying to before,” Scholten says.

Saudi Cargo is also thriving in African markets, he asserts. Together with its interline partners, Saudi Cargo now serves the West African cities of Abidjan, Accra, Cotonou, Douala, Libreville, Lome, Malabo, Niamey and Ouagadougou from its Lagos, Nigeria hub. The carrier also introduced a second freighter on its weekly route to N’Djamena, Chad, in May, due to increased customer demand. Scholten acknowledges that these destinations aren’t traditional hotspots for cargo, but says they’re critical routes for Saudi Cargo.

“I think it’s the mixed markets that we service where we are able to generate growth, compared to the other airlines,” he says. The carrier’s 26-percent, year-
over-year, increase in cargo activity from January to June backs up Scholten’s assessment. Saudi Cargo also recorded a 25-percent, year-over-year, surge in airfreight revenue during the first six months of 2012, with May and June breaking decades-long records.

“Look at us; look at our neighbors,” Scholten says. “The big four airlines in the Middle East — Qatar, Emirates, Etihad and Saudi — we’re all on a growth spurt.”

Recent International Air Transport Association statistics add fuel to his argument. While carriers in other regions saw cargo demand plunge by as much as 14 percent, year-over-year, in the first eight months of 2012, Middle Eastern airlines recorded double-digit cargo growth in every month but January.

Emirates’ Menen believes the prime real estate enjoyed by Middle Eastern carriers is propelling volumes. In addition to being next to “huge, growing economies like China and India,” he says the Middle East’s geographic centrality makes it a natural hub. “Don’t forget,” Menen says, “in eight flying hours, we have access to 5.8 billion people in the world. Two-thirds of that is just east of us, and two-thirds of that is India and China, which are the factories of the world. On the other side is the Middle East itself — and the Gulf economies are all firing up.”

The Middle East’s neighbor to the south — Africa — is also enjoying economic growth, due to the region’s prolific mining and farming sectors. Menen says cargo is often flown out of Africa, since the continent is largely landlocked, and trucking cargo from one nation to another may be unsafe.

Africa, however, is fraught with infrastructure challenges, he explains. Menen says Middle Eastern carriers are responding to this problem by flying African cargo to their own airports. “The advantage we have is that we have a better infrastructure, so we become a hub,” he says. “It’s one of the reasons we’re seeing the kind of growth that we’re seeing.”

Dubai, in particular, is seeing the brunt of the traffic. Abdulla Mohammed Bin Khediya, head of cargo services at Dubai Airports, reveals that 70 percent of Middle Eastern cargo transits through Dubai, before it is then trucked to neighboring nations or flown elsewhere. Bin Khediya says such volumes led to the creation of secondary airport Dubai World Central-Al Maktoum International Airport, which opened to cargo operators only in June 2010.

The region’s primary airport, Dubai International, is more than 50 years old, he explains, and officials believe it will become congested within a few years. “There is no way to expand, so Al Maktoum International is our relief,” Bin Khediya says. “And I think opening in 2010 was wise, so we that we have the space and the proper infrastructure to handle [the volumes we’re seeing].”

In September, Dubai Airports announced its $7.8 billion Strategic Plan 2020, which will fund renovations to Dubai International’s cargo facilities and build a new transshipment facility for freight transferred between Dubai International and
Dubai World Central. The first phase of construction is slated to begin soon and involves a 30,000-square-meter addition to Dubai International’s 1.2-million-tonne Cargo Mega Terminal, a move that will increase the CMT’s freight capacity by 25 percent.

Dubai International’s original freight facilities — Hall A and Freight Gate 1 — will also undergo full reconstruction, with Emirates scheduled to occupy both facilities. Menen says Emirates’ current CMT at Dubai International, which offers 1.2 million tonnes of annual freight capacity and spans 43,600 square meters, is also essential to operations.

“The facility is vital to the efficiency and speed-to-market that our customers expect, and its role is even more important as we continue to meet those expectation levels [while simultaneously] managing the growth of our operation,” he says.

So far this year, Emirates has taken delivery of 21 new aircraft, including two Boeing 777Fs, and added 12 new routes to its network. “Of course,” Menen says, “increased capacity and new trade lanes all contribute to increased volumes, and that growth in trade is only sustainable thanks to the continued investment we’re making to ensure we are using the latest technology and industry-leading processes at CMT.”

An influx of traffic similarly led officials to renovate King Abdulaziz International Airport, Saudi Cargo’s home base. Upgrades began in 2006 and involve expansions to the airport’s current runway and airfield systems to accommodate the Airbus A380. Due to the soaring import levels into Saudi Arabia, experts say the extra belly-hold capacity afforded by this aircraft will likely be put to good use.

Scholten admits that Saudi Arabia’s — like the rest of the GCC countries’ — market position is better than many of the traditional world leaders. And Middle Eastern carriers, he says, are capitalizing on this prosperity. “The world is shifting,” he says. Instead of European and American carriers dominating trade lanes, he says carriers in emerging markets are rising up. Scholten projects that by 2017, the Airports Council International rankings of top cargo airlines will look vastly different than they do today.



“Obviously, the U.S. is still the largest economy in the world, but that could change,” Scholten says. “The patterns of world trade have changed.”

Aircargo World
Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 35.43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương