ĐỀ Án tái cơ CẤu vận tải hàng không giai đOẠN ĐẾn năM 2020


Các hãng hàng không Việt Nam



tải về 0.7 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.7 Mb.
#28744
1   2   3   4   5   6   7

7. Các hãng hàng không Việt Nam

7.1. Vietnam Airlines

a) Sản lượng vận tải hàng không

Giai đoạn 2009-2014, Vietnam Airlines đã thực hiện khoảng xấp xỉ 585 nghìn chuyến bay, vận chuyển được 78 triệu lượt khách và hơn 1 triệu tấn hàng hóa (trong đó năm 2014 đạt xấp xỉ 24,7 triệu khách và 235 nghìn tấn hàng), tốc độ tăng trưởng bình quân về khách đạt 12%/năm, về hàng đạt 9,4%/năm.



b) Mạng đường bay

Trong giai đoạn 2009-2014, Vietnam Airlines đã mở rộng mạng đường bay tại khu vực Đông Bắc Á, tăng cường khai thác các đường bay trong Tiểu vùng Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam, giữ vững và phát triển các đường bay khu vực Đông Nam Á và mở rộng, tăng tần suất các đường bay đến Châu Âu. Tính đến tháng 11/2014, Vietnam Airlines đã có mạng bay quốc tế gồm 47 đường bay đến 27 điểm thuộc 16 quốc gia.

Hiện tại, Vietnam Airlines đã khai thác đến các thành phố thuộc khu vực Đông Bắc Á như Tokyo, Osaka, Fuokoka, Nagoya (Nhật Bản), Đài Bắc, Cao Hùng (Đài Loan), Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Côn Minh, Thành Đô, Hồng Kông (Trung Quốc) và Seoul, Bu san (Hàn Quốc). Một số đường bay đến Tokyo, Osaka, Seoul đã được Vietnam Airlines khai thác bằng tàu bay tầm trung như A330, B777-200LGW. Bên cạnh đó Vietnam Airlines cũng đã phát động thị trường từ Đà Nẵng đi Quảng Châu, Bắc Kinh và các điểm ở Trung Quốc khác theo hình thức thuê chuyến. Ngoài ra, Vietnam Airlines hiện cũng đang khai thác rất tốt lượng khách thương quyền 6 giữa các điểm ở Đông Bắc Á với Đông Nam Á và đặc biệt là Đông Dương.

Vietnam Airlines đã đẩy mạnh khai thác đến các điểm thuộc Đông Nam Á và Đông Dương thông qua việc tăng tần suất và mở mới đường bay, cụ thể đã mở mới đường bay từ Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đi Yangoon (Mianma). Hiện tại, Vietnam Airlines đã khai thác từ Việt Nam đến Singapore, Bangkok (Thái Lan), KualaLumpur (Malaysia), Phnompeng, Siamreap (Campuchia), Vientian, Luongphabrang (Lào) và Yangoon (Mianma). Trong giai đoạn tới, tiếp tục mở thêm các đường bay đến Jakarta (Indonesia) và Manila (Philipin).

Bên cạnh việc phát triển các đường bay khai thác trực tiếp, với xu hướng phát triển chung của hoạt động vận chuyển hàng không trên thế giới là hợp tác khai thác thông qua nhiều hình thức đa dạng như liên danh, liên doanh…, từ ngày 10/6/2010, Vietnam Airlines trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam-một trong ba liên minh hàng không lớn nhất thế giới với mạng đường bay khai thác trải rộng trên toàn thế giới tới trên 800 điểm đến-với định hướng phát triển mạng đường bay theo hướng hợp tác liên danh với các hãng hàng không trong SkyTeam để mở rộng hoạt động khai thác gián tiếp đã tăng cường sự hiện diện thương mại của hãng tới nhiều điểm trên thế giới, quảng bá rộng rãi hình ảnh của hãng nói riêng và hàng không Việt Nam nói chung trên toàn cầu. Từ những điểm đến được phát triển thành trung tâm (Hub) tại châu Âu như Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Moscow (Nga)…, Vietnam Airlines, thông qua các chuyến bay của các đối tác trong Liên minh như Air France, Alitalia, Aeroflot, Czech Airlines, Air Europa đã bán sản phẩm dịch vụ tới hầu hết các điểm tại châu Âu như Roma, Milan, Pra-ha, Ma-drit, Barcelona… cũng như các điểm nội địa tại Nga và khu vực Đông Âu. Việc hợp tác với các hãng hàng không Trung Quốc trong liên minh là China Southern Airlines cũng mở rộng sản phẩm của hãng tới nhiều điểm nội địa tại Trung Quốc với tiềm năng phát triển mạnh mẽ.

Việc khai thác mạng đường bay nội địa cũng được Vietnam Airlines chú trọng. Giai đoạn 2009-2014, Vietnam Airlines đã mở 11 đường bay nội địa (từ Hà Nội đi Cần Thơ, Qui Nhơn, Tuy Hòa, Pleiku, Chu Lai, Vinh; từ Tp. Hồ Chí Minh đi Đồng Hới, từ Cần Thơ đi Phú Quốc, Côn Đảo; từ Đà Nẵng đi Đà Lạt, Hải Phòng) và 12 đường bay quốc tế (từ Hà Nội đi Fukuoka, Osaka, Thượng Hải, Yangon, Kuala Lumpur, Cao Hùng, London; từ TP. Hồ Chí Minh đi Nagoya, Bắc Kinh, Thượng Hải, Yangon, London).



  1. Phát triển đội tàu bay

Vietnam Airlines hiện đang khai thác đội tàu bay 85 chiếc gồm: 08 B777, 10 A330-200/300, 51 A321, 02 F70 (bán trong tháng 12/2014) và 14 ATR72 (02 cho Công ty bay dịch vụ hàng không thuê ướt). Đội tàu bay sở hữu là: 47 chiếc, chiếm 55,3%.

Đến năm 2015 đội tàu bay sở hữu của Vietnam Airlines là 55 chiếc, chiếm 53%. Điều này một mặt giúp Vietnam Airlines chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, mặt khác, giúp giảm được chi phí khai thác tàu bay, góp phần đáng kể vào việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh chung của Vietnam Airlines trong những năm qua.

Theo các dự án đầu tư phát triển đội tàu bay đã được phê duyệt, Vietnam Airlines sẽ nhận 10 tàu bay A350, 08 tàu bay B787-9 trong giai doạn từ 2015-2018. Đầu tư phát triển đội tàu bay là hạng mục đầu tư quan trọng nhất của Vietnam Airlines nhằm đáp ứng nhu cầu tàu bay khai thác. Vietnam Airlines đã triển khai và thực hiện đúng phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch phát triển đội tàu bay đến năm 2020. Hiện nay, Vietnam Airlines đang triển khai thực hiện 9 dự án đầu tư tàu bay với tổng số tàu bay đặt hàng là 62 chiếc tàu bay gồm 36 tàu bay A321, 08 tàu bay ATR72, 10 tàu bay A350 và 08 tàu bay B787, tổng vốn đầu tư theo dự án lên tới 6.058 triệu USD. Tính đến nay, Vietnam Airlines đã nhận 26 tàu bay, còn lại 36 tàu bay sẽ tiếp tục nhận từ năm 2012 đến năm 2018.

Kế hoạch phát triển đội tàu bay đến 2020 của Vietnam Airlines

Loại tàu bay

2014

2015

2020

70 chỗ

16

14

17

Thân hẹp (150-180 chỗ)

47

52

70

Thân rộng (280-30 chỗ)

18

38

63

Tổng

81

104

150

7.2. Hãng hàng không Jetstar Pacific

a) Sản lượng vận tải hàng không

Giai đoạn 2009-2014, Jetstar Pacific đã thực hiện được 79 nghìn chuyến bay, vận chuyển được 12,2 triệu lượt khách và 64,4 nghìn tấn hàng hóa (trong đó năm 2014 đạt xấp xỉ 2,48 triệu khách và 9,5 nghìn tấn hàng), tốc độ tăng trưởng bình quân về khách đạt 5,8%/năm, về hàng giảm 7,3%/năm.



b) Mạng đường bay

Tính đến tháng 10/2014, Jetstar Pacific khai thác các đường bay quốc tế từ Đà Nẵng đi Macao và từ Tp Hồ Chí Minh đi Singapore, Jetstar Pacific cũng đẩy mạnh khai thác nội địa với 12 đường bay, cung cấp dịch vụ giá rẻ cho hầu hết các đường bay nội địa đến các cảng hàng không có thể tiếp nhận được loại tàu bay A320.

Giai đoạn 2009-2014, Jetstar Pacific đã mở mới 06 đường bay nội địa (từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đi Buôn Mê thuột, Huế, Cam Ranh và Phú Quốc.


  1. Phát triển đội tàu bay

Jetstar Pacific đang khai thác 08 tàu bay A320. Hiện tại Jetstar Pacific mới xây dựng kế hoạch đội tàu bay đến năm 2016.

Kế hoạch phát triển đội tàu bay của Jetstar Pacific

Loại tàu bay

2014

2015

2016

A320

10

12

15

7.3. Hãng hàng không Vietjet Air

a) Sản lượng vận tải hàng không

Mới bắt đầu khai thác từ tháng 12/2011 nhưng hãng hàng không tư nhân VietJet Air đã có những bước phát triển vượt bậc, phát triển mạnh mẽ về đội tàu bay, mạng đường bay, bao gồm cả nội địa và quốc tế cũng như từng bước nghiên cứu đầu tư, thành lập các hãng hàng không nước ngoài tại Thái Lan, Myanmar.

Kể từ khi bắt đầu khai thác, VietJet Air đã vận chuyển trên 9 triệu khách và 65 nghìn tấn hàng hóa với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2012-2014 là 41 % về hành khách và 20,8% về hàng hóa. Năm 2014, VietJet dự kiến vận chuyển khoảng 5,4 triệu khách với hệ số sử dụng ghế trung bình 89%. Thị phần hành khách nội địa tăng nhanh qua các năm và đến 2014, VietJet chiếm khoảng 29% thị phần nội địa

b) Mạng đường bay

Tính đến tháng 10/2014, VietJet đang khai thác 06 đường bay quốc tế và 19 đường bay nội địa. Chỉ trong vòng 03 năm, mạng đường bay của VietJet đã phủ kín các đường bay nội địa đến các cảng hàng không có thể tiếp nhận được loại tàu bay A320. Dự kiến trong các năm tới, VietJet sẽ mở rộng khai thác đến 23 điểm nội địa và và 13 điểm quốc tế năm 2015 và tăng lên 33 điểm nội địa và 30 điểm quốc tê như bay đến Narita ( Nhật Bản ); Đài Bắc, Cao Hùng ( Đài Loan ); Quảng Châu, Hồng Công (Trung Quốc) và Seoul, Pusan (Hàn Quốc); Vladivostock (Nga); Bali (Indonexia), Yagoon (Myanmar); Delhi, Mumbai (India).



Bảng kế hoạch phát triển mạng bay đến năm 2019




Đường bay

2015

2016

2017

2018

2019




Nội địa

23

30

33

33

33




Quốc tế

13

15

21

27

30




Tổng cộng

36

45

54

60

63

c) Phát triển đội tàu bay

Tính đến 31/12/2014 VietJet Air khai thác 19 tàu bay A320. Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh 5 năm 2015 – 2019, Vietjet xây dựng 2 kịch bản phát triển đội tàu bay như sau:



- Kế hoạch cao:

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Số lượng tàu

29

41

51

61

72

Airbus A320

25

35

43

53

64

Airbus A321

4

6

8




8

  • Kế hoạch  thấp:

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Số lượng tàu

27

36

43

50

58

Airbus A320

23

30

35

42

50

Airbus A321

4

6

8

8

8

Theo MOU đã ký với Airbus, VietJet sẽ mua 100 tàu bay cho giai đoạn đến 2030.

7.4. Hãng hàng không VASCO

  1. Sản lượng vận tải hàng không

Giai đoạn 2009-2014, VASCO đã thực hiện được 26,8 nghìn chuyến bay, vận chuyển được 1,36 triệu lượt khách và 1,8 nghìn tấn hàng hóa (trong đó năm 2014 đạt xấp xỉ 270 nghìn khách và 508 tấn hàng), tốc độ tăng trưởng bình quân về khách đạt 11,5%/năm, về hàng tăng 27%/năm.

b) Mạng đường bay

Tính đến tháng 10/2014, VASCO khai thác 04 đường bay nội địa từ TP. Hồ Chí Minh đi đến các cảng hàng không Cà Mau, Tuy Hòa, Côn Đảo và từ Côn Đảo đi Cần Thơ.



c) Phát triển đội tàu bay

VASCO đang khai thác đội tàu bay gồm 02 tàu bay ATR72 thuê ướt của Vietnam Airlines.



7.5. Hãng hàng không Hải Âu

Hải Âu được cấp giấy phép kinh doanh hàng không chung tháng 1/2012. Công ty bắt đầu khai thác từ tháng 9/2014 với 02 tàu bay thủy phi cơ loại Cessna Cravan với đường bay Hà Nội-Hạ Long và dịch vụ ngắm cảnh Vịnh Hạ Long. Hiện tại Hải Âu đã mở rộng khai thác đến khu vực Nam Trung bộ với các đường bay Tp Hồ Chí Minh đến Phan Thiết, Nha Trang. Đến thời điểm 31/12/2014 đội tàu bay của Hải Âu là 03 chiếc Cessna Cravan. Sản phẩm dịch vụ chính là vận chuyển khách du lịch, khách VIP, tham quan ngắm cảnh.

Bắt đầu từ năm 2015, bên cạnh các đường bay hiện có, Hải Âu sẽ mở rộng mạng đường bay với các tuyến bay từ Tp Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, Phú Quốc, Côn Đảo. Đội tàu bay sẽ nâng lên từ 5-6 chiếc cho giai đoạn 2015-2020.

8. Chất lượng dịch vụ

8.1 Chất lượng dịch vụ hàng không tại các cảng hàng không

a. Dịch vụ khai thác mặt đất (Ground Handling Services)

Hiện nay, tại các Cảng hàng không quốc tế lớn (SGN, HAN, DAD), đều có 02 công ty cung cấp dịch vụ khai thác mặt đất, trong đó 01 thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (NIAGS, TIAGAS,DIAGS) và 01 thuộc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (Công ty Phục vụ mặt đất Sài Gòn - SAGS, Công ty Phục vụ mặt đất Hà Nội - HGS, Trung tâm Khai thác ga Đà Nẵng - DAD) chuyên cung cấp các dịch vụ khai thác mặt đất đảm bảo phục vụ hành khách, hành lý và tàu bay theo đúng tiêu chuẩn Quốc tế. Các đơn vị này được trang bị khá đầy đủ phương tiện, thiết bị và nhân lực để cung cấp dịch vụ khai thác mặt đất theo đúng chuẩn của IATA và ICAO khuyến cáo và các luật định của ngành Hàng không. Các phương tiện, thiết bị và con người tham gia dịch vụ khai thác mặt đất đều được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép khai thác và chứng chỉ hành nghề.

Tại các Cảng hàng không, sân bay còn lại, theo tổ chức của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) có các Phòng, Đội Phục vụ hành khách. Hiện trang thiết bị phục vụ mặt đất tại các Cảng hàng không, sân bay cũng đã được đầu tư khá tốt, đảm bảo phục vụ tối thiểu cho các chuyến bay đi và đến

b.Dịch vụ soi chiếu an ninh hàng không (Screening Services)

Lực lượng An ninh hàng không của ACV được tổ chức theo mô hình các Trung tâm An ninh hàng không (Cảng hàng không cấp 1); các Phòng An ninh hàng không (Cảng hàng không cấp 2); Đội An ninh hàng không (Cảng hàng không cấp 3).

Dịch vụ soi chiếu an ninh hàng không được cung cấp trên toàn hệ thống Cảng hàng không, sân bay thuộc ACV tuân thủ quy trình kiểm soát An ninh hàng không theo Thông tư 30/2012/TT-BGTVT. Các Cảng hàng không, sân bay đều xây dựng Chương trình An ninh hàng không theo hướng dẫn và được Cục HKVN phê duyệt (đến tháng 6/2014, toàn bộ 21 Cảng hàng không, sân bay đang hoạt động đều được phê duyệt).

Hệ thống trang thiết bị bao gồm máy soi chiếu hành lý, hàng hóa; thiết bị kiểm tra kim loại cầm tay; cổng từ; hệ thống camera giám sát an ninh; hệ thống cổng cửa kiểm tra an ninh tại tất cả các Nhà ga, Cảng hàng không, sân bay đều được trang bị hiện đại và được cấp phép của Cục HKVN.

Nhân viên soi chiếu An ninh hàng không liên tục được huấn luyện đào tạo, cập nhật theo định kỳ và được sự kiểm tra giám sát của Cục HKVN. Bên cạnh đó, lực lượng An ninh hàng không luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị trong công tác đảm bảo an toàn cho các chuyến bay Chuyên cơ của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng như Nguyên thủ các Quốc gia khác theo đúng tinh thần Nghị định 03/2009/NĐ-CP của Chính Phủ.

c. Dịch vụ đảm bảo hoạt động bay (ANS)

Dịch vụ thủ tục bay: Về cơ bản, thiết bị sử dụng phục vụ công việc tương đối ổn định, sử dụng mạng viễn thông AFTN để nhận và truyền số liệu, có 1 hệ thống đầu cuối AIS tự động sử dụng phần mềm Comsoft của Đức được đầu tư năm 2009, và có hệ thống mạng SMIS ( tại phòng thủ tục bay CHKQT Tân Sơn Nhất). Nhân viên làm việc theo ca kíp. Các sân bay cấp 2, 3 nhân viên còn làm công tác kiêm nhiệm vừa làm công tác thủ tục bay, vừa làm công tác thông báo tin tức hàng không và khí tượng, nhân sự cần được bổ sung.

Dịch vụ kiểm soát máy bay lăn: Được cung cấp tại 3 sân bay chính là Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng. Trang thiết bị bảo đảm phục vụ tốt bao gồm: Thiết bị VHF Quân sự 121.0 MHz, 134.0 MHz (Tần số dự bị); Bộ đàm VHF G/G, tần số FM (máy cái và máy cầm tay); Màn hình hiển thị Ra đa; Đầu cuối hệ thống ATM; AFTN; Khí tượng; AIS tự động; Máy điện thoại (7 số Bưu điện, hotline, 4 số nội bộ QLB), máy Fax; Thiết bị truyền dẫn thông tin: VIBA, cáp đồng, cáp quang; Khối hiển thị trạng thái thiết bị VOR/DME; Tổng đài, điện thoại nội bộ đài KSKL; Hệ thống điện nguồn; chống sét; tiếp địa; Thiết bị điện một chiều (DC)/Ắc-qui (cấp cho VHF A/G). Nhân viên làm việc theo chế độ 3 ca 4 kíp 24/24, nhân viên làm việc chuyên nghiệp và được huấn luyện và thi năng định hằng năm.

Dịch vụ đánh tín hiệu tàu bay: Trực theo chế độ ca kíp. Nhân viên được đào tạo và có chứng chỉ nghiệp vụ về dịch vụ không lưu và nghiệp vụ đánh tín hiệu, làm việc được trang bị áo phản quang và gậy đánh tín hiệu.

Dịch vụ thông báo tin tức hàng không: Tại tất cả các Cảng hàng không, sân bay, bộ phận AIS thuộc Cảng hàng không. Riêng phòng AIS TSN thuộc trung tâm Thông báo tin tức hàng không (VATM). Thiết bị sử dụng AFTN ổn định, được đầu tư hệ thống AIS tự động mới hiện đại (2009) sử dụng phần mềm Comsoft của Đức. Tất cả các sân bay đều được trang bị thiết bị đầu cuối AIS mới có thể in bản tin tự động trước khi bay.

d. Các dịch vụ khác

Các Cảng HKSB luôn duy trì theo đúng quy định về các lực lượng cứu hỏa, khẩn nguy cứu nạn. ACV cũng thành lập các Trung tâm hiệp đồng khẩn nguy tại các Cảng HKSB do Giám Đốc Cảng đứng đầu theo hướng dẫn tại Quyết định 44/2009/QĐ-TTg. Các TT này có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với UB Tìm kiếm cứu nạn Quốc gia trong công tác xử lý các sự cố tai nạn hàng không. Hàng năm, ACV đều tổ chức nghiêm túc Diễn tập tìm kiếm cứu nạn khẩn nguy theo từng chủ đề.

Dịch vụ hỗ trợ y tế cho hành khách đi máy bay, phối hợp ký hợp đồng với các cơ sở y tế trong khu vực khi có tình huống xảy ra. Công tác hỗ trợ y tế đã làm tốt trong suốt thời gian qua.

Dịch vụ trợ giúp hành khách tại các Cảng HKQT, cung cấp thông tin chung cho hành khách, trong từng giai đoạn cao điểm, Đoàn thanh niên các Cảng HKSB đã tăng cường các lực lượng Thanh niên tình nguyện, hỗ trợ hành khách vào các dịp Lễ, Tết … công tác này được đánh giá cao của hành khách trong những năm qua.



8.2 Dịch vụ phi hàng không

Tại các Nhà ga hành khách - Cảng HKSB, việc cung cấp các Dịch vụ phi hàng không là nhu cầu thiết yếu phục vụ hành khách đi/đến, khách đón tiễn trong thời gian lưu lại tại Nhà ga hành khách. Nguồn thu trong việc cung cấp các dịch vụ phi hàng không chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng doanh thu tại một Cảng HKSB (25% - 55% total revenue). Đồng thời, chất lượng và chủng loại các dịch vụ phi hàng không được cung cấp tại Nhà ga cũng chính là chất lượng dịch vụ của toàn Cảng HKSB được khách hàng đánh giá trực tiếp qua việc lựa chọn sử dụng các dịch vụ này.



a. Dịch vụ ăn uống (Food & Beverage)

Dịch vụ F&B tại các Cảng HKSB hiện nay được cung ứng bởi các nhà thầu (tenants) thông qua sự lựa chọn đánh giá về năng lực tài chính, yêu cầu trình độ nhân viên, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và chất lượng sản phẩm. Các đơn vị tham gia cung cấp đều là có thương hiệu uy tín (Auto Grill, Sóng Việt, Illy Café, Bugger Kings, Domino …).

Tại các Cảng HKSBQT lớn, có đơn vị trực thuộc ACV (Sasco, TT TMDV DAD, TT TMDV HK Nội Bài - ATS, Cty CPTM HK Cam Ranh – CRAC) cùng tham gia cung cấp dịch vụ F&B.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ F&B trên cơ sở mặt bằng được quy hoạch đúng chức năng tại Nhà ga hành khách, đảm bảo thuận tiện cho hành khách theo đúng quy trình luồng HK và chịu sự giám sát của Cảng HKSB cũng như cơ quan QLNN trên địa bàn Cảng HKSB (Cảng vụ) theo đúng tinh thần Thông tư 16/2010/TT-BGTVT.

Danh mục và giá cả sản phẩm được các nhà cung cấp đăng ký với cơ quan QLNN, tổ chức hiệp thương giá, và công khai với khách hàng thông qua Bảng giá dịch vụ (Tariff) theo đúng chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT tại Thông báo số 419/TB-BGTVT ngày 5/7/2013.

b.Dịch vụ cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shops)

Dịch vụ cửa hàng miễn thuế (DFS) là loại hình dịch vụ đặc biệt, kinh doanh có điều kiện tại các Cảng HKSBQT. Trên địa bàn Nhà ga hành khách – Cảng HKSB hiện nay chỉ có một số đơn vị có đủ điều kiện kinh doanh: Sasco, Nasco, Imex PanPacific, ATS, CRAC, TT TMDV DAD … đang cung cấp dịch vụ bán hàng miễn thuế.

Hệ thống cửa hàng miễn thuế và sản phẩm được cung cấp đa phần là các thương hiệu hàng hóa cao cấp của nước ngoài như: quần áo, giày, túi xách (Sanvator Feragamo, Buberry, Coach …); kính, bút, đồng hồ cao cấp (Tag Heuer, Longin, Gucci, St. Dupont, Mont Blance …); đồ mỹ phẩm (Chanel, Lancome, Lanvin, O Hui …); rượu, thuốc lá, bánh kẹo cao cấp của nước ngoài v.v… Các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam với các thương hiệu uy tín trong nước (Minh Long, Sannet, NinoMaxx …). Chất lượng hàng hóa, dịch vụ luôn được bảo đảm và giá cả tương đương các sân bay trong khu vực. Do điều kiện mặt bằng Nhà ga còn hạn chế nên khu vực Duty Free Shops còn nhỏ. Sản phẩm trong nước chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng nên chủ yếu vẫn là các mặt hàng xa xỉ của nước ngoài.

Từ năm 2011, ACV đã phối hợp với Tổng Cục Thuế, Tổng Cục Hải Quan - Bộ Tài Chính và các ngân hàng thương mại tổ chức thí điểm Chương trình “Hoàn thuế GTGT cho khách Du lịch” tại 02 Cảng HKSBQT Nội Bài và TSN. Chương trình này bước đầu đã phát huy hiệu quả và tiếp tục được lên kế hoạch triển khai tại Đà Nẵng và Cam Ranh trong năm 2014 theo đúng tinh thần Thông tư 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014.



c. Dịch vụ bán hàng lưu niệm và vật dụng (Gifts & Goods Shops)

Các dịch vụ bán hàng lưu niệm và vật dụng cũng được tổ chức cung cấp trên mặt bằng nhà ga. Sản phẩm chủ yếu là đồ thủ công mỹ nghệ, hàng tơ lụa, mây tre lá, kỷ niệm sự kiện … vv

Khu vực dịch vụ này tương đối đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu mua sắm của phần lớn khách nước ngoài và Việt kiều.

d. Dịch vụ ngân hàng và đổi tiền (Banks & Exchange Money)

Tại các Cảng HKSB đều được bố trí tối thiểu 02 ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ banking (Quầy giao dịch, máy ATM, quầy đổi tiền …) cho hành khách.

Các dịch vụ này tương đối tốt, theo chuẩn dịch vụ của các ngân hàng thương mại và đáp ứng đủ nhu cầu của hành khách.

e. Dịch vụ cung ứng các sản phẩm du lịch, nhà hàng khách sạn (Tours & Hotels)

Các công ty du lịch lớn (Saigon Tourist, Viettravel …), khách sạn, resort cao cấp cũng được bố trí các vị trí kios lễ tân (reception) tại ga đến của các Cảng HKSB.

Tùy từng thời điểm, công tác quảng bá du lịch địa phương, các lễ hội lớn (Đón Tết cổ truyền, Quốc khánh, Lễ hội Pháo hoa Đà Nẵng, Festival Huế …) đều được Cảng tạo điều kiện tại ngay trên mặt bằng nhà ga, góp phần quảng bá du lịch, văn hóa, phát triển kinh tế khu vực.

Các Cảng HKSB cũng phối hợp chặt chẽ với các Sở VH-TT-DL, Sở Kế hoạch Đầu tư của Tỉnh, Thành phố để tuyên truyền văn hóa, du lịch VN, xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư …



g.Dịch vụ vận tải (Cars rental, Limousin, Taxi, Bus)

ACV đã phối hợp với Sở GTVT, Lực lượng CSGT, các công ty/ hãng vận tải tại các địa phương, tổ chức các loại hình dịch vụ vận tải liên thông (không – bộ) tại các Nhà ga hành khách để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách và người đưa tiễn.

Các loại hình vận tải nhìn chung đều tốt, duy nhất còn dịch vụ taxi tại các Cảng HKSB là tồn tại một số vấn đề như Diện tích bố trí điểm đón taxi (Taxi stand) còn chật hẹp, chưa hợp lý, thuận tiện cho hành khách, Các hãng taxi tranh giành khách gây mất trật tự, mỹ quan và phiền hà cho hành khách.

h. Dịch vụ bãi đỗ xe (Car/Bike Parking lots)

Các Cảng HKSB trong quy hoạch thiết kế luôn có vị trí đỗ xe ô tô và xe gắn máy cho hành khách và người đưa tiễn cũng như cán bộ nhân viên làm việc trong khu vực sân bay.

Công suất của các bãi đỗ xe về cơ bản đáp ứng nhu cầu của lưu lượng thông qua tại các Cảng HKSB. Nguồn thu trong dịch vụ cung cấp chỗ đỗ xe cũng đóng góp một phần vào tổng doanh thu của Cảng HKSB.

Tại các Cảng HKSBQT, do lưu lượng phương tiện ra vào Cảng khá lớn nên ngay từ bước thiết kế, quy hoạch lập dự án đã quyết định đầu tư hệ thống kiểm soát bãi đỗ xe tự động, tính tiền theo giờ (TSN, Nội Bài, Đà Nẵng), nâng hiệu quả sử dụng bãi xe lên cao (tăng 40%) và đảm bảo chất lượng dịch vụ.



i. Dịch vụ quảng cáo (Advertising Services)

Kinh doanh quảng cáo trên mặt bằng Cảng HKSB, bao gồm cả khu vực Nhà ga và khu phụ cận (land side) là nguồn thu của Cảng.

Hiện nay, dịch vụ quảng cáo trên nhà ga khá đa dạng và phong phú, có thể thống kê một số hình thức quảng cáo chủ yếu như sau: Bảng quảng cáo ngoài trời (outdoor): Pano tấm lớn; Neon Sign và màn hình LED khổ lớn. Băng rôn treo, Bảng hộp đèn, Bảng điện tử. Bảng quảng cáo trong nhà (indoor): Bảng cố định trên tường có đèn (sight box); bảng điện tử LED; màn hình quảng cáo điện tử có tương tác; bốt quảng cáo các sản phẩm, sự kiện, trưng bày hàng hóa có thời hạn ngắn (Roadshow).

Các vị trí quảng cáo trên nhà ga đa phần đều được quy hoạch từ khi thiết kế, đảm bảo phù hợp với nhu cầu quảng cáo, cung cấp thông tin quảng cáo đến khách hàng thuận lợi, không làm ảnh hưởng đến luồng xử lý hành khách và che khuất các bảng chỉ dẫn trong và ngoài Nhà ga.




tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương