ĐỀ CƯƠng môn nấm và BỆnh do nấm gây ra


III. Bệnh nấm thuỷ my ở động vật thủy sản nước ngọt



tải về 0.49 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu16.09.2017
Kích0.49 Mb.
#33264
1   2   3   4   5   6   7

III. Bệnh nấm thuỷ my ở động vật thủy sản nước ngọt

1. Tác nhân gây bệnh

- Gây bệnh là một số loài thuộc các giống: Leptolegnia, Saprolegnia Achlya; Họ Saprolegniaceae; Bộ Saprolegniales.

- Đây là các nấm dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, cấu tạo sợi nấm đa bào nhưng không có các vách ngăn. Sợi nấm có chiều dài từ 3-5mm, đường kính sợi nấm khoảng 20-42m, có phân nhánh và chia làm 2 phần, một phần gốc bám chắc vào cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài môi trường nước. Nấm có khả năng sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau: Sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Bào tử nấm có tiên mao, có thể vận động trong nước nên khả năng lây lan bệnh rất cao.

2. Dấu hiệu bệnh lý

- Khi cá bị bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường, khi phát hiện được bằng mắt thường thìbệnh đã nặng. Đầu tiên, trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1 đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Nấm thủy mi có thể tiết ra chất làm tan rã protein của tế bào tổ chức cơ thể cá, kích thích tế bào tổ chức tiết ra dịch nhờn làm cản trở hô hấp và tuần hoàn

- Cá bị bệnh nấm thủy mi có hiện tượng bơi lội hỗn loạn, không Bình thường, do bị kích thích ngứa ngáy, thích cọ sát vào các vật thể trong nước, làm tróc vẩy trầy da tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh xâm nhập làm cá bị bệnh nặng hơn và tác hại sẽ nghiêm trọng thêm.

- Nấm thủy my còn có thể ký sinh làm ung trứng cá. Phần gốc của sợi nấm cắm sâu vào màng trứng, phần ngoài của sợi nấm lơ lửng trong nước tủa ra xung quanh, nh́n trứng cá giống bị nấm thủy my giống như hoa gạo. Trứng cá bị nhiễm nấm thường chết (ung), với nhân trứng chuyển sang màu trắng đục. Trong bể ấp, nấm thủy my thường phát triển đầu tiên ở các trứng ung do không được thụ tinh, sau lây sang các trứng khỏe và làm trứng bị chết. Nếu không có tác động kịp thời có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ cá bột, hoặc đôi khi phải xả bỏ hoàn toàn.



3. Phân bố và lan truyền bệnh.

- Bệnh nấm thủy my xảy ra ở nhiều loài cá ngọt và trứng cá, bệnh có thể gặp ở khắp mọi nơi trên thế giới và trứng của chúng. Trong các loài cá nuôi phổ biến ở Việt nam, như cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá trê, cá trôi và một số đối tượng nuôi đặc sản khác như baba, ếch,... đều có thể bị nhiễm bệnh nấm thủy my.

- Nấm thủy my còn ký sinh gây chết trứng của các loài cá nước ngọt, đặc biệt là trứng của cá chép (Cyprinus Carpio) chịu ảnh hưởng rất lớn của loại bệnh này. Trong thực tế, nếu không có biện pháp thích hợp để phòng bệnh, thìhiệu quả của các đợt sinh sản nhân tạo cá chép thường rất thấp do tác hại của nấm thủy my. Bệnh hay phát triển ở các đàn cá bị thương tổn trên da do tác động đánh bắt, vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh.

- Bệnh nấm thủy my thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, thích hợp ở nhiệt độ nước từ 18-250C, đây là nhiệt độ vào mùa đông xuân, mùa thu ở miền bắc và mùa mưa ở miền Nam. Tuy vậy, có một số loài thuộc giống Achlya có thể phát triển tốt ở mức nhiệt độ cao hơn thế. Các mùa đông xuân và mùa thu là những mùa cho cá sinh sản trong các trại cá giống nước ngọt ở Việt Nam, do vậy bệnh này gây tác hại nhiều trong các ao nuôi vỗ cá bố mẹ, các ao lưu giữ giống qua đông và các bể ấp trứng trong các trang trại cá giống.

- Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung. Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khỏe và gây chết hàng loạt.

4. Phương pháp chẩn đoán

- Khi cá nhiễm nấm, các dấu hiệu bên ngoài thể hiện khá rõ ràng. Tuy vậy, để chẩn đoán chính xác cần lấy bệnh phẩm từ cá bệnh, kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện các sợi nấm dài 5-6mm, phân nhánh nhiều. Nếu muốn xác định tên giống loài của nấm, cần nuôi cấy trên các môi trường nấm và quan sát quá trình hình thành cơ quan sinh sản và và tạo bào tử của nấm để phân loại.



5. Phương pháp phòng và trị bệnh

a. Phòng bệnh cho cá

- Thực hiện kỹ thuuật tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi: vét bớt bùn đáy, phơi nắng đáy ao, dùng vôi bột để sát trùng, diệt tạp và cải thiện độ pH.

- Nuôi cá với mật độ thích hợp và tránh những tác động cơ học hoặc do ký sinh trùng làm cá bị thương tổn, tạo điều kiện cho bào tửnấm xâm nhập và gây bệnh

- Về mùa đông cần quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng đầy đủ để cá chống rét và duy trì sức đề kháng. Ngoài ra cấn áp dụng các biện pháp để duy trì và ổn định nhiệt độ trong ao bằng nhiều cách: chuyển cá vào ao có độ sâu lớn, phủ bèo tây trên 2/3 mặt ao.

- Định kỳ phun xuống ao thuốc phòng nấm cho cá: malachite green(MG) 0,1-0,2ppm.

- Với đàn cá bố mẹ, kết hợp trong các lần kiểm tra cá, để dùng các loại thuốc sát trùng bôi lên các vết thương tổn để phòng sự phát triển của nấm: Cồn iod bão hòa, thuốc tím 1%, MG 1%.



b. Phòng bệnh cho trứng cá

- Nuôi vỗ cá bố mẹ, nhất là cá chép theo đúng quy trình kỹ thuật để cá bố mẹ có chất lượng tưyến sinh dục tốt. Cho cá đẻ với tỷ lệ đực cái phù hợp để tỷ lệ thụ tinh là cao nhất, giảm lượng trứng ung do không thụ tinh trong bể ấp. Chọn ngày cho cá đẻ có nhiệt độ thích hợp, không nên cho đẻ vào các ngày có nhiệt độ thấp, thời gian phát triển phôi kéo dài tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và phát triển. Trong quá trình ấp trứng, phải thường xuyên vệ sinh mạng tràn để nước lưu thông tốt.

- Đối với trứng cá chép, cần lựa chọn giá thể và sát trùng giá thể bằng thuốc sát trùng trước khi cho vào bể đẻ. Khi trứng đã bám vào giá thể, ngâm giá thể có trứng trong NaCl 2%, MG 0,5-0,7ppm trong 10-15 phút. 1-2lần/ ngày. Cũng có thể áp dụng phương pháp ấp khô, hoặc cho cá chép thụ tinh nhân tạo, khử dính và ấp bằng Bình vây để hạn chế tác hại của nấm thủy my. Trong bể ấp trứng cá chép, phun vào bể MG nồng độ 0,1-0,15 ppm, sau 6- 8 h lặp lại.

- Đối với cá bệnh, có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy my: Methylen 2-3ppm, MG 0,15-0,2 ppm và lặp lại 2 lần trong 1 tuần.

- Đối với trứng cá, khi bệnh mới xuất hiện, dùng thuốc kịp thời cũng chỉ cứu được những trứng còn khỏe mạng, phôi phát triển tốt. Thường dùng các loại hóa chất sau: NaCl 2-3%, MG 0,15-2ppm, Methylen 2-3ppm, formol 1/500-1/1000 tắm cho trứng trong thời gian 5-15 phút, tắm 2 lần/ngày

- Năm 1997, Kishio Hatai và các cộng sự của ông đã thử nghiệm nước Hydrogen Peroxide (nước oxy già-H2O2) ở tỷ lệ hoạt tính là 31%, để diệt nấm ở trứng cá hồi, kết quả cho thấy ở nhiệt độ 130C, trong thời gian 60phút, H2O2 ở nồng độ ≤ 1000 µg/ ml không gây hại cho trứng cá hồi. Đặc biệt khi dùng H2O2 ở nồng độ 250-1000 µg/ ml có khả năng ức chế, kìm hãm và tiêu diệt sự phát triển của nấm SaprolegniaAchlya và hạn chế gần như hoàn toàn sự nẩy mầm của các bào tử nấm

- Khi dùng để trị bệnh nấm thủy my trên trứng cá hồi ở nhiệt độ 130C, sau thời gian 60 phút cho kết quả rất khả quan, tỷ lệ nở của các lô thí nghiệm có dùng thuốc với nồng độ 250, 500 và 1000 µg/ ml có tỷ lệ nở tương ứng là 37,4%, 46,6% và 67,6%, trong khi ở lô đối chứng, là 7,8%. Như vậy, H2O2 là một loại thuốc có tác dụng diệt nấm ở động vật thủy sản, tuy vậy, tùy theo điều kiện nhiệt độ nước mà lựa chọn nồng độ cho thích hợp.

IV. Bệnh nấm mang ở cá

1. Tác nhân gây bệnh

- Gây bệnh nấm mang ở cá là một số loài thuộc giống Branchiomyces. Có cấu tạo dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp (không cá vách ngăn giữa các tế bào), có sự phân nhánh. Cá nuôi trong khu vực châu Á thường gặp 2 loài: B. sanguinis Plehn, 1921 và B. demigrans Wundseh,1930.



- B. sanguinis có sợi nấm thô, ít phân nhánh ăn xuyên sâu vào các mao huyết quản. Đường kính của sợi nấm 20-25 m, đường kính trung Bình của bào tử tương đối lớn 8 m (7,4-9,6 m), Đây là tác nhân thường ký sinh ở mang cá trắm cỏ.

- Loài B. Demigrans có các sợi nấm uốn cong như mắt lưới, mảnh và thành sợi nấm dày, phân nhánh nhiều, các nhánh men theo các mao huyết quản của tơ mang, phát triển chằng chịt chiếm hết cả tơ mang. Đường kính của sợi nấm 6,6-21,6 m, đường kính bào tử tương đối nhỏ: 6,6 m (4,8-8,4 m) ký sinh ở mang cá trắm đen, mè, cá trôi.



2. Dấu hiệu bệnh lý

- Các bào tử nấm bám vào mang phát triển thành các sợi nấm, sau đó sợi nấm xuyên sâu vào các tổ chức của mang và phân nhánh luồn vào các mao huyết quản, phá hoại các tổ chức mang, lấp kín các mao huyết quản làm mất tác dụng hô hấp của mang. Mang chuyển màu hồng nhạt, hoặc trắng bạc cùng với sự phát triển của bệnh. Cá bệnh có các tơ mang sưng to, tiết dịch dính bết chúng lại với nhau. Hoạt động của mang bị cản trở, hô hấp khó khăn, cá thường nổi đầu, hay tập trung ở dóng nước chảy, bỏ ăn. Khi bệnh nặng, các khuẩn ty và bào tử nấm theo mạch máu, di chuyển đến tim và một số bộ phận khác. Bệnh thường xảy ra ở dạng cấp tính, bệnh lý phát triển rất nhanh, làm cá giống có thể chết hàng loạt.



3. Phân bố và lan truyền bệnh

- Bệnh thường gặp ở cá giống, cá thịt của các loài cá nước ngọt như: cá trắm cỏ, cá trắm đen, mè hoa, cá trôi, cá diếc, cá mè trắng. - - Bệnh xuất hiện ở các ao nước bẩn, nhất là các ao có hàm lượng chất hữu cơ cao, đặc biệt hay phát triển trong các ao có nước thải từ các trại nuôi gia cầm, hay những ao dùng phân gà vịt để gây màu nước.

- Bệnh nấm mang lưu hành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới và thường gây ra tỷ lệ chết cao. bệnh phát triển mạnh vào mùa có nhiệt độ cao, nên ở Việt Nam thường xuất hiện vào mùa hè ở miền Bắc, mùa khô ở miền Nam và miền Trung.

4. Chẩn đoán bệnh

- Có thể dựa vào dấu hiệu bệnh lý như đã mô tả, nhưng cũng rất dễ nhầm với bệnh thối mang ở cá do vi khuẩn. Do vậy, cần kiểm tra các bệnh phẩm lấy từ mang cá bệnh dưới kính hiển vi, có thể phát hiện các sợi nấm và bào tử phát triển trong các tơ mang. Cũng có thể áp dụng phương pháp mô bệnh học với thuốc nhuộm H và E, để phát hiện ra các thể sợi và bào tử của nấm và quan sát sự biến đổi bệnh lý trong tổ chức mang cá bệnh.

- Phương pháp phân lập cũng có thể được áp dụng để xác định chính xác giống loài tác nhân gây bệnh.

5. Phòng và trị bệnh

- Để phòng bệnh cũng áp dụng các biện pháp phòng chung, giảm ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi, tránh nước thải từ trại nuôi gia cầm, nếu dùng phân chuồng phải ủ kỹ với vôi 10%, cách ly hay loại bỏ cá bệnh ra khỏi quần đàn.

- Đây là bệnh vẫn chưa có thuốc chữa trị hữu hiệu, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh.

V. Bệnh nấm ấu trùng ở giáp xác

- Bệnh này có một số tên gọi như sau: Bệnh nấm ở ấu trùng giáp xác, bệnh nấm Lagenidium



1.Tác nhân gây bệnh

- Gây bệnh nấm ở ấu trùng của giáp xác hầu hết thuộc về nấm bậc thấp, gồm một số giống: Lagenidium spp; Sirolpidium spp; Halipthoros spp (Johnson,1983; Alderman, 1976; Lightner, 1981,1996; Hatai, 1993) và giống nấm bậc cao có vách ngăn giữa các tế bào Atkinsiella spp.

- Các giống nấm nói trên đều có dạng khuẩn ty, phân nhánh ít hoăc nhiều, sinh sản vô tính bằng các bào tử kín.

2. Dấu hiệu chính của bệnh

- Ấu trùng tôm he (Penaeus spp) khi bị nhiễm nấm thường có một số dấu hiệu: bỏ ăn đột ngột, đứt đuôi phân, khó lột xác và có thể gây chết hàng loạt, đặc biệt ở các giai đoạn tiền ấu trùng (zoae, mysis). Khi ấu trùng bị nhiễm nấm nặng đưa lên kính hiển vi quan sát ở độ phóng đại 100x có thể phát hiện dễ dàng hệ sợi nấm trong suốt, phân nhánh chằng chịt, bao phủ trên bề mặt hệ cơ của cơ thể ấu trùng

- Ấu trùng ghẹ (Portunus spp) và cua biển (Scylla spp) khi bị bệnh nấm thường có một số dấu hiệu bệnh lý như sau: ấu trùng giai đoạn zoae thay đổi màu sắc, từ màu trong sáng Bình thường, sang màu trắng. Những con hấp hối thể hiện đốm trắng ở mặt lưng của phần bụng. Khi quan sát trực tiếp phát hiện thấy hệ sợi nấm không có vách ngăn phân nhánh chằng chịt trong cơ thể zoae. Hiện tượng chết dữ dội có thể tới 100%

- Nấm này còn ký sinh trên trứng ghẹ, làm trứng chết chuyển sang màu nâu, trong khi các trứng khỏe đã nở thành ấu trùng, hệ sợi nấm xuất hiện trên bề mặt ngoài của trứng và các túi bào tử động đã hình thành ở bên ngoài các ống phóng (Kishio Hatai).

Trên loài bào ngư (Haliotis sieboldii) nuôi Nhật Bản cũng đã bị nhiễm nấm Atkinsiella awabi, bào ngư bị bệnh thể hiện một số dấu hiệu màng áo sưng phồng với sự xuất hiện của các vết thương tổn màu đen của sắc tố melanin

3. Đặc điểm phân bố và lây nhiễm

- Đây là bệnh có sự phân bố rất rộng gây bệnh ở ấu trùng giáp xác ngoài tự nhiên và ở ấu trùng ương nuôi trong trại sản xuất tôm cua giống, ở khắp mọi nơi trên thế giới. Trong các trại sản xuất giống tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm và cua biển ở Việt Nam, bệnh này luôn đe dọa gây ra những đợt chết nghiêm trọng ở các giai đoạn tiền ấu trùng

- Hầu hết các loài tôm he (Penaeus spp), cua (Scylla spp) va ghẹ (Portunus spp) và cả cả một số loài nhuyễn thể như hầu (Ostrea spp) cũng có thể bị tác hại của bệnh này ở giai đoạn ấu trùng. Tất cả các loài tôm he (Penaeus spp) đều rất nhậy cảm với bệnh nấm ấu trùng (Lightner, 1996), trứng và ấu trùng cua xanh (Callinectes spp) đã bị nhiễm nấm ấu trùng rất phổ biến, có thể tới 90% cua cái mang trứng đã bị cảm nhiễm nấm (Ameson,1974), trứng và ấu trùng tôm hùm châu mỹ (Homarus spp) cũng được thông báo bị tác hại của bệnh này, có thể nhiễm rất nặng loài nấm bậc thấp Lagenidium sp và gây chết 90% ấu trùng

- Giai đoạn ấu trùng phylozoma của tôm hùm Nhật Bản (Panulirus japonicus) đã nhiễm nấm Atkinsiella panulirata và gây chết hàng loạt ấu trùng giai đoạn này. Từ ấu trùng Zoea và trứng của ghẹ (Portunus pelagicus) , người ta còn phân lập đựoc 3 giống nấm khác nhau là: Lagenidium callinectes, Haliphthoros milfordensisAtkinsiella okinawaersis (K. Hatai, 2000)

- Bào tử nấm xâm nhập vào bể ấp trứng và ấu trùng giáp xác thông qua một số con đường như: Tôm mẹ, vỏ Artemia, xác tảo, nguồn nước..., đặc biệt nấm này có thể cảm nhiễm trên tôm mẹ nhưng không gây bênh, khi đưa tôm mẹ vào bể đẻ, bào tử nấm sẽ lây nhiễm từ tôm mẹ sang trứng và ấu trùng.

- Theo nghiên cứu của Sindermann 1987, bào tử của nấm này có khả năng chịu đựng rất cao với Chlorine, phải cần đến 500 ppm chlorine kết hợp với ánh sáng mặt trời mới tiêu diệt được các bào tử nấm này.

- Theo Hatai 1992, sức đề kháng của ấu trùng tôm he rất yếu trước sự tấn công của nấm, do vậy, khi đã bị nhiễm, bệnh phát triển và lây nhiễm rất nhanh, chỉ trong vòng 24-48 h xuất hiện trong bể ấp, đã có 80-100% ấu trùng bị nhiễm nấm

- Một số nghiên cứu về điều kiện sinh thái của những giống loài nấm khác nhau gây bệnh ở ấu trùng giáp xác, cho thấy chúng có các nhu cầu sinh thái khác nhau về nhiệt độ: Lagenidium callinectes khá rộng nhiệt, có thể mọc ở 15-400C, nhưng thích hợp (optimum) là 30-350C, Haliphthoros milfordensis có thể mọc ở 15-300C, nhưng thích hợp ở 300C, và Atkinsiella panulirata chỉ mọc ở 20-300C, nhưng tốt nhất là 250C, không mọc ở 5,10 và 350C.(K. Hatai



4. Phương pháp chẩn đoán

- Để chẩn đoán có thể dựa vào dấu hiệu bệnh lý như đã mô tả ở phần trên và kết hợp với pháp kiểm tra trực tiếp mẫu tươi được làm từ trứng và ấu trùng bị bênh, trên kính hiển vi quang học ở độ phóng đại  100x, đã cho phép phát hiện được hệ sợi nấm cảm nhiễm trên hệ cơ của ấu trùng.

- Bằng phương pháp mô học cũng có thể chẩn đoán bệnh này thông qua việc phát hiện các sợi nấm, các ống phóng và các túi bào tử của nấm

- Có thể nghiên cứu bệnh nấm này bằng phương pháp vi sinh vật học, nuôi cấy và phân lập nấm trên môi trường PYGS Agar (Peptone-yeast- Glucose Agar trong nước biển) hay PYGS Broth, nếu dùng nước cất để pha chế cần bổ sung với 20%o NaCl và kháng sinh (Penicillin, streptomycin, gentamycin...) để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trên môi trường nuôi cấy.



5. Phương pháp phòng và trị bệnh

- Để phòng bệnh cần ngăn chặn sự xâm nhập của nấm vào bể ấp ấu trùng bằng các biện pháp kỹ thuật khác nhau như: Tắm cho tôm mẹ bằng formol 50-100 ppm trong 10-30 phút, tắm bằng malachite green 0,05-0,1 ppm, lọc sạch vỏ artemia trước khi cho ăn, sát trùng kỹ bể và dụng cụ bằng MG hay bằng Formol

- Do bệnh này thường xảy ra ở giai đoạn tiền ấu trùng, nên sức chịu đựng của ấu trùng với tác dụng phụ của thuốc yếu, mặt khác khi phát hiện được thìbệnh đã nặng, và hệ sợi nấm thường luồn dưới lớp vỏ ki tin, bao phủ mô cơ của ấu trùng tôm, nên rất khó trị. - Tuy vậy, nếu phát hiện sớm có thể dùng một số hóa chất diệt nấm như: Malachite Green 0,005-0,01 ppm, Treplan 0,05-0,1 ppm...phun vào bể ấp sẽ có hiệu quả trị bệnh.

- Chú ý: Do khả năng chịu đựng của bào tử nấm với chlorine rất cao, nên, nếu đợt sản xuất trước đã bị bệnh nấm ấu trùng, để đợt sau không bị bệnh, không nên dùng chlorine để sát trùng bể, nước và dụng cụ. Cần thay thể bằng hóa dược khác như: Iodine, formol...

VI. Bệnh nấm giáp xác trưởng thành

- Bệnh thường có tên như: bệnh nấm Fusarium; Bệnh Fusariosis; Bệnh đen mang ở giáp xác do nấm Fusarium; Bệnh nấm ở giáp xác trưởng thành.

1. Tác nhân gây bệnh

- Từ nghiên cứu của rất nhiều tác giả khác nhau trên thế giới đều thống nhất cho rằng, tác nhân gây bệnh này ở giáp xác là giống nấm bậc cao Fusarium spp, là nấm cấu tạo dạng khuẩn ty, giữa các tế bào có vách ngăn, phân nhánh khá phức tạp và có hình thức sinh sản bằng các bào tử đính lớn (Macroconidia) và bào tử đính nhỏ (Microconodia), có dạng hình thuyền hay hình quả chuối. Ký sinh gây bệnh ở giáp xác thường gặp một số loài khác nhau: Fusarium solani gây bệnh trên tôm he (Penaeus spp), tôm hùm (Homarus spp; Panulirus spp), cua xanh (Callinectes spp) và cả ở tôm càng nước ngọt

- (Hatai và Egusa, 1978; Burns, 1979; Alderman, 1981; Lightner, 1981). F. brabchialis ký sinh trên tôm hùm châu Âu (Palinurus vulgalis; Homarus gammarus); F. tabacmum ký sinh trên tôm sông (Cherax spp và Euastacus spp); F.oxysporum, F. tricinctumF. graminaerum gây bệnh ở tôm he Trung Quốc (Yu, 1989; Hong, 1988; Meng và Yu, 1983) và loài F. moniliform được phân lập từ tôm he Nhật Bản (P.japonicus) bị đen mang (K. Hatai).

- AB


Ví dụ: Tôm he bị đen mang do nấm Fusarrium sp. Nấm Fusarium sp ký sinh gây bệnh đen mang ở giáp xác. Các bào tử đính (conidia) của nấm Fusarrium sp;

2. Dấu hiệu chính của bệnh

- Khi giáp xác bị bệnh này, thường có 1 số dấu hiệu bệnh như: Mang tôm thay đổi từ màu trắng sang màu đen hoặc xuất hiện các điểm đen trên mang, vỏ kitin, trên các phần phụ như chân bơi, chân bò, râu..., tại vị trí đó, vỏ ki tin không bị ăn mòn (đây là điểm khác nhau cơ bản giữa bệnh nhiễm khuẩn và bệnh nhiễm nấm), dưới các điểm đen đó, mô cơ của giáp xác bị thương tổn, sắc tố melanin xuất hiện-đây là sản phẩm của cơ chế miễn dịch tự nhiên ở giáp xác

- Khi lấy bệnh phẩm từ các vết đen hay từ mang đen của tôm quan sát bằng kính hiển vi có thể phát hiện ra các bào tử đính (Microconidia và Macroconidia) rất đặc thù có hình thuyền hay hình quả chuối của Fusarium chứa đầy trong các tơ mang hay tại các vết thương tổn của giáp xác bị bệnh. Khi nuôi cấy trên môi trường thạch PDA (Potato Dextrosse Agar), nấm này thường tiết vào môi trường sắc tốt vàng cam hay vàng nâu, sau vài ngày nuôi cấy, xuất hiện các bào tử đính đặc thù.

- Bệnh gây ra những thương tổn ở mang của một số loài giáp xác nuôi như tôm he, tôm hùm và cua. Thông thường tỷ lệ nhiễm trong quần đàn không cao, khoảng 10-30%, nhưng cũng có trường hợp bệnh này đã gây ra dịch chết ở tôm P. californiensis và gây chết tới 90% tại Mehico và gây ra dịch chết tôm P.japonicus ở Nhật Bản

- Những vết thương tổn do Fusarium gây ra có thể mở đường cho các tác nhân cơ hội khác xâm nhập vào cơ thể vật nuôi như: vi khuẩn Vibrio, hay các giống loài Protozoa nội ký sinh trong máu giáp xác. Fusarium còn liên quan tới bệnh viêm mắt của tôm trưởng thành. Bệnh này được đặc trưng bởi các vệt trắng trên cuống mắt, tôm bơi không định hướng và có thể gây chết 50% tôm trong quần đàn (Laramore

3. Đặc điểm phân bố và lây truyền

- Bệnh nấm Fusarium phân bố rộng rãi về địa lý, có thể gặp ở mọi vùng nuôi tôm he,tôm hùm và các giáp xác khác trên thế giới. Mức độ mẫn cảm của các loài tôm he với bệnh này không giống nhau. Tôm he Nhật Bản (P. japonicus) và P. californiensis mẫn cảm hơn các loài khác

- Ở Việt Nam, tôm hùm nuôi trong các lồng trên biển cũng thường xuyên bị bệnh đen mang và từ những con tôm hùm bông (Panulirus ornatus) bị bệnh thu tại các lồng nuôi tôm hùm tại Cam Ranh, đã phân lập được nấm Fusarium sp (Đỗ Thị Hòa, 2000).

Trong ao, lồng nuôi giáp xác, nấm thường tồn tại ở đáy ao, thành lồng, nơi có nhiều vật chất hữu cơ, và sẽ xâm nhập vào giáp xác khi trên cơ thể có các vết thương tổn do tác động cơ học, hóa học hay sinh học, đặc biệt ở thời kỳ tôm lột xác.

- Đã có một số tác giả đi sâu nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của nấm Fusarrium, cho thấy 2 loài nấm F.solani và F. moniliforme phân lập được từ tôm he Nhật Bản phát triển tốt ở nhiệt độ 25-300C, phát triển rất kém ở 370C và không phát triển ở 5 0C(Kishio Hatai và ctv)

4. Phương pháp chẩn đoán

- Có thể dựa vào dấu hiệu bệnh lý như đã mô tả ở trên để chẩn đoán. Tuy vậy đen mang còn có thể do các tác nhân khác, do vậy, cần quan sát mẫu mô ép tươi bằng kính hiển vi quang học để phát hiện các khuẩn ty và Microconidia và Macroconidia đặc thù của nấm Fusarium.

- Có thể phân lập bệnh phẩm trên môi trường Sabouraud Dextrose Agar (SDA) hay PDA (Potato Dextrosse Agar), khuẩn lạc của nấm thường tiết sắc tố vàng cam hay vàng nâu vào môi trường nuôi cấy và sau vài ngày, bắt đầu hình thành các bào tử đính hình thuyền đặc thu.

5. Phương pháp phòng trị bệnh

- Hiện nay chưa có những thông báo cụ thể về các giải pháp để trị bệnh này, nên giảm ô nhiễm hữu cơ trong ao, lồng nuôi giáp xác; tránh các thương tổn trên cơ thể tôm; tăng lưu lượng dòng chảy qua lồng nuôi, khi cần thiết có thể di chuyển lồng nuôi đến địa điểm mới để tránh sự ô nhiễm...là các biện pháp cần thiết để phòng bệnh này.

Để trị bệnh này, Hatai, 1974 đã thử nghiệm 40 loại hóa dược khác nhau trong điều kiện thí nghiệm và đã tìm ra một số có hiệu quả tiêu diệt Fusarium, nhưng lại không có những thông tin về hiệu quả của chúng trong thực tế và độc hại của các hóa dược này đến cơ thể của tôm. Lightner, 1979 cũng đã thử 21 loại hóa dược để chống lại nấm trong thí nghiệm và đã xác định được 1 số hợp chất có hiệu quả diệt Fusarium, nhưng vẫn chưa được ứng dụng vào thực tế.

- Dùng Mycostatin có thể làm giảm tỷ lệ chết ở các giai đoạn sớm, ngoài ra cần loại bỏ các con bị bệnh ra khỏi quần đàn cũng là giải pháp cần thực hiện.



VII. BỆNH NHIỄM ĐỘC TỐ NẤM MỐC

- Aflatoxin là một mycotoxin được tiết ra từ nấm Aspergillus và A.parasiticus, các chủng nấm này phát triển mạnh ở các loại thực phẩm nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm như ngô, lạc, đậu... trong các điều kiện thuận lợi nóng và ẩm, nhất là điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Tác hại của độc tố vi nấm này đối với động vật đã được biết đến từ lâu, và đã được chứng minh có thể gây ung thư gan trên thực nghiệm. Người có thể bị nhiễm aflatoxin do ăn phải các loại ngũ cốc bị ô nhiễm hoặc ăn thịt các động vật được nuôi bằng ngũ cốc ô nhiễm aflatoxin. Các nghiên cứu ở những vùng có tỷ lệ ung thư cao trên thế giới đều cho thấy nhiễm độc aflatoxin là nguy cơ chính gây ung thư gan

- Trước đây, độc tố nấm ít được quan tâm và nghiên cứu, kể cả các nước tiên tiến có đời sống cao. Tuy nhiên trong những năm 1920-1930 Ở ANH VÀ NGA ÐÃ THẤY XUẤT HIỆN NHIỀU TRƯỜNG HỢP NGỘ ÐỘC ALCALOIT Ở người, và gà mà chất này có trong lúa mạch, lúa ḿ. Năm 1924 Shofield và cộng tác đã phát hiện một loại độc tố được sản sinh từ nấm mốc gây dịch bệnh cho gia súc. Cũng trong thời gian này NGA TÌM RA BỆNH BẠCH CẦU KHÔNG TĂNG (ALEUSEMIC) Ở MỘT SỐ NGƯỜI ĂN PHẢI ngũ cốc bị mốc

- Ðến năm 1960 nhân một vụ dịch làm chết hàng ngàn con gà tây con tại một quần đảo nước Anh do ăn phải lạc thối mốc, các nhà khoa học Tây âu tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra độc tố Aflatoxin, một độc tố được tiết ra từ nấm Aspergillus flavus,A. parasiticus và A.fumigatus. Năm 1961 ở ANH, NGƯỜI TA ÐÃ TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM TRÊN chuột cống trắng, cho ăn thức ăn đã nhiễm mốc trong đó 20% là bột lạc thối, sau 6 tháng thấy xuất hiện ung thư gan.

- THEO THỐNG KÊ CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ THÌ Ở những nước có đời sống cao như châu ÂU, CÙNG VỚI ÐIỀU KIỆN khí hậu lạnh khô thìtỉ lệ ung thư gan do Aflatoxin thấp hơn nhiều so với các nước có đời sống thấp và khí hậu nóng ẩm như châu Phi. Robinsơn nghiên CỨU TRÊN TRẺ EM ẤN ĐỘ BỊ xơ gan, bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng, ông đã tìm thấy Aflatoxin trong nước tiểu của những trẻ bị xơ gan và trong sữa của những bà mẹ có con bị xơ gan. Như vậy, theo ông giữa xơ gan và Anatoxin có một mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau

- Ở Việt Nam cho đến nay còn ít có những công trình công bố vế vấn đế này. Theo kết quả của .Viện VSDT ÐÃ NGHIÊN CỨU TRÊN 29381 MẪU LTTP THẤY có 30 loại men mốc khác nhau, trong đó mốc Aspergihus chiếm tỉ lệ cao nhất (5,2-80,39%) bao gồm 12 chủng loại Aspergillus khác nhau. Trong số đó có 11 chủng có khả năng sinh độc tố. Năm 1984 theo tài liệu của Viện dinh dưỡng quốc gia ÐÃ NGHIÊN CỨU TRÊN 200 MẪU GẠO BÁN Ở HÀ NỘI THẤYCÓ NHIỀU NẤM ASPERGILLUS Flavus, một loại nấm có khả năng tạo ra Aflatoxin.



tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương