Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân



tải về 0.62 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.62 Mb.
#28459
  1   2   3   4   5   6


Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên TânTHPT Chuyên Bến Tre

Email: Thientan40@yahoo.com





Câu 1 : Khi phân tích thành phần hoá học của một bào quan, người ta thu được nhiều enzim như photphotidase – photphotase, Cytorom B, transferase … Hãy cho biết đây là bào quan nào? Nêu cấu tạo bào quan đó?

  • Bào quan đó là ti thể

  • Cấu tạo của ti thể:

  • Bên ngoài có màng kép bao bọc, màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo nên các mào trên có nhiều enzim hô hấp.

  • Bên trong ti thể có chứa AND vòng và riboxom

Câu 2 : Tại sao đồng hoá cacbon bằng phương pháp quang hợp ở cây xanh có ưu thế hơn so với phương thức hoá tổng hợp ở vi sinh vật?

Ở cây xanh quá trình đồng hóa C được thực hiện qua chu trình Canvin. Hiệu quả năng lượng của chu trình C3 là:

- Để tổng hợp 1 phân tử C6H12O6, chu trình phải sử dụng 12 NADPH, 18 ATP tương đương với 764 Kcalo. Vì 12 NADPH x 52,7 Kcalo + 18 ATP x 7,3 Kcalo = 764 Kcalo

- 1 phân tử C6H12O6 với sự trữ lượng là 674 Kcalo

 Hiệu quả: (674/764) x 100% = 88%



  • Quang hợp ở cây xanh sử dụng hidro từ H2O rất dồi dào còn hoá tổng hợp ở vi sinh vật sử dụng hidro từ các chất vô cơ có chứa hidro với liều lượng hạn chế

  • Quang hợp ở cây xanh nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời là nguồn vô tận còn hoá tổng hợp ở vi sinh vật nhận năng lượng từ các phản ứng oxi hoá nên rất ít

Câu 3 : Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh đó có vai trò như thế nào đối với quá trình quang hợp?

Trong lá cây có nhiều lục lạp và trong lục lạp chứa các hạt diệp lục, khi ánh sáng chiếu vào lá thì tia sáng màu xanh lục bị phản xạ trở lại nên ta nhìn thấy màu xanh. Như vậy màu xanh ta nhìn thấy không có vai trò gì trong quá trình quang hợp

Câu 4 : Vì sao những virus có vật chất di truyền là ARN (ví dụ HIV) thì khó bị tiêu diệt hơn?

Vì ARN dễ phát sinh đột biến hơn AND nên tính chất kháng nguyên của virus dễ thay đổi, do đó không điều chế được vacxin phòng tránh

Câu 5 : Cơ thể sống có những dấu hiệu riêng biệt nào mà giới vô sinh không có ?

  • Cấu tạo bởi thành phần protein và axit nucleic đặc trưng. Phân tử AND tự nhân đôi đảm bảo cơ chế sinh sản và di truyền trong quá trình tự sao, AND phát sinh các biến dị di truyền được qua nhiều thế hệ làm cho hệ gen ngày càng đa dạng

  • Thường xuyên tự đổi mới thành phần cấu tạo cơ thể

  • Có khả năng ự điều hoà nhờ hoạt động của hệ enzim và hoocmon

  • Qua trao đổi chất và năng lượng với môi trường thường dẫn đến sinh trưởng và phát triển. Trong lúc các vật thể vô sinh khi tương tác với môi trường thường bị biến tính dẫn đến huỷ hoại

Câu 6 : Phân biệt quang hợp có thải oxi và quang hợp không thải oxi. Trong hai dạng trên, dạng quang hợp nào tiến hoá hơn? Vì sao?

Chỉ tiêu

Quang hợp thải oxi

Quang hợp không thải oxi

Chất cho electron

H2O

Hợp chất có dạng H2A

(A không phải là oxi)



Sự thải oxi



Không

VK có hệ sắc tố

Diệp lục và các sắc tố khác

Khuẩn lục

Bẫy năng lượng

Hiệu quả

Ít hiệu quả

Đại diện

Tảo, vi khuẩn lam, thực vật

VK lưu huỳnh màu tía, màu lục

Quang hợp thải oxi tiến hoá hơn:

  • Sử dụng chất cho e là nước phổ biến hơn các hợp chất vô vơ

  • Thải oxi thúc đẩy sự tiến hoá của các loài SV khác

  • Hệ sắc tố thực hiện bẫy năng lượng hiệu quả hơn

    Câu 7 : Phân biệt vật chất và năng lượng. Loại vật chất nào được chọn là đồng tiền năng lượng của tế bào? Nêu cơ chế hình thành vật chất đó?

  • Vật chất chiếm 1 không gian nhất định và có khối lượng

  • Năng lượng là đại lượng có khả năng sinh công, gây những biến đổi ở vật chất

  • Đồng tiền năng lượng: ATP

  • Cơ chế hình thành ATP:

  • Thực hiện thông qua quá trình photphorin hoá gắn gốc Pi vào ADP nhờ năng lượng từ quá trình quang hoá hoặc oxi hoá

  • Quá trình vận chuyển e và proton qua màng khi quang hợp và hô hấp tạo sự chênh lệch nồng độ H+ giữa 2 mặt đối lập của màng hình thành thế năng điện hoá proton

  • Động lực này kích thích bơm H+ hoạt động, bơm ion H+ đi qua phức hệ ATP – sintetaza và thúc đẩy bơm này tổng hợp ATP: ADP + Pi ATP

Câu 8 : Phân biệt các cơ chế xâm nhập và cởi vỏ ở virus động vật

  • Dung hợp ở virus vỏ ngoài: vỏ ngoài của virus dung hợp với màng tế bào, 2 màng hoà nhập sẽ đứt ra chuyển nuclecapsit vào tế bào chất

  • Nhập bào ở virus trần và virus có vỏ ngoài: virus gắn và ăn sâu vào màng, màng tế bào bọc lấy virus tạo bọng, bơm proton hạ pH (4,5 – 5) tạo đểiu kiện để giải phóng nuclecapsit khỏi bọng

Câu 9 : Có thể dùng kháng sinh để phóng và chống các bệnh do virus được không? Tại sao?

Kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng với virus do virus kí sinh bên trong tế bào nên các thuốc kháng sinh không tác động đến virus

Câu 10 : Khi nào virus ôn hoà chuyển từ trạng thái thái tiềm tan sang trạng thái sinh tan?

Khi gặp các tác nhân cảm ứng như tia UV, tia X, peroxyt hữu cơ, virus ôn hoà sẽ chuyển sang trạng thái sinh tan – phá huỷ tế bào.

Câu 11 : Phân biệt Viroit và Prion

Các đặc điểm

Viroit

Prion

Bản chất phân tử

Phân tử ARN đơn dạng vòng

Phân tử protein

Đối tượng gây bệnh

Tế bào thực vật

Tế bào động vật

Cơ chế gây bệnh

Nhân lên nhờ hệ thống enzyme của TB chủ

Prion bình thường biến đổi thành prion độc gây thoái hoá hệ thần kinh

Ví dụ

Bệnh củ khoai tây hình thoi

Bệnh hại cây dừa



Bệnh bò điên (xốp não)

Câu 12 : Tại sao VK được chọn làm mô hình để nghiên cứu sinh trưởng của VSV?

  • Kích thước nhỏ, nghiên cứu sinh trưởng trên cả quần thể

  • Sinh sản vô tính bằng trực phân, vòng đời ngắn

  • Cấu tạo đơn giản, chưa phân hoá cao

  • Sự tăng khối lượng dẫn ngay đến sự phân chia

  • Sự sinh trưởng của vi khuẩn đã được nghiên cứu rất sâu và khái quát hoá dưới dạng toán học

  • Những kiến thức chung về sinh trưởng của vi khuẩn cũng có thể áp dụng cho các sinh vật khác

Câu 13 : Nêu sự khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân

Nguyên phân

Giảm phân

  • Diễn ra ở các dạng tế bào khác nhau



  • Một lần phân bào cho 2 tế bào



  • 2n (mẹ) 2n (con)

  • Một lần tái bản AND, một lần phân bào

  • Thường các NST tương đồng không bắt cặp

  • Không có sự tiết hợp và trao đổi chéo đoạn

  • Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa



  • Ở kì sau, hai nhiễm sắc tử chị em tách ra và mỗi nhiễm sắc tử đi về một cực

  • Phương thức sinh sản vô tính. Không xảy ra biến dị tổ hợp

  • Chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục đi vào quá trình chín để tạo giao tử

  • Hai lần phân bào liên tiếp cho 4 tế bào con



  • 2n (mẹ) n (con)

  • Một lần tái bản, hai lần phân chia

  • Các NST tương đồng bắt cặp ở kì trước

  • Có sự tiết hợp và trao đổi chéo

  • Các NST kép của cặp tương đồng xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa I

  • Ở kì sau I, mỗi NST kép trong cặp tương đồng đi về một cực

  • Phương thức sinh sản vô tính. Tạo nên biến dị tổ hợp qua các thế hệ

Câu 14 : Nêu cấu trúc của hạch nhân ở tế bào sinh vật nhân thực. Nguồn gốc hạch nhân được hình thành từ đâu?

Cấu trúc:

  • Là một vài thể hình cầu, thường nằm lệch tâm trong nhân, không có màng bao bọc

  • Gồm AND (ít), ARN, protein và enzim, hạch nhân phát triển mạnh ở tế bào có quá trình sinh tổng hợp protein mạnh, tế bào đang bài tiết

Chức năng: Chỉ xuất hiện ở kì trung gian (NST chưa nhân đôi, protein và ARN được tổng hợp mạnh mẽ) và có liên quan đến sự tổng hợp rARN tham gia cấu tạo nên các hạt riboxom

Nguồn gốc: Không phải là một bào quan, được tạo ra từ eo thứ hai của một số NST, đoạn AND đi qua eo này có chứa gen tổng hợp nên rARN. Khi chưa được sự dụng để tổng hợp nên RB thì rARN tạm thời tích luỹ ở eo này hình thành nên hạch nhân

Câu 15 : Vì sao quá trình đường phân xảy ra trong tế bào chất nhưng chu trình Crep lại xảy ra bên trong ti thể?

Quá trình đường phân xảy ra trong tế bào chất vì:

  • Đường bị biến đổi tại nơi nó tồn tại để tạo thành các sản phẩm nhỏ hơn trước khi được vận chuyển vào ti thể để tham gia vào chu trình Crep

  • Mặt khác, việc vận chuyển đường vào trong ti thể tiêu tốn nhiều ATP

  • Ở tế bào chất có những enzim thích hợp cho quá trình phân cắt đường diễn ra

Chu trình Crep lại xảy ra bên trong ti thể vì:

  • Nguyên liệu của chu trình Crep là axit piruvic vận chuyển axit piruvic vào chất nền ti thể giúp cho quá trình xảy ra thuận lợi hơn

  • Mặt khác, ở ti thể chứa các loại enzim hô hấp cần thiết cho chu trình Crep diễn ra

  • Ngoài ra chu trình Crep tạo ra các chất tích trữ năng lượng như NADH, FADH2 trong ti thể, chúng sẽ tham gia vào chuỗi truyền electron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể, nhờ đó quá trình này được đáp ứng dễ dàng hơn

    Câu 16 : Vì sao nói ngành Thực vật hạt kín là ngành tiến hoá nhất?

  • Có hệ mạch phát triển đưa chất dinh dưỡng đi nuôi khắp cơ thể

  • Thụ phấn nhờ gió và côn trùng không phụ thuộc vào nước khả năng thụ phấn cao hơn

  • Thụ tinh kép: ngoài tạo hợp tử còn tạo phôi nhũ

  • Giảu chất dinh dưỡng nuôi hợp tử phát triển nên tỉ lệ nảy mầm, sống sót cao

  • Hạt được bảo vệ trong quả nên tránh được các tác động bất lợi

Câu 17 : Loài sinh vật nào được xem là dạng trung gian giữa thực vật và đông vật vì sao?

Euglena sp

  • Nhà thực vật học xếp chúng vào thực vật nguyên sinh (tảo): tảo mắt

  • Nhà động vật học xếp chúng vào động vật nguyên sinh: trùng roi

Euglena sp

  • Có lục lạp, khi môi trường có ánh sáng quang hợp tạo chất hữu cơ

  • Khi thiếu ánh sáng kéo dài, lục lạp thoái hoá, chúng di chuyển, bắt mồi dị dưỡng giống động vật

    Câu 18 : So sánh cấu tạo của tế bào nhân thực và nhân sơ

    Tế bào nhân sơ

    Tế bào nhân thực

    • Kích thước bé (1 – 10 µm)

    • Cấu tạo đơn giản

    • Chưa có màng nhân

    • Chỉ có thể nhân (nucleoid)



    • Genom là AND vòng, không chứa protein loại histon

    • Chưa có các bào quan có màng, hệ thống nội màng và bộ khung tế bào

    • RB loại 70S



    • Trực phân

    • Có lông, roi cấu tạo đơn giản từ protein flagenlin

    • Kích thứơc lớn (10 – 100 µm)

    • Cấu tạo phức tạp

    • Có màng nhân

    • Có nhân (nucleus): trong nhân chứa NST và hạch nhân

    • Genom: NST dạng thẳng chứa AND kết hợp với protein loại histon

    • Có các bào quan có màng, hệ thống nội màng và khung xương tế bào

    • RB có 2 loại: 70S ở bào quang (ti thể hoặc nhân) và 80S ở tế bào chất

    • Nguyên phân và giảm phân

    • Có lông và roi cấu tạo vi ống phức tạp theo kiểu 9+2

    Câu 19 : Tại sao virus HIV chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu limpho T-CD4 ở người? Cho biết nguồn gốc lớp vỏ ngoài và lớp vỏ trong của HIV?

  • Vì:

  • Tương tác giữa virus với tế bào vật chủ là tương tác đặc hiệu giữa gai vỏ virus với thụ quan màng tế bào

  • Chỉ có limpho T-CD4 mới có thụ quan CD4 màng tương thích HIV

  • Nguồn gốc:

  • Vỏ trong: do vật chất di truyền của HIV qui định tổng hợp từ nguyên liệu và bộ máy sinh tổng hợp protein của tế bào chủ

  • Vỏ ngoài: có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào limpho T và các gai protein do virus qui định tổng hợp

Câu 20 : Nếu cho vào tế bào trong tế bào thực vật chất có khả năng nhận điện tử ngay khi điện tử rời khỏi trung tâm quang hoá I trên màng thylakoid thì hậu quả thế nào?

  • Không có hoặc rất ít đệin tử đến NADP+

  • Có rất ít NADPH được sinh ra

  • Quá trình cố định CO2 theo chu trình Canvin giảm mạnh

  • Có thể sẽ tăng sự quang phân li nước

    Câu 21 : Dựa vào đặc điểm nào từ quá trình xâm nhiễm của HIV các nhà khoa học đã chế ra các loai thuốc để kìm hãm nhân lên của HIV? Giải thích?

  • Virus chỉ nhân lên trong tế bào chủ

  • Virus nhận biết tế bào kí chủ của chúng nhờ gắn vào các thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào

  • Các nhà khoa học đã tổng hợp nên các loại kháng nguyên giống kháng nguyên HIV

  • Khi lượng lớn kháng nguyên tương tự HIV được đưa vào cơ thể sẽ cạnh tranh với HIV, ngăn cạn sự xâm nhiễm và nhân lên của HIV

Câu 22 : Một bệnh nhân bị cúm đến bệnh viện, trong toa thuốc bác sỹ có dùng một loại kháng sinh. Hãy cho biết ý nghĩa của việc dùng kháng sinh trong trường hợp nói trên

Kháng sinh được sử dụng trong toa thuốc của người cúm nhằm ngăn cản sự sinh trưởng và gây bệnh của các vi trùng cơ hội khác khi miễn dịch suy yếu

Câu 23 : Có 4 bình đựng 4 dd mất nhãn chứa: glucozo, saccarozo, lòng trắng trứng, hồ tinh bột. Dùng hoá chất nào có thể phân biệt được các lọ trên?

  • Trích mỗi bình một ít làm mẫu thử

  • Dùng dd iot/KI cho vào các mẫu thử, mẫu thử nào có màu xanh tím tinh bột

  • Dùng thuốc thử phelinh cho vào các mẫu thử còn lại, đun nóng mẫu thử nào tạo kết tủa đỏ gạch glucozo

  • Dùng CuSO4/NaOH (phản ứng biure) cho vào hai mẫu thử còn lại, mẫu thử nào có màu tím lòng trắng trứng

  • Mẫu thử còn lại là saccarozo

Câu 24 :

a) Nêu cơ chất, tác nhân, sản phẩm, phương trình phản ứng của qua 1trình lên men rượu?

b) Tại sao trong thực tế, quá trình lên man rượu thường phải giữ ở nhiệt độ ổn định? Độ pH thích hợp cho quá trình lên men rượu là bao nhiêu? Tăng pH > 7 được không? Tại sao?


a) - Cơ chất : tinh bột, đường gluco

- Tác nhân : nấm men có trong bánh men rượu, có thể có một số loại nắm mốc, VK

- Sản phẩm : về mặt lý thuyết có Etanol 48,6%, CO2 46,6%, glixerin 33,3%, axit sucxinic 0,6%, sinh khối tế bào 1,2% so với lượng gluco sử dụng

Nấm mốc


- Phương trình (C6H10O5)n + H2O nC6H12O6

Nấm men rượu

C6H12O6 C2H5OH + CO2 + Q

b) - Nhiệt độ cao giảm hiệu suất sinh rượu

- pH: 4 – 4,5

- Không. Nếu pH lớn hơn 7 sẽ tạo gixerin là chủ yếu



Câu 25 : Phân biệt virus, vi khuẩn, tảo đơn bào về cấu tạo đời sống




Virus

Vi khuẩn

Tảo đơn bào

Cấu tạo

  • Kích thước rất nhỏ, vài chục đến vài trăm nm

  • Chưa có cấu tạo tế bào

  • Cấu tạo gồm: lõi axit nucleic (AND hoặc ARN) + protein

  • Kích thước 1 – 5 µm



  • Cơ thể đơn bào



  • Chưa có nhân, vùng nhân chứa AND trần dạng vòng

  • Kích thước lớn hơn nhiều so với vi khuẩn

  • Cơ thể đơn bào



  • Có nhân rõ rệt, có chất diệp lục

Đời sống

  • Kí sinh bắt buộc trong tế bào vật chủ

  • Sự phát triển và sinh sản làm phá huỷ hàng loạt tế bào vật chủ

  • Gây bệnh cho các vi sinh vật khác

  • Phần lớn sống kí sinh và gây bệnh cho các sinh vật khác

  • Một số sống hoại sinh

  • Sinh sản rất nhanh

  • Tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời và chất diệp lục

Câu 26 : Tại sao nói quá trình tiêu hoá trong tiêu hoá từ dạ dày đến ruột của người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật?

Vì quá trình này được diễn ra liên tục: dạ dày thường xuyên được bổ sung thức ăn từ ngoài vào đồng thời thường xuyên thải các sản phẩm của quá trình tiêu hoá ra ngoài, do đó tương tự như một hệ thống nuôi cấy tự nhiên

Câu 27 : Etanol (nồng độ 70%) và penixilin đều thường được dùng để diệt khuẩn trong y tế. Hãy giải thích vì sao vi khuẩn khó biến đổi chống được etanol, nhưng lại có thể biến đổi chống được penixilin?

  • Etanol (nồng độ 70%) có tác dụng gây biến tính protein; kiểu tác động là không chọn lọc và không cho sống sót

  • Penixilin ức chế tổng hợp PEG (peptidoglycan) vỏ vi khuẩn. Nhiều vi khuẩn mang gen kháng kháng sinh (thường trên plazmit) mã hoá enzyme pecinilinaza cắt vòng becta-lactam của penixilin và bất hoạt kháng sinh này

  • Nồng độ lớn hơn 70% làm kết tủa protein trên bề mặt tế bào vi khuẩn một cách nhanh chóng, giảm khả năng thẩm thấu vào trong tế bào của etanol hiệu suất phản ứng lại giảm

Câu 28 : Vì sao sốt là một phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn?

Do protein của vi khuẩn bị biến tính ở nhiệt độ thấp hơn protein của người. Nên khi sốt, nhiệt độ cơ thể tăng sẽ làm biến tính protein của các vi khuẩn gây bệnh ức chế sinh trưởng và phát triển của chúng sốt có tác dụng miễn dịch

Câu 29 : So sánh hình thức hô hấp nitrat và hô hấp sunfat

Hô hấp nitrat

Hô hấp sunfat

  • Thự hiện phản ứng nitrat hóa

  • Lấy oxi từ hợp chất nitrat làm chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi hô hấp

  • Từ 1 mol Gluozo qua hô hấp tạo 25 mol ATP (chiếm 25% năng lượng)

  • Thực hiện phản ứng phản sunfat hoá

  • Lấy oxi từ hợp chất sunfat làm chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi hô hấp

  • Từ 1 mol Glucozo qua hô hấp tạo 22 mol ATP (chiếm 22% năng lượng)

Câu 30 : Vì sao hộp thịt, hộp đựng mứt bị phồng lên?
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương