Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân



tải về 0.62 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.62 Mb.
#28459
1   2   3   4   5   6

  • Sự hấp phụ của virus phụ thuộc vào phức số cảm nhiễm

  • Khi phức số cảm nhiễm quá cao sự phá vỡ tự ngoại, không thể sản sinh ra các thế hệ virus mới

  • Lí do: khi một lượng lớn phage đồng thời hấp phụ lên 1 tế b2o, các đầu ống đuôi của từng phage đều có 1 ít lizozim bề mặt tế bào chủ bị hàng trăm, hàng nghìn lỗ nhỏ khiến tế bào bị vỡ

    Câu 33 : Nêu những điểm khác hau giữa vi khuẩn lam và tảo lục

    Khuẩn lam

    Tảo lục

    Thuộc giới khởi sinh

    Thuộc giới nguyên sinh

    Thành peptidoglycan

    Thành xenlulozo

    Nhân sơ

    Nhân thực

    Chưa có lục lạp

    Có lục lạp

    Đơn bào

    Đơn bào hoặc đa bào

    Ít bào quan

    Nhiều bào quan

    Câu 34 : So sánh không bào ở tế bào động vật và thực vật về cấu tạo và chưc năng?




    Không bào ở tế bào thực vật

    Không bào ở tế bào động vật

    Cấu tạo

    • Kích thước lớn hơn, thường phổ biến

    • Chứa nước, các chất khoáng hoà tan

    • Hình thành dần trong quá trình phát triển của tế bào, kích thước lớn dần

    • Kích thước nhỏ hơn, chỉ có ở một số loại tế bào

    • Chứa các hợp chất hữu cơ, enzim

    • Hình thành tuỳ từng lúc và trạng thái hoạt động của tế bào

    Chức năng

    Tiêu hoá nội bào, bài tiết, co bóp

    Tuỳ loại tế bào: dự trữ nước, muối khoáng, điều hoà áp suất thẩm thấu, chứa các sắc tố

    Câu 35 : Tại sao cơ thể chúng ta lại được cấu tạo từ rất nhiều tế bào nhỏ mà không phải là từ một số tế bào có kích thước lớn ?

    Vì:

    • Mỗi tế bào sẽ duy trỳ sự kiểm tra tập trung các chức năng một cách có hiệu quả. Nhân truyền lệnh đến tất cả các bộ phận của tế bào. Nếu mỗi tế bào có kích thước quá lớn thì phải mất nhiều thời gian các tín hiệu điều khiển mới tới được vùng ngoại biên. Do đó, tế bào nhỏ được điều khiển có hiệu quả hơn

    • Kích thước tế bào nhỏ S/V lớn có khả năng thông tin với môi trường tốt hơn

    Câu 36 : Nêu hai trạng thái sol và gel và vai trò của chúng trong tế bào?

    Chất nguyên sinh dạng keo có các phân tử bám xung quanh và có độ nhớt

    • Khi ở dạng sol (1/2 lỏng, ngoài hạt keo có nước tự do bám xung quanh) độ nhớt

    • Khi chất nguyên sinh gặp trường hợp mất nước thì sẽ chuyển từ trạng thái sol gel (1/2 rắn vì các phân tử nước tự do bay mất còn lại nước liên kết) có tính đàn hồi

    Vai trò:

    • Trạng thái sol: tế bào thực hiện mọi phản ứng

    • Trạng thái gel: bắt đầu giảm phản ứng hoá học, tăng tính chống chịu

      Câu 37 : Hãy giải thích tại sao VK có cấu trúc đơn giản nhưng lại có tốc độ sinh trưởng và sinh sản cao?

    • VK có hệ enzim nằm trên màng sinh chất hoặc trong tế bào chất, enzim này có hoạt tính mạnh nên vi khuẩn có khả năng đồng hoá mạnh nhanh

    • Có S/V lớn khả năng trao đổi chất mãnh liệt

    • Hấp thụ nhiều chuyển hoá nhanh

    • Dễ phát sinh biến dị nên có khả năng thích nghi cao

    Câu 38 : Khi ngâm mô lá còn tươi và dễ bị phân giải vào một cốc nước, sau một thời gian có các hiện tượng gì xảy ra? Giải thích?

    Hiện tượng: nước đục – SV hiếu khí chết – có mùi thối

    Giải thích:



    • Chất hữu cơ vào nước làm VSV hiếu khí phân giải dẫn đến giảm oxi hoà tan trong nước, tăng lượng CO2 gây đục nước

    • Oxi hoà tan giảm làm VSV hiếu khí chết hàng loạt

    • VSV kị khí hoạt động mạnh thải H2S, NH3 gây có mùi thối

    Câu 39 : Tên của các virut cúm A như H1N1, H3N2, H5N1 có ý nghĩa gì?

    Tên của các virut cúm A như H1N1, H3N2, H5N1 bao hàm ý nghĩa đặc thù cấu trúc kháng nguyên vỏ ngoài của virut:

    - Chữ H (chất ngưng kết hồng cầu), chữ N ( enzim tan nhầy) là ký hiệu của 2 kháng nguyên gây nhiễm trên vỏ của hạt virut cúm A giúp virút gắn vào thành tế bào rồi sau đó đột nhập vào tế bào

    - Chữ số 1,2,3,5 là chỉ số thứ tự của kháng nguyên H và N đã biến đổi.

    Câu 40 : Ở virut, người ta tiến hành lai 2 chủng như sau :

    - Lấy ARN của chủng B trộn với prôtêin của chủng A thì chúng tự lắp ráp thành virut lai I.

    - Lấy ARN của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng tự lắp ráp thành virut lai II.

    Sau đó nhiễm các virut lai I và II vào các cây thuốc lá khác nhau, chúng đã gây các vết tổn thương khác nhau và khi phân lập đã thu được chủng virut A và chủng virut B. Virut lai II đã sinh ra chủng virut A hay B? Giải thích?



    - Virut lai I đã sinh ra chủng virut A.

    - Giải thích : Virut lai I có lõi ARN của chủng A nên khi nhân lên trong tế bào cây thuốc lá, chính lõi ARN là vật chất di truyền và chi phối tổng hợp prôtêin vỏ nên lõi ARN của chủng A chỉ tổng hợp prôtêin vỏ của chủng A, vì thế chúng chỉ tạo virut chủng A.



    Câu 41 : Những điểm khác nhau cơ bản giữa virut và vi khuẩn về mặt cấu tạo, vật chất di truyền, dinh dưỡng, sinh sản.

    Đặc điểm

    Virút

    Vi khuẩn

    Cấu tạo

    Chưa có cấu tạo TB, chỉ gồm vỡ protein và lõi axit nuclêic (hoặc là ADN hoặc là ARN).

    Có cấu tạo TB nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa có màng nhân.

    Vật chất DT

    Chỉ chứa một trong 2 loại hoặc là ADN hoặc là ARN.

    Có cả 2 loại ADN và ARN.

    Dinh dưỡng

    Dị dưỡng theo kiểu kí sinh bắt buộc trong TB vật chủ.

    Không mẫn cảm với kháng sinh.



    Có nhiều hình thức sốnh khác nhau: tự dưỡng, dị dưỡng (kí sinh, hoại sinh, cộng sinh)

    Sinh sản

    Phải nhờ vào hệ gen và các bào quan của TB vật chủ. Không có khả năng sinh sản ở ngoài TB vật chủ.

    Sinh sản dựa vào hệ gen chính của mình. Có khả năng sinh sản ngoìa TB vật chủ.

    Câu 42 :

    a. Lipit và cacbohiđrat có điểm nào giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất, chức năng?

    b. Tại sao về mùa lạnh hanh, khô người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ?


    a) - Giống nhau: Đều cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O. Đều có thể cung cấp năng lượng cho tế bào.

    - Khác nhau:



    Nội dung so sánh

    Cacbohiđrat

    Lipit

    Cấu trúc hoá học

    Tỉ lệ C:H:O là khác nhau

    Tính chất

    Tan nhiều trong nước, dễ phân huỷ hơn.

    Kị nước, tan trong dung môi hữu cơ. Khó phân huỷ hơn.

    Chức năng

    - Đường đơn: cung cấp năng lượng, là đơn vị cấu trúc nên đường đa.

    - Đường đa: dự trữ năng lượng (tinh bột, glicogen), tham gia cấu trúc tế bào (xenlulôzơ), kết hợp với prôtêin…



    Tham gia cấu trúc màng sinh học, là thành phần của các hoocmon, vitamin. Ngoài ra, còn dự trữ năng lượng cho tế bào và thực hiện nhiều chức năng sinh học khác.

    b) Vì kem (sáp) có bản chất là lipit có đặc tính kị nước nên chống thoát hơi nước, giữ cho da mềm mại.

    Câu 43 : Trong một ao hồ, người ta thường gặp các vi sinh vật sau: vi khuẩn hiếu khí như Peudomonas, tảo lục, vi khuẩn lam, vi khuẩn sunfat, vi khuẩn kị khí bắt buộc, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.

    a. Trình bày sự phân bố của các vi sinh vật đó trong ao hồ.

    b. Giải thích phương thức sống của các nhóm vi sinh vật: tảo lục, vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.

    c. Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và kị khí? Yếu tố nào quyết định hô hấp hiếu khí, kị khí ở vi khuẩn?



    a. Sự phân bố của các vi sinh vật trong ao hồ:

    - Lớp mặt là tảo lục, vi khuẩn lam.

    - Lớp kế tiếp là vi khuẩn hiếu khí như Pseudomonas.

    - Lớp trung gian là vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.

    - Lớp đáy là vi khuẩn sunfat, vi khuẩn kị khí bắt buộc.

    b. Phương thức sống của:

    - Tảo lục, vi khuẩn lam là những vi sinh vật hiếu khí, quang hợp thải ôxi.

    - Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía là vi khuẩn kị khí, quang hợp không thải ôxi, sử dụng hợp chất vô cơ như H2S, S làm nguồn cung cấp electron.

    c. - Kiểu hô hấp của :

    + Vi khuẩn hiếu khí: có ôxi phân tử trong môi trường để sinh trưởng và phát triển.

    + Vi khuẩn kị khí bắt buộc: chỉ phát triển trong điều kiện không có không khí.

    - Tuỳ thuộc vào số và lượng các enzim có thể phân giải H2O2 như catalaza, superoxit dismutaza để quyết định là hô hấp kị khí hay hiếu khí của vi khuẩn.



    Câu 44 :

    a. Thế nào là kháng nguyên? Kháng thể? Cơ chế tác dụng của kháng thể?

    b. Tại sao khi tiêm vacxin phòng bệnh thì người được tiêm không bị mắc bệnh đó nữa?


    a) - Kháng nguyên là loại hợp chất lạ có khả năng gây ra trong cơ thể sự trả lời miễn dịch. Các hợp chất này có thể là prôtêin, độc tố thực vật, động vật, các enzim, một số polisaccarit.

    - Kháng thể là những prôtein được tổng hợp nhờ các tế bào limphô. Chúng tồn tại tự do trong dịch thể hoặc dưới dạng phân tử nằm trong màng tế bào chất của tế bào limphô.

    - Cơ chế tác dụng:

    + Trung hoà độc tố do lắng kết.

    + Dính kết các vi khuẩn hay các tế bào khác.

    + Làm tan các vi khuẩn khi có mặt của chúng trong huyết thanh bình thường.

    + Dẫn dụ và giao nộp các vi khuẩn cho quá trình thực bào.

    b) Tiêm vacxin tức là đưa kháng nguyên (vi sinh vật đã bị giết chết hoặc làm suy yếu) vào cơ thể. Sự có mặt của kháng nguyên kích thích tế bào limphô phân bào tạo ra kháng thể đi vào máu, đồng thời tạo ra các tế bào nhớ khu trú trong các tổ chức bạch huyết ở dạng không hoạt động. Khi kháng nguyên gây bệnh tái xâm nhập vào cơ thể, tế bào nhớ sẽ nhanh chóng sản xuất kháng thể với số lượng lớn để kịp thời tiêu diệt mầm bệnh.



    Câu 45 :

    a. Phân biệt vacxin và kháng huyết thanh.

    b. So sánh sự giống và khác nhau giữa virut cúm và virut khảm thuốc lá.


    a. Phân biệt vacxin và kháng huyết thanh.

    Vacxin

    Kháng huyết thanh

    - Là loai kháng nguyên đã được làm giảm độc lực kích thích sinh kháng thể, chống lại VK gây bệnh

    - Là loại huyết thanh có mang kháng thể đặc hiệu, khi vào người có khả năng tiêu diệt VK gây bệnh

    - Có tác dụng phòng bệnh

    - Có tác dụng chữa bệnh

    - VD: Vacxin phòng bại liệt

    - Kháng huyết thanh chống uốn ván

    b) - Giống nhau: Đều có hình thái xoắn trụ, genom là ARN

    - Khác nhau:



    Virus cúm

    Virus đốm thuốc lá

    • Có cấu tạo màng bao bên ngoài vỏ capsit và trên màng bao có lông dính kết hồng cầu

    • Xoắn có màng bọc

    • Không có



    • Xoắn trần

    Câu 46 :

    a) Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng thông báo nhiều bệnh mới lạ ở người và động vật gây nên bởi các loại virut. Hãy đưa ra 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này

    b) So sánh cấu tạo, đặc điểm sống của virus cúm ở người và virus HIV.


    a) - Do các virut có sẵn bị đột biến thành các virut gây bệnh mới. Nhiều loại virut rất dễ bị đột biến tạo nên nhiều loại virut khác nhau.

    - Do sự chuyển đổi virut từ vật chủ này sang vật chủ khác.

    b) - Giống nhau:

    + Có màng bọc

    + Vỏ capxit đối xứng

    + Lõi axit Nuclêic

    + Đều gây hại cho người.

    - Khác nhau



    Virus cúm

    Virus HIV

    Đối xứng xoắn

    Đối xứng khối

    1 ARN ss

    2 ARN ss

    Không có enzim sao mã ngược



    Tế bào chủ niêm mạc đường hô hấp

    Tế bào chủ lympho TCD4

    Cơ chế nhân lên: chu trình tan, virus độc

    Chu trình tiềm tan, virus ôn hòa

    Câu 47 : Có 3 ống nghiệm đã đánh dấu theo thứ tự 1, 2 và 3.

    - Ống 1 chứa dịch phagơ

    - Ống 2 chứa dịch vi khuẩn tương ứng

    - Ống 3 chứa hỗn dịch của ống 1 và 2

    Tiến hành các thí nghiệm sau: Lấy 1 ít dịch từ mỗi ống nghiệm cấy lần lượt lên 3 đĩa thạch dinh dưỡng. (đã đánh dấu tương ứng.)

    a. Nêu các hiện tượng có thể quan sát được ở 3 đĩa thạch.

    b. Gọi tên phagơ và tế bào vi khuẩn theo mối quan hệ giữa chúng.

    c. Giải thích các hiện tượng.



    a) - Đĩa 1 : Không có sự xuất hiện khuẩn lạc

    - Đĩa 2 : Xuất hiện khuẩn lạc của vi khuẩn.

    - Đĩa 3 :

    + TH1 : Ban đầu xuất hiện khuẩn lạc nhưng sau đó tạo ra những vết tròn trong suốt trên bề mặt thạch.

    + TH2 : Xuất hiện khuẩn lạc.

    b) + TH1: Phagơ độc - Tế bào sinh tan

    + TH2: Phagơ ôn hoà - Tế bào tiềm tan

    c) Giải thích :

    - Đĩa 1: Là đĩa cấy dịch phagơ -> có đời sống kí sinh nội bào bắt buộc, không sống trên môi trường nhân tạo => không xuất hiện khuẩn lạc.

    - Đĩa 2 : Vi khuẩn sinh trưởng trên môi trường dinh dưỡng rắn -> tạo khuẩn lạc.

    - Đĩa 3:

    + TH1: Do có sự xâm nhập, nhân lên của phagơ độc ® ban đầu khuẩn lạc vẫn xuất hiện nhưng khi số lượng phagơ trong tế bào lớn, phá vỡ tế bào -> không còn khuẩn lạc.

    + TH2: Do đây là phagơ ôn hoà không gây tan tế bào vi khuẩn => khuẩn lạc vẫn xuất hiện và tồn tại.

    Câu 48 :

    a. Trong tự nhiên, tại sao nhiều vi khuẩn ưa trung tính tạo ra các chất thải có tính axit hoặc kiềm nhưng chúng vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường đó?

    b. Vì sao tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn?


    a) Các vi khuẩn ưa trung tính vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường có tính axit hoặc kiềm vì chúng có khả năng điều chỉnh độ pH nội bào nhờ việc tích lũy hoặc không tích lũy H+.

    b) - Do nấm mốc là loại vi sinh vật ưa axit và hàm lượng đường cao. Trong dịch bào của rau quả thường có hàm lượng axit và đường cao, không thích hợp với vi khuẩn.

    - Do hoạt động của nấm mốc, hàm lượng đường và axit trong quả giảm, lúc đó vi khuẩn mới hoạt động.

    Câu 49 : Tại sao khi làm mứt các loại củ, quả … trước khi dim đường người ta thường luộc qua nước sôi?

    Khi luộc qua nước sôi sẽ làm các tế bào chết đi vì vậy:

    - Tính thấm chọn lọc của màng giảm (quá trình vận chuyển chủ động qua tế bào không diễn ra) , tế bào không bị mất nước ® mứt giữ nguyên được hình dạng ban đầu không bị teo lại

    - Đường dễ dàng thấm vào các tế bào ở phía trong ® mứt có vị ngọt từ bên trong

    Câu 50 : Màng tế bào tách từ các phần khác nhau của hươu Bắc cực có thành phần axit béo và colesterol khác nhau. Màng tế bào nằm gần móng chứa nhiều axit béo chưa no và nhiều colesterol so với màng tế bào phía trên. Hãy giải thích sự khác nhau này?

    - Phần gần móng tiếp xúc trực tiếp với băng tuyết nên màng tế bào cần có độ linh hoạt cao.

    - Colesteron ngăn cản các đuôi axit béo liên kết chặt với nhau khi gặp nhiệt độ thấp, tạo tính linh động của màng

    - Axít béo chưa no có liên kết đôi trong phân tử nên linh hoạt hơn axit béo no

    Câu 51 : Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn ” có trên màng sinh chất. Theo em dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và chuyển đến màng sinh chất như thế nào?

    - Dấu chuẩn là hợp chất glycôprôtêin

    - Prôtêin được tổng hợp ở các Ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang của mạng lưới nội chất hạt ® tạo thành túi ® bộ máy gôngi. Tại đây protein được hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất saccarit ® glycoprotein hoàn chỉnh ® đóng gói®đưa ra ngoài màng bằng xuất bào.



    Câu 52 :

    Màng tế bào

    Môi trường ngoài

    Tế bào chất

    A

    B

    C



    6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6

    Đồ thị sau cho thấy nồng độ của một chất bên trong và bên ngoài tế bào.




    Nồng độ

    a. Nếu các chất được tự do di chuyển bằng khuếch tán, nó sẽ di chuyển như thế nào: Bên trong tế bào? Giữa các tế bào và giữa bên trong và bên ngoài tế bào?

    b. Nếu, sau một số giờ, nồng độ không thay đổi, em có giả định gì về sự di chuyển các chất qua màng tế bào?


    a. Các chất di chuyển theo nguyên lí khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đền nơi có nồng độ thấp

    b. Màng tế bào có tính thấm chọn lọc đối với các chất tan.



    Câu 53 : Cho 4 nhóm tế bào thực vật cùng loại vào 4 dung dịch nhược trương riêng biệt có cùng nồng độ là: A – nước; B – KOH; C – NaOH; D – Ca(OH)2. Sau 1 thời gian chuyển các tế bào sang các ống nghiệm chứa dung dịch saccarozơ ưu trương có cùng nồng độ. Nêu hiện tượng và giải thích.

    - Khi đưa tế bào thực vật vào các dung dịch nhược trương, nước đi từ ngoài vào tế bào dẫn đến hiện tượng trương nước của tế bào:

    + Nước cất: nước vào tế bào nhiều, tế bào trở nên tròn cạnh.

    + Dung dịch KOH và NaOH: KOH và NaOH điện ly hoàn toàn làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch nước vẫn khuếch tán vào trong tế bào nhưng thấp hơn nước cất, tế bào trương nước ít hơn.

    + dung dịch Ca(OH)2 điện ly theo 2 nấc, trong đó nấc 1 có độ điện ly bằng của KOH và NaOH do đó tính chung dung dịch Ca(OH)2 có áp suất thẩm thấu cao hơn các dung dịch khác Mức độ trương nước thấp hơn các dung dịch khác.

    - Khi đưa các tế bào trên vào dung dịch saccarozơ ưu trương thì tốc độ co nguyên sinh của các tế bào giảm dần theo thứ tự: D > B = C > A

    Câu 54 : Thực nghiệm chứng tỏ rằng khi tách ti thể ra khỏi tế bào, nó vẫn có thể tổng hợp được ATP trong điều kiện invitro thích hợp. Làm thế nào để ti thể tổng hợp được ATP trong ống nghiệm? Giải thích.

    - Tạo ra chênh lệch về nồng độ H+ giữa hai phía màng trong của ti thể.

    - Ban đầu, cho ti thể vào trong dung dịch có pH cao (VD pH = 8) sau đó lại chuyển ti thể vào dung dịch có pH thấp (VD pH = 4). Khi có sự chênh lệch nồng độ H+ giữa hai phía màng trong của ti thể, ATP được tổng hợp qua phức hệ ATP- syntêtaza.



    Câu 55 : Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm tối thiểu cường độ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?

    * Phải giảm cường độ hô hấp vì:

    - Trong trường hợp này hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản. Hô hấp làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản: Khi hô hấp tăng thì O2 giảm, CO2 tăng. Khi O2 giảm quá mức, CO2 tăng quá mứcthì hô hấp của đối tượng bảo quản sẽ chuyển sang dạng phân giải kị khí và đối tượng bảo quản sẽ bị phân hủy nhanh chóng.

    - Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản.

    - Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản. Ngoài ra việc tăng độ ẩm còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật bám trên đối tượng phát triển, vi sinh vật phân giải làm hỏng sản phẩm

    * Không nên giảm cường độ hô hấp đến 0 vì: nếu giảm đến 0 đối tượng bảo quản sẽ chết (không tốt, nhất là đối với hạt củ giống)

    Câu 56 : Tại sao nói tinh bột là nguyên liệu dự trữ lí tưởng trong tế bào TV?

    Tinh bột là  nguyên liệu dự trữ lí tưởng trong tế  bào thực vật vì: 

    - Tinh bột là một hỗn hợp các amilo và amilopectin được cấu tạo từ các đơn phân là gluco.

    - Amilopectin chiếm 80% tinh bột, nhanh chóng được tổng hợp cũng như phân ly để đảm bảo cho cơ thể một lượng đường đơn cần thiết, đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể thực vật.

    - Tinh bột không khuếch tán ra khỏi tế bào và gần như không có hiệu ứng thẩm thấu



    Câu 57 : Ở tế bào nhân thực thường thì các chất ở bên ngoài thấm vào nhân phải qua tế bào chất, tuy nhiên ở 1 số tế bào có thể có sự xâm nhập thẳng của các chất từ môi trường ngoài  tế bào vào nhân không thông qua tế bào chất. Hãy lí giải điều này.

    - Màng nhân  cũng có cấu trúc màng lipoprotein như màng sinh chất, gồm 2 lớp màng: màng ngoài và màng trong; giữa 2 lớp màng là xoang quanh nhân

    - Màng ngoài có thể nối với mạng lưới nội chất hình thành 1 hệ thống khe thông với nhau; hệ thống khe này có thể mở ra khoảng gian bào, như vậy qua hệ thống khe của TBC có sự liên hệ trực tiếp giữa xoang quanh nhân và MT ngoài (TB đại thực bào, ống thận, một số TBTV) vì vậy các chất có thể có  sự xâm nhập thẳng từ môi trường ngoài vào nhân mà không thông qua tế bào chất



    Câu 58 : Để nghiên cứu tác động của tryptophan lên sinh trưởng của vi trùng thương hàn, người ta cấy song song dịch huyền phù vi sinh vật này lên môi trường dinh dưỡng không chứa tryptophan và môi trường dinh dưỡng có chứa tryptophan. Sau 24h nuôi ở nhiệt độ phù hợp, người ta chỉ thấy có sự sinh trưởng của vi khuẩn trên môi trường có chứa tryptophan

      1. Tryptophan là loại hợp chất gì đối với vi trùng thương hàn?

      2. Từ vi trùng thương hàn chủng số 1 bằng cách chiếu tia tử ngoại với liều lượng hạn chế người ta thu được chủng số 2 có khả năng tự tổng hợp được tryptophan. Vì sao?

      3. Để xác định nhu cầu tryptophan đối với vi trùng thương hàn có ý kiến cho rằng nên sử dụng chủng số 2. Điều này có đúng không?

    Каталог: file -> downloadfile9 -> 204
    file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
    file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
    file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
    file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
    204 -> Môn: Sinh học lớp 11 Câu 1
    downloadfile9 -> Họ và tên: Lớp: ĐỀ thi số 5 MÔN: dinh dưỠng học ngàNH: bqcbns
    downloadfile9 -> Đề tài Tìm hiểu về lợi ích của alexa
    downloadfile9 -> Giáo trình Nhập môn Tin học LỜi nóI ĐẦU
    downloadfile9 -> Em xin chân thành cảm ơn! Hải Dương, ngày 31tháng 5 năm 2012 Sinh viên Vũ Tiến Duy MỤc lụC

    tải về 0.62 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4   5   6




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương