ĐỀ Án tái cơ CẤu vận tải hàng không giai đOẠN ĐẾn năM 2020


Nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch



tải về 0.7 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.7 Mb.
#28744
1   2   3   4   5   6   7

3. Nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch

a) Đảm bảo thực hiện quy hoạch phát triển hàng không theo Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ; định kỳ rà soát, báo cáo Bộ GTVT.

b) Thực hiện quy hoạch các cảng hàng không, sân bay, rà soát đánh giá việc thực hiện quy hoạch. Nâng cao chất lượng xây dựng, cập nhật, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển hàng không.

c) Thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu (CNS/ATM) HKDD Việt Nam theo Quyết định 2339/QĐ-BGTVT ngày 19/10/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT, định kỳ rà soát, báo cáo Bộ GTVT.



4. Khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có

Triển khai quyết liệt thực hiện thành công Đề án Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không ban hành tại Quyết định 996/QĐ-CHK ngày 1/7/2014 của Cục HKVN.



5. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách

a) Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng hàng không phù hợp với Nghị quyết 13-NQ/TW, Quy hoạch phát triển hàng không và các đề án, kế hoạch, chương trình liên quan.

b) Triển khai thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.

c) Thực hiện thành công Kế hoạch 2011-2015 và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch 2016-2020 về đầu tư công.

d) Triển khai thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp của Đề án Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không.

6. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và cổ phần hoá các doanh nghiệp

Đôn đốc, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thực hiện thành công các Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty đã được phê duyệt, cụ thể:

- Hoàn thành việc cổ phần hóa Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Nhà nước giữ cổ phần chi phối 65-75%.

- Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ công ích, giữ nguyên mô hình công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc tái cơ cấu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam nhằm tạo ra một doanh nghiệp có năng lực mạnh, đảm bảo thực hiện đầy đủ, thống nhất và đồng bộ các chiến lược, quy hoạch của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư, quản lý, khai thác hệ thống cảng hàng không; thực hiện cổ phần hoá Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, trong đó Nhà nước nắm giữ trên 75% vốn điều lệ.

7. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ

a) Tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ vào các khâu đặt chỗ, bán vé; làm thủ tục hàng không cho các chuyến bay (web check-in, kiosk check-in và mobil check-in).

b) Tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong công tác điều phối giờ cất hạ cánh (slot).

c) Xây dựng và triển khai Đề án Hiện đại hóa công tác quản lý hành chính nhà nước của Cục HKVN.



8. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế

a) Tăng cường công tác đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế song phương, đa phương trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo hướng mở cửa bầu trời, tự do hóa thương quyền 3, 4, mở rộng tự do hóa thương quyền 5, kiên quyết đấu tranh đòi quyền lợi cho các hãng hàng không Việt Nnam trong việc dỡ bỏ các rào cản kỹ thuật (slot, đường không lưu).

b) Tiếp tục chủ động và tích cực hội nhập quốc tế về hàng không dân dụng trong khu vực và trên thế giới.

9. Phát triển nguồn nhân lực

Tích cực triển khai thực hiện Đề án Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành HKVN giai đoạn đến năm 2020 đã được phê duyệt.



PHẦN IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Hàng không Việt Nam

- Chủ trì, phối hợp với các cơ uan liên quan triển khai thực hiện Đề án.

- Chỉ đạo các hãng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thực hiện Đề án này và các Đề án tái cơ cấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm; chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện.



2. Các hãng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện các nội dung liên quan của Đề án này.

- Thực hiện các Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

KIẾN NGHỊ

Ngay sau khi được Bộ trưởng giao nhiệm vụ từ tháng 11/2014 đến nay, Cục HKVN đã chủ động và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xây dựng Đề án Tái cơ cấu vận tải hàng không. Đề án về cơ bản đã rà soát, xác định thực trạng lĩnh vực vận tải hàng không, đưa ra các giải pháp nhằm tái cơ cấu lĩnh vực vận tải hàng không đặt trong bối cảnh tái cơ cấu ngành GTVT nói chung.

Cục HKVN kính đề nghị Bộ GTVT xem xét và phê duyệt Đề án theo yêu cầu nêu tại văn bản số 13997/BGTVT-VT ngày 5/11/2014 v/v Xây dựng Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực vận tải chuyên ngành của Bộ GTVT.

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ

PHỤ LỤC 2

CHÍNH SÁCH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG THEO HƯỚNG TỰ DO HÓA

CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020

Nhằm đẩy mạnh lộ trình mở cửa bầu trời trong hợp tác quốc tế song phương, đa phương về hàng không dân dụng, mở rộng trao đổi thương quyền 5 trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, thúc đẩy phát triển du lịch, thương mại và kinh tế-xã hội, nội dung chính sách mở cửa bầu trời đối với các quyền tiếp cận thị trường trong giai đoạn 2015-2020 như sau:



1. Chỉ định hãng hàng không

Cho phép mỗi Bên chỉ định nhiều hãng hàng không thực hiện hoạt động vận chuyển hàng không thường lệ giữa hai nước.

Về tiêu chí chấp nhận chỉ định, ngoài các nội dung chung là các hãng hàng không được chỉ định đáp ứng các tiêu chuẩn, quy trình an toàn, an ninh hàng không nêu trong Hiệp định, trong nhiều Hiệp định với các quốc gia đối tác, Việt Nam vẫn áp dụng tiêu chí "sở hữu chủ và quyền kiểm soát hữu hiệu (substantial ownership and effective control) thuộc về quốc gia hoặc công dân quốc gia chỉ định".

Tuy nhiên, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư thành lập hãng hàng không của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập khu vực (EU, EEA...) như hiện nay, trên cơ sở Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 và được sửa đổi năm 2014 cũng như chính sách mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư nước ngoài của Việt Nam, Việt Nam sẵn sàng đàm phán, sử dụng tiêu chí chấp nhận chỉ định mới theo khuyến cáo của ICAO: "địa điểm kinh doanh chính (principal place of business) trên lãnh thổ quốc gia chỉ định; và quốc gia chỉ định có quyền và duy trì kiểm soát điều tiết hữu hiệu hãng hàng không đó (has and maintains effective regulatory control)". Tiêu chí này đã được thực hiện khi đàm phán với EU cũng như các quốc gia thành viên EU, EEA, New Zealand, Belarus...



2. Giá cước

Trên cơ sở Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2014, Việt Nam sẵn sàng đàm phán điều khoản về giá cước quốc tế theo hướng áp dụng cơ chế "Không cần đệ trình - not be required to be filed": không yêu cầu các hãng hàng không đệ trình giá cước xây dựng mà giá cước này sẽ có hiệu lực ngay; Nhà chức trách HK chỉ can thiệp khi các giá cước do các hãng hàng không áp dụng trên thị trường nhằm bảo vệ người tiêu dùng khi giá cước quá cao, bất hợp lý hoặc bảo vệ hãng hàng không khi có tình trạng giá cước thấp giả tạo vì có trợ giá hoặc trợ giúp gián tiếp/trực tiếp từ Chính phủ.



3. Quyền về đường bay (route rights)

Tự do hóa Bảng đường bay theo hướng không hạn chế các điểm xuất phát, điểm giữa, điểm đến và điểm quá.



4. Thương quyền 3, 4

Không hạn chế tải cung ứng giữa Việt Nam và quốc gia/vùng lãnh thổ đối tác đối với các chuyến bay chuyên chở hành khách, hàng hóa kết hợp, các chuyến bay chuyên chở hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng.



5. Trao đổi thương quyền 5

5.1. Trao đổi thương quyền 5 đối với vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng

- Cho phép các hãng hàng không quốc gia/vùng lãnh thổ đối tác khai thác các chuyến bay chuyên chở hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng với thương quyền 5 từ các điểm tại Việt Nam tới các điểm tại quốc gia/vùng lãnh thổ thứ 3 bất kỳ, trừ các điểm: Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan), Hồng Công, Paris (Pháp), Frankfurt (Đức) và Moscow (Nga);

- Đối với các CHKQT thứ cấp tại Việt Nam (là các CHKQT của Việt Nam trừ Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh): cho phép các hãng hàng không quốc gia/vùng lãnh thổ đối tác khai thác các chuyến bay chuyên chở hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng với thương quyền 5 tới các điểm tại quốc gia/vùng lãnh thổ thứ 3 bất kỳ.

5.2. Trao đổi thương quyền 5 đối với vận chuyển hành khách-hàng hóa kết hợp

- Cho phép các hãng hàng không quốc gia/vùng lãnh thổ đối tác khai thác các chuyến bay chuyên chở hành khách-hàng hóa kết hợp với thương quyền 5 từ Việt Nam tới các điểm tại quốc gia/vùng lãnh thổ thứ 3 bất kỳ, trừ các điểm: Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan), Hồng Công, Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Moscow (Nga) và Sydney, Melbourne (Úc);

- Đối với các CHKQT thứ cấp tại Việt Nam (là các CHKQT của Việt Nam trừ Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh): cho phép các hãng hàng không quốc gia/vùng lãnh thổ đối tác khai thác các chuyến bay chuyên chở hành khách-hàng hóa kết hợp với thương quyền 5 tới các điểm tại quốc gia/vùng lãnh thổ thứ 3 bất kỳ.

6. Khai thác liên danh và vận tải đa phương thức

Cho phép các hãng hàng không được phép hợp tác liên danh với các hãng hàng không cùng Bên, Bên kia, hãng hàng không nước thứ 3, liên danh trên các chặng nội địa, vận tải kết hợp phương tiện vận tải mặt đất và vận tải đa phương thức trong vận chuyển hàng khôngđối với vận chuyển hành khách;

Cho phép các hãng hàng không được phép hợp tác với các phương tiện vận tải khác trong hoạt động vận tải đa phương thức để vận chuyển hàng hóa.

7. Khai thác thuê chuyến

Cho phép các hãng hàng không khai thác hoạt động thuê chuyến, hoạt động bay không thường lệ trên các đường bay chưa có hoạt động vận chuyển hàng không thường lệ.



8. Khai thác quốc tế kết hợp nhiều điểm, bay tam giác

Cho phép các hãng hàng không khai thác quốc tế kết hợp nhiều điểm (co-terminalization), bay tam giác (triangular) tới các điểm trong lãnh thổ Bên kia, trong đó không có quyền vận chuyển nội địa (cabotage) giữa các điểm đó.



9. Sử dụng tàu bay thuê

Cho phép các hãng hàng không sử dụng tàu bay thuê (thuê không có tổ bay-thuê khô và thuê có tổ bay-thuê ướt) trong vận chuyển hàng không quốc tế đi/đến Việt Nam.



10. Thay đổi tàu bay

Cho phép các hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên thực hiện việc thay đổi tàu bay trong hành trình bay thường lệ tại bất kỳ điểm nào trong hành trình. Quy định này nhằm tạo thuận lợi cho các hãng hàng không khai thác từ nhiều điểm của một quốc gia gộp chung thành một đường bay tại một điểm trong hành trình để vận chuyển hành khách, hàng hoá, bưu kiện đi/đến một thị trường nhỏ, tăng hiệu quả khai thác cho các hãng hàng không.



11. Các chính sách khác

11.1. Thực hiện chính sách khuyến khích hoạt động bay quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt là các CHKQT mới như Phú Bài (Huế), Cam Ranh (Nha Trang), Liên Khương (Đà Lạt), Cần Thơ (Cần Thơ), Phú Quốc (Phú Quốc);



11.2. Kiến nghị Chính phủ mở rộng phạm vi áp dụng chính sách đơn phương miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước có quan hệ du lịch, thương mại, đầu tư khối lượng lớn với Việt Nam (hiện tại đang áp dụng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Thụy Điển, Đan Mạch, Nauy và Phần Lan).



tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương