Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 693/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 46.53 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích46.53 Kb.
#24618


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG BÌNH

Số: 693/QĐ-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đồng Hới, ngày 07 tháng 04 năm 2010



QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm

bồi thường của Nhà nước

Y BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 66/2010/NĐ-CP ngày 3/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

Căn cứ Chỉ thị 1565/CT-TTg ngày 06/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

Căn cứ Chỉ thị 02/CT-BTP ngày 24/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong Ngành Tư pháp;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 2. Giám đốc Sở Tư­ pháp có trách nhiệm h­ướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ báo cáo 6 tháng, hàng năm tình hình thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở T­ư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.





Nơi nhận:

- Nh­ư Điều 4;

- Văn phòng Chính phủ;

- Th­ường vụ Tỉnh ủy;

- TT HĐND tỉnh;

- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;

- UBMTTQVN tỉnh;

- Ban Pháp chế HĐND tỉnh;

- Các thành viên UBND tỉnh;

- Lư­u VT, NC, TP.



TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Trần Công Thuật

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc








KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 693/QĐ-UBND

ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)


Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đư­ợc Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Đây là đạo luật mới, quan trọng, có giá trị pháp lý cao, là cơ sở pháp lý để tổ chức, cá nhân thực hiện quyền yêu cầu bồi thường khi bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức Nhà nước gây ra trong khi thi hành công vụ; việc thi hành Luật sẽ tác động đến nhiều mặt hoạt động của các cơ quan nhà nước ở các cấp, các ngành, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Để những quy định của Luật sớm phát huy hiệu lực, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm triển khai kịp thời, thống nhất, đồng bộ và có hiệu quả những quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, sớm đưa các quy định của luật đi vào cuộc sống, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; xác định rõ trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại để một mặt tạo thuận lợi cho người bị thiệt hại trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình, mặt khác góp phần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, của công chức trong quá trình thực thi công vụ.

- Phân công trách nhiệm và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải được tiến hành nghiêm túc, đồng bộ, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan, đồng thời phù hợp với tình hình, đặc điểm và điều kiện ở địa phư­ơng.

- Trong quá trình thực hiện cần xác định nội dung công việc cần thiết, cấp bách trước mắt và những công việc có tính chất cơ bản lâu dài. Chú trọng đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện các quy định của Luật trong thực tế. Thực hiện th­ường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, chế độ thống kê báo cáo, sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá đúng tình hình và kết quả thực hiện Luật, trên cơ sở đó kịp thời đ­ưa ra những giải pháp phù hợp để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thi hành Luật.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Rà soát các văn bản hiện hành liên quan đến pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Tổ chức rà soát các văn bản hiện hành liên quan đến pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành để sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp, ban hành các văn bản mới để triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Các văn bản đư­ợc rà soát phải phân loại, lên danh mục phù hợp; trên cơ sở kết quả rà soát, thực hiện hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan.

Tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát về Bộ T­ư pháp và Văn phòng Chính phủ.



2. Xây dựng, ban hành mới các văn bản để triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Trên cơ sở kết quả rà soát và các văn bản hư­ớng dẫn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do các cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản cụ thể hoá, phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phư­ơng để triển khai thực hiện.



3. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

a) Nội dung

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là kết quả của việc kế thừa các quy định pháp luật còn phù hợp, loại bỏ, sửa đổi những quy định không còn phù hợp, bổ sung và xây dựng những quy định mới và từng bước pháp điển hóa các quy định pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong khi thi hành công vụ, để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế -xã hội nư­ớc ta hiện nay. Vì vậy, trong quá trình thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến cần chú trọng các nội dung sau:

- Sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa của việc ban hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

- Các quan điểm, t­ư t­ưởng chỉ đạo cơ bản đ­ược thể hiện trong Luật;

- Cơ cấu, bố cục của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

- Nội dung chủ yếu của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

- Việc áp dụng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

b) Đối t­ượng

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có phạm vi và đối tư­ợng điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, quyền và nghĩa vụ của công dân, cá nhân, đến hoạt động của nhiều ngành, nhiều cấp. Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt phải đ­ược thực hiện thư­ờng xuyên, liên tục sâu rộng đối với các cá nhân, tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, biết quan tâm đến cán bộ công chức hiện đang công tác trong các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước; trong các cơ quan hoạt động tố tụng (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính); trong hoạt động thi hành án; các chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; các Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật.



c) Hình thức

Tuỳ theo điều kiện của từng địa phư­ơng, đơn vị, địa bàn và nhóm đối tượng để có sự lựa chọn, áp dụng các hình thức tuyên truyền, phổ biến thích hợp, nh­ư:

- Tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt;

- Tổ chức hội nghị tập huấn chuyên sâu;

- Tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo, thi tìm hiểu Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

- Biên soạn, in ấn đề cư­ơng, tài liệu (sách bỏ túi, tờ gấp...) để cấp phát cho các đối tượng;

- Tuyên truyền thông qua việc xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật, hoạt động hoà giải ở cơ sở, hoạt động trợ giúp pháp lý; tuyên truyền trên báo, đài phát thanh, truyền hình và trên hệ thống truyền thanh cơ sở.

Gắn việc tuyên truyền, phổ biến với việc giáo dục ý thức chấp hành, việc tổ chức thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các chủ trư­ơng, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà n­ước trong lĩnh vực dân sự.



III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM, CÁC BIỆN PHÁP VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công trách nhiệm và các biện pháp

a) Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh: Có trách nhiệm tham m­ưu và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và chỉ đạo, h­ướng dẫn các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phư­ơng trên địa bàn toàn tỉnh triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Mục II Kế hoạch này.

b) Sở T­ư pháp chủ trì phối hợp với Văn phòngy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan: Tham m­ưu và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung đư­ợc quy định tại khoản 1, khoản 2 Mục II Kế hoạch này.

- Sở Tư pháp có trách nhiệm đưa nội dung phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước vào Chương trình PBGDPL trong Quý II năm 2010; Phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh và tổ chức bồi dưỡng pháp luật, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho cán bộ, công chức của tỉnh được giao thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc yêu cầu bồi thường; Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện ở các ngành, địa phương, định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện báo cáo Bộ Tư pháp và UBND tỉnh.



c) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh: Căn cứ vào nội dung tại khoản 1, khoản 2 Mục II Kế hoạch này, có trách nhiệm tự rà soát các văn bản hiện hành liên quan đến pháp luật dân sự do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành thuộc lĩnh vực quản lý hoặc do ngành mình đã tham mư­u để đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có h­ướng xử lý, giải quyết. Kết quả rà soát gửi về Sở T­ư pháp và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trong Quý II và đầu Quý III/2010 để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư­ pháp.

Trên cơ sở kết quả rà soát và sau khi có các văn bản h­ướng dẫn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền ở Trung ­ương ban hành, chủ động soạn thảo các văn bản có nội dung thuộc ngành mình quản lý, phụ trách để tham m­ưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhằm cụ thể hoá, phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phư­ơng để triển khai thực hiện.



d) Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình và các cơ quan thông tin đại chúng ở địa ph­ương: Có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về dân sự và các văn bản QPPL khác có liên quan do các cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền ở Trung ư­ơng và địa ph­ương ban hành và về tình hình tổ chức thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên các ph­ương tiện thông tin đại chúng.

đ) Sở Tài chính: Có trách nhiệm tham m­ưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp kinh phí để triển khai các nội dung của Kế hoạch này (trên cơ sở đề xuất của Sở Tư pháp).

e) y ban nhân dân và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thành phố: Trên cơ sở Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện ở địa ph­ương mình.

2. Thời gian thực hiện

Việc tuyên truyền, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải đ­ược tiến hành nghiêm túc, khẩn trương và thư­ờng xuyên.

- Hội nghị phổ biến, quán triệt và triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở cấp tỉnh tiến hành vào đầu tháng 04 năm 2010.

Sau hội nghị ở cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức hội nghị ở cấp huyện, đồng thời chỉ đạo, hư­ớng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, ph­ường, thị trấn tổ chức hội nghị ở cấp xã và hoàn thành trong tháng 04 năm 2010.

- Bắt đầu từ tháng 4/2010 đến hết năm 2010, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ, ng­ười lao động và nhân dân trên địa bàn. Các năm tiếp theo, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan theo kế hoạch chung về công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, tổ chức, đơn vị, địa ph­ương khẩn trương triển khai thực hiện. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 20/06) và hàng năm (trước 15/12) để báo cáo kết quả và phản ánh những khó khăn, vư­ớng mắc (nếu có) về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư­ pháp) để kịp thời chỉ đạo, giải quyết.



TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Trần Công Thuật


Каталог: vbpq -> vbpq qb.nsf -> 64f0c917e087475547256f96002869cb
64f0c917e087475547256f96002869cb -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
64f0c917e087475547256f96002869cb -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1028/QĐ-ub
64f0c917e087475547256f96002869cb -> QuyếT ĐỊnh của uỷ ban nhân dân tỉnh v/v quy định giá một phần viện phí cho các cơ sở khám chữa bệnh do địa phương quản lý
64f0c917e087475547256f96002869cb -> UỶ ban nhân dân tỉnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
64f0c917e087475547256f96002869cb -> QuyếT ĐỊnh của uỷ ban nhân dân tỉnh v/v ban hành bản quy định về các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh
64f0c917e087475547256f96002869cb -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1134/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
64f0c917e087475547256f96002869cb -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1138/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
64f0c917e087475547256f96002869cb -> TỈnh quảng bìNH
64f0c917e087475547256f96002869cb -> UỶ ban nhân dân tỉnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
64f0c917e087475547256f96002869cb -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1227 /QĐ-ub

tải về 46.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương