Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân


- Đây là các tế bào mô phân sinh ngọn -



tải về 0.62 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.62 Mb.
#28459
1   2   3   4   5   6

- Đây là các tế bào mô phân sinh ngọn

- Chúng là các tế bào non, chưa phân hóa, có khả năng phân chia liên tục nên có nhiều tế bào đang ở các kì phân bào khác nhau

- Các tế bào nằm ở phần ngọn rễ này có đường kính gần đồng đều, nhân thường lớn, không bào nhỏ nên dễ quan sát nhân

Câu 84 : Các câu sau đúng hay sai? Giải thích?

a) Đường đơn không có tính khử, có vị ngọt, tan trong nước

b) Tinh bột và xenlulozo giống nhau về mặt cấu tạo và đều có vài trò là cung cấp năng lượng cho tế bào

c) Loại mốc trắng (Mucor ramannianus) và loại nắm men đỏ (Rhodotorula rubra) chỉ sinh trưởng được trên môi trường đã có vitamin B1

d) Vỏ ngoài của virus thực chất là màng sinh chất của tế bào vật chủ đã bị virus cải tạo.


a) Sai vì đường đơn có tính khử (nhận biết bằng thuốc thử Phêlinh sẽ tạo kết tủa Cu2O màu đỏ gạch)

b) Sai vì tinh bột gồm nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau theo kiểu phân nhánh có vai trò dự trữ cacbon và năng lượng cho tế bào thực vật. Còn xenlulozo cấu tạo nên thành tế bào thực vật gồm nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau theo kiểu mạch thẳng tạo nên các sợi bó sợi tấm rất bền chắc, có vai trò ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào

c) Sai vì hai loài này có thể sống cộng sinh cùng nhau để cùng hợp tác tổng hợp ra vitB1 (yếu tố sinh trưởng của cả hai) để tồn tại trong môi trường không có vitB1

d) Đúng


Câu 85 : Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng?

Trong môi trường nước của tế bào, prôtêin thường quay các phần kị nước vào bên trong và bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài. Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài, nhưng do bản chất kị nước nên các phần kị nước của phân tử này ngay lập tức lại liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho các phân tử nọ kết dính với phân tử kia. Do vậy, prôtêin bị vón cục và đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước canh.

Câu 86 : Hãy nêu thành phần hóa học và tác dụng của lớp màng nhầy ở vi khuẩn. Có phải mọi tế bào vi khuẩn đều có lớp màng nhầy không? Cho ví dụ.

+ Thành phần hoá học: Màng nhầy vi khuẩn có thành phần trên 90% là nước, pôlisaccarit, ở một số vi khuẩn có thêm một ít lipôprôtêin.

+ Tác dụng: Bảo vệ vi khuẩn, tăng khả năng kết dính, tăng độc lực, hạn chế thực bào.

+ Ví dụ:

- Vi khuẩn nhiệt thán hình thành màng nhầy khi có prôtêin động vật.

- Vi khuẩn gây bệnh viêm màng phổi chỉ hình thành màng nhầy khi xâm nhập vào cơ thể động vật, khi ở ngoài không có màng nhầy

Câu 87 : Vì sao nói hô hấp là quá trình sinh lí trung tâm có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình trao đổi chất và năng lượng ?

- Chuyển năng lượng trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống

- Tạo sản phẩm trung gian, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể



Câu 88 : Vì sao vi khuẩn gây viêm loét dạ dày không ưa axit nhưng sống được trong dạ dày có pH = 2 – 3?

Sống trong dạ dày, vi khuẩn gắn vào các tế bào tiết chất nhày của dạ dày và tiết ra enzyme ureaza phân giải urê thành NH4+ nâng cao pH tại chỗ chúng ngự trị

Câu 89 : So sánh quang tổng hợp và hoá tổng hợp

- Giống nhau :

+ Đều là phương thức tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ

+ Sử dụng nguồn CO2

+ Gồm các phản ứng oxi hoá khử

+ Đều có vai trò quan trọng trong quá trình tạo nguồn hữu cơ ban đầu cho sinh giới

- Khác nhau :

Điểm so sánh

Quang tổng hợp

Hoá tổng hợp

Nguồn năng lượng

Ánh sáng

Hoá học từ quá trình oxi hoá các chất vô cơ

Sự thải oxi

Có oxi hoặc không

Không

Sinh vật tham gia

Cây xanh, tảo, vi khuẩn lam, …

Một số vi khuẩn : Vi khuẩn lưu huỳnh, vi khuẩn sắt, vi khuẩn nitơ

Ý nghĩa

Là hình thức tự dưỡng xuất hiện sau trên Trái Đất

Là hình thức tự dưỡng xuất hiện trước trên Trái Đất

Câu 90 : Vì sao địa y không thuộc giới thực vật, mà xếp vào giới nấm cũng không hoàn toàn chính xác

- Địa y không phải là thực vật vì không có cấu tạo tế bào đặc trưng của thực vật và cũng không có cấu trúc mô, cơ quan của thực vật đa bào bậc cao

- Địa y cũng không đơn thuần là nấm vì trong cấu tạo ngoài tế bào sợi nấm còn có các tế bào tảo lục hay vi khuẩn lam có chất diệp lục



Câu 91 : Phân biệt môi trường tự nhiên và môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Không khí có được là môi trường tự nhiên của vi sinh vật không?

- VSV phân bố rất rộng rãi trong đất, nước đáy đại dương, trên cơ thể, động vật, thực vật,…Các yếu tố trên được gọi là môi trường tự nhiên (nơi cung cấp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển) của VSV

- MT nuôi cấy VSV: do con người chủ động tạo ra để nuôi cấy các SV trong phòng thí nghiệm. Dựa vào nguồn gốc của nguyên liệu chia làm 3 loại:



  • MT tự nhiên: Chứa các chất tự nhiên như sữa, thịt, trứng, huyết thanh, máu, …với số lượng và thành phần không xác định

  • MT tổng hợp: Đã biết thành phần hóa học và số lượng của các chất có trong MT:

VD: (NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5,0(g/l)

  • MT bán tổng hợp: chứa một số chất tự nhiên và một số chất hóa học đã biết rõ thành phần và số lượng

Câu 92 : Tại sao nói glucoza là trung tâm của mọi con đường trao đổi chất ở VSV?

- Glucoza là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể

- VSV dễ đồng hóa nhất

- Cung cấp các tiền chất cho hầu hết các quá trình sinh tổng hợp đại phân tử cho tế bào

- Tồn tại ở dạng dự trữ góp phần duy trì sự ổn định tính chất sinh lý, áp suất thẩm thấu của tế bào



Câu 93 : Sự khác nhau cơ bản giữa VK màu lục, VK lam, VK không lưu huỳnh màu tía




VK S màu lục

VK lam

VK không S màu tía

Về cấu trúc bộ máy quang hợp

Cloroxom gồm các túi liên kết với protein nằm trong màng tế bào

Tilacoid và phicobilixom

Các vùng lõm vào của màng TBC

Sắc tố quang hợp

Là khuẩn diệp lục a, c, d, e

Diệp lục a, caroten, phicoxianin, phicoeritrin

Là khuẩn diệp lục a,b

Nơi phân bố

Sống ở đáy ao giàu chất hữu cơ phân giải

Sống ở lớp nước bề mặt giàu oxy

Sống ở lớp nước nông

Câu 94 : Nêu cấu tạo và đặc tính của nội bào tử

Đặc tính :

- Là cấu trúc nghỉ, có tính đề kháng đặc biệt, có nhiều ở vi khuẩn Gram dương

- Nằm trong tế bào sinh dưỡng, cấu trúc rất phức tạp

- Số lượng 1 bào tử/tế bào

- Không có chức năng sinh sản

- Có tính đề kháng cao với các sốc môi trường



Cấu tạo :

- Lớp màng ngoài: Cấu trúc xốp, cách nhiệt, thành phần chủ yếu là lipoprotein, khó thấm

- Lớp áo: chủ yếu là protein và 1 ít photpholipoprotein, có tính đề kháng cao với lizozim, proteaza, chất hoạt động bề mặt

- Lớp vỏ bào tử: chứa canxidicolinat giúp tế bào bền với nhiệt và chịu nhiệt cao

- Lõi bào tử: có thành bào tử, màng bào tử, bào tử chất, vùng nhân bào tử. Lõi bào tử chứa enzim không hoạt động phản ứng sinh hóa không diễn ra, trao đổi chất cực thấp

Câu 95 : So sánh miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào

Miễn dịch dịch thể

Miễn dịch tế bào

- Là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể của cơ thể do tế bào limpho B tiết ra, chúng được đưa vào tất cả các chất lỏng (thể dịch) trong cơ thể: máu, hệ bạch huyết, dịch tủy sống, màng phổi, màng bụng, dịch khớp và dịch màng ối. Chúng có thể có trong các chất lỏng do cơ thể bài tiết ra như nước tiểu, nước mắt, dịch mũi, dịch tiêu hóa (nước bọt, dịch mật, dạ dày, …)

- Chúng có nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại virus, sinh vật gây bệnh, lắng kết các loại độc tố do chúng tiết ra



- Là miễn dịch có sự tham gia của tế bào limpho T độc. Các tế bào mang kháng thể này chịu trách nhiệm tiêu diệt: các virus, VSV gây bệnh, thu gom các mảnh vụn trong cơ thể, bằng cách tiết ra loại protein làm tan các tế bào bị nhiễm độc, ngăn cản sự nhân lên của virut

- Trong những bệnh do virus gây ra, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực vì virus nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể



Câu 96 : Hãy nêu kiểu phân giải, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm khử của vi khuẩn lam, vi khuẩn sinh metan, vi khuẩn khử sunfat, nấm men rượu và vi khuẩn lactic đồng hình

Vi sinh vật

Kiểu phân giải

Chất nhận điện tử

Sản phẩm khử

Vi khuẩn lam

Hô hấp hiếu khí

O2

H2O

Vi khuẩn sinh metan

Hô hấp kị khí

CO32-

CH4

Vi khuẩn khử sunfat

Hô hấp kị khí

SO42-

H2S

Nấm men rượu

Vi khuẩn lactic đồng hình

Lên men

Chất hữu cơ, ví dụ :

Axêtan đêhit

Axit piruvic


Etanol

Axit lactic



Câu 97 : Nêu những điểm giống nhau và những điểm khác nhau giữa hô hấp hiếu khí của vi sinh vật nhân thực và vi sinh vật nhân sơ.

- Giống nhau : Diễn ra qua các giai đoạn giống nhau và chất nhận êlectron cuối cùng là O2.

- Khác nhau : Ở vi sinh vật nhân thực diễn ra ở màng trong gấp khúc của ti thể còn ở vi sinh vật nhân sơ diễn ra ở màng sinh chất.



Câu 98 :

a) So sánh nấm men và nấm sợi

b) Trong quá trình chế biến nước mắm từ cá, người ta không loại bỏ ruột cá khi ủ cá. Hãy giải thích hiện tượng trên


a) - Giống nhau :

+ Tế bào có thành phần cấu tạo giống nhau

+ Sống dị dưỡng bằng hoại sinh, kí sinh

- Khác nhau :



Nấm sợi (nấm mốc)

Nấm men

- Đa bào dạng sợi phân nhánh, có vách ngang hay không c ó vách ngang

- Thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bằng kitin, xenluloz – glucan

- Có dạng sống cộng sinh

- Sinh sản dinh dưỡng bằng các đoạn sợi nấm

- Sinh sản vô tính bằng các bào tử hình thành trong túi hay ngoài túi

- Sinh sản hữu tính đơn giản và sinh sản hữu tính phức tạp



- Hầu hết đơn bào

- Thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bằng mannan - kitn

- Không có dạng sống cộng sinh

- Sinh sản dinh dưỡng bằng nảy chồi hay phân cắt tế bào

- Sinh sản vô tính bằng các bào tử hình thành trong túi

- Sinh sản hữu tính đơn giản



b) Men thuỷ phân protein cá là : men proteaza có trong ruột cá. Vì thế ta không loại bỏ ruột cá khi ủ

Câu 99 : Tại sao một số phụ nữ khi sử dụng kháng sinh để chữa bệnh nhiễm khuẩn thường dễ bị phụ khoa do nấm Candida albicans ?

- Vi khuẩn lactic trong âm đạo tiết axit lactic làm giảm pH, ngăn cản sự sinh sản mạnh mẽ của nấm Candida albicans

- Khi dùng kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn mà không diệt được nấm, lúc đó nấm Candida albicans sẽ phát triển mạnh mẽ gây bệnh phụ khoa



Câu 100 : Trong cơ thể người, loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không ? Vì sao ?

- Trong cơ thể người :

+ Loại tế bào có nhiều nhân là bạch cầu đa nhân

+ Loại tế bào không có nhân là hồng cầu

- Các tế bào không có nhân không có khả năng sinh trưởng

- Vì :

+ Nhân tế bào là một trong những thành phần quan trọng nhất của tế bào



+ Nhân tế bào là kho chứa thông tin di truỳên

+ Nhân là trung tâm điều khiển, định hướng, giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào



Câu 101 : Tại sao xenluloz được xem là cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật ?

- Xenluloz là chất trùng hợp (polime) của nhiều đơn phân cùng loại là glucoz

- Các đơn phân glucoz này liên kết với nhau bằng liên kết 1-4 glicozit tạo nên sự đan xen một “xấp”, một “ngửa” nàm như dảy băng duỗi thẳng không có sự phân nhánh

- Nhờ cấu trúc này mà các liên kết hidrô giữa các phân tử nằm song song và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi. Các vi sợi không hoà tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai và chắc

Câu 102 : Tại sao khi cúng ta hoạt động thể dục,thê thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucose trong hô hấp hiếu khí mà lại không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn?

- Năng lượng được giải phóng từ mỡhủ yếu là axit béo

- Axit béo ó tỉ lệ ôxi/cacbon (O/C) thấp hơn nhiều so với đường glucose

- Vì vậy khi hô hấp hiếu khí, các axit béo của các tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều oxi, khi hoạt động thê chất thì lượng oxi mang đến tế bào bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn

- Vì thế, mặc dù phân giải mỡ tạo ra nhiều năng lượng hơn so với phân giải đường glucose nhưng tế bào cơ không sử dụng mỡ trong trường hợp oxi không được cung cấp đầy đủ



Câu 103 : Vì sao vi khuẩn lam vừa có khả năng quang hợp, lại vừa có khả năng cố định nitơ

- Vi khuẩn lam có khả năng quang hợp vì có tilacoit chứa diệp lục a, carôten, phcobilin và chuỗi vận chuyển điện tử trong quang hợp

- Vi khuẩn lam ó khả năng cố định nitơ tự do ở các tế bào dị hình có thành dày, không có oxi xâm nhập, có bộ máy cố định đạm : ezm nitrogenaza, điều kiện kị khí, có lực khử mạnh, có ATP



Câu 105 : Trở ngại và thuận lợi lớn nhất trong chế tạo ATP bằng phương thức lên men là gì? Trong các giai đoạn của hô hấp nội bào, giai đoạn nào được xem là cổ nhất? Vì sao?

- Trở ngại lớn nhất : tạo ra ít năng lượng (chỉ 1 – 2 ATP/1 glucose)

- Thuận lợi lớn nhất : không cần oxi

- Giai đoạn đường phân được xem là cổ nhất

- Lí do : diễn ra ở tất cả các tế bào sống, từ tế bào nhân sơ đến tế bào nhân chuẩn; các quá trình hô hấp hiếu khí, lên men và hô hấp kị khí đều trải qua đừơng phân



Câu 106 : Các phân tử lipit có vai trò như tthế nào trong vịêc qui định tính ổn định nhưng lại mềm deo của màng

-Tính ổn định :

+ Lớp photphoipit tạo nên một cái khung lên tục

+ Khi các phân tử photpholipit có đuôi kị nước ở trạng thái no

+ Sự xen kẽ các phân tử colesterol

- Tính mềm dẻo :

+ Các phân tử photpholipit có thể tự quay, dịch chuyển ngang và trên dưới

+ Khi các phân tử photpholipit có đuôi kị nước ở trạng thái không no

+ Sự linh hoạt của khung lipit  màng có thể thay đổi tính thấm đáp ứng các hoạt động thích nghi của tế bào



Câu 107 : Khi xào thịt bò người ta thường cho vài lát dứa tươi vào xào cùng. Tương tự khi ăn thịt bò khô người ta hay ăn cùng với nộm đu đủ. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp trên?

Dứa có chứa bromelin còn đu đủ có chứa papain, đều là những enzim có tác dụng thủy phân prôtêin thành các axit amin có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Chúng có tác dụng giống pepsin của dạ dày hoăc trypsin của dịch tụy. Vì vậy khi xào thịt bò với dứa sẽ giúp cho thịt được mềm hơn còn ăn thịt bò khô với nộm đu đủ sẽ giúp ích cho việc tiêu hóa.

Câu 108 : Phân biệt đặc điểm chính của protein sợi và protein hạt

Tiêu chí

Protein sợi

Protein hạt

Cấu trúc

Các mạch duỗi thẳng

Các mạch gấp cuộn phức tạp

Tính chất

Không tan, bền vững với biến động của nhiệt độ và pH

Dễ hoà tan tạo dung dịch keo, nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ và môi trường

Chức năng

Nguyên liệu cấu trúc

Thành phần chứa năng quan trọng của sự trao đổi chất

Câu 109 : Vì sao mantoz và saccaroz cùng là đường đôi và cùng có công thức phân tử C12H22O11 nhưng mantoz là đường khử còn saccaroz không là đường khử ?

- Mantoz được cấu tạo bởi 2 gốc - glucoz bằng liên kết - 1,4 - glicozit. Trong dd, gốc -glucoz có thể mở vòng tạo ra nhóm CH=O (có tính khử)

- Saccaroz được cấu tạo bởi 1 gốc - glucoz và 1 gốc - fructoz bằng liên kết 1,2 – glicozit không có khả năng mở vòng tạo nhóm CH=O (vì nhóm OH ở C1 không còn) nên không có tính khử



Câu 110 : Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và trên màng ti thể. Năng lượng của dòng điện được sử dụng như thế nào ?

- Sự khác nhau :

Trên màng tilaoit

Trên màng ti thể

- Các điện tử (e-) đến từ lục lạp

- Năng lượng có nguồn gốc từ ánh sáng

- Chất nhận e cuối cùng là NADP+


- Các điện tử (e-) sinh ra từ quá trình dị hoá (quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ)

- Năng lượng được giải phóng từ việc đứt gãy các liên kết hoá học, trong các phân tử hữu cơ

- Chất nhận e cuối cùng là oxi


- Năng lượng được dùng để chuyển tải H+ qua màng, khi dòng H+ chuyển ngược lại, ATP được hình thành

Câu 111 : Thành tế bào có tác dụng bảo vệ duy trì áp suất thẩm thấu cho vi khuẩn, tại sao Mycoplasma không có thành tế bào vẫn tồn tại được ?

MSC của Mycoplasma có nhiều cholesterol

Câu 112 : Vì sao các vi sinh vật sống ở vùng Nam cực, Bắc cực vẫn sinh trưởng bình thường ?

- Trong tế bào, các enzim, các protein vận chuyển chất dinh dưỡng và các ribôxôm của các vi sinh vật này hoạt động bình thường ở nhiệt độ

- MSC của chúng chứa nhiều axit béo không no  để tăng cường trạng thái lỏng, mềm mại của màng trong điều kiện lạnh giá, quá trình trao đổi chất xảy ra bình thường



Câu 113 : Mọt giọi dầu khi thả vào nước, nổi lềnh bềnh trên mặt nước tạo nên 1 hình cầu định hướng. Nhưng nếu giọt photpholipit được thả vào nước, tất cả các phân tử đều định hướng ra ngoài phía nước. Chúng có những biểu hiện như thế do đặc tính gì?

- Photpholipit là phân tử lưỡng tính : có đầu phân cực ngắn ưa nước và đuôi dài không phân cực kị nước

- Trong nước : có 2 vùng phân bố có xu hướng xếp ngược nhau :

+ Đuôi không phân cực, kị nước, có xu hướng tránh tiếp xúc với các phân tử nước  Phần kị nước của photpholipit sẽ liên kết với nhau sao cho bề mặt tiếp xúc với nước ít nhất

+ Đầu phân cực là đầu ưa nước, có xu hướng hút về phía các phân tử ngược lại phần ưa nước cũng liên hợp với nhau sao cho bề mặt tiếp xúc với nước càng rộng càng tốt

 Giọt photpholipit được thả vào nước, tất cả các phân tử đều hướng ra ngoài phía nước

Câu 114 : Tại sao tế bào bạch cầu có thể thay đổi hình dạng mãnh mẽ mà không làm đứt gãy tế bào?

- Tế bào có khung nâng đỡ gồm vi ống, vi sợi (actin), sợi trung gian. Cả sợi trung gian và sợi actin đều được néo chặt vào protein ở phía bên trong màng sinh chất, giúp tế bào có độ bền cơ học. Sợi trung gian hoạt đông như một gân nội bào có tác dụng ngăn ngừa sự co giãn quá mức của tế bào còn sợi actin xác định hình dạng tế bào

Câu 115 : Khi cho lizoim vào dd nuôi cấy vi khuẩn gram dương. Vi khuẩn này có tiếp tục sinh sản không ? Vì sao ?

Lizozim làm tan thành tế bào vi khuẩn, vi khuẩn mất thành tế bào sẽ biến hành tế bào trần nên không phâ chia được  không sinh sản

Câu 116 : Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn và tế bào nhân chuẩn, em hãy chứng minh chúng có cùng tổ tiên


Каталог: file -> downloadfile9 -> 204
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
204 -> Môn: Sinh học lớp 11 Câu 1
downloadfile9 -> Họ và tên: Lớp: ĐỀ thi số 5 MÔN: dinh dưỠng học ngàNH: bqcbns
downloadfile9 -> Đề tài Tìm hiểu về lợi ích của alexa
downloadfile9 -> Giáo trình Nhập môn Tin học LỜi nóI ĐẦU
downloadfile9 -> Em xin chân thành cảm ơn! Hải Dương, ngày 31tháng 5 năm 2012 Sinh viên Vũ Tiến Duy MỤc lụC

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương