Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân



tải về 0.62 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.62 Mb.
#28459
1   2   3   4   5   6

- Bệnh rối loạn chuyển hóa ở người : Khi 1 enzim nào đó không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt → cơ chất của enzim đó tích lũy gây độc cho tế bào hoặc hoặc chuyển hóa theo con đường phụ thành chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí.

- Ví dụ : + Bệnh Phêninkêtô niệu

+ Bệnh này do gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành trôzin trong cơ thể bị đột biến không tạo được enzim có chức năng → pheninalanin không được chuyển hóa thành tirôzin, axit amin này ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí.

Câu 139 : Sự khác nhau giữa enzim và hócmôn qua các tiêu chí: Cấu trúc, chức năng, nơi sản xuất, ảnh hưởng pH?

Tiêu chí

Enzim

Hoocmôn

Cấu trúc

Cơ bản là prôtêin, một số côenzim, côfactor

Có thể là enzim, stêrôit, axít amin, hoặc 1 đoạn polipeptid

Chức năng

Xúc tác.

Điều hòa

Nơi sản xuất

Tuyến ngoại tiết: có thể được dùng ngay nơi sx ra

Đa số là tuyến nội tiết: được tổng hợp ra và dẫn đến các cơ quan.

Ảnh hưởng pH

Bị ảnh hưởng

Hầu như không chịu ảnh hưởng

Câu 140 : Cho enzim amilaza

a) Hãy chọn cơ chất, điều kiện phàn ứng, sản phẩm tạo thành của enzim này

b) Làm thế nào để nhận biết có sản phẩm tạo thành

c) Điều gì xảy ra với ống nghiệm có cơ chất và enzim amilaza

- Đưa vào ngăn đá

- Nhỏ HCl vào

- Cho muối asen hoặc muối thủy ngân vào

Phản ứng có xảy ra không? Giải thích?



a) - Cơ chất: đường mantozo

- Điều kiện phản ứng: pH = 7, nhiệt độ 37 – 40oC

- Sản phẩm: đường glucozo

b) Nhận biết: Cho vào ống nghiệm đường mantozo + anzim mantaza, để sau 20 phút cho vào dd phelinh đun trên lửa đèn cồn sẽ có kết tủa đỏ gạch chứng tỏ có glucozo tạo thành



Câu 141 : Tại sao các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc từ nhưng sau khi phân chia xong, NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh ?

– Các NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn.

– Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh giúp thực hiện việc nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và các prôtêin, chuẩn bị cho chu kì sau.



Câu 142 : Sơ đồ sau đây phản ánh cây phát sinh thuộc hệ thống phân loại 5 giới. Hãy điền vào các ô trống các sinh vật, nhóm sinh vật tương ứng và nêu những đặc điểm sai khác về dinh dưỡng ,lối sống giữa các nhóm sinh vật ở các ô 16 , 17 , 18.

Vi khuẩn

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13



14

15

Giới Nấm

17

18



Tổ tiên chung



- Hoàn thành sơ đồ: 2.Vi khuẩn cổ; 3. Động vật nguyên sinh; 4.Thực vật nguyên sinh (Tảo); 5. Nấm nhầy; 6. Nấm men; 7.Nấm sợi; 8. Rêu; 9.Quyết; 10. Hạt trần; 11. Hạt kín; 12. Động vật không xương sống; 13. Động vật có xương sống; 14. Giới khởi sinh; 15. Giới nguyên sinh; 17. Giới thực vật; 18. Giới động vật

- Đặc điểm sai khác giữa các nhóm sinh vật 16,17,18.



Giới nấm

Giới thực vật

Giới động vật

-Sống cố định

-Dinh dưỡng hoại sinh



- Sống cố định

- Tự dưỡng quang hợp



- Di chuyển

- Dị dưỡng



Câu 143 :

a) Mô tả cấu trúc của ti thể. Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy năng lượng của tế bào?

b) Prôtêin được tổng hợp ở bào quan nào? Sự bài xuất prôtêin ra khỏi tế bào bằng cách nào?


a) - Mô tả cấu trúc

+ Ti thể có cấu trúc màng kép: Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể, hướng vào trong chất nền tạo các mào, trên có nhiều loại enzim hô hấp

+ Chất nền ti thể chứa các enzim ham gia hô hấp, các loại protein, lipit, AND vòng, ARN và riboxom

- Ti thể là nhà máy năng lượng của tế bào vì: có khả năng biến đổi năng lượng dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp (glucozơ) thành năng lượng ATP cho tế bào

b) - Prôtêin được tổng hợp ở Ribôxôm

- Sự bài xuất prôtêin ra khỏi tế bào: - Theo cơ chế xuất bào ( bằng cách hình thành các bóng xuất bào )

( Con đường: Prôtêin (Lưới nội chất hạt) Túi tiết Bộ máy Gôngi (lắp ráp, đóng gói) Túi tiết trong tế bào Màng sinh chất Ra ngoài )

Câu 144 :

a. Nêu chức năng của các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất ở tế bào nhân thực?

b. Ngâm tế bào hồng cầu ngườitế bào biểu bì củ hành trong các dung dịch sau:

- dung dịch ưu trương

- dung dịch nhược trương.

Dự đoán các hiện tượng xảy ra và giải thích?



a) Chức năng các thành phần:

+ Lớp photpholipit kép:Tạo khung cho màng sinh chất, tạo tính động cho màng và cho 1 số chất khuếch tán qua

+ Prôtêin màng: Tạo các kênh vận chuyển đặc hiệu, tạo các thụ thể hoặc chất mang, ghép nối giữa các tế bào trong mô.

+ Colesteron: Tạo các giới hạn để hạn chế sự dich chuyển cuả các phân tử photpholipit, làm ổn định cấu trúc của màng

+ GlicoProtein:Tạo các “dấu chuẩn’’đặc trưng cho từng lọai tế bào giúp cho các tế bào nhận biết được nhau và phân biệt các tế bào lạ

b) - Hiện tượng:



Môi trường

Tế bào hồng cầu

Tế bào biểu bì hành

Ưu trương

TB co lại và nhăn nheo

Co nguyên sinh

Nhược trương

Tế bào trương lên Vỡ

Màng sinh chất áp sát thành tế bào (tế bào trương nước)

- Giải thích:

+ Tế bào hồng cầu :



  • Trong môi trương ưu trương: tế bào mất nước tế bào co lại và nhăn nheo

  • Trong môi trường nhược trương: tế bào hút nước, do không có thành tế bào nên khi tế bào hút no nước vỡ tế bào

+ Tế bào biểu bì hành:

  • Trong môi trường ưu trương: tế bào mất nước Màng sinh chất tách dần ra khỏi thành tế bào co nguyên sinh

  • Trong môi trương nhược trương: tế bào hút nước Màng sinh chất căng ra áp sát thành tế bào (tế bào trương nước)

Câu 145 : Nêu điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật. Sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật được giải thích như thế nào?

- Điểm khác nhau :

+ Ở tế bào động vật là sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào bắt đầu co thắt từ ngoài (màng sinh chất) vào trung tâm.

+ Ở tế bào thực vật là sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách tế bào).

- Giải thích sự hình thành vách ngăn: Vì tế bào thực vật có thành (vách) tế bào bằng xenlulôzơ , làm cho tế bào không vận động được



Câu 146 : Tại sao khi cần phân lập hoặc nuôi cấy vi sinh vật trên bề mặt môi trường đặc người ta thường bổ sung vào môi trường lỏng 1,5% thạch?

Thạch là 1 tác nhân gây đông thích hợp. Khi đã ở trạng thái nóng chảy thạch dễ dàng đông lại ở 40 – 42oC và chỉ chảy lại khi nâng nhiệt độ lên 80 – 90oC. Hơn nữa, đa số VSV không có khả năng phân giải thạch

Câu 147 : Phát biểu nội dung thuyết tế bào the M.Schleiden và T.Schwann

Tế bào VSV, thực vật cũng như động vật đều có cấu tạo tế bào

Câu 148 : So sánh cấu tạo của tinh bột và xenlulozo

- Giống:

+ Đều là polisaccarit, cấu tạo từ các đường đơn là glucozo

+ Các đường đơn bằng các phản ứng trùng ngưng và loại nước

- Khác:


Các đặc điểm cấu tạo

Tinh bột

Xenlulozo

Liên kết cộng hóa trị

Cấu trúc mạch

Glicozit 1-4

Phân nhánh và không phân nhánh



Glicozit 1-4

Mạch thẳng



Câu 149 : Virus sao chép ngược (Retrovirus) có vật chất di truyền là gì và được nhân lên như thế nào?

- Có vật chất di truyền là ARN

- Được nhân lên nhờ hiện tượng phiên mà ngược

- Cơ chế: Khi được nhiễm vào tế bào chủ, nhờ enzim phiên mã ngược, virus tổng hợp AND từ khuôn mẫu của ARN virus và được gắn vào AND tế bào chủ và được nhân bản cùng với AND tế bào chủ. Nhờ enzim ARN – polimeraza chuyển AND thành ARN virus

Câu 150 : Tại sao kích thước tế bào lại rất nhỏ?

Kích thước tế bào nhỏ tỉ lệ S/V lớn trao đổi chất mạnh mẽ sinh trưởng nhanh phân chia nhanh dễ thích ứng với thay đổi của môi trường

Câu 151 : Đa dạng sinh học được xét ở mức độ nào? Nêu đặc điểm của từng mức độ? Trong các mức độ đa dạng, mức độ nào là cơ bản nhất trong các biểu hiện của đa dạng sinh học?

- Đa dạng sinh học được xem xét ở 3 mức độ:

+ Sự đa dạng về loài

+ Sự đa dạng về gen

+ Sự đa dạng về quần xã – đa dạng hệ sinh thái

- Đặc điểm của từng mức độ:

+ Đa dạng loài:



  • Chỉ mức độ phong phú về số lượng và sự đa dạng của loài được tìm thấy tại một khu vực nhất định tại một vùng nào đó

  • Đa dạng là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với quần thể của các loài khác nhau

+ Đa dạng di truyền:

  • Là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng một loài và giữa các loài khác nhau

  • Là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể

+ Đa dạng quần xã – đa dạng hệ sinh thái:

  • Mỗi quần xã, hệ sinh thái là đặc thù về quan hệ giữa sinh vật với nhau và quan hệ giữa vi sinh vật với môi trường sống

  • Loài, quần xã, hệ sinh thái luôn luôn biến đổi nhưng luôn giữ là hệ cân bằng trong toàn bộ sinh quyển

- Sự đa dạng về loài là biểu hiện cơ bản nhất trong các biểu hiện của đa dạng sinh học

Câu 152 : Vì sao, đối với thực phẩm để bào quản, chúng ta thường:

a) Phơi khô rau, củ

b) Ướp muối thịt, cá


a) Đa số vi sinh vật không phát triển được trong điều kiện khô hạn, nhất là vi khuẩn trong quá trình sinh trưởng đòi hỏi độ ẩm cao

b) Tạo môi trường ưu trương, nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây hiện tượng co nguyên sinh chúng không phân chia được



Câu 153 : Tại sao nói hệ sống là hệ thống mở và tự điều chỉnh? Cho ví dụ

- Hệ sống là một hệ thống mở vì:

+ Thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa hệ sống với môi trường

+ Biểu hiện ở khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường

VD: dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu hại nhưng cũng ảnh hưởng đến quần xã và hệ sinh thái, sinh quyển


  • Mọi cấp tổ chức của hệ sống đều có cơ chế tự điều chỉnh để duy trì và cân bằng động giúp tổ chức đó tồn tại và phát triển

VD: Ở quần thể, khi số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể bị chết, lúc này mật độ quần thể được điều chình về mức cân bằng

Câu 154 : So sánh tế bào thực vật và tế bào động vật

Tế bào thực vật

Tế bào động vật

- Có vách xenlulo bao ngoài MSC

- Các phiến mỏng giữa gắn kết vách tế bào của các tế bào cạnh nhau

- Có lục lạp sống tự dưỡng

- Chất dự trữ là tinh bột

- Trung tử không có trong tế bào thực vật bậc cao. Phân bào không có sao, phân chia tế bào chất bằng hỡnh thành vách ngang ở trung tâm

- Tế bào trưởng thành thường có một không bào lớn ở giữa chứa đầy dịch

- Tế bào chất thường áp sát thành lớp mỏng vào mép tế bào

- Lyzoxôm thường không tồn tại

- Nhân tế bào nằm gần với màng tế bào

 

- Chỉ một số tế bào là có khả năng phân chia



- Lông hoặc roi không có ở TV bậc cao

- Không có vách xenlulo bao ngoài MSC

- Các phiến mỏng không có. Các tế bào cạnh nhau gắn kết nhờ dịch gian bào

- Không có lục lạp sống dị dưỡng

- Chất dự trữ là hạt glicogen

- Có trung tử (centriole). Phân bào có sao và phân chia tế bào chất bằng hình thành eo thắt ngang ở trung tâm

- Ít khi có không bào, nếu có thường nhỏ và ở khắp tế bào

 - Tế bào chất phân bố khắp tế bào

 

- Lyzoxôm luôn tồn tại.



- Nhân tế bào nằm bất cứ chổ nào trong tế bào chất nhưng thường là giữa tế bào

- Hầu như tất cả các tế bào đều có khả năng phân chia

- Thường có lông hoặc roi


Câu 155 : Thuốc kháng sinh là gì? Nêu tác động của thuốc kháng sinh

- Thuốc kháng sinh là những thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách có đặc hiệu

- Thuốc kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn



Câu 156 : Nuôi vi khuẩn lactic trên các môi trường tổng hợp khác nhau chứa một dd cơ sở (CS), rồi bổ sung thêm các thành phần, người ta thu được các kết quả sau:

- Môi trường 1: CS + axit folic + piridoxin: không mọc

- Môi trường 2: CS + riboflavin + piridoxin: không mọc

- Môi trường 3: CS + axit folic + riboflavin + piridoxin: mọc

- Môi trường 4: CS + axit folic + riboflavin: không mọc

a) Cho biết các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò như thế nào với vi khuẩn lactic?

b) Người ta muốn định lượng hàm lượng axit folic trong cao nấm men bằng cách sử dụng chủng vi khuẩn trên. Có thể sử dụng môi trường nào?


a) Các chất thêm vào môi trường cơ sở là nhân tố sinh trưởng của vi khuẩn lactic, vì thiếu một trong ba hợp chất trên vi khuẩn lactic không thể phát triển được

b) Vì trong cao nấm men có axit folic nên có thể sử dụng môi trường 2 khi đó môi trường nuôi cấy có đủ các nhân tố sinh trưởng thì vi khuẩn sẽ phát triển



Câu 157 : Tiến hành thí nghiệm với 6 ống nghiệm chứa thành phần khác nhau như sau:

Ống số

1

2

3

4

5

6

Thành phần

Gluco và các tế bào đồng nhất

Gluco và ti thể

Gluco và tế bào chất không có các bào quan

Axit piruvic và các tế bào đồng nhất

Axit piruvic và ti thể

Axit piruvic và tế bào chất không có các bào quan

Hãy cho biết ống nghiệm nào có khí CO2 bay ra? Vì sao? (Giải thích ngắn gọn)

- Các ống nghiệm có khí CO2 bay ra :1, 4, 5

- Giải thích:

+ Ống 2: Không diễn ra quá trình đường phân do không có tế bào chất

+ Ống 3: Không diễn ra chu trình Crep do không có ti thể

+ Ống 6: Không diễn ra chu trình Crep do không có ti thể

Câu 158 : Cấu trúc và nguồn gốc của bào quan được coi là nhà máy tổng hợp protein cho tế bào?

- Bào quan có kích thước rất nỏ (15 – 25nm) và không có màng bao bọc với thành phần chủ yếu là rARN và protein

- Mỗi RB được tạo thành bởi một hạt lớn và một hạt bé ghép lại. RB của Procaryote có hằng số lắng là 70S (50S, 30S) còn RB của Eucaryote có hằng số lắng là 80S (60S, 40S)

- RB có 3 vùng liên kết với ARN:

+ Vùng Peptil – tARN (vùng P) cố định tARN khi đang lắp ráp các axit amin vào mạch polipeptit

+ Vùng Aminoacyl – tARN (vùng A) cố định tARN đang mang axit amin vào RB

+ Vùng liên kết RB với mARN

- Nguồn gốc: rARN được tổng hợp trong nhân tế bào trên AND sau đó được tích lũy trong hạch nhân (nhân con), ở đây rARN được liên kết với protein RB nhờ liên kết hidro và Mg2+, tiền RB vào tế bào chất thành RB

Câu 159 : Hãy sắp xếp loài người vào các bậc chính trong thang phân loại

Loài

Người (Homo sapiens)

Chi (giống)

Người (Homo)

Họ

Người (Homonidae)

Bộ

Linh trưởng (Primates)

Lớp

Động vật có vú (Mammalia)

Ngành

Động vật có dây sống (Chordata)

Giới

Động vật (Animalia)

Câu 160 :

a) Virus có những đặc điểm chung nào?

b) Vi khuẩn có thể gây bệnh cho người bằng những cách nào?


a) - Là các thể nội kí sinh bắt buộc, chưa có cấu tạo tế bào

- Chỉ có một loại axit nucleic (AND hoặc ARN)

- Không có hệ thống sinh tổng hợp protein riêng (không có RB), không có hệ thống biến dưỡng riêng, không thủy phân thức ăn để tạo ATP

- Không bị tác động bởi các thuốc kháng sinh

- Không có khung xương tế bào hoặc phương tiện di động ngoài sự khuếch tán

- Không tăng trưởng theo nghĩa là tăng khối lượng, khi virus đã hình thành nó không tăng kích thước

- Khi đã hình thành trọn vẹn gọi là virion, bộ gen của nó được gói trong vỏ protein và bên ngoài có thể có màng bao

b) - Tiết ngoại độc tố hoặc nội độc tố cho tế bào và cơ thể

- Trực tiếp phá hủy làm tổn thương các tế bào và một số loại mô của cơ thể có thể gây ra các bệnh cơ hội

Câu 161 : Khi trong môi trường chứa nhiều cacbon hữu cơ (đường, axit amin, axit béo) nhiều vi khuẩn hóa dưỡng vô cơ chuyển từ tự dưỡng sang dị dưỡng, vì sao?

Do quá trình tự dưỡng rất tốn kém năng lượng ATP và lực khử NADPH2. Vì vậy khi có mặt nguồn cacbon hữu cơ chúng không cố định CO2 mà sử dụng nguồn cacbon có sẵn để tiết kiệm năng lượng

Câu 162 : Vì sao hoạt động của vi khuẩn phản sunfat hóa thường gây hại cho cây lúa hoặc làm chết thủy sản?

Vì các vi khuẩn phản sulphat hóa có thể khử các hợp chất chứa lưu huỳnh có trong ruộng lúa, trong các ao hồ tạo ra khí hidrosulphua. Hidrosulphua sẽ gây hại cho lúa làm chết thủy sản.

Câu 163 : Để tổng hợp 1 phân tử glucozo, chu trình Canvin cần sử dụng bao nhiêu phân tử CO2? Bao nhiêu phân tử NADPH? Bao nhiêu phân tử ATP?

6 CO2, 18 ATP, 12 NADPH

Câu 164 : Tại sao khi đưa CO2 vào quá trình quang hợp càng nhiều thì O2 thải ra càng nhiều?

- Khi CO2 đi vào càng nhiều thì APG tạo ra càng nhiều tế bào cần nhiều ATP, NADPH để khử APG thành AlPG

- Sự gia tăng ADP, NADP+ (nguyên liệu của pha sáng) pha sáng hoạt động mạnh hơn O2 sinh ra nhiều hơn



Câu 165 : Vì sao có thể nói MSC của vi khuẩn lam là một bộ phận đa chức năng?

- Tiếp nhận thông tin từ bên ngoài nhờ các protein thụ thể

- Nơi thực hiện quá trình trao đổi chất có chọn lọc giữa tế bào và môi trường xung quanh

- Chứa enzim sinh tổng hợp các chất cấu tạo nên màng sinh chất và thành tế bào, các chất tiết ra ngoài…

- Chứa enzim tổng hợp ATP (liên quan đến chuỗi truyền e của hô hấp và quang hợp)

- Màng tế bào gấp nếp, cuộn lõm vào trong tế bào chất tạo thành mezosome, là nơi gắn vào của AND trong trực phân

- Màng tế bào ăn sâu vào trong tạo thành các phiến thylacoid – nơi định vị của các loại sắc tố quang hợp



Câu 166 : So sánh plasmit và phage ôn hòa

- Giống:

+ Đều có cấu trúc AND mang gen di truyền ổn định

+ AND có khả năng nhập vào NST của vi khuẩn

- Khác:


Phage ôn hòa

Plasmit

Tổng hợp protein cho chính nó

Không tổng hợp protein cho chính nó

Có thể làm tan tế bào chủ

Không làm tan tế bào chủ

Xâm nhập vào tế bào chủ (Vi khuẩn) theo 5 giai đoạn

Không xâm nhập trực tiếp vào tế bào chủ

Câu 167 :

a) Để tránh nhiễm phage trong công nghiệp vi sinh cần phải làm gì?

b) Thế nào là độc lực và độc tố? Phân biệt nội độc tố và ngoại độc tố?


  1. Để tránh nhiễm phage trong công nghiệp vi sinh cần phải:

- Bảo đảm vô trùng trong quá trình sản xuất

- Giống vi sinh vật sạch virus, thuần chủng

- Nghiên cứu tuyển chọn giống vi sinh vật kháng virus

b) - Độc lực của vi sinh vật là sức gây bệnh của một chủng vi sinh vật. Độc lực của VSV bao gồm độc tố và các chất khác do VSV sinh ra

- Độc tố là sản phẩm của quá trình chuyển hóa dinh dưỡng của vi sinh vật, gồm hai loại: ngoại độc tố và nội độc tố

- Phân biệt ngoại độc tố và nội độc tố



Nội độc tố

Ngoại độc tố

- Là thành phần của tế bào VSV nằm ở màng hoặc trong tế bào, có tác dụng gây độc khi tế bào VSV bị dung giải

- Khó khuếch tán ra môi trường, chủ yếu có ở vi khuẩn Gram-

- Thành phần hóa học gluxit – lipit – protein, chịu nhiệt độ cao

- Độc tính yếu, tính kháng nguyên yếu



- Là chất độc do VSV tiết ra ngoài khi VSV đang sống

- Dễ dàng khuếch tán ra môi trường, thường có ở vi khuẩn Gram+

- Thành phần hóa học protein, không chịu nhiệt độ cao

- Độc tính mạnh, tính kháng nguyên rất cao



Câu 168 : Điều gì sẽ xảy ra nếu trong tế bào không có oxi?

Nếu thiếu oxi thì sẽ:

- Không xảy ra phản ứng giữa H+ với OH- tạo nước

- Các phản ứng trong chu trình Crep sẽ không xảy ra

- Tế bào sẽ thiếu NAD+

- Lúc này NADH thường nhường hidro để hình thành axit lactic hoặc rượu etylic để giải phóng NAD+ nhưng tế bào chỉ thu được khoảng 2% năng lượng (lãng phí năng lượng)

Câu 169 : Trong chuỗi hô hấp ti thể, các điện tử từ FADH2 và NADH đi qua các cytochrome giải phóng năng lượng để tổng hợp ATP như thế nào? Sự tổng hợp ATP theo cách này được gọi là gì?

- NADH và FADH2 bị oxi hóa thành NAD+ và FADH giải phóng H+ và e giàu năng lượng

- e giàu năng lượng đi qua các cytochrome cung cấp năng lượng bơm H+ vào khoang gian màng ti thể

- Nồng độ H+ trong khoang gian màng ty thể cao tạo động lực proton đẩy H+ qua ATP syntheaza tổng hợp ATP

- Đây là quá trình phosphoryl hóa oxi hóa



Câu 170 : Trong hô hấp hiếu khí, khi oxi hóa hoàn toàn một phân tử C6H12O6, tổng số ATP thu được lại có hai chỉ số 36 hoặc 38 ?

- Loại tế bào có hệ thống con thoi glyxerol photphat chuyển H+ và e từ NADH2 sinh ra từ quá trình đường phân trong tế bào chất vào NADH2 trong ty thể sẽ có chỉ số 38 ATP

- Loại tế bào có hệ thống con thoi Malat – Aspatat chuyển H+ và e từ NADH2 sinh ra từ quá trình đường phân trong tế bào chất vào FADH2 trong ty thể sẽ có chỉ số 36 ATP



Câu 171 : Những chất hóa học được sản xuất bởi quang phân li nước là gì? Chúng được sử dụng như thế nào?

- Quang phân li nước tạo H+, e và O2

- O2 giải phóng ra ngoài

- e tạo ra bù cho phân tử diệp lục bị mất e

- H+ tích hợp vào NADP tạo NAPH2



Câu 172 : Hãy cho biết 2 con đường tổng hợp ATP trong tế bào động vật

- Tổng hợp bằng con đường photphorin hóa cơ chất (bản thể). Cụ thể là nhóm photphat được chuyển từ phân tử chất hữu cơ nào đó (VD như diphotphoglyxerat) sang ADP

- Tổng hợp bằng con đường photphorin hóa oxi hóa. Thông qua quá trình hô hấp ATP được tổng hợp nhờ hiện tượng hóa thẩm. H+ được chuỗi truyền điện tử bơm từ trong chất nền ti thể vào xoang giữa hai lớp màng ti thể để rồi H+ lại được thấm trở lại qua kênh ATP syntheaza để tổng hợp nên ATP từ ADP



Câu 173 : Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 20ml nước cất, người ta tiến hành một số thí nghiệm như sau:

- Thí nghiệm 1: Cho thêm vào ống nghiệm 1 VK Gram dương và 5ml nước bọt

- Thí nghiệm 2: Cho thêm vào ống nghiệm 2 tế bào thực vật và 5ml nước bọt

- Thí nghiệm 3: Cho thêm vào ống nghiệm 3 vi khuẩn cổ (Archarea) và 5ml nước bọt.

- Thí nghiệm 4: Cho thêm vào ống nghiệm 4 tế bào hồng cầu và 5ml nước bọt.

Sau một thời gian, điều gì sẽ xảy ra? Giải thích.



Các hiện tượng có thể xảy ra:

- Ở ống nghiệm 1: Tế bào vi khuẩn vỡ vì nước bọt có chứa lizôzim, làm tan thành tế bào và trong môi trường nhược trương tấ bào hút nước mạnh làm vỡ tế bào.

- Ở ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì xảy ra do lizôzim không tác động làm tan thành tế bào thực vật trong môi trường nhược trương mặc dù tế bào hút nước mạnh nhưng tế bào không bị vỡ.

- Ở ống nghiệm 3: Tế bào không bị vỡ do lizozim không phá vỡ thành tế bào vi khuẩn cổ trong môi trường nhược trương tế bào hút nước mạnh nhưng do có thành tế bào vững chắc tế bào không bị vỡ.

- Ở ống nghiệm 4: Tế bào hồng cầu bị vỡ vì mặc dù lizozim không tác động vào màng tế bào nhưng trong môi trường nhược trương tấ bào hồng cầu hút nước mạnh tế bào vỡ.

Câu 174 : Vì sao có thể cho rằng ARN có khả năng xuất hiện trước AND và protein trong quá trình phát sinh sự sống trên trái đất?

Các nhà khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là AND vì:

- Trong dung dịch, phân tử ARN bền vững hơn phân tử AND, AND chỉ bền vững khi được bảo quản trong tế bào

- Hiện nay, có một số bằng chứng khoa học chứng minh rằng ARN có thể tự nhân đôi mà không cần đến enzim và do đó có thể xem như ARN đã được tiến hóa trước AND

- ARN có thể tự tổng hợp từng đoạn ngắn trong ống nghiệm

- Một số sinh vật có các phân tử mARN xúc tác được gọi là ribozim) loại bỏ các intron khỏi ARN trong quá trình tạo thành các mARN. Như vậy, ARN đ1óng vai trò như một chất xúc tác mà không cần tới các chất xúc tác là protein

Câu 175 : Phân biệt hệ sống và hệ thống vô cơ?

- Hệ thống vô vơ là hệ vô trật tự, entropi của hệ có xu thế gia tăng, năng lượng có ích giảm, hệ thông tin giảm và hệ tiến đến tan rã

- Hệ sống là hệ có tổ chức, entropi của hệ có xu thế giảm, năng lượng có ích tăng, lượng thông tin tăng, hệ tồn tại và ngày càng phát triển



Câu 176 : Phân biệt hình thức chuyển hóa sơ cấp và chuyển hóa thứ cấp ở vi sinh vật

Chuyển hóa sơ cấp

Chuyển hóa thứ cấp

- Được sinh ra ở pha đầu của sự sinh trưởng

- Rất cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật

- Gen mã hóa sản phẩm sơ cấp nằm trong bộ gen của tế bào


- Được sinh ra ở pha sau của sự sinh trưởng

- Có cấu trúc phức tạp, không nhất thiết cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật



- Gen mã hóa sản phẩm sơ cấp nằm trong plasmit

Câu 177 : So sánh thành phần hóa học của VK G+ và G-

Thành phần

Tỷ lệ % đối với khối lượng khô của thành tế bào

G+

G-

Peptidoglycan

30 – 95

5 – 20

Axit teicoic (Teichoic Acid)

Cao

0

Lipit

Hầu như không có

20

Protein

Không có hoặc có ít

Cao




Каталог: file -> downloadfile9 -> 204
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
204 -> Môn: Sinh học lớp 11 Câu 1
downloadfile9 -> Họ và tên: Lớp: ĐỀ thi số 5 MÔN: dinh dưỠng học ngàNH: bqcbns
downloadfile9 -> Đề tài Tìm hiểu về lợi ích của alexa
downloadfile9 -> Giáo trình Nhập môn Tin học LỜi nóI ĐẦU
downloadfile9 -> Em xin chân thành cảm ơn! Hải Dương, ngày 31tháng 5 năm 2012 Sinh viên Vũ Tiến Duy MỤc lụC

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương