Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân



tải về 0.62 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.62 Mb.
#28459
1   2   3   4   5   6

a) Tryptophan là nhân tố sinh trưởng của vi trùng thương hàn vì thiếu hợp chất này chúng không phát triển được

b) Đã tạo ra chủng đột biến số 2 có khả năng tự tổng hợp được tryptophan (cụ thể: tạo dimetimin do đó trong ADN cặp AT bị thay thế bằng cặp khác trong lần nhân đôi sau)

c) Không nên sử  dụng chủng 2 mà phải dùng chủng 1 là chủng khuyết dưỡng với tryptophan

Câu 59 :

  1. Nốt sần được hình thành ở rễ nông hay rễ sâu của cây họ đậu? vì sao?

  2. Tại sao cây phi lao phát triển được trên các vùng đất cát nghèo đạm?

a) Ở cây họ đậu nốt sần thường hình thành ở rễ nông, phần rễ sâu rất ít do tính háo khí của VK nốt sần, thiếu O2 sẽ làm giảm cường độ trao đổi chất năng lượng và khả năng xâm nhập vào rễ cây

b) Do bộ rễ có những vi sinh vật sống cộng sinh có khả  năng cố định đạm chúng không phải vi khuẩn như nốt sần cây họ Đậu mà là xạ khuẩn



Câu 60 : Nêu vai trò của các điểm chốt trong điều chỉnh chu kì tế bào?

- Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nhận được các tín hiệu từ bên ngoài cũng như từ bên trong tế bào. Tại G1 cũng như một số giai đoạn khác có tồn tại “điểm kiểm soát” mà ở đó tế bào tích lũy đủ một lượng phức chất nhất định thì nói mới chuyển sang pha kế tiếp

+ Điểm chốt R (vào S) : là điểm chốt ở cuối pha G1, báo hiệu rằng các quá trình tăng trưởng, quá trình chuẩn bị cho sự cho sự tái bản ADN đã hoàn tất. Nếu tb vượt qua G1 sẽ tiếp tục sang pha S, nếu không tb bị ách lại tại G1

+ Điểm chốt G2 (vào M) : báo hiệu các quá trình cần thiết cho phân bào phải được hoàn tất như : tái bản ADN sự tạo thành các vi ống để chuẩn bị cho sự tạo thoi phân bào...Nếu chưa hoàn tất hoặc có hư hỏng ADN tb bị ách lại ở G2, không đi vào M ngăn chặn việc di truyền các hư hỏng trong hệ gen cho các tế bào con cháu.

+ Điểm chốt M : Ở giai đoạn kì giữa chuyển sang kì sau : Nếu các quá trình như tan rã màng nhân , tạo thoi phân bào ... chưa hoàn tất thì tế bào bị ách lại ở M các tế bào đa bội , kì sau và kì cuối không xảy ra.



Câu 61 : Hãy giải thích ngắn gọn:

  1. Tại sao trước khi mưa, nhiệt độ không khí thường tăng lên một chút

  2. Tại sao nói màng sinh chất có cấu trúc khảm – động?

  3. Tại sao tế bào không trực tiếp sử dụng năng lượng từ glucozơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP?

  4. Tại sao nói ATP và NADPH là các chất “chuyên chở năng lượng trung gian” mang năng lượng ánh sáng đến các sản phẩm hữu cơ của quá trình quang hợp?

a) Tế bào thực vật được xoang hóa tạo ra các khu vưc khác nhau thích hợp cho các enzim khác nhau cùng hoạt động ,các phản ứng trái chiều vấn có khả năng xảy ra chức năng sống của tế bào nhân thực đa dạng hơn

b) –Khảm: + nền phôtpholipit kép

+ khảm prôtêin ,colesteron,....

- Động : Các phân tử prôtêin và phôtpholipit co thể dich chuyển trong một phạm vi nhất định

c) – Năng lượng trong phân tử glucozơ lớn

- Năng lượng trong ATP vừa đủ cho hầu hết các phản ứng trong tế bào

d) - Pha sáng :Nằn lượng ánh sáng được tích lũy trong ATP và NADPH

- Pha tối: năng lượng trong ATP,NADPH được dùng để cố định CO2 => chất hữu cơ



Câu 62 : Xét sơ đồ chuyển hóa năng lượng như sau:

(1) (2)


Quang năng Hóa năng trong chất hữu cơ Hóa năng trong ATP

  1. (1) và (2) là những quá trình sinh lí nào?

  2. So sánh hai quá trình trên?




a) (1) là quang hợp (2) là hô hấp tế bào

b) Phân biệt quang hợp và hô hấp tế bào.



Tiêu chí

Quang hợp

Hô hấp

Phương trình phản ứng

6CO2 + 6H2O C6H12O6 + O2

C6H12O6 + O2 6CO2 + 6H2O

+ Q


Nơi thực hiện

Lục lạp

Ti thể

Năng lượng

Ánh sáng

Hợp chất hữu cơ

Sắc tố

Cần sắc tố quang hợp

Không cần

Vai trò

- Chuyển hóa NL A/S NL hóa học

- Tổng hợp chất hữu cơ

- Cân bằng tỉ lệ O2/CO2


- Chuyển hóa năng lượng trong chất hữu cơ NL ATP cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào

Câu 63 : Cho các vật liệu và dụng cụ thí nghiệm như sau :

1 tủ ấm, 1 lọ glucoz, 1 lọ axit pyruvic, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào không có các bào quan, 1 lọ chứa ti thể .

a. Có thể bố trí được bao nhiêu thí nghiệm về hô hấp và nêu các giai đoạn hô hấp trong mỗi thí nghiệm ?

b. Có mấy thí nghiệm có CO2 bay ra



a) - Có 2 nguyên liệu tham gia hô hấp : Glucoz , axit pyruvic

- Có 3 môi trường hô hấp : 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào không có các bào quan, 1 lọ chứa ti thể .

=> có 6 thí nghiệm.

+ (1): Glucoz + dịch nghiền tế bào -> xảy ra toàn bộ quá trình hô hấp, có CO2 bay ra.

+ (2): Glucoz + dịch nghiền tế bào không có các bào quan-> dừng lại ở đường phân, không có CO2 bay ra.

+ (3): Glucoz + Ti thể -> không xảy ra quá trình nào, không có CO2 bay ra.

+ (4): axit pyruvic + dịch nghiền tế bào -> xảy ra chu trình crep và chuỗi truyền elêctron, có CO2 bay ra.

+ (5): axit pyruvic + dịch nghiền tế bào không có các bào quan->không xảy ra quá trình nào , không có CO2 bay ra.

+ (6): axit pyruvic + Ti thể -> xảy ra chu trình crep và chuỗi truyền elêctron, có CO2 bay ra.

b) Có 3 thí nghiêm có có CO2 bay ra (1,4,6)



Câu 64 :

a) VK lactic chủng 1 tự tổng hợp được axit folic và không tự tổng hợp được pheninalanin còn VK lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi hai chủng VK này trong MT thiếu axit folic và pheninalanin nhưng đủ các chất dd khác được không. Vì sao?

b) Nuôi hai chủng VK E. Coli khuyết dưỡng với triptophan và Staphylôccus (tụ cầu) nguyên dưỡng với triptophan trên môi trường không có triptophan, thấy cả hai chủng cùng sinh trưởng. Giải thích vì sao. Tốc độ sinh trưởng của VK nào nhanh hơn.


a) Có thể nuôi hai chủng này trong môi trường như giả thiết đưa ra, vì khi nuôi hai chủng này trong cùng MT chúng sẽ tiếp hợp với nhau tạo ra chủng nguyên dưỡng. Chủng mới này ST được trên môi trường thiếu cả hai nhân tố sinh trưởng.

b) - Cả hai chủng cùng sinh trưởng bởi vì chủng nguyên dưỡng sinh trưởng trước tiết ra triptôphan kéo theo chủng khuyết dưỡng cùng sinh trưởng.Đây là hiện tượng đồng dưỡng.

- Tốc độ sinh trưởng của VK nguyên dưỡng nhanh hơn vì VK nguyên dưỡng sinh trưởng sản sinh ra NTST thì VK khuyết dưỡng mới có thể sinh trưởng được.

Câu 65 : Thế nào là quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá. Các vi khuẩn tham gia vào hai quá trình này có kiểu hô hấp gì? Tại sao nói chúng có vai trò trái ngược nhau?

- Nitrat hóa là quá trình chuyển hoá nitơ trong đất từ dạng NH3 thành NO2-, rồi từ NO2- thành NO3- nhờ 2 nhóm vi khuẩn là Nitrosomonas và Nitrobacter .

- Phản nitrat hoá là quá trình chuyển hoá nitơ trong đất từ NO3- thành NO2- rồi thành N2 khí quyển nhờ vi khuẩn phản nitrat hoá.

- Vi khuẩn nitrat hoá có kiểu hô hấp hiếu khí hiếu khí, vi khuẩn phản nitrat có hiểu hô hấp kỵ khí.

- Vai trò:

+ vi khuẩn nitrats chuyển hoá nitơ dưới dạng amon thành dạng nitrat cung cấp cho cho cây trồng.

+ vi khuẩn phản nitrat biến nitơ dưới dạng cây dễ hấp thụ thành nitơ không khí cây không sử dụng được( làm mất nitơ của đất)



Câu 66 : Kháng sinh là gì. Nhóm VSV nào sản xuất sản xuất nhiều kháng sinh nhất hiện nay? Các chất hoá học như cồn, một số loại axit hữu cơ, một số chất tiết của hành tỏi, thạch tín, thuỷ ngân…cũng có khả năng diệt khuẩn, chúng có phải là kháng sinh không? Vì sao?

- Định nghĩa chất kháng sinh: Là các chất hoá học đặc hiệu có nguồn gốc chủ yếu từ hoạt động sống của VSV, có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt có chọn lọc sự ST-PT của các VSV khác hoặc tế bào sống nhất định ở nồng độ rất thấp.

  • Nhóm VSV sản xuất nhiều kháng sinh nhất hiện nay: Xạ khuẩn

  • Các chất diệt khuẩn trên không được gọi là kháng sinh vì:

+ Cồn, axit hữu cơ: diệt khuẩn ở nồng độ cao và không có chọn lọc

+ Thạch tín, thuỷ ngân: diệt khuẩn ở nồng độ rất thấp nhưng cũng không có tính chọn lọc



Câu 67 : Trình bày sự dẫn truyền hidrô và tổng hợp ATP trong hô hấp tế bào theo thuyết hóa thẩm.

Con đường dẫn truyền hidro :

-Gồm một chuỗi các phân tử chất mang ở đầu chuỗi, các nguyên tử hiđro từ NADH được chuyển đến enzym NADH dehydrogenaz. Dưới tác động xúc tác của enzym này, NAD+ được giải phóng và được dùng lại trong chu trình axit xitric.

-NADH dehydrogenaz dẫn truyền điện tử cho một chất mang ubiquinon để lại một số tương ứng các ion H+ được bơm vào xoang dịch gian màng của ty thể. Ubiquinon lại chuyển điện tử đến đến nhóm protein quan trọng gọi là xitocrom.

–Mỗi xitocrom mang một nhóm hem chứa sắt như một phần của cấu trúc xitocrom và khi các điện tử được dịch chuyển từ một phân tử này đến một phân tử tiếp theo thì các nguyên tử sắt luân phiên nhau khi thì bị khử, khi thì bị Oxy hóa

-Một số bước trongchuỗi oxy hóa khử giải phóng năng lượng dùng để bơm ion H+ qua màng. Toàn bộ sáu ion H+ được bơm qua màng nếu chuỗi chất mang bắt đầu với NADH.

- Cuối chuỗi dẫn truyền enzym xitocrom oxydaz hấp thụ điện tử, cùng với ion H+ và kết hợp chúng với oxy để hình thành nước. Các ion H+ được bơm ra ngoài đồng thời thúc đẩy tổng hợp ATP nhờ các hạt hình nấm gắn ở màng trong ty thể có chứa enzym ATP sintetaz. Khi mỗi đôi ion H+ đi qua, lại một phân tử ATP được tổng hợp.



Câu 68 : Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng.

a) Nguyên nhân chính làm cho các thực vật không ưa mặn không có khả năng sinh trưởng trên những loại đất có nồng độ muối cao là do thế nước của đất quá thấp.

b) Phôtpholipit thuộc nhóm các lipit đơn giản, còn côlestêrôn thuộc nhóm các lipit phức tạp.

c) Pentôzơ là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào tạo năng lượng, cấu tạo nên đisaccarit và pôlisaccarit.

d) Prôtêin chiếm tới trên 50% khối lượng khô của tế bào và là vật liệu cấu trúc của tế bào.


  1. Đúng. Thế nước của đất quá thấp --> cây mất nước chứ không hút được nước --> cây chết.

  2. Sai. Cả phôtpholipit và côlestêrôn đều thuộc nhóm các lipit phức tạp.

  3. Sai. Hexôzơ mới là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào tạo năng lượng, cấu tạo nên đisaccarit và pôlisaccarit.

  4. Đúng.

Câu 69 :

a) Hình bên biểu thị cấu trúc nào trong tế bào? Kể ra 3 nơi có mặt phổ biến cấu trúc trên?

b) Nguyên lí hoạt động và vai trò của nó?

atpase[1]


a) - Hình vẽ trên thể hiện cấu trúc bơm ATP - Syltetaza

- Ba nơi có mặt phổ biến cấu trúc này trong tế bào là:

+ Màng trong ti thể

+ Màng trong lục lạp

+ Màng sinh chất của tế bào vi khuẩn

b) - Nguyên lí hoạt động:

+ Các phản  ứng ôxi hóa khử trong chuỗi vận chuyển điện tử giải phóng năng lượng. Một số prôtêin của chuỗi dùng năng lượng vận chuyển H+ qua màng. Tạo ra sự chênh lệch nồng độ ion H+ hai bên màng  giúp hình thành điện thế màng.

+ Kích thích bơm ion H+ hoạt động và ion H được bơm qua màng ngược lại hướng ban đầu qua phức hệ ATP Syltetaza (phức hệ Fo F1) giải phóng năng lượng tự do để tổng hợp ADP và Pvc thành ATP cung cấp cho tế bào.

- Vai trò của bơm ATP Syltetaza: Giúp duy trì sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữa 2 phía của màng

Câu 70 :

a) Hãy giải thích tại sao ADN của sinh vật có nhân thường bền vững hơn nhiều so với ARN?

b) Cho axit amin glycin có công thức cấu tạo như hình vẽ. Hãy giải thích tại sao axit amin này được coi là axit amin có tính "bảo thủ" cao nhất?

ryrpnw1or_ypqm


a) - ADN có cấu trúc 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch, cấu trúc xoắn 2 mạch của ADN phức tạp hơn.

- ADN thường liên kết với prôtêin nên được bảo vệ tốt hơn

- ADN được bảo quản trong nhân nên thường không có enzim phân hủy chúng. Trong khi ARN thường tồn tại ngoài nhân nơi có nhiều hệ enzim phân hủy

b) - Từ công thức cấu tạo của aa glycin nhận thấy gốc R của aa này là H

- Gốc R qui định tính đặc trưng của từng aa xác định

- aa này có gốc R chỉ là 1 nguyên tử H nên xét về mặt hóa học rất khó tham gia các phản ứng để thay đổi tích chất của R (aa glycin)



Câu 71 :

a) Hai phân tử mỡ và dầu có cùng số nguyên tử cacbon, phân tử nào có hệ số hô hấp cao hơn? Giải thích.

b) Khi bổ quả táo để trên đĩa, sau một thời gian mặt miếng táo bị thâm lại. Để tránh hiện tượng này, sau khi bổ táo chúng ta xát nước chanh lên bề mặt các miếng táo. Hãy cho biết tại sao miếng táo bị thâm và tại sao xát chanh miếng táo sẽ không bị thâm?


a) - Hệ số hô hấp (RQ) của dầu cao hơn mỡ.

- Theo công thức tính RQ, dầu có nhiều axit béo không no, nên có ít H hơn, tiêu thụ O2 ít hơn.

b) - Do enzim trong quả táo tiết ra xúc tác các phản ứng hóa học nên táo bị thâm.

- Khi xát chanh lên quả táo sẽ làm giảm pH làm cho enzim bị biến tính → Tránh cho táo bị thâm



Câu 72 :

a) Vai trò của các prôtêin cyclin A, B, D, E trong phân bào gián phân?

b) Trong công nghiệp sản xuất dược phẩm tạo chất kháng sinh, trong đó có hai chất kháng sinh là penicilin và streptomycin. Hãy phân biệt hai loài sinh vật tổng hợp hai loại chất kháng sinh trên?

c) So sánh các đặc điểm chính của Interferon và kháng thể?



a) - Cyclin D và cyclin E tương tác với enzim kinaza giúp tế bào vượt qua điểm R đi vào pha S.

- Cyclin A cùng với kinaza xúc tiến sự tái bản ADN ở pha S

- Cyclin B hoạt hóa enzim kinaza giúp hình thành các vi ống tubulin để làm xuất hiện thoi phân bào.

b) - Penixilin do nấm tạo nên còn Steptomixin do xạ khuẩn tổng hợp nên



Xạ khuẩn

Nấm

- Sinh vật nhân sơ

- Sinh vật nhân thực

- Thành tế bào Peptiđôglican

- Thành tế bào là xenlulose, kitin hoặc Xenlulose – glucan

- Chưa có các bào quan

- Có đầy đủ các bào quan

- Khuẩn ti có kích thước nhỏ,

khuẩn lạc xuất hiện cấu trúc

phóng xạ, thường ít màu sắc


- Khuẩn ti có kích thước lớn,

có cấu trúc sợi phân nhánh,

nhiều màu sắc hơn


- Chủ yếu sinh sản vô tính

- Sinh sản vô tính, hữu tính, sinh

sản bào tử



c) Giống nhau: Đều có bản chất là prôtêin, đều do tế bào vật chủ tổng hợp, Đều có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Khác nhau:

Interferon

Kháng thể

- Do các loại TB trong cơ thể tổng hợp khi có vi rút xâm nhập.

- Do tế bào bạch cầu tổng hợp khi có kháng nguyên (vi rút, vi khuẩn…) xâm nhập.

- Có tác dụng kháng virut

- Có tác dụng bao vây tiêu diệt vi khuẩn, kháng độc…

- Không có tính đặc hiệu đối với loại virut, đặc hiệu loài.

- Có tính đặc hiệu cao đối với các loại mầm bệnh, không đặc hiệu loài.

Câu 73 :

a) Một loại virut gây bệnh ở động vật có vật chất di truyền là ARN. Giải thích tại sao khi sử dụng văcxin phòng chống thì hiệu quả rất thấp?

b) Vì sao khó tạo vacxin chống cúm?


a) - Do ARN có cấu trúc mạch đơn, kém bền vững hơn nên tần số phát sinh đột biến cao vì vậy đặc tính kháng nguyên dễ thay đổi.

- Trong khi đó, quy trình nghiên cứu và sản xuất văcxin cần thời gian nhất định và chỉ có tác dụng khi đặc tính kháng nguyên của virut không thay đổi.

b) Vì:

- Hệ gen của virut cúm là ARN, do ARN dễ bị đột biến tạo ra các type virut cúm khác nhau, trong khi mỗi loại vacxin chỉ có hiệu quả đối với từng type virut nhất định.



- Khi xuất hiện một type virut mới, cần có thời gian để phân lập, xác định type virut, điều chế vacxin, rồi phải thử nghiệm rồi mới sử dụng, trong thời gian đó có thể đã xuất hiện type virut mới.

Câu 74 :

Thí nghiệm tìm hiểu vai trò của enzim trong nước bọt được tiến hành như sau:

- Cho vào 3 ống nghiệm dung dịch hồ tinh bột loãng, lần lượt đổ thêm vào: 1 ống – thêm nước cất, 1 ống – thêm nước bọt, 1 ống – thêm nước bọt và nhỏ vài giọt HCl vào.

- Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm.

Em hãy tìm cách nhận biết các ống nghiệm trên. Giải thích.


  • Dùng dung dịch I2 loãng và quỳ tím.

  • Ống có hồ tinh bột – thêm nước bọt → hồ tinh bột sẽ bị enzim amilaza trong nước bọt phân giải thành được mantose → ko bắt màu xanh tím.

  • Ống có hồ tinh bột – nước bọt, vài giọt HCl → giảm hoạt tính của enzim amilaza của nước bọt trong ống nghiệm → bắt màu xanh tím; dùng quỳ tím → giấy quỳ đổi sang màu đỏ.

Còn lại là ống chứa tinh bột – nước cất.

Câu 75 :

a) So sánh sức hút nước của các tế bào thực vật cùng loại khi đưa vào 3 loại môi trường nhược trương cùng nồng độ là dung dịch CH3COOH (A), dung dịch KOH (B) và dung dịch Ba(OH)2 (C).

b) Có gì khác nhau khi đưa tế bào thực vật và tế bào động vật vào dung dịch ưu trương và nhược trương. Giải thích vì sao? Từ đó rút ra nhận xét gì?


a) - Sức hút nước của tế bào trong các môi trường A ‹ B ‹ C.

- P = CRTi, S = P – T, i = 1 + (n - 1), n là số ion phân li.

- A và B có n = 2, C có n = 3. A có ‹ 1, B và C có =1.

PA ‹ PB ‹ PC SA ‹ SB ‹ SC

b) Hiện tượng:

* Môi trường ưu trương:

- Tế bào thực vật: Co nguyên sinh TB không bị biến dạng.

- Tế bào động vật: Mất nước ở chất nguyên sinh TB bị biến dạng.

* Môi trường nhược trương:

- Tế bào thực vật: Phản co nguyên sinh và dừng lại khi tế bào no nước mặc dù nồng độ hai bên chưa cân bằng.

- Tế bào động vật: Phản co nguyên sinh và chỉ dừng lại khi có sự cân bằng nồng độ hai bên. Tuy nhiên, áp suất thẩm thấu của tế bào động vật rất lớn nên trước khi đạt được sự cân bằng thì tế bào có thể đã bị vỡ.



Giải thích:

* Môi trường ưu trương:

- Tế bào thực vật: Không bị biến dạng do có thành tế bào.

- Tế bào động vật: Bị biến dạng do không có không bào và thành tế bào.

* Môi trường nhược trương:

- Tế bào thực vật: có khả năng hút nước chủ động.

- Tế bào động vật: hút nước thụ động.

Nhận xét: Các hiện tượng trên là bằng chứng để chứng minh:

+ Có sự khác nhau về cấu trúc của tế bào thực vật và tế bào động vật.

+ Tế bào thực vật hút nước theo cơ chế sinh học; tế bào động vật hút nước theo cơ chế vật lý

Câu 76 : Các nhà khoa học cho rằng khối u gây bệnh ung thư ở người được phát sinh từ một tế bào bị đột biến. Dựa trên cơ sở này, hãy cho biết mô nào trong cơ thể người hay bị ung thư và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát sinh bệnh? Giải thích.

- Các loại mô biểu bì hay bị ung thư như: biểu bì lót trong các cơ quan nội tạng (phổi, ruột). Các tế bào của chúng liên tục phân chia để thay thế các tế bào chết hoặc bị tổn thương nên khả năng phát sinh và tích luỹ các đột biến cao hơn các tế bào khác, vì đột biến gen thường hay phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN. Do vây, tế bào càng nhân đôi nhiều càng tích luỹ nhiều đột biến.

- Các yếu tố ảnh hưởng:



  • Di truyền.

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, tế bào phân chia càng nhiều lần, thời gian tiếp xúc với tác nhân đột biến càng nhiều.

  • Tác nhân gây đột biến: Nếu tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây đột biến sẽ gia tăng tần số đột biến cũng như khả năng tích luỹ đột biến.

Câu 77 :

Giữ ti thể ở 370C trong đệm đẳng trương và xử lý trong các trường hợp sau:

a) Tăng 30 0C.

b) Giảm 30oC.

c) Cho Cyanit vào.

d) Cho pyruvat vào.

Hãy cho biết các hiện tượng xảy ra đối với mỗi trường hợp. Giải thích tại sao?


a) Tăng 30oC:

+ Hiện tượng: Màng bị phá huỷ, biến tính prôtêin enzim.

+ Nguyên nhân: Nhiệt độ cao làm biến đổi cấu trúc các thành phần cấu tạo nên màng như: prôtêin…

b) Giảm 30oC:

+ Hiện tượng: Màng rắn chắc lại.

+ Nguyên nhân: Nhiệt độ thấp làm ảnh hưởng đến tính linh động của các thành phần cấu tạo nên màng như: photpholipit….

c) Cho Cyanit vào:

+ Hiện tượng: Ức chế sự vận chuyển electron đến O2.

+ Nguyên nhân: Cyanit kết hợp với xitocrom a3 thành một phức hợp ngăn chặn sự vận chuyển electron từ chất mang này tới O2.

d) Cho pyruvat vào:

+ Hiện tượng: Được hấp thụ và bị oxi hoá.

+ Nguyên nhân: Pyruvat là nguyên liệu hô hấp thứ cấp của quá trình hô hấp tế bào xảy ra trong ti thể.



Câu 78 : Để phân loại vi khuẩn cũng như tăng hiệu quả sử dụng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn, các nhà khoa học đã dựa vào cấu trúc nào của chúng? Mô tả khái quát đặc điểm cấu trúc đó.

Đó là thành tế bào. Đặc điểm của thành tế bào là:

+ Nằm ngoài cùng ở các vi khuẩn không có vỏ nhầy, dày 10 – 20 nm, chứa 10 - 40% protein.

+ Chứa hai hợp chất đặc trưng là peptiđôglican và axit teicoic.

+ Thành tế bào có chức năng quan trọng là giữ hình dạng ổn định của tế bào, tham gia vào việc duy trì áp suất thẩm thấu, sự phân bào, tham gia vào quá trình nhuộm Gram…



Câu 79 : Bản chất của pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp?

- Bản chất của pha sáng là pha oxi hóa nước, thông qua pha sáng năng lượng ánh sáng đã chuyển thành năng lượng trong NADPH, ATP

- Bản chất của pha tối là pha khử CO2 nhờ sản phẩm của pha sáng để hình thành các hợp chất hữu cơ (C6H12O6)



Câu 80 : Hãy trình bày các giai đoạn của chu trình Crep và cho biết ý nghĩa của chu trình này?

Các giai đoạn của chu trình Crep:

Axit piruvic trong tế bào chất được chuyển qua màng kép để vào chất nền ti thể. Tại đây hai phân tử axit piruvic bị oxi hóa thành 2 axetyl coenzim A (A-C-CoA) gải phóng 2 CO2 và 2 NADH. Axetyl coenzim A đi vào chu trình Crep với 5 gai đoạn:

- Từ axit citric có 6C qua 3 phản ứng, loại được 1 CO2 và tạo ra 1 NADH cùng với 1 axit axetoglutaric (5C)

- Từ axit axetoglutaric (5C) loại 1 CO2 và tạo ra 1 NADH cùng với axit 4C

- Từ axit 4C qua phản ứng tạo ra 1 phân tử ATP và 1 phân tử FADH2

Cuối cùng qua 2 phản ứng để tạo được 1 NADH và giải phóng oxaloaxetic (4C)

Cứ 1 phân tử axetyl coenzim A đi vào chu trình Crep cho được 3 phân tử NADH + 1 ATP + 1 FADH2 + 2 CO2

Ý nghĩa của chu trình Crep:

Thông qua chu trình Crep phân gải chất hữu cơ giải phóng năng lượng một phần tích lũy trong ATP, một phần tạo nhiệt cho tế bào. Tạo ra nhiều NADH và FADH2 đóng vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào. Tạo nguồn cacbon cho các quá trình tổng hợp. Có rất nhiều hợp chất hữu cơ là sản phẩm trung gian của các quá trình chuyển hóa.



Câu 81 : Quá trình phân giải nội bào ở vi sinh vật xảy ra như thế nào khi sống trong các điều kiện sau:

- Môi trường có tỉ lệ C.N rất cao

- Môi trường có tỉ lệ C.N thấp

- Môi trường thiếu hụt nguồn C.N trầm trọng



- MT có tỉ lệ C.N rất cao VSV phải tổng hợp các chất dự trữ (Tinh bột, Lipit)

- MT có tỉ lệ C.N thấp VSV sẽ phân giải các chất dự trữ nói trên để thu cacbon và năng lượng dùng cho sinh tổng hợp

- MT thiếu C.N trầm trọng nhiều RB cũng bị phân giải để cung cấp C và N duy trì sự sống …

Câu 82 : Trình bày sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường xung quanh?

Theo cơ chế:

- Khuyếch tán (thụ động) chất đi từ nồng độ cao thấp không tốn năng lượng

+ Hiện tượng thẩm tách (khuyếch tán đối với chất tan)

+ Hiện tượng thẩm thấu (đối với dung môi)

- Hoạt tải qua màng (chủ động) chất đi ngược dốc nồng độ tiêu hao năng lượng

- Biến dạng của màng: thực bào và ẩm bào



Câu 83 : Vì sao khi làm tiêu bản quan sát sự phân bào nguyên phân người ta thường lấy mẫu ở đầu mút của rễ hành?

Каталог: file -> downloadfile9 -> 204
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
204 -> Môn: Sinh học lớp 11 Câu 1
downloadfile9 -> Họ và tên: Lớp: ĐỀ thi số 5 MÔN: dinh dưỠng học ngàNH: bqcbns
downloadfile9 -> Đề tài Tìm hiểu về lợi ích của alexa
downloadfile9 -> Giáo trình Nhập môn Tin học LỜi nóI ĐẦU
downloadfile9 -> Em xin chân thành cảm ơn! Hải Dương, ngày 31tháng 5 năm 2012 Sinh viên Vũ Tiến Duy MỤc lụC

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương