Jetstar pacific



tải về 2.6 Mb.
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu20.01.2018
Kích2.6 Mb.
#36170
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Khoa Thương mại – Du lịch




Tiểu luận:ỨNG DỤNG

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG

JETSTAR PACIFIC
Nhóm 2 Lớp : NCKQ2B

GVHD : Đoàn Ngọc Duy Linh


Danh sách nhóm


STT

Họ và tên

1

ĐÀO KIM HOÀN

2

NGUYỄN THỊ HIỆP

3

TRỊNH VĂN NGHĨA

4

TRẦN NGUYỄN THANH PHONG

5

TRƯƠNG THỊ THỦY

6

NGUYỄN THANH TÙNG


Website : http //httph.weebly.com

Tháng 4 năm 2010



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay ,công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế giới ,nó có một sức mạnh rất lớn trong việc thúc đẩy nên kinh tế của mỗi quốc gia phát triển.Một đất nước mà ngành công nghệ thông tin chậm phát triển thi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng dậm chân tại chỗ.vì thế ,cho thấy sự quan trọng của việc ứng dung khoa học ki thuật vào thực tiễn.

Và một trong những ứng dụng của công nghệ thông tin đó chính là Thương Mại Điện Tử.Trong những năm gần đây,Thương Mại Điện Tử đã phát triển không ngừng ở trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.Nó đã trở thành mối quan tâm lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới.

Lợi ích lớn nhất màTMĐT đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền thống, ví dụ gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin đến tay người nhận nhanh hơn gửi thư. Các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chi phí giống như gửi cho một khách hàng. Với TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý

Vì vậy, TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.

Một trong những ứng dụng của thương mại điện tử mà nhóm 2 muốn gửi



đến Thầy và các bạn đó là việc ứng dụng thương mại điện tử của hãng hàng không JETSTAR PACIFIC.Trong qua trình làm chắc chắn sẽ có phần thiếu xót .Rất mong ý kiến đóng góp của thầy cùng các bạn
MỤC LỤC




trang

Danh sách nhóm

01

Nhận xét của Giảng viên

02

Lời mở đầu

03

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

07

1 Khái niệm

07

1.1 Định nghĩa

07

1.2 Các khái niệm khác nhau

08

1.2.1 Hiểu theo nghĩa hẹp

09

1.2.2 Hiểu theo nghĩa rộng

09

1.3Thực trạng Thương mại điện tử ở Việt Nam

11

1.4 Phương tiện của thương mại điện tử

14

1.5 Hình thức giao dịch

15

1.6 Cách giao tiếp

15

1.7Cách giao dịch

15

1.7.1Mô tả Giao dịch Thương mại điện tử

15

1.7.2 Giao dịch thương mại điện tử tiến hành

16

1.8Lợi ích của thương mại điện tử.

16

1.9Hạn chế của thương mại điện tử

17

1.10Các loại thị trường điện tử

17

1.11 Phân loại thương mại điện tử

18

1.12 Các đòi hỏi của thương mại điện tử

18

1.12.1 Hạ tầng cơ sở công nghệ

18

1.12.2 Hạ tầng cơ sở nhân lực


19

1.12.3 Bảo mật, an toàn

19

1.12.4 Hệ thống thanh toán tự động

19

1.12.5 Bảo vệ sở hữu trí tuệ

20

1.12.6 Bảo vệ người tiêu dùng

20

1.12.7 Môi trường kinh tế và pháp lý

20

1.12.8Tác động văn hoá xã hội

21

1.12.9 Lệ thuộc công nghệ

21

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG JETSTAR PACIFIC

22

2 Giới thiệu về tập đoàn Jetstar

22

2.1 Về Jetstar Úc

23

2.2 Về Jetstar New Zealand

23

2.3 Về Jetstar / Valuair tại Singapore

24

2.4 Quy trình đặt vé online

24

2.4.1 Bước 1:Tìm chuyến bay

25

2.4.2 Bước 2:Chọn chuyến bay

26

2.4.3 Bước 3:Hành khách và thanh toán

27

2.4.3.1 Thanh tóan bằng thẻ tín dụng

27

2.4.3.2 Thanh toán bằng phiếu thanh toán

27

2.4.3.3 Thanh toán sau

28

2.4.4 Bước 4:Xác nhận và đặt chỗ

31

2.5Các hình thức thanh toán trực tuyến khi đặt vé Jetstar Pacific qua mạng

33

2.5.1 Thanh toán bằng thẻ tín dụng

33

2.5.2 Thanh toán bằng phiếu thanh toán

34

2.5.3 Thẻ nội địa

34

2.5.4 Thanh toán sau

34

2.5.6Thanh toán qua bưu điện

35

2.6 Quy trình thay đổi ngày, giờ bay của hành khách

35

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG VIỆC ĐẶT VÉ MÁY BAY TRỰC TUYẾN CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG JETSTAR PACIFIC

41

3.1 Về các hình thức thanh toán

41

3.2 Chiến dịch quảng cáo

41

Tài liệu tham khảo

43


CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.KHÁI NIỆM

Thương mại điện tử là một lĩnh vực tương đối mới; ngay tên gọi cũng có nhiều; có thể gọi là "thương mại trực tuyến" (online trade), "thương mại điều khiển học" (cybertrade), "kinh doanh điện tử" (electronic business), "thương mại không có giấy tờ" (paperless commerce, hoặc paper trade); gần đây, tên gọi "thương mại điện tử" (electronic commerce) được sử dụng nhiều rồi trở thành quy ước chung, đưa vào văn bản pháp luật quốc tế, dù rằng các tên gọi khác vẫn có thể dùng và được hiểu với cùng một nội dung.

1.1 Định nghĩa

Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán thông qua việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị truyền tin trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua việc truyền tin. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ. Thông qua một chiến dịch quảng cáo của IBM trong thập niên 1990, khái niệm Electronic Business, thường được dùng trong các tài liệu, bắt đầu thông dụng.

Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của nền "Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là "Thương mại không có giấy tờ").

"Thông tin" trong khái niệm trên được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử, các hình đồ họa, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hóa đơn, biểu giá, hợp đồng, các mẫu đơn, các biểu mẫu, hình ảnh động, âm thanh, v.v...

"Thương mại" (commerce) trong khái niệm thương mại điện tử được hiểu (như quy định trong "Đạo luật mẫu về thương mại điện tử" của Liên hiệp quốc) là mọi vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại (commercial), dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại; ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ; và v.v... Như vậy, phạm vi của thương mại điện tử (E-commerce) rất rộng, bao quát hầu như mọi hình thái hoạt động kinh tế, mà không chỉ bao gồm buôn bán hàng hóa và dịch vụ; buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong hàng nghìn lĩnh vực áp dụng của thương mại điện tử.



1.2 Các khái niệm khác nhau

Khó có thể tìm một định nghĩa có ranh giới rõ rệt cho khái niệm này. Khái niệm thị trường điện tử được biết đến lần đầu tiên qua các công trình của Malone, Yates và Benjamin nhưng lại không được định nghĩa cụ thể. Các công trình này nhắc đến sự tồn tại của các thị trường điện tử và các hệ thống điện tử thông qua sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông. Chiến dịch quảng cáo của IBM trong năm 1998 dựa trên khái niệm "E-Commerce" được sử dụng từ khoảng năm 1995, khái niệm mà ngày nay được xem là một lãnh vực nằm trong kinh doanh điện tử (E-Business). Các quy trình kinh doanh điện tử có thể được nhìn từ phương diện trong nội bộ của một doanh nghiệp (quản lý dây chuyền cung ứng – Supply Chain Management, thu mua điện tử - E-Procurement) hay từ phương diện ngoài doanh nghiệp (thị trường điện tử, E-Commerce,...) hay từ Hiệp hội ngành nghề là một site của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam

Hiện nay định nghĩa thương mại điện tử được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra song chưa có một định nghĩa thống nhất về thương mại điện tử. Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa thương mại điện tử được chia thành hai nhóm tùy thuộc vào quan điểm:

1.2.1 Hiểu theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".

Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".



1.2.2 Hiểu theo nghĩa rộng

Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi /rút tiền bằng thẻ tín dụng.

Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương mại điện tử:

Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại commercial bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".

Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử.

Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".

Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)

Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế. Theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.

Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền thống là tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với các đối tác kinh doanh. Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại để thu nhập khác hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống. Mặc dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn còn phải được khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp nhất định.

Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất cả các phương pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các kênh điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin được coi là điều kiện tiên quyết. Một khía cạnh quan trọng khác là không còn phải thay đổi phương tiện truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh doanh truyền thống. Thêm vào đó là tác động của con người vào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến mức tối thiểu. Trong trường hợp này người ta gọi đó là Thẳng đến gia công (Straight Through Processing). Để làm được điều này đòi hỏi phải tích hợp rộng lớn các các tính năng kinh doanh.



Nếu liên kết các hệ thống ứng dụng từ các lãnh vực có tính năng khác nhau hay liên kết vượt qua ranh giới của doanh nghiệp cho mục đích này thì đây là một lĩnh vực ứng dụng truyền thống của tích hợp ứng dụng doanh nghiệp. Quản lý nội dung doanh nghiệp (Enterprise Content Management – ECM) được xem như là một trong những công nghệ cơ bản cho kinh doanh điện tử.


1.3Thực trạng Thương mại điện tử ở Việt Nam







Theo thống kê mới nhất, tính đến giữa năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 10 triệu người truy cập Internet, chiếm gần 12,5% dân số cả nước. Tỷ lệ này cũng ngang bằng với tỷ lệ chung của toàn cầu năm 2004.







 

Nếu cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người, đến cuối năm 2004 con số này đã tăng lên gần gấp đôi, tức khoảng 6,2 triệu người, sáu tháng sau đó, con số này đã lên đến hơn 10 triệu, dự đoán đến cuối năm 2005, số người Việt Nam truy cập Internet có thể lên đến 13 đến 15 triệu người, chiếm tỷ lệ 16% - 18% dân số cả nước. Những thống kê này cho thấy một tín hiệu lạc quan về sự phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010.

Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2004, Việt Nam đã có khoảng 17.500 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền .vn (như .com.vn, .net.vn,...) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004).

Năm 2003, 2004 là năm các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C... đua nhau ra đời. Tuy nhiên, các website này vẫn còn phát triển hạn chế, chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì nhiều nguyên do. Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc...), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các dịch vụ ứng dụng Thương mại điện tử nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành...), giáo dục và đào tạo...

Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng... Bảng sau minh họa kết quả khảo sát của Vụ Thương mại điện tử về quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.



Bảng 1: Quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website

Tác dụng của Website đối với Doanh nghiệp

Điểm (0 là thấp nhất, 4 là cao nhất)

Xây dựng hình ảnh công ty

3,2

Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có

2,9

Thu hút khách hàng mới

2,6

Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động

2,0

Tăng doanh số

1,9

 

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2004, Vụ Thương mại điện tử

Kết quả khảo sát trên phản ánh thực tế đa phần doanh nghiệp có website mới chỉ xem website là kênh tiếp thị bổ sung để quảng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, do đó, doanh nghiệp chưa đầu tư khai thác hết những lợi ích Thương mại điện tử có thể mang lại cho doanh nghiệp. Thậm chí việc đầu tư marketing website để đối tượng khách hàng biết đến cũng chưa được doanh nghiệp quan tâm thực hiện hiệu quả, bằng chứng là có nhiều website có số lượng người truy cập rất khiêm tốn sau khi khai trương nhiều tháng, nhiều năm, và đa số các website giới thiệu thông tin, sản phẩm này của doanh nghiệp được Alexa xếp hạng rất “lớn” (trên 500.000).

Nhìn chung, việc phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, chưa được định hướng bởi chính phủ và các cơ quan chuyên môn nhà nước. Do đó, sự đầu tư cho TMĐT ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp. Cũng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thành lập những website Thương mại điện tử (sàn giao dịch, website phục vụ việc cung cấp thông tin, website rao vặt, siêu thị điện tử...) để giành vị thế tiên phong, tuy nhiên, tình hình chung là các website này chưa thực sự được marketing tốt và phát triển tốt để mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể.

Để Thương mại điện tử phát triển, cần nhiều yếu tố thúc đẩy, làm nền tảng như:

a. Cơ sở hạ tầng công nghệ


b. Số người truy cập Internet, chi phí truy cập Internet
c. Nhân lực chuyên môn
d. Kiến thức Thương mại điện tử về phương diện kinh doanh, chiến lược, và nhận thức của nhà đầu tư
e. Nhận thức của cộng đồng
f. Vai trò lãnh đạo của nhà nước
g. Luật
Theo khảo sát của tác giả, 7 yếu tố trên được xếp hạng như sau (thang điểm từ 0 đến 9, 0 là hầu như chưa có gì, 9 là mức cao nhất thúc đẩy sự phát triển Thương mại điện tử )

Bảng 2: Xếp hạng các yếu tố thúc đẩy sự phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam

Yếu tố

Thang điểm (0-9)

Số người truy cập Internet, chi phí truy cập Internet

7

Cơ sở hạ tầng công nghệ

6

Vai trò lãnh đạo của nhà nước

5

Kiến thức Thương mại điện tử về phương diện kinh doanh,
chiến lược, và nhận thức của nhà đầu tư

4

Nhân lực chuyên môn

3

Nhận thức của cộng đồng

2

Luật

1




1.4 Phương tiện của thương mại điện tử

Các phương tiện điện tử được sử dụng trong thương mại điện tử là:



  1. Máy điện thoại;

  2. Máy fax;

  3. Truyền hình;

  4. Các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử (Bao gồm cả mạng giá trị gia tăng);

  5. Các mạng nội bộ (Intranet) và Mạng ngoại bộ (Extranet);

  6. Mạng toàn cầu Internet. Công cụ Internet và Website ngày càng phổ biến, giao dịch thương mại điện tử với nước ngoài hầu như đều qua Internet, các mạng nội bộ và ngoại bộ nay cũng thường sử dụng công nghệ Internet.

1.5 Hình thức giao dịch

Các hình thức hoạt động chủ yếu của giao dịch thương mại điện tử là:



  1. Thư điện tử (email);

  2. Thanh toán điện tử (electronic payment);

  3. Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic date interchange - EDI);

  4. Giao gửi số hóa các dữ liệu (digital delivery of content), tức việc mua bán, trao đổi các sản phẩm mà người ta cần nội dung (chính nội dung là hàng hoá), mà không cần tới vật mang hàng hoá (như: phim ảnh, âm nhạc, các chương trình truyền hình, phần mềm máy tính, v.v...);

  5. Bán lẻ hàng hoá hữu hình (retail of tangible goods).

Trong các hình thức trên, trao đổi dữ liệu điện tử (dưới dạng các dữ liệu có cấu trúc) là hình thức chủ yếu.

1.6 Cách giao tiếp

Thương mại điện tử bao gồm bốn loại giao tiếp:



  1. Người với người (qua điện thoại, thư điện tử, fax);

  2. Người với máy tính điện tử (qua các mẫu biểu điện tử, qua Website);

  3. Máy tính điện tử với người (qua fax, thư điện tử);

  4. Máy tính điện tử với máy tính điện tử (qua trao đổi dữ liệu có cấu trúc, thẻ thông minh, mã vạch).

1.7Cách giao dịch

1.7.1Mô tả Giao dịch Thương mại điện tử:


1.7.2 Giao dịch thương mại điện tử tiến hành:

  1. Giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng;

  2. Giữa các doanh nghiệp với nhau;

  3. Giữa doanh nghiệp với Chính phủ;

  4. Giữa người tiêu thụ với Chính phủ;

  5. Giữa các cơ quan Chính phủ.

Trong các quan hệ giao dịch nói trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là quan hệ chủ yếu.

1.8Lợi ích của thương mại điện tử

  • Giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác

  • Giảm chi phí sản xuất

  • Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị

  • Thông qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch

  • Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại.

  • Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa

1.9Hạn chế của thương mại điện tử

  • Các vấn đề về an toàn

  • Thiếu nhân lực về TMĐT. Nhận thức của các tổ chức về TMĐT

  • Gian lận trong TMĐT (thẻ tín dụng...)

  • Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng

  • Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống

  • Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT

1.10Các loại thị trường điện tử

  • Tùy thuộc vào đối tác kinh doanh người ta gọi đó là thị trường B2B, B2C, C2B hay C2C. Thị trường mở là những thị trường mà tất cả mọi người có thể đăng ký và tham gia. Tại một thị trường đóng chỉ có một số thành viên nhất định được mời hay cho phép tham gia. Một thị trường ngang tập trung vào một quy trình kinh doanh riêng lẻ nhất định, thí dụ như cung cấp: nhiều doanh nghiệp có thể từ các ngành khác nhau tham gia như là người mua và liên hệ với một nhóm nhà cung cấp. Ngược lại, thị trường dọc mô phỏng nhiều quy trình kinh doanh khác nhau của một ngành duy nhất hay một nhóm người dùng duy nhất.

  • Sau khi làn sóng lạc quan về thương mại điện tử của những năm 1990 qua đi, thời gian mà đã xuất hiện nhiều thị trường điện tử, người ta cho rằng sau một quá trình tập trung chỉ có một số ít thị trường lớn là sẽ tiếp tục tồn tại. Thế nhưng bên cạnh đó là ngày càng nhiều những thị trường chuyên môn nhỏ.

  • Ngày nay tình hình đã khác hẳn đi: công nghệ để thực hiện một thị trường điện tử đã rẻ đi rất nhiều. Thêm vào đó là xu hướng kết nối nhiều thông tin chào hàng khác nhau thông qua các giao diện lập trình ứng dụng để thành lập một thị trường chung có mật độ chào hàng cao. Ngoài ra các thị trường độc lập trước đây còn được tích hợp ngày càng nhiều bằng các giải pháp phần mềm cho một cổng Web toàn diện


1.11 Phân loại thương mại điện tử

Thương mại điện tử có thể được phân loại theo tính cách của người tham gia:



  • Người tiêu dùng

    • C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng

    • C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp

    • C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ

  • Doanh nghiệp

    • B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng

    • B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp

    • B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ

    • B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên

  • Chính phủ

    • G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng

    • G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp

    • G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương