ĐỀ CƯƠng môn nấm và BỆnh do nấm gây ra



tải về 0.49 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu16.09.2017
Kích0.49 Mb.
#33264
1   2   3   4   5   6   7

+ Cyclopiroxolamin không gây hại đối với cấu trúc của màng nhưng có tác dụng chống nấm do tác dụng trực tiếp đến protein ATPaza của nấm.

- Thuốc gây trở ngại sự tổng hợp sterol gồm các hợp chất hệ acetyl amin, hệ thiocarbamin và hệ azol, bao gồm tất cả các imidazol, thông qua con đường acetyl CoA tác động đến chu trình tổng hợp sterol.

- Các thuốc hệ aryl amin, (naftifin, terbinafin) và hệ thiocarbamin (tolnaflat, tolciclat) gây trở ngại một cách đặc hiệu đối với phản ứng squalen epoxidaza của các nấm da và Candida.

- Các thuốc hệ azol (imidazol, fluconazol, itraconazol) trở ngại tổng hợp ergosterol và phản ứng loại methyl C – 14 của - methyl sterol mà có tác dụng chống nấm và có thể sử dụng bên trong cơ thể.

- Thuốc gây trở ngại bộ máy truyền điện tử: Mặc dù tính độc chọn lọc yếu vì hệ truyền điện tử phosphoryl hoá nhờ oxy hoá của tế bào nấm và tế bào động vật giống nhau.

+ Siccanin gây trở ngại một cách đặc hiệu sự truyền điện tử từ enzym dehydrogenza của axit succinic đến hệ ubiquinon. Siccanin có tác dụng chống nấm da,

+ Pyrrolnitrin có tác dụng đối với các nấm da, Aspergillus, Candida.

- Các chất kháng sinh hệ quinon (nanaomycin) gây trở ngại hệ hô hấp của vi khuẩn và nấm, gây trở ngại sự tổng hợp AND, ARN và protein nên cũng hữu hiệu đối với bệnh nấm da ở động vật.

- Thuốc gây trở ngại tổng hợp protein: Điểm tác dụng chủ yếu của actidione là ribosom 80S nên gây trở ngại việc di chuyển amin từ phức hợp aminoacyl –tRNA đến chuỗi peptid. Do phản ứng không đặc hiệu nên không thể dùng điều trị bệnh nhưng có thể thêm vào môi trường nuôi cấy (0,5 mg/l) để ức chế các nấm men, Aspergillus, các nấm họ Mucoraceae,… để phân lập nấm da.

- Thuốc gây trở ngại sự tổng hợp AND: Variotin gây trở ngại phản ứng của enzym DNA – polymeraza , biểu hiện hoạt tính chống các nấm da.

- Flucytosin (5 – fluorocytosin) là chất cản trở sự chuyển hoá các pyrimidin, sản phẩm 5- fluoro – 2' – deoxyuridilat kết hợp với enzym tổng hợp thymidin gây trở ngại hoạt tính enzym nên có tác dụng mạnh chống các nấm như Candida, Cryptococcus, các nấm đen và có thể dùng qua đường miệng.

- Thuốc trở ngại cơ năng mạng lưới nội chất.



- Gryseofulvin là thuốc gây trở ngại cơ năng mạng lưới nội chất, gây dị thường trong phân chia tế bào và hình thái tế bào, được gọi là yếu tố cứu (curing factor), là thuốc kháng nấm sợi da có thể sử dụng nội bì.

1. MỘT SỐ KHÁNG SINH CHỐNG NẤM THƯỜNG DÙNG

a. Nystatin

- Nystatin ở nồng độ 1,5 – 13 mg/1ml có tác dụng ức chế phát triển đối với rất nhiều giống nấm thông thường.

- Do đó, Nystatin được thực nghiệm để chữa các bệnh nấm nội tạng của động vật có vú .

- Những loại nấm được thử tác dụng là: + Cryptococcus neoformans,

+ Blastomyces dermatitidis,

+ Histoplasma capsulatum,

+ Coccidioides immitis

+ và Candida albicans.

- Trên thực nghiệm, Nystatin có tác dụng điều trị tốt và từ đó được ứng dụng điều trị bệnh nấm nội tạng .

+ Nystatin có công thức đại cương C46H77NO19 , có tác dụng với những nấm gây bệnh và một số đơn bào gây bệnh như Trichomonas vaginalis và Leishmania dorovani. Nystatin thực nghiệm ở liều cao còn có tác dụng đối với một số vi khuẩn .

+ Nystatin rất ít tạo kháng. Thường chỉ có một số nấm biến dị hoặc một số chủng nấm đặc biệt mới đề kháng với nystatin.

- Nấm ngoài da, dùng Nystatin dưới dạng thuốc bôi.

- Nấm ở âm đạo dùng Nystatin phối hợp với một số hoá chất và dùng dưới dạng thuốc kiểu viên đạn, mỗi viên chứa khoảng 100.000 đơn vị.

- Nấm ở phổi, có thể dùng Nystatin dưới dạng khí dung (25.000 – 500.000 đơn vị Nystatin trong 5 ml nước muối) và dùng 2 lần một ngày.

- Nấm ở mắt, có thể rỏ Nystatin dưới dạng pha dung dịch treo có 20.000 đơn vị trong 1 ml nước muối.



b. Amphotericin B

- Năm 1965, Gold và những người cộng tác nhận xét thấy Streptomyces nodosus có tác dụng ức chế rõ sự phát triển của một số loài nấm: + Saccharomyces cerevisae

+ Rhodotorula glutinis

+ Candida albicans

+ Aspergillus niger

+ Không ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

- Sau đó đã chiết xuất được từ nấm Streptomyces nodosus 2 hợp chất có tác dụng chống nấm và được gọi là: + Amphotericin A

+ Amphotericin B.



- Amphotericin A và B đều có tác dụng ngăn cản sự phát triển của nấm , có tác dụng chữa bệnh nấm nội tạng và bệnh nấm ở ngoài da.

- Trên thực nghiệm điều trị những súc vật nhiễm: + Candida albicans

+ Histoplasma capsulatum

+ Cryptococcus neoformans

Đều đem lại kết quả điều trị lớn.

- Amphotericin B được xác nhận có tác dụng chống nấm cao hơn Amphotericin A nên được chọn lựa dùng điều trị trên người.

- Với nấm gây bệnh ở phổi, dùng liều 5 mg Amphotericin B pha với 1 ml nước cất và 6 giờ tiến hành tiêm một lần hoặc một ngày 2 lần.

- Dùng Amphotericin B tiêm trực tiếp vào phổi với liều lượng 3 mg pha với nước cất thu được kết quả tốt trong điều trị nấm phổi và không có tai biến đặc biệt

- Dùng ngoài da, thường dùng dung dịch Amphotericin B 3%.



c. Trichomycin

- Được chiết xuất từ nấm Streptomyces hachijaensis (Nakano, 1961).

- Trichomycin A có công thức H86O21N2H2O , dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, sẽ thay đổi màu.

- Trichomycin thường có màu vàng, đun nóng tới 1750C sẽ chuyển sang màu đỏ da cam và đun nóng tới 3200C sẽ có màu nâu.

- Không tan trong nước, dễ tan trong pyridin, axit axetic, phenol, ít tan trong rượu và axeton.

- Trichomycin A được sử dụng để chống nấm



- Trichomycin có khả năng ức chế phát triển các loại nấm: + Candida albicans

+ Saccharomyces cerevisae

+ Torula rubra

+ Trichohyton

+ Aspergillus

- Tác dụng diệt: + Trichomonas vaginalis

+ Entamoeba hystolytica

+ Trypanosoma cruzii.

- Điều trị thực nghiệm trên súc vật, thấy:

+ Trichomycin có LD50 là 2,20mg nếu dùng theo đường tiêm tĩnh mạch;

+ LD50 là 17,8mg nếu dùng theo đường tiêm phúc mạc, (LD50 tính theo kg thể trọng).

- Như vậy độc tính của Trichomycin thay đổi rất nhiều tuỳ theo dạng sử dụng.

- Dùng theo đường uống, độc tính nói chung thấp:

+ Ở thỏ dùng 200.000 đơn vị cho 1kg thể trọng,

+ Ở người dùng 500.000 đơn vị cho 1 kg thể trọng (theo đường uống)  không gây tai biến đặc biệt.

- Hiện nay, Trichomycin được sử dụng nhiều để điều trị bệnh nấm gây ra do Candida ở đường tiêu hoá và bệnh trùng roi âm đạo do Trichomonas vaginalis.

- Điều trị bệnh do Trichomonas vaginalis hoặc do Candida ở các hốc tự nhiên (như âm đạo) thường dùng phương pháp đặt viên trichomycin tại chỗ, mỗi viên thường chứa 500.000 đơn vị kháng sinh.

- Đối với những trường hợp Candida gây bệnh ở ống tiêu hoá hoặc đường tiết niệu, có thể dùng trichomycin dưới dạng uống 500.000 đơn vị/ngày.



CHƯƠNG 3: BỆNH DO NẤM GÂY RA

A. BỆNH NẤM Ở GIA CẦM

I. BỆNH DACTYLARIA (NẤM NÃO) (Dactylariosis)

- Bệnh Dactylaria là do nấm gây ra ở gà con từ 1 - 5 tuần tuổi.

- Triệu chứng đặc trưng: thần kinh trẹo cổ, bại liệt rối loạn vận động.

- Bệnh ít sảy ra.

- Tỷ lệ chết thấp từ 1 -2 %.

a. ĐV cảm thụ: Chủ yếu là gà tây, gà.

b. Nguyên nhân: Do nấm Dactylaria gallopara gây nên.

c. Con đường truyền lây: Chủ yếu do con đường thức ăn.

d. Triệu chứng: - Rối loạn vận động, do nấm nhiễm vào não.

- Cổ ngoẹo một bên.

- Chân bại liệt không đi được, tỷ lệ chết từ 1 -2%.

e. Bệnh tích:

- Bệnh tích chủ yếu ở não gà con.

- Đôi khi xuất hiện ở xoang mắt.

- Ở não thấy áp xe màu trắng hơi vàng hoặc nâu, đặc biệt ở vùng thuỳ thị giác hay tiểu não (trung khu điều hành vận động).

- Tổ chức tế bào não xem trên kính hiển vi thấy những mô bị bệnh có tế bào bị hoại tử.

- Xuất hiện nhiều sợi nấm trong tế bào não, bắt màu vàng nhợt, đường kính sợi nấm từ 1,2 – 2,4μm.

g. Chuẩn đoán:

- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng thần kinh và bệnh tích ở não.

- Khám tổ chức học ở não.

- Phân lập và giám định nấm gây bệnh.



h. Phòng và điều trị:

Phòng bệnh:

- Tránh để thức ăn bị nấm mốc. Phải bảo quản ở nơi khô ráo.

- Tránh làm đổ vãi thức ăn ra nền chuồng. Vì nền chuồng ẩm thấp nấm sẽ phát triển và lây nhiễm vào thức ăn cho gà.

- Trộn thuốc vào thức ăn để chống nấm mốc như:

+ Quixalus trộn 1g/10kg TĂ.

+ Mycostatin trộn 1g/kg TĂ.

+ Alltech trộn 1g/kg TĂ.

+ Feed Curb trộn 1g/2kg TĂ.



II. BỆNH DO MONILIA (NẤM ĐƯỜNG TIÊU HÓA) (Moniliasis)

- Bệnh do nấm Monilia hay Candidia gây viêm loét phần trên đường tiêu hóa ở gà.

- Triệu chứng đặc trưng là nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, kèm theo tiêu chảy.

- Gà chậm lớn và tỷ lệ chết thấp

a. ĐV cảm thụ:

- Gà, bồ câu, gà tây và gà lôi đều mẫn cảm với bệnh.

- Gà con nhiễm bệnh nhiều hơn gà trưởng thành.



b. Nguyên nhân: Do nấm Monilia albicans (hoặc Candidia albicans).

c. Con đường truyền lây:

- Do hệ thống dụng cụ đựng nước uống và uống nước không được vệ sinh, bị nhiễm nấm.

- Do dùng kháng sinh trộn thức ăn hay nước uống kéo dài làm cho nấm phát triển ngay trong đường tiêu hóa.

- Do kế phát một số bệnh đường tiêu hóa.

- Do thức ăn bị nhiễm nấm.

Ví dụ: + Sợi nấm phát triển trong ổ trứng

+ Chăn thả tự do, gà con dễ nhiễm nấm

d. Triệu chứng:

- Tăng trọng kém và tiêu chảy phân xanh kèm thức ăn sống.

- Nôn mửa ra chất nhầy và thức ăn, có mùi hôi thối.

e. Bệnh tích:

- Niêm mạc ở diều dày lên với những mụn loét hơi trắng. Đôi khi có màng giả ở diều. Trong diều chứa nhiều nước hôi thối.

- Niêm mạc miệng và thực quản đôi khi cũng loét như ở diều.

- Dạ dày tuyến đôi khi sưng hoặc xuất huyết niêm mạc. Trên niêm mạc có dịch viêm nhầy.

- Niêm mạc ruột non đôi khi cũng bị viêm cata với nhiều dịch nhầy

g. Chuẩn đoán:

+ Căn cứ vào triệu chứng.

+ Phân lập và giám định bệnh.

+ Chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB): Gà cũng non nước ra liên tục nhưng không có mùi hôi thối. Ngoài nôn nước ra gà còn thở khò khè. Còn do nấm Monilia thìkhông có thở khó.



h. Phòng và điều trị:

Giống như bệnh Asperigillus (nấm phổi). Thuốc điều trị tốt nhất là Quixalus, trộn thức ăn 1g/1kg TĂ, liên tục 7 -10 ngày.



III. BỆNH FAVUS (NẤM DA, NẤM MÀO)

- Là bệnh nấm ngoài da, biểu hiện chủ yếu ở mào và mặt màu trắng như bột ḿ. Thỉnh thoảng bệnh cũng ở phần lông.

- Bệnh xuất hiện nhiều ở đàn gà nuôi nền đất hoặc nuôi nửa sàn, nửa đất với điều kiện vệ sinh kém. Bệnh ít chết.

a. ĐV cảm thụ: Tất cả mọi giống gà đều nhiễm bệnh.

b. Con đường truyền lây:

Do tiếp xúc giữa gà khỏe với gà bệnh khi mổ nhau, ăn chung, uống chung, đụng chạm vào nhau.



c. Triệu chứng:

- Trên bền mặt mào, tích nổi lên những vẩy trắng.

- Gà tăng trọng giảm và thiếu máu.

- Đôi khi nấm lan vào đường hô hấp gây khó thở.



d. Bệnh tích:

- Ở mào vẩy nấm dày lên giống như đắp bột ḿ vào mào. Sờ vào thấy cứng và nhăn nheo.

- Đôi khi ở niêm mạc đường hô hấp hay ở diều và ruột non có điểm hoại tử, hạt vàng có casein

e. Chuẩn đoán:

- Dựa vào triệu chứng và bệnh tích trên mào.

- Phân lập và giám định nấm.



g. Phòng và điều trị:

- Phòng bệnh

+ Tránh đưa gà bệnh vào đàn gà chưa bệnh.

+ Loại bỏ những gà bệnh để giảm lây lan trong đàn.

- Trị bệnh

+ Nếu nuôi số lượng lớn thìkhông cần thiết điều trị vì sau một thời gian bệnh sẽ tự khỏi.

+ Nếu nuôi ít có thể các thuốc sát trùng bôi trên mào như: + CuSO4 1%.

+ Cồn Iod 3%.

+ Dùng liên tục ngày 1 -2 lần, trong 5 -7 ngày.



IV. BỆNH NẤM PHỔI GIA CẦM (Pneumoniposis, Aspergillosis Avium)

1. Đặc điểm căn bệnh

- Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, của gia cầm con.

- Tỷ lệ chết cao.

- Đặc trưng của bệnh: hình thành các u nấm màu vàng xám ở phổi và thành các túi hơi.

- Bệnh nấm mốc ở phế quản và túi hơi gia cầm được Meyer phát hiện lần đầu tiên năm 1815 ở Đức. Từ năm 1841 lần lượt tìm thấy ở gia cầm, loài có vú và người. Năm 1855 Freusesius nghiên cứu nấm ở cơ quan hô hấp gia cầm và đặt tên cho căn bệnh là Aspergillosis fumigatus. Từ đó bệnh có tên là Aspergillosis.

- Hiện nay bệnh có khắp nơi trên thế giới, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu bệnh này, nhưng trong khi mổ khám xác chết của nhiều loại thủy cầm, thường xuyên thấy các dấu hiệu mãn tính của bệnh nấm phổi.

- Trong các khối u, sợi nấm có đường kính 3-4μ, chia nhánh bào tử xếp thành chuỗi có kích thước 2,5-3μ bắt màu tốt với Lactofucsin.

- Nấm phát triển tốt trên môi trường thạch Furo, thạch Saburo, thạch Manto, ở nhiệt độ 30oC, khuẩn lạc có dạng đen mịn trắng, sau chuyển sang vàng xám hay xám tro.

- Trong phòng thí nghiệm có thể gây bệnh cho thỏ, chuột lang bằng cách tiêm bào tử nấm vào tĩnh mạch. U nấm sẽ xuất hiện ở phổi.

- Nấm có sức đề kháng lớn với nhiệt độ và hóa chất:

+ Hấp khô ở nhiệt độ 120oC/1h, đun sôi 5 phút, nấm mới chết.

+ Các hóa chất như: Formol 2,5%

Acide salicilic 2,5% diệt được nấm.

2. Truyền nhiễm học

- Gia cầm, chim đều mắc; vịt, ngỗng dễ cảm thụ nhất.

- Con non cảm thụ bệnh hơn con già, tỷ lệ chết cao hơn, bệnh ở loài gia cầm lớn thường ở thể mãn tính.

- Nguồn bệnh nhiễm là từ thức ăn, ổ rơm, máy ấp.

- Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp, gia cầm hít phải sẽ nhiễm bệnh.

- Bệnh thường phổ biến ở những nơi nuôi công nghiệp, nuôi tập trung mật độ lớn.

- Ngoài ra có thể lây qua đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống.

- Thực tế bệnh liên quan tới việc dùng rơm rạ, cỏ khô độn chuồng.

- Việc lưu hành của bệnh còn phụ thuộc vào mùa vụ và sức đề kháng của cơ thể.



3. Triệu chứng

a. Cơ chế sinh bệnh:

- Sau khi vào niêm mạc đường hô hấp, hoặc tiêu hóa, bào tử nấm theo máu vào địa điểm ký sinh. Tại đây, bào tử nẩy mầm thành sợi Nấm tăng lên gấp bội, tạo ra các u Nấm to nhỏ, màu trắng xám ở phổi.

- Cấu tạo của u Nấm gồm:

+ Sợi Nấm và bào tử Nấm

+ Tế bào khổng lồ

+ Tế bào lâm ba và dịch xuất.

- Nếu lây nhiễm qua máy ấp và hộp đựng gà con, thìbệnh phát sớm lúc 2-6 ngày tuổi với triệu chứng:

+ Thở hổn hển, thở nặng nhọc, gà há mỏ thở, hít giật vào âm kêu như huýt sáo.

+ Bỏ ăn, uống nên gà suy yếu, ít cử động, cổ ngoẹo vào ngực.

+ Giai đoạn cuối gà tiêu chảy phân trắng xanh, run rẩy, co giật, bại liệt và chết.

+ Tỷ lệ chết từ 2-20% hoặc nhiều hơn.

- Nếu gây nhiễm qua niêm mạc mắt:

+ Gà đứng túm tụm lại một chỗ, tránh ánh sáng.

+ Nước mắt chảy ra liên tục, 1 mắt hoặc cả 2 mắt, mi mắt đóng lại.

+ Giác mạc bị loét dẫn đến mù mắt, làm cho gà đứng tách bầy, không lấy thức ăn và nước uống được nên bị đói và chết. Xác gầy ốm, phân xanh.



b. Bệnh tích

- Bệnh tích điển hình: hình thành khối u to nhỏ, màu vàng xám ở phổi.

- U nấm thường có ở 2 thể: Thể u hạt và thể tràn lan.

+ Thể hạt: khuẩn lạc có giới hạn rõ ràng trên bề mặt của tổ chức. Thể này thường thấy trong bệnh cấp tính.

+ Thể tràn lan các hạt Nấm không có giới hạn, mọc khắp ở các tổ chức. Thường thấy ở bệnh mãn tính.

- Phổi có thể bị viêm phù và tụ máu đỏ.

- Niêm mạc khí quản xung huyết, chứa nhiều dịch nhờn, chứa nhiều mủ và Fibrin.

- Ngoài ra còn có bệnh tích Nấm ở gan, lách, cơ tim. Trong tim bệnh nấm thường xuất hiện ở nội tạng.

- Nấm còn phát triển ở phúc mạc. Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ.

c. Chẩn đoán bệnh

c.1. Chẩn đoán phân biệt

- Phân biệt với các bệnh:

+ Bệnh Thương hàn gà: có những nốt trắng ở phổi gần giống như nấm phổi, nhưng đó là điểm hoại tử.

+ Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm: phế quản viêm nặng và không có bệnh tích ở các cơ quan khác.

+ Bệnh Lao: nốt Lao bên trong bị đậu hóa hoặc canxi hóa và sâu vào trong các tổ chức gan, lách, ruột, tủy xương.

c.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

- Phết kính bệnh tích hạt nấm hay dịch xuất của phổi, phủ tạng.

- Nhuộm Lactofucsin để tìm sợi nấm.

- Cũng từ bệnh phẩm có thể nuôi cấy phân lập căn bệnh trên môi trường, hoặc trên động vật thí nghiệm.



d. Phòng trị

- Công tác vệ sinh chuồng trại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phòng bệnh Nấm.

+ Không nên tích trữ thức ăn quá lâu, hoặc rơm rạ quá ẩm trong chuồng.

+ Thường xuyên thay đổi chất độn chuồng, giữ cho nền chuồng khô ráo, thoáng mát.

+ Không ấp trứng từ lò ấp, hoặc trứng đã nhiễm Nấm.

+ Có thể thực hiện sát trùng bằng cách 1m2 nền xông 40ml Formol duy trì trong 24 giờ.

+ Vệ sinh lò ấp nghiêm ngặt.

+ Chất độn chuồng (trấu) phải luôn luôn khô.

+ Không để thức ăn và nước rơi xuống chuồng làm ẩm ướt môi trường chuồng nuôi.

+ Phun các thuốc sát trùng và diệt nấm ở chuồng trại, máng ăn, máng uống, lò ấp bằng dung dịch formol 2-3%, sunphat đồng (CuSO4) 1%.

- Trộn thuốc vào thức ăn để phòng bệnh: + Quixalus liều 1g/1kg TĂ, cho ăn liên tục.

+ Mycostatin liều 1g/1kg thức ăn.

+ Alltech liều 1g/1kg thức ăn.

- Việc duy trì sức đề kháng cho con vật có ý nghĩa quan trọng, vì vậy:

+ Trong khẩu phần thức ăn có thể bổ sung vitamine A, B, C..

+ Có thể dùng các hóa chất điều trị như:

++ Dung dịch diệt Nấm Iode-kali 0,8% cho uống

++ Flavofungin, Fungixiline hòa với nước theo tỷ lệ 350.000-425.000 trong 1lít, phun dưới dạng khí dung. Mỗi ngày cho gia cầm hít thở 6 phút

++ Dùng kháng sinh Micostatin, Tricomicine Penicilline, Biomicine hoặc Tetramincine có tác dụng diệt Nấm.

e. Trị bệnh:

Bệnh khi đã phát ra triệu chứng thìđiều trị ít có kết quả. Tuy vậy chúng ta có thể dùng một trong những thuốc sau để hạn chế thiệt hại do nấm.

+ Quixalux: Trộn 1g/1kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 7-10 ngày.

+ Propionis axit: Trộn 0,5-1,5g/kg thức ăn.

+ Gentian violet: Trộn 0,5-1,5g/kg thức ăn.

+ Thiabendazone: Trộn 0,1g/kg thức ăn.

+ 8-Hydroxyquinioline: Trộn 0,5g/kg thức ăn.

+ Feed Curb: Trộn 0,5-1kg thức ăn.

+ Iodua kali: Hoà 5-10g/lít nước uống.

+ CuSO4: Hoà 0,3-0,5g/lít nước uống.

+ Mycostatin: Trộn 2g/kg thức ăn.

+ Nystatin: Trộn 5,5g/kg thức ăn.

- Liệu trình dùng thuốc trên từ 5-10 ngày liên tiếp kể từ khi có triệu chứng bệnh.

- Trong khi điều trị nên phối hợp với vitamin C và đường glucoza pha nước uống để giải độc.



e.1. Thuốc bột uống đặc trị bệnh nấm phổi gia cầm, thủy cầm.

Gói 20g, 10 gói/túi, 600 gói/thùng;

Gói 100g, 5 gói/túi, 150 gói/thùng;

Gói 500g, 40 gói/thùng; hộp 1kg.



e.2. Thành phần:

- Nystatin:          10.000.000 UI

- Tá dược và phụ gia đặc biệt vừa đủ 100g.

e.3. Công dụng: phòng và trị các bệnh do nấm.

- Bệnh nấm phổi gà, vịt, ngan, ngỗng, chim.

- Bệnh nấm miệng (tưa lưỡi), nấm diều (giãn to diều ở gia cầm do nấm Candida albicans).

- Bệnh nấm Histomonas meleayridis gây ra các bệnh tích ở gan và manh tràng gà, cút, đa đa, công.

- Bệnh viêm phổi cấp tính do thức ăn bị nhiễm nấm Aspergillus ở bò, bê, nghé, dê, cừu.

- Các trường hợp viêm phổi bội nhiễm nấm, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do dùng kháng sinh phổ rộng, dài ngày.



e.4. Cách dùng, liều dùng:

Trộn vào thức ăn hoặc hòa vào nước cho bệnh súc uống.

- Trong bệnh nấm phổi, nấm phủ tạng: + Gà, vịt, ngan, ngỗng, chim: 10g/20 - 25kgP/ngày.

   + Lợn, bê, nghé, dê, cừu: 10g/30 - 40kgP/ngày.

   + Trâu, bò: 10g/100kgP/ngày.

2 ngày đầu dùng liều như trên, 3 - 5 ngày tiếp theo dùng 1/2 liều.

- Trong các bệnh nhiễm nấm ở miệng, diều, thực quản, dạ dày, ruột: Dùng 1/2 liều trên liên tục 4 - 6 ngày.

- Thời gian ngừng thuốc trước khi giết mổ: 5 ngày

V. Bệnh Nấm phổi ở vịt

- Nấm phổi là bệnh liên quan đến đường hô hấp, phổ biến ở vịt, đặc biệt là vịt con mới nuôi. Bệnh gây ra bởi nấm Aspergillus flavus.

- Bệnh thường xuất hiện khi vịt sống trong chuồng trại kém thông thoáng, ẩm độ cao.

- Bệnh có thể truyền ngay từ trong máy ấp do trứng hoặc máy ấp không bảo đảm vệ sinh, qua không khí bào tử nấm xâm nhập vào phổi và túi khí gia cầm.

a. Triệu chứng

- Đối với vịt con, bệnh thường biểu hiện ở thể quá cấp tính và cấp tính với những triệu chứng:

+ Kém ăn

+ Thở khó và nhanh, khi thở vịt vươn cổ dài, mũi chảy nước.

+ Thân nhiệt tăng, con vật bơ phờ

+ ỉa phân rất hôi thối

+ Vịt suy nhược nhanh

+ Có trường hợp vịt có triệu chứng co giật.

+ Một số con bị rối loạn tiêu hoá do độc tố của nấm tiết ra gây viêm ruột, chảy máu ruột, tiêu chảy, bại liệt.

- Vịt lớn thường biểu hiện bệnh ở thể mãn tính, cơ thể suy yếu dần với triệu chứng:

+ Thở khó, thở nhanh

+ Vịt biếng ăn, khát nước dữ dội, thân nhiệt tăng

+ Tiêu chảy.

+ Vịt ủ rũ, gom thành nhóm và nằm chồng lên nhau.

b. Bệnh tích
Bệnh tích chủ yếu trên phổi:

- Phổi viêm, gan hoá, phần không viêm phồng lên đầy khí.

- Hạch phổi viêm to, vàng xám, mềm, cắt ngang có màu trắng.

- Một số trường hợp hạch bao bọc bởi màng nhầy trắng, bên trong vôi hoá.

- Các túi khí vùng bụng, ngực có nhiều khối u hình dĩa bằng nút áo.

- Xoang bụng, xoang ngực, có dịch màu đỏ đục.

- Dạ dày, ruột xung huyết đỏ, có khi bị chảy máu.

c. Phòng bệnh

- Không sử dụng thức ăn hư, cũ, nhiễm nấm mốc.

- Cho vịt ăn khẩu phần cân đối các chất dinh dưỡng và vitamin.

- Chuồng trại phải thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ, chất độn chuồng phải định kỳ thay đổi.

- Nên sát trùng máy ấp, kho đựng trứng, trại nuôi định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng sau:

+ Vimekon: 100g/20lít nước, phun xịt khắp chuồng và vật nuôi.

+ Vime – Iodine: 15ml/4lít nước (đối với sát trùng chuồng, phương tiện vận chuyển, lò giết mổ) và 10ml/10lít nước (sát trùng trứng). Liều Vime – Protex sát trùng chuồng trại là tốt nhất với liều 10ml/20lít nước.

d. Trị bệnh

- Cách ly con bệnh với con khoẻ, đồng thời bổ sung vitamin A vào thức ăn cho vịt (Calphovit: 1kg trộn với 400 kg thức ăn).

- Dùng loại thuốc sau điều trị cho vịt mắc bệnh: Vimetatin - 56: 1g/kg thức ăn trộn thường xuyên để phòng bệnh. Khi vịt bệnh trộn 2g/kg thức ăn. Kết hợp pha Vime – Iodine vào nước sạch cho vịt uống với liều 10ml/20lít nước, dung dịch pha xong cho vịt uống trong vòng 24 giờ.

VI. BỆNH NẤM ĐƯỜNG TIÊU HÓA CANDIDA (Candidamycosis, slomatilis, oidica, oidiomycosis, soor, trush, moniliasis)

a. Đặc điểm căn bệnh

- Bệnh Candida là một bệnh chung cho người và gia súc. Hay thấy hơn cả là ở gia cầm.

- Đặc điểm chủ yếu của bệnh là xuất hiện những khuẩn lạc mền ở dưới hình thức các chấm trắng hay màng giả niêm mạc mồm, thực quản, diều, dày tuyến.

- Bệnh được Ambodic Macximovich miêu tả đầu tiên vào năm 1718 ở người, sau đó đến Plan phát hiện trên gia cầm. Hiện nay bệnh có nhiều trên thế giới. Ở Việt Nam có nhiều dấu hiệu của bệnh nhưng chưa phát dịch.

- Candida là loại Nấm men đơn bào có đường kính 2-4μm, sinh sản thành chuỗi và sinh nội độc tố.

- Có thể nuôi cấy trên thạch Saburo có 2% đường Gluco và một số loại môi trường khác. Nhiệt độ thích hợp 20-37oC. Nếu thêm vào môi trường chất nhũ Mucine coctizon, Oreomycine, Tetramycine, sẽ kích thích Nấm phát triển và tăng độc lực.

- Trong phòng thìnghiệm:

+ Cảm thụ nhất là chuột bạch, thỏ, phôi thai gà.

+ Tiêm cho chuột con 20 ngày tuổi 0,5-1ml canh trùng Nấm vào phúc mạc

+ Sau 1-10 ngày chuột có triệu chứng bệnh, vật gầy yếu, tăng bạch cầu.

+ Mổ thấy những hạt Nấm nhỏ màu trăng ở gan, lách, phổi, thận

- Candida albicans có sức đề kháng yếu:

+ Trong mũi, nước tiểu, căn bệnh tồn tại trong vòng 1 tháng.

+ Tia nắng mặt trời, nước sôi diệt nhanh.

+ Sức nóng 700C Nấm mất hoạt lực sau 10-15 phút. Nhưng sức đề kháng sẽ tăng lên trong điều kiện khô và lạnh.

+ Các chất diệt nó như Iode kali, Iode, Formol 2%, Metiolat cloramin đều có tác dụng diệt Nấm tốt




tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương