Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân



tải về 0.62 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.62 Mb.
#28459
1   2   3   4   5   6

- Cả 2 nhóm sinh vật đều có các thành phần hoá học chính của tế bào : axit nucleic, protein, hidratcacbon và lipit

- Đều có màng sinh chất rất giống nhau và có cấu trúc cua 1 màng cơ sở

- Đều chứa cấu trúc axit nucleic ADN, ARN chứa thông tin di truyền, protein đều được tổng hợp từ khuôn mARN kết hợpvới các ribôxom

- Ti thể và lục lạp của các tế bào nhân chuẩn đều chứa ARN và AND, nhiều loại protein và các ribosome 70 S giống nhau như các rbosome của các sinh vật có nhân nguyên thuỷ

- Hai bào quan này hoạt động không phụ thuộc tế bào trong việc tạo ATP nhờ các quy trình (hô hấp hiếu khí và quang hợp) cũng gặp trong các sinh vật có nhân nguyên thuỷ

Câu 117 : Sự khác nhau giữa lên men lactic và lên men etylic

Lên men etylic

Lên men lactic

- Do nấm men gây nên

- Axit piruvic bị loại CO2 thành axetaldehit. Sau đó chất này (là chất nhận điện tử cuối cùng) mới bị khử thành rược etylic



- Do vi khuẩn lactic gây nên

- Chất nhận điện tử cuối cùng là axit piruvic bị khử ngay thành axit lactic



Câu 118 : So sánh sự khác nhau giữa màng sinh chất và màng nhân

Chỉ tiêu

Màng nhân

Màng sinh chất

Cấu trúc

- Cấu tạo màng kép, có xoang gian màng (xoang quanh nhân)

- Độ dày khoảng 40 nm

- Màng nhân không liên tục do có hệ thống lỗ

- Mặt ngoài của màng có đỉnh ribôxôm, mặt trong có hệ thống tấm lamina có vai trò cơ học



- Cấu tạo màng đơn

- Đô dày khoảng 10 nm

- Liên tục, không có hệ thống lỗ

- Mặt trong có liên kết với các vi sợi của khung xương tế bào



Tính chất

- Không có khả năng hàn gắn khi bị phá huỷ

- Tính thấm chọn lọc khác nhau



- Có khả năng hàn gắn khi bị phá huỷ

- Tính thấm chọn lọc khác nhau



Chức năng

- Trao đổi chất giữa nhân và tế bào

- Phân lập, cách li NST ra khỏi tế bào



- Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường

- Giới hạn giữa tế bào và môi trường



Câu 119 : Sự khác nhau về chu kỳ tế bào của tế bào phôi sớm và tế bào bình thường

Chỉ tiêu

Tế bào bình thường

Tế bào phôi sớm

Các pha

Gồm có 4 pha G1, S, G2, M

Không có giai đoạn G1, có khi không có G2

Thời gian của chu kỳ tế bào

Dài

Ngắn

Hệ thống điều chỉnh chu kỳ tế bào

Hệ thống điều chỉnh phải thích ứng với khoảng thời gian dài, tế bào phải được điều chỉnh để vượt qua điểm chốt R

Hệ thống điều chỉnh phải thích ứngg với khoản thời gian ngắn, cho phép tế bào trong khoảng thời gian ngắn phải hoàn thành được các quá trình

Câu 120 : Người ta làm các thí nghiệm đối với enzim tiêu hóa ở động vật như sau:

Thứ tự
thí nghiệm


Enzim

Cơ chất

Điều kiện thí nghiệm

Nhiệt độ (oC)

pH

1

Amilaza

Tinh bột

37

7-8

2

Amilaza

Tinh bột

97

7-8

3

pepsin

Lòng trắng trứng

30

2-3

4

pepsin

Dầu ăn

37

2-3

5

pepsin

Lòng trắng trứng

40

2-3

6

Pepsinogen

Lòng trắng trứng

37

12-13

7

Lipaza

Dầu ăn

37

7-8

8

Lipaza

Lòng trắng trứng

37

2-3

a) Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm.

b) Hãy cho biết mục tiêu của các thí nghiệm sau:



  • Thí nghiệm1 và 2

  • Thí nghiệm 3 và 5

  • Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7

  • Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8

a) Sản phẩm được tạo ra:

- TN1: Mantô - TN5: Axit amin

- TN2: Không biến đổi - TN6: Không biến đổi

- TN3: Axitamin - TN7: Glyxeron + axit béo

- TN4: Không biến đổi - TN8: Không biến đổi

b) Mục tiêu của các thí nghiệm:



  • Thí nghiệm1 và 2: Enzim chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cơ thể (khoảng 37oC). Ở nhiệt độ cao enzim bị phá hủy.

  • Thí nghiệm 3 và 5: Nhiệt độ môi trường càng tăng thì tốc độ xúc tác cơ chất của enzim càng tăng (trong giới hạn).

  • Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7: Mỗi enzim tiêu hóa hoạt động thích nghi trong môi trường có độ pH xác định.

  • Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8: Mỗi loại enzim chỉ xúc tác biến đổi một loại chất (cơ chất) nhất định.

Câu 121 : Một nucleotit thường có thể bị biến đổi như thế nào để trở thành nucleotit hiếm?

Nucleotit hiếm do các nucleotit thường biến đổi bằng nhiều cách:

- Biến đổi bazo nitơ (metyl hóa hay tio hóa …)

- Biến đổi pentose (metyl hóa)

- Thay đổi cấu trúc bazo N

- Thay đổi kiểu cấu trúc nucleotide

Câu 122 : Phân tích hỗn hợp nghiền nát của ti thể và lục lạp, thu được các chất sau: C6H12O6, ATP, ADP, axit malic, axit xucxinic, NADH, NADPH. Hãy sắp xếp các chất ấy vào các bào quan tương ứng

Sắp xếp các chất như sau:

- Trong lục lạp: NADPH, ADP, axit malic, C6H12O6

- Trong ti thể: NADH, ATP, ADP, axit xucxinic

Câu 123 : Trong ống nghiệm có enzim và cơ chất của nó. Cho thêm vào ống nghiệm chất ức chế enzim (thuộc loại chất ức chế cạnh tranh). Để hạn chế tác động của chất ức chế đó và duy trì tốc độ phản ứng, ta cần làm gì? Hãy giải thích vì sao lại làm như vậy?

Để hạn chế tác động của chất ức chế cạnh tranh, ta cần cho thêm cơ chất vào dung dịch vì: Khi có nhiều cơ chất thì hầu hết enzim sẽ liên kết với cơ chất của nó, chất ức chế ít có cơ hội liên kết với enzim

Câu 124 :

a) Các tế bào 1,2,3 trong hình đang ở kì nào, thuộc kiểu phân bào gì ? (Cho biết bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này 2n = 4).



b) Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, mà mỗi nhiễm sắc thể có 400 nuclêôxôm. Mỗi đoạn nối ADN trung bình có 80 cặp nu. Số đoạn nối ít hơn số nuclêôxôm.

Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên các nuclêôxôm tương đương với bao nhiêu nuclêôxôm? Số lượng prôtêin histon các loại cần phải cung cấp là bao nhiêu?


a) Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân 2.

Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.

Tế bào 3 đang ở kì sau giảm phân 1.

b) Tổng số nu có trên cả sợi ADN của 1 NST: [400 x 146 x 2] + [ 80 x 2 x (400 – 1)] = 180640 nu.

Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên các nulêôxôm tương đương với số lượng như sau: (22-1) 400 x 2 = 2400 nuclêôxôm.

Số lượng prôtêin histon các loại cần cung cấp: (22 – 1) 400 x 2 x 8 = 19200 prôtêin



Câu 125 : So sánh hiệu suất tích ATP của quy trình đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron trong hô hấp tế bào. Nêu ý nghĩa của chu trình Crep?

a) So sánh:

- Đường phân tạo 2 ATP7,3 x 2 / 6742,16%

- Chu trình Crep 2 ATP7,3 x 2 / 6742,16%

- Chuỗi truyền electron 34 ATP 7,3 x 34 / 67436,82%

- Hô hấp hiếu khí 38 ATP7,3 x 38 / 67441,15%

b) Ý nghĩa chu trình Crep:

- Phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng, một phần tích lũy trong ATP, một phần tạo nhiệt cho tế bào, tạo nhiều NADH, FADH2 dự trữ năng lượng cho tế bào.

- Tạo nguồn C cho các quá trình tổng hợp sản phẩm hữu cơ trung gian.



Câu 126 : Các vi sinh vật thường gặp trong đời sống hằng ngày thuộc nhóm dinh dưỡng nào? Tại sao?

+ Hóa dị dưỡng

+ Vì chúng thường sinh trưởng trên các loại thực phẩm chứa các chất hữu cơ.



Câu 127 :

a) Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình. Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?

b) Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm 5 – 10 phút trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng?


a)- Các chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình là cồn, nước gia ven, thuốc tím, chất kháng sinh . . .

- Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn nhưng có tác dụng loại khuẩn vì xà phòng tạo bọt và khi rửa vi sinh vật trôi đi.

b) Sau khi rửa rau sống nên ngâm 5 -10 phút trong nước muối pha loãng gây sự co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không thể phát triển được, hoặc trong thuốc tím pha loãng, thuốc tím có tác dụng ô xi hóa rất mạnh.

Câu 128 : Tại sao kích thước tế bào không nhỏ hơn nữa (dưới 1µm)? Tại sao kích thước tế bào nhân chuẩn không nhỏ như tế bào nhân sơ mà lại lớn hơn ?

- Kích thước của tế bào ở mỗi loài sinh vật là kết quả của chọn lọc tự nhiên lâu dài và đạt tới mức hợp lí, đảm bảo tỷ lệ giữa S/V là hợp lý cho quá trình trao đỗi chất của tế bào.

- Tế bào nhân chuẩn có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ vì có sự xoang hóa và có nhiều bào quan khác nhau đòi hỏi phải có V đủ lớn để có thể chứa được, giống như một căn nhà rộng thì có thể chia làm nhiều phòng còn căn nhà hẹp thì chỉ có thể đẻ một phòng vậy.



Câu 129 :

a) Tế bào hồng cầu không có ty thể có phù hợp gì với chức năng mà nó đảm nhận?

b) Tế bào vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào?


a) Tế bào vi khuẩn không có ty thể, chúng tạo ra năng lượng nhờ các enzim hô hấp nằm trên màng sinh chất của tế bào vi khuẩn.

b) Tế bào hồng cầu không có ty thể phù hợp với nhiệm vụ vận chuyển ôxi vì nếu có nhiều ty thể chúng sẽ tiêu thụ bớt ô xi. Trên thực tế, hồng cầu được thiết kế chuyên vận chuyển ô xi nên cũng tiêu tốn rất ít năng lượng.



Câu 130 :

Prôtit là thành phần quan trọng của tế bào và cơ thể, nó được cung cấp bởi nguồn thức ăn. Nguồn thức ăn thực vật thường không bảo đảm prôtit cho cơ thể, tại sao ở những động vật ăn thực vật vẫn có đủ nguồn prôtit cung cấp cho cơ thể?



- Thức ăn thực vật (cỏ, rơm,...) có thành phần chủ yếu là xenlulôzơ (gluxit).

- Đặc điểm của bộ máy tiêu hóa (dạ dày, ruột non và manh tràng) ở ĐV ăn TV có cấu tạo thích nghi với quá trình tiêu hóa loại thức ăn đó.

- Nhờ có các VSV cộng sinh (ở dạ dày và manh tràng) tham gia vào việc tiêu hóa xenlulôzơ.

- Chính VSV là nguồncung cấp phần lớn prôtit cho nhu cầu cơ thể của vật chủ.



Câu 131 : Những điểm khác nhau cơ bản giữa virut và vi khuẩn về mặt cấu tạo, vật chất di truyền, dinh dưỡng, sinh sản.

Đặc điểm

Virus

Vi khuẩn

Cấu tạo

Chưa có cấu tạo TB, chỉ gồm vỡ protein và lõi axit nuclêic (hoặc là ADN hoặc là ARN).

Có cấu tạo TB nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa có màng nhân.

Vật chất DT

Chỉ chứa một trong 2 loại hoặc là ADN hoặc là ARN.

Có cả 2 loại ADN và ARN.

Dinh dưỡng

Dị dưỡng theo kiểu kí sinh bắt buộc trong TB vật chủ.

Không mẫn cảm với kháng sinh.



Có nhiều hình thức sốnh khác nhau: tự dưỡng, dị dưỡng (kí sinh, hoại sinh, cộng sinh)

Sinh sản

Phải nhờ vào hệ gen và các bào quan của TB vật chủ. Không có khả năng sinh sản ở ngoài TB vật chủ.

Sinh sản dựa vào hệ gen chính của mình. Có khả năng sinh sản ngoìa TB vật chủ.

Câu 132 : Xét ty thể A của tế bào tuyến tụy và ty thể B của tế bào cơ tim, hãy dự đoán ty thể của tế bào nào có diện tích màng trong lớn hơn? Tại sao?

Tế bào cơ tim có diện tích bề mặt màng trong ty thể lớn hơn. Vì: Tế bào cơ tim cần nhiều năng lượng cho hoạt động do đó cần nhiều protein và enzim tham gia vào chuỗi truyền điện tử vì thế nên diện tich màng trong ty thể lớn hơn.

Câu 133 :

a) Một số bác sỹ cho những người muốn giảm khối lượng cơ thể sử dụng một loại thuốc. Loại thuốc này rất có hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm vì có một số người dùng nó bị tử vong nên thuốc đã bị cấm sử dụng. Hãy giải thích tại sao loại thuốc này lại làm giảm khối lượng cơ thể và có thể gây chết? Biết rằng người ta phát hiện thấy nó làm hỏng màng trong ty thể.

b) Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở tế bào cơ của cơ thể người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP.


a) - Ty thể là nơi tổng hợp ATP mà màng trong ty thể bị hỏng nên H+ không tích lại được trong khoang giữa hai lớp màng ty thể vì vậy ATP không được tổng hợp.

- Giảm khối lượng cơ thể vì hô hấp vẫn diễn ra bình thường mà tiêu tốn nhiều glucôzơ, lipit.

- Gây chết do tổng hợp được ít ATP, các chất dự trữ tiêu tốn dần nên có thể dẫn đến tử vong.

b) - Kiểu hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng tế bào cơ thể người vẫn cần dùng vì kiểu hô hấp này không tiêu tốn ô xy.

- Khi cơ thể vận động mạnh như chạy, nhảy, nâng vật nặng … các tế bào cơ trong mô cơ co cùng một lúc, hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ ô xy cho hô hấp hiếu khí, khi đó giải pháp tối ưu là hô hấp kị khí đáp ứng kịp thời ATP mà không cần đến ôxy.

Câu 134 : Nguyên nhân gây nên bệnh sốt rét? Vật trung gian truyền bệnh sốt rét và chu kỳ gây nên bệnh sốt rét?

a) Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm . Do kí sinh trùng Plasmodium gây nên. Ký sinh trùng gây nên bệnh sốt rét có 4 loại: P. falciparum, P. vivax, P.malariae, P. Ovanle. Ở nước ta có 3 loại đó là: P. falciparum, P.vivax và P. Malariae

b) Muỗi Anophen là vật trung gian truyền bệnh sốt rét

c) Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét như sau:

- Muỗi Anophen hút máu bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét, ký sinh trùng vào dạ dày muổi sinh sản và phát triển thành thoa trùng.

- Khi muỗi đốt người ,thoa trùng từ muỗi sang máu người rồi tới gan.Ký sinh trùng phát triển trong tế bào gan rồi xâm nhập vào máu.

-Trong máu, ký sinh trùng sinh sản và phát triển ở hồng cầu, làm vở hồng cầu hàng loạt và gây nên triệu chứng của bệnh



Câu 135 : Sự tạo thành ATP trong hô hấp ở thực vật diễn ra theo những con đường nào? ATP được sử dụng vào những quá trình sinh lý nào ở cây?

- ATP được hình thành do sự kết hợp của ADP và gốc phốt phát (vô cơ): ADP + Pvc ATP

- Có 2 con đường tạo thành ATP trong hô hấp ở thực vật:

+ Photphoryl hóa ở mức độ nguyên liệu: như từ APEP  Axit pyruvic(ở đường phân) hay sucxinyl CoA (chu trình Creb).

+ Photphoryl hóa ở mức độ enzim ôxy hóa khử: H+ và e vận chuyển qua chuỗi điện tử từ NADPH2, FADH2 tới ô xy khí trời.

- ATP dùng cho mọi quá trình sinh lý ở cây (phân chia tế bào, hút nước, hút khoáng, sinh trưởng phát triển …)

Câu 136 : Nêu những điểm giống nhau và những điểm khác nhau giữa hô hấp hiếu khí của vi sinh vật nhân thực và vi sinh vật nhân sơ.

- Giống nhau : Diễn ra qua các giai đoạn giống nhau và chất nhận êlectron cuối cùng là O2.

- Khác nhau : Ở vi sinh vật nhân thực diễn ra ở màng trong gấp khúc của ti thể còn ở vi sinh vật nhân sơ diễn ra ở màng sinh chất.



Câu 137 : Trong tế bào có những loại ARN nào? Trong đó, loại ARN nào có thời gian tồn tại ngắn nhất? Giải thích?

- Trong tế bào thường tồn tại 3 loại ARN là ARN thông tin (mARN), ARN vận chuyển (tARN) và ARN ribôxôm (rARN).

- Loại ARN có thời gian tồn tại ngắn nhất là ARN thông tin (mARN) vì

+ mARN chỉ được tổng hợp khi các gen phiên mã và sau khi chúng tổng hợp xong một số chuỗi polipeptit cần thiết sẽ bị các enzim của tế bào phân giải thành các nuclêôtit.

+ tARN và rARN có cấu trúc bền hơn và có thể tồn tại qua nhiều thế hệ tế bào.



Câu 138 : Ở người, bệnh rối loạn chuyển hóa là gì? Nêu một ví dụ và giải thích?

Каталог: file -> downloadfile9 -> 204
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
204 -> Môn: Sinh học lớp 11 Câu 1
downloadfile9 -> Họ và tên: Lớp: ĐỀ thi số 5 MÔN: dinh dưỠng học ngàNH: bqcbns
downloadfile9 -> Đề tài Tìm hiểu về lợi ích của alexa
downloadfile9 -> Giáo trình Nhập môn Tin học LỜi nóI ĐẦU
downloadfile9 -> Em xin chân thành cảm ơn! Hải Dương, ngày 31tháng 5 năm 2012 Sinh viên Vũ Tiến Duy MỤc lụC

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương