World Bank Document



tải về 4.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/43
Chuyển đổi dữ liệu27.05.2024
Kích4.7 Mb.
#57758
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43
vốn nhân lực - Thành tựu giáo dục và thách thức trong tương lai



Vietnam’s Human Capital:
Education Success & Future Challenges
Sachiko Kataoka
 (Sr. Economist, World Bank)
Le Anh Vinh
 (Deputy Director General, Vietnam National Institute of Educational Sciences/VNIES)
Sandhya Kitchlu 
(Consultant, World Bank)
Keiko Inoue
 (Human Development Program Leader, World Bank)
Keywords:
Vietnam; Education Policy; Education and Economic Development; Economics of Education; PISA
vốn nhân lực 
việt nam
Thành tựu Giáo dục và
Thách thức trong Tương lai
Sachiko Kataoka (Chuyên gia Kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới)
Anh Vinh (Phó viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam/VNIES)
Sandhya Kitchlu (Tư vấn, Ngân hàng Thế giới)
Keiko Inoue (Điều phối Chương trình Phát triển Con người, Ngân hàng Thế giới)
Public Disclosure Authorized
Public Disclosure Authorized
Public Disclosure Authorized
Public Disclosure Authorized


Lời nói đầu
Thành công của Việt Nam trong giáo dục phổ thông và kết quả học tập đã để lại ấn tượng với các 
nhà hoạch định chính sách giáo dục trên toàn thế giới. Mặc dù mức độ phát triển của kinh tế đất 
nước còn thấp, học sinh Việt Nam nhìn chung vẫn vượt trội so với học sinh các nước OECD trong 
Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế. Những yếu tố nào đã giúp Việt Nam đạt được thành 
công như vậy? Báo cáo này cho thấy hệ thống giáo dục của Việt Nam có những điểm tương đồng 
với các hệ thống giáo dục thành công khác ở Đông Á. Ngoài một số yếu tố văn hóa xã hội đặc thù 
có thể không dễ dàng lặp lại ở các quốc gia khác, những yếu tố khác liên quan đến hoạch định 
chính sách là điều mà lãnh đạo các quốc gia khác có thể tham khảo. Căn cứ vào quá trình phát 
triển của hệ thống giáo dục tại Việt Nam thời kỳ hậu chiến tranh từ năm 1975 cho đến nay, Báo cáo 
này nêu bật những cải cách quan trọng, thành tựu đạt được, cũng như những trở ngại mà Chính 
phủ phải vượt qua trong suốt thời gian đó. Báo cáo cũng đề cập đến những thách thức mà hệ 
thống giáo dục của Việt Nam hiện đang phải đối mặt để phát huy tối đa tiềm năng của nền kinh tế 
tri thức.
2
Vốn Nhân lực Việt Nam: Thành tựu Giáo dục và Thách thức trong Tương lai


Lời cảm ơn
Báo cáo này được biên soạn với sự hướng dẫn của Tobias Linden và Harry Patrinos, Quản 
lý Ban Giáo dục khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới. Các tác 
giả gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 
(VNIES) vì những đóng góp nội dung quan trọng cho Báo cáo: PGS. TS. Trần Kiều, TS. Lê 
Đông Phương, TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, TS. Hà Đức Đa, và Cô 
Hoàng Phương Hạnh; cũng như các đồng nghiệp tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT): 
PGS. TS. Nguyễn Bá Minh và TS. Tạ Ngọc Trí. Nhóm cũng cảm ơn ý kiến đóng góp quý báu 
từ các đồng nghiệp của Ngân hàng Thế giới, bao gồm Miguel Ruiz (Chuyên gia tư vấn), Dilip 
Parajuli (Chuyên gia Kinh tế Cao cấp), Võ Kiều Dung (Chuyên gia Giáo dục Cao cấp), Trần 
Thị Mỹ An (Chuyên gia Giáo dục Cao cấp) và Amer Hasan (Chuyên gia Kinh tế Cao cấp) 
cũng như sự hỗ trợ, chỉ đạo chung từ Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Văn phòng Ngân 
hàng Thế giới tại Việt Nam. 
Vốn Nhân lực Việt Nam: Thành tựu Giáo dục và Thách thức trong Tương lai

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương