Võ Văn Sen Nguyễn Thế Trung



tải về 83.06 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.05.2018
Kích83.06 Kb.
#39059

TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 17, SOÁ X1-2014

Sự biến đổi địa chính trị biển đông từ sau chiến tranh lạnh đến nay

  • Võ Văn Sen

  • Nguyễn Thế Trung

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT:

Sau Chiến tranh Việt Nam và đặc biệt là sau khi Liên bang Xô Viết tan rã (1991), một “khoảng trống quyền lực” địa – chính trị đã xuất hiện ở khu vực Biển Đông. Tuy vậy , một thời gian dài sau đó vùng Biển Đông cũng chưa trở thành vùng tranh chấp địa-chính trị nóng bỏng của thế giới. Vài năm gần đây sau khi các điểm nóng ở vùng Balkans, Trung Đông, Trung Á ,… lắng xuống và trước sự vươn lên khẳng định mình của Trung Quốc, Biển Đông đã có vị trí địa-chính trị toàn cầu. Mỹ đã tuyên bố lợi ích của mình tại khu vực này. Địa chính trị biển Đông đang thu hút sự quan tâm của thế giới. Đồng thời, nó ảnh hướng lớn đến chính sách đối ngoại, sức mạnh, vị thế của các nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Nga và cộng đồng ASEAN. Bởi, làm chủ biển Đông, Trung Quốc sẽ phá bỏ sự “bao vây” của Mỹ và các nước từ phía biển, kiểm soát con đường hàng hải nhộn nhịp thứ hai thế giới, nâng cao sức mạnh và vị thế chính trị của mình. Điều này đồng nghĩa với việc Nhật, Nga, Ấn Độ sẽ bị Trung Quốc lấn át trên “bàn cờ Á-Âu”. Cục diện thế giới vì vậy sẽ có nhiều biến đổi. Sự quan ngại của Mỹ lại xuất phát từ sự vươn lên của Trung Quốc, tự do hàng hải, các nước đồng minh và vị trí độc tôn của Mỹ. Cộng đồng các nước ASEAN e ngại “những yêu sách” của một cường quốc muốn vượt tầm “khu vực” ra “thế giới” như Trung Quốc. Có thể nói, từ vấn đề khu vực, địa chính trị biển Đông trở thành vấn đề toàn cầu. Bài nghiên cứu này sẽ làm rõ sự biến đổi địa-chính trị đó.

Từ khóa: địa chính trị, Chiến tranh lạnh, Biển Đông

The geopolitical change in the east sea (from the post-cold war until now)

University of Social Sciences of Humanities, VNU-HCM

ABSTRACT:

After Vietnam War and especially the disintegration of the Soviet Union (1991), a “geopolitical vacuum” has appeared in the East Sea. However, the East Sea has not become a geopolitical dispute of the world after a long time. In recent years, after the settlement of hot spots in the Balkans, the Middle East, Central Asia,... and the rise of China, there has been an increase in the East Sea’s geopolitical status. The U.S. has declared its interest in this region. The geopolitics of the East Sea has attracted the attention of many countries all over the world. At the same time, it has also had great influence on the strength, the status and the foreign policy of countries like the U.S., China, Japan, India, Russia and the ASEAN community. When controlling the East Sea, China can break the “siege” of the U.S. and other countries near the East Sea, control the second busiest sea lane in the world, enhance its power and political status. This means that Japan, Russia and India will be surpassed by China in the “Eurasian chessboard”. Thus, there would be so many changes in the complexion of the world. The U.S. concern stems from the rise of China, the freedom of navigation, the U.S. allies and the U.S. unique status. ASEAN Community fears “the claims” of China - a major power trying to extend its power from “regional” to "worldwide". It can be said that just from a regional matter, the geopolitics of East Sea has become a global one. This paper will clarify that geopolitical change.

Keywords: geopolitics, the Cold War, the East Sea.

Tăng cường hợp tác, tận dụng khả năng tư vấn và hỗ trợ tri thức, công nghệ của cộng đồng quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển và bảo vệ biển Đông



  • Nguyễn Tác An

Hội Khoa học Kỹ thuật Biển Việt Nam

  • Trần Công Huấn

Viện Sinh thái Nhiệt đới

TÓM TẮT:

Báo cáo tập trung phân tích, đánh giá những hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu biển Đông của Việt Nam trong thời gian qua và mạnh dạn đề xuất, trao đổi một số vấn đề liên quan đến giải pháp hợp tác, lồng ghép các nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai, điều tra trên biển Đông của Việt Nam vào các Chương trình nghiên cứu Hải dương học của khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Đây là vấn đề rất cấp thiết không chỉ xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn, mà còn để tạo ra vị thế, nâng cao tầm vóc, uy tín của Việt Nam trong điều tra, nghiên cứu và đào tạo về hải dương học ở khu vực và quốc tế. Đặc biệt đó là nhu cầu cấp thiết trong công tác chuẩn bị cơ sở khoa học, kinh tế, xã hội và nguồn nhân lực phục vụ phát triển và bảo vệ Biển Đông trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay.

Từ khóa: hợp tác, tư vấn, hỗ trợ tri thức, nguồn nhân lực, Biển Đông

Enhancing international cooperation, consultancy and knowledge technology for effective investigation, research and human resource training that support the development and protection of East Sea

  • Nguyen Tac An

Vietnam Marine Science & Technology Association

  • Tran Cong Huan

Institute for Tropical Ecosystem Studies

ABSTRACT:

This paper analyses and evaluates the international marine research cooperation of Vietnam during the past years and proposes some solutions to cooperate and integrate Vietnamese marine research and investigation into international oceanographic programs. This is a very important and pressing issue, not only because of its practical values, but also because it will enhance Vietnam’s position, status and prestige in regional and international marine research, investigation and education. Especially, there are urgent needs for socioeconomic and scientific bases as well as human resources training for the development and protection of Bien Dong (East Sea) in the context of current complex international situation.

Keywords: cooperation, consultancy, human resources, the East sea.

Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa qua tập hồ sơ tư liệu tiếng Anh



  • Nguyễn Nhã

Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT:

Tập Hồ sơ tư liệu Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa bằng Tiếng Anh gần 500 trang vừa được giới thiệu tại Đại Học Harvard ngày 16/6/2012 và từng gửi trong năm 2011 tới Hội Địa Lý Quốc Gia Mỹ và văn phòng hai thượng nghị sĩ John MacCain và Jim Webb cùng Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế ở Washington DC (The Center For Strategic & Internatinonal Studies). Tập hồ sơ này đang được hoàn thiện Tiếng Anh để có thể đưa tới các thư viện ở hải ngoại nhất là ở Hoa Kỳ theo địa chỉ đã được phân phối của tài liệu quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương năm 1960 về chủ quyền của Việt Nam bị tranh chấp. Tập hồ sơ tư liệu được tóm tắt 11 trang và toàn văn gần 500 trang, bao gồm Phần I gồm nguyên văn Bản phân tích sự tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa của Quân Đội Mỹ ở Thái Bình Dương năm 1960, các đoạn trích nguyên văn 37 cuốn sách địa lý, du ký của Phương Tây từ thế kỷ IXI trở về trước đã ghi rất rõ năm 1816 Paracel đã thuộc về Việt Nam; Phần II gồm 3 bài tham luận tại các hội thảo ở Hà Nội và Philadelphia, Mỹ năm 2010; Phần III gồm toàn văn luận án tiến sĩ sử học “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa”, các phụ bản của luận án mới được cập nhật của tác giả. Chưa hề có nước nào như ở Việt Nam, các chính sử, sách điển chế, sách địa lý của Việt Nam nhất là các văn bản nhà nước như châu bản, các tờ lệnh địa phương, ghi rõ việc xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tài liệu rất quý giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỉ XIX những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như bộ Công, và các cơ quan khác hay những Dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ hoạ đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc…

Từ khóa: Hoàng Sa,Trường Sa, chủ quyền, Việt Nam

The Vietnam sovereignty on Truong Sa (Spratly islands) and Hoang Sa ( Paracel islands) through analysis of related documents in English



  • Nguyen Nha

Association of Historical Sciences of Hochiminh City

ABSTRACT:

A 500-pages collection of documents in English showing the sovereignty of Vietnam on Hoang Sa (Paracel islands) & Truong Sa (Spratly islands) was introduced at Harvard University on 16/6/2012 after having been sent to the U.S. National Geographic Society and two Senators John McCain and Jim Webb office and the The Center For Strategic & Internatinonal Studies in 2011. This document is being proofread and completed in English in order to bring to overseas libraries especially in the United States at the addresses where the documents used to be distributed by the U.S. Army in the Pacific in 1960s over the sovereignty of Vietnam on disputing territory. It has 11 pages of summary and the full text is nearly 500 pages, including Part I that consists of textual analysis in the sovereignty dispute over the Hoang Sa and Truong Sa by U.S. Army in the Pacific in 1960. The 37 quotations from geography books , Journey of the Western countries from the 19th century and before had clearly stated from 1816 Hoang Sa has belonged to Vietnam. Part II consists of three presentations at the conferences in Hanoi and Philadelphia, USA in 2010. Part III includes the full text of a history dissertation entitled “Establishment of Vietnam’s sovereignty on Hoang Sa and Truong Sa” and the annexes of the thesis updated by the author. There are no other countries like Vietnam where the official history, codified policy books, geography books of Vietnam especial texts of the state, the local commanding sheets, clearly state the establishment of Vietnam’s sovereignty on Hoang Sa and Truong Sa. The most valuable document is the codified policy book of Nguyen dynasty (the nineteenth century reports from high-ranked officers of the Government, and other agencies or the king announcement about the establishment of Vietnam's sovereignty over Hoang Sa archipelago under the Nguyen Dynasty as the current expedition, measuring, sketching Hoang Sa, plug milestone...

Keywords: Hoang Sa (Spratly Islands), Truong Sa (Paracel Islands), sovereignty, Vietnam

Hoạt động phòng thủ trên biển của vương triều Nguyễn (1802 - 1884)



  • Trần Thị Mai

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT:

Vua Minh Mạng khi tại vị từng khẳng định: “Việc trị quốc phải nhìn xa thấy rộng. Từ khi thân chính, Trẫm thường nghĩ kế lâu dài cho nước, đắp Trường thành ở Quảng Bình, xây hùng quan ở Hải Vân, những nơi ven biển xung yếu như Thuận An, Tư Dung… không nơi nào không xây pháo đài, lợi dụng địa thế hiểm trở của sông núi để xây đắp công sự và sắm sửa hỏa pháo Tây Dương để phòng bất trắc, quả thật là trong thời bình phải nghĩ đến thời loạn, việc đó không thể lơ là được”1. Không chỉ Vua Minh Mạng mà hầu hết các vị vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Thiệu Trị, Tự Đức đều ý thức sâu sắc việc phòng thủ vùng biển của Tổ quốc. Hoạt động phòng thủ trên biển của vương triều Nguyễn được triển khai thông qua các biện pháp thiết thực: xây dựng thủy quân vững mạnh, phát triển hệ thống phòng thủ trên biển, ban hành các quy chế “tuần dương chương trình”, “tuần thuyền quy thức”, “tuần dương xử phận lệ”…

Hoạt động phòng thủ trên biển của vương triều Nguyễn (1802-1884) và những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu hoạt động phòng thủ trên biển của vương triều Nguyễn không chỉ mang ý nghĩa “ôn cố tri tân” mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc.

Từ khóa: Phòng thủ, nhà Nguyễn

The maritime defense activities under the Nguyen dynasty (1802-1884)

  • Tran Thi Mai

University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM

ABSTRACT:

The Emperor Minh Mang once affirmed: “The governance of nation should focus on ethical practice and danger-matter consideration. These two things are indispensable. Now I conduct copper-shipbuilding, take advantage of the important coastal areas to build plants, preserve those ships when needed”. Not only Emperor Minh Mang but the Nguyen Emperors from Gia Long to Thieu Tri and Tu Duc were highly aware of the country’s territorial waters defense. The Nguyen Dynasty’s marine considerations including the monitoring and defending were expressed through practical activities: building a strong navy, developing maritime defense systems; promulgate regulations like “tuan duyen chuong trinh”, “tuan thuyen quy thuc” and “tuan duong xu phan le”… The maritime defense activities under Nguyen Dynasty (1802-1884) and the lessons learned from these activities will help us “know the past, find the future” and acquire insightful practical values also.

Keywords: defense, Nguyen Dynasty.

Hợp tác giải quyết xung đột biển Đông hiện nay - một số gợi ý từ góc nhìn của Việt Nam



  • Trần Nam Tiến

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT:

Tranh chấp chủ quyền ở biển Đông là tranh chấp dài nhất, phức tạp nhất, trên vùng biển rộng lớn nhất, nhiều đảo nhất và liên quan đến nhiều bên nhất trong lịch sử các tranh chấp thế giới. Các sáng kiến, mô hình hợp tác song phương và đa phương này đã có tác dụng nhất định trong việc giảm căng thẳng, tăng cường hợp tác và khuyến khích đối thoại giữa các bên có liên quan, tuy nhiên ở một mức độ nào đó vẫn chưa giải quyết triệt để các vấn đề đặt ra. Trước thực trạng trên, các quốc gia xung quanh biển Đông, đặc biệt là các quốc gia có yêu sách trong vùng tranh chấp lãnh thổ trên biển tại đây vẫn tiếp tục nỗ lực tìm kiếm và xây dựng, thực hiện các hoạt động hợp tác. Từ nhận thức trên, bài viết mong muốn tiếp cận những mô hình hợp tác đang có ở khu vực biển Đông, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các mô hình này, từ đó đề xuất ra một số mô hình hợp tác mới nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác và tránh những xung đột, hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra ở khu vực biển Đông. Tất cả những mô hình này được xây dựng từ góc nhìn của Việt Nam, dựa trên lợi ích cơ bản của Việt Nam, bên cạnh đó có tham khảo và dung hòa lợi ích của các nước có liên quan trong khu vực.

Từ khóa: Biển Đông, xung đột, hợp tác

Cooperation to settle conflicts in the East Sea - some suggestions from Vietnam’s perspective

  • Tran Nam Tien

University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM

ABSTRACT:

Sovereignty disputes in the East Sea keep the record of time, complexity, distance, number of islands and number of claimants in the history of maritime disputes. The innovative models of bilateral and multilateral cooperation have had a certain effect on reducing tensions, enhancing cooperation and encouraging dialogues among the parties involved. However, these efforts have not been considered effective to settle the issues. Concerning that reality, countries around the East Sea, especially the claimants have continued to find, develop and implement collaborative activities. From such awareness, this paper aims at studying the collaborative models which have been applied in the East Sea. Then, we would continue to study the advantages and disadvantages of these models. Finally, we would like to propose new suitable models to enhance effective cooperation and avoid conflicts and painful consequences that may occur in the East Sea. All models are built up from the perspective of Vietnam, basing on the fundamental interests of Vietnam, along with the investigation and reconciliation of the claimants’ interests in the region.

Keywords: East Sea, conflict, cooperation.

Nhật Bản với vệc giải quyết vấn đề biển Đông - Vai trò được kỳ vọng và khả năng thực hiện



  • Nguyễn Tiến Lực

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT:

Trong những năm gần đây, khi Trung Quốc bành trướng mạnh mẽ ở Biển Đông và Mỹ thực thi chính sách “trở lại châu Á” thì Nhật Bản công khai bày tỏ sự quan tâm và tích cực hoạt động xác lập vai trò của mình trong việc giải quyết vấn đề biển Đông. Những động thái như vậy của Nhật Bản không phải là hành động đơn lẻ mà nằm trong chuỗi các hành động thực thi chiến lược hải dương của Nhật nhằm đảm bảo an ninh hàng hải, chủ quyền biển đảo và kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc trên mặt biển. Các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Philippines hoan nghênh động thái này của Nhật Bản và hy vọng Nhật Bản đóng vai trò tích cực và có hiệu quả hơn trong việc giải quyết vấn đề biển Đông.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ các vấn đề sau đây:

1. Sự quan tâm của Nhật Bản với các vấn đề biển Đông và những động thái gần đây của Nhật Bản đối với vấn đề biển Đông.

2. Các nước ASEAN và thế giới kỳ vọng Nhật Bản sẽ đóng vai trò như thế nào và ở mức độ nào trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

3. Từ chính sách hải dương của Nhật Bản, từ các mối quan hệ quốc tế của Nhật Bản, nhất là quan hệ với Mỹ, Trung Quốc và ASEAN, Nhật Bản có thể đáp ứng đến mức độ nào đối với sự kỳ vọng của các nước ASEAN và thế giới trong việc giải quyết vấn đề biển Đông.

Từ khóa: biển Đông, Nhật Bản.

Japan and the solution for the issues of East sea dispute - its expected roles and implementing ability

  • Nguyen Tien Luc

University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM

ABSTRACT:

Recently, China has shown her strong expansionism in East Sea while The US also expresses her determination of implementing the “coming back to Asia” policy. In that context, Japan openly expresses the concerns and actively establishes its role in solving the issues of East Sea. The recent move of Japan is not a single move but in a series of strategic policies of Japan in order to ensure maritime security of Japan as well as restrain the expansionism of China. ASEAN countries such as Vietnam and the Philippines give a cheerful reception toward this move of Japan and hope that Japan can play an active role and more effective in resolving the issue of East Sea dispute.

This paper will clarify the following issues:

1. The concern of Japan toward the East Sea Dispute and the move of Japan in the issue.

2. Expectation of ASEAN countries and the world about the role of Japan in resolving the East Sea dispute.

3. From Japan’s perspective of its maritime policy and international relationship strategy, particularly the relationship with the US, China, and ASEAN, the paper will examine whether Japan can meet the expectations of ASEAN countries and the world in resolving the issue of East Sea Dispute.

Lợi ích của các nước trong hợp tác phát triển ở biển Đông

  • Nguyễn Đình Thống

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT:

Những diễn biến phức tạp trên biển Đông liên quan đến chiến lược của các nước lớn. Quá trình thiết lập quan hệ Trung - Mỹ trong thập niên 1970 và sự thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là cơ hội để Trung Quốc mở rộng thế lực bành trướng biển Đông. Cuộc khủng hoảng của Liên Xô trong thập kỷ 1980 và sự sa lầy của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố trong những năm sau đó là điều kiện để Trung Quốc phát triển thế lực, gia tăng tranh trấp trên Biển Đông. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phát triển ngày càng năng động, trở thành mối quan tâm của tất cả các nước lớn. Thành công về kinh tế trong cải cách mở cửa cùng với cuộc chạy đua quân sự và công khai tuyên bố ý đồ độc chiếm biển Đông khiến Trung Quốc trở thành mối lo ngại không chỉ của các nước trong khu vực mà các nước lớn buộc phải điều chỉnh chiến lược đối với khu vực này. Nắm vững sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn để có những đối sách thích hợp, phát huy nội lực kết hợp với đấu tranh ngoại giao, hướng tới xây dựng biển Đông thành khu vực hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển là một yêu cầu thực tiễn đặt ra cho Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: biển Đông, hợp tác.

The countries’ benefits for cooperation in East sea



University of Social Sciences of Humanities, VNU-HCM

ABSTRACT:

The complicated issues the East Sea relate to the strategies of major powers. The process of establishing Sino - U.S. in the 1970s and the failure of the U.S. in Vietnam War could be seen as an opportunity for China to expand its power in the East Sea. The crisis of the Soviet Union in the 1980s and the U.S. bogged down in the War on Terrorin later years created a favorable condition for China to enhance its status and foster conflicts in the East Sea. The Asia - Pacific region, with the increasingly and dynamic development, has attracted concerns of all major powers. The success of China’s economic reform and opening-up policy, along with the arms race and its publicdeclaration to monopolize the East Sea have driven China to be the central concern of the countries in the Asia – Pacific region. Thus, major powers have been forced to adjust their strategies for this region. Fully understanding the great powers’ strategic adjustmentswill help Vietnam response appropriately, combine internal strength with diplomatic struggle to build East Sea into a sea of peace, security and cooperation.

Keywords: East Sea, cooperation.

Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam nhìn từ góc độ quản lý và khai thác (từ năm 1975 đến nay)

  • Phạm Ngọc Trâm

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT:

Biển đảo của Việt Nam được coi là vùng cửa ngõ cho sự giao lưu phát triển kinh tế - xã hội không chỉ với các nước trong khu vực mà với cả thế giới. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã giúp cho con người có những phát hiện to lớn về nguồn tài nguyên phong phú trong lòng biển đảo Việt Nam.

Với giá trị và vị trí chiến lược to lớn vùng biển đảo Việt Nam đang là một điểm nóng của khu vực. Do đó, để bảo vệ được vững chắc chủ quyền của mình ở vùng biển đảo, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách hết sức năng động và hiệu quả trong việc quản lý và khai thác biển đảo ở Việt Nam.

Từ khóa: Biển đảo Việt Nam, biển đảo, biển Đông, chủ quyền biển đảo, quản lý - khai thác biển đảo.


Protecting Vietnam’s territorial waters - studying from the perspective of management and exploitation (from 1975 to now)

  • Pham Ngoc Tram

University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM

ABSTRACT:

Sea and islands of Vietnam are considered a gateway for exchange and development of socio-economic to the countries in the region and the world. Nowadays, the strong development of science and technology has helped people with great resources and documents on Vietnamese sea and islands. It has been their values and strategic location that have made the countries, subjectively and objectively, want to have immediate ownership of this sea area, especially Hoang Sa and Truong Sa islands group. Today, this East Ocean of Vietnam is the place that causes controversial disputes by countries like the Philippines, Brunei, Malaysia, Taiwan, China and Vietnam. Therefore, this region is a hot political spot for all disputing parties. In this complex context, to protect owner right, the Vietnamese party and State have taken actions, both flexible and strong, to declare Vietnamese's right over the East Sea areas. Vietnamese State also has implemented some important policies in managementto and exploitation of Vietnamese sea and islands.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Đảo và quần đảo Việt Nam trên Biển Đông trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng

  • Lê Thị Kim Thoa

  • Ngô Hoàng Đại Long

  • Nguyễn Thị Thu Thủy

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT:

Đảo và quần đảo Việt nam trên biển Đông có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng quốc gia. Với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, hệ thống đảo và quần đảo Việt Nam được nhóm thành ba tuyến đảo phân bố từ xa đến gần, tạo thành các “lớp đảo” bao lấy phần lục địa trải dài trên 13 độ vĩ. Như chúng ta đã biết, việc giành quyền sở hữu các đảo nhỏ chưa có dân hoặc không thể sinh sống -theo luật quốc tế-không nhằm vào tài nguyên thiên nhiên trên đảo nhỏ bé này mà chính là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng lớn bao quanh nó. Chính vì lý do này, vấn đề giành quyền sở hữu các đảo lớn, nhỏ trên biển Đông đang là mối quan tâm lớn đối với các quốc gia trên thế giới.

Bài viết trình bày một số nội dung sau: khái quát hệ thống đảo và quần đảo Việt Nam trên vùng Biển Đông; phân tích vị trí địa - chiến lược và địa - kinh tế của ba tuyến đảo quốc gia trong sự nghiệp phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng; và quan điểm cá nhân về vấn đề phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh hải các đảo, quần đảo trên Biển Đông.

Từ khóa: Đảo và quần đảo, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), kinh tế biển, an ninh quốc phòng.

Islands and archipelagos of Vietnam in the East sea in the process of economic - social development and national security defense



University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM

ABTRACT:

Islands and archipelagos of Vietnam in the East Sea play an important role in the process of economic development and national security defense. With over 3,000 sea islands located in waters of Vietnam, they are classified into three groups based on the distance between the mainland and Vietnamese waters. As we have seen, under International Law, ownership of small islands without inhabitants or in unlivable condition is not because of natural resources over these islands but rather a large extent of the Exclusive Economic Zone (EEZ) surrounding them. Because of this reason, ownership of these islands is a great concern for many countries around the East Sea in particular and others in the world in general. This article presents an overview of islands and archipelagos of Vietnam in the East Sea, identifies the important role of these sea island groups in terms of geo-economic and geo-political aspects as well as shares some personal suggestions on possible solutions to sustainable cooperation in economic development and national security defense given the context of territorial sovereignty disputes over islands and archipelagos in the East Sea.

Key words: Islands and Archipelagos, Exclusive Economic Zone (EEZ), marine economy, security and defense.

Đời sống xã hội- kinh tế- văn hóa ở vùng biển Nam Bộ và vấn đề phát triển bền vững



  • Phan Thị Yến Tuyết

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT:

Vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội tại vùng biển của 9 tỉnh, thành Nam Bộ được khảo sát dưới góc độ phát triển bền vững. Các vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng biển Nam Bộ luôn gắn với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, đối phó với tác hại lớn lao đang và sẽ diễn ra của hiện tượng biến đổi khí hậu, là nội dung quan trọng, đầy thách thức của phát triển bền vững. Giải quyết vấn đề con người với môi trường tự nhiên của ngành nhân học biển (maritime anthropology) là giải quyết mối quan hệ giữa môi trường biển và hoạt động sinh tồn của con người, đó là cơ sở tìm kiếm những chính sách hướng đến sự phát triển bền vững cho ngư dân và cư dân địa phương. Sự phát triển bền vững của nghề biển chính là vấn đề môi trường và vấn đề này cần được xem như một nguyên tắc phát triển với chính sách quản lý và biện pháp thực hiện quản lý tài nguyên biển, nhằm đảm bảo cho sự tái tạo của môi trường và đảm bảo cho một môi trường sinh sống bền vững cho con người.

Từ khóa: vùng biển Nam Bộ, phát triển bền vững.


Economics, culture and social issues of coastal areas in Southern Vietnam and sustainable development

  • Phan Thi Yen Tuyet

University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM

ABSTRACT:

Economic and socio-cultural issues of 9 coastal provinces and cities in southern Vietnam were investigated within the framework of sustainability which viewed development as not only fulfilling the needs of current generations but future ones also. At the same time, development had to insure synchronized growth in economics – society – environment according to aims and plans of the region in particular and the whole country in general.

Moreover, we approached the issues within theoretical framework of cultural ecology, area studies, ecology and anthropology by applying interdisciplinary methods. For secondary data, we accessed reports from related offices in the provinces and cities, and the national and provinces’ Decisions of sea strategies until 2020.

We discovered that the issues of economics, society and culture of the region have always been involved environmental protection, resources preservation and preparation for potential huge damages of climate change which are significant contents and challenges of sustainable development. To solve the problems in the relations between human and physical environment in maritime anthropological perspectives is to solve the relationship between maritime environment and human subsistent activities based on which proper strategies toward sustainable development for the communities may be attained. The problems of aquaculture’s sustainable development in the region are definitely environmental ones which should be taken into account in the provinces’ and cities’ proposing and implementing resource management policies in order for the environment to revive and thus ensure a sustainable living habitat for human.


Trang

Каталог: Resources -> File -> Tapchi
File -> Chuyên ngàNH: kinh tế chính trị
File -> Chuyên ngàNH: kinh tế HỌc phương thức đào tạo: Viết luận văn
File -> VÀ phát triển nông thôN
File -> QuyếT ĐỊnh của thủ TƯỚng chính phủ SỐ 122/2001/QĐ-ttg ngàY 21 tháng 8 NĂM 2001 VỀ TỔ chức quản lý HỘi nghị, HỘi thảo quốc tế TẠi việt nam thủ TƯỚng chính phủ
File -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do – Hạnh phúc
File -> CỦa thủ TƯỚng chính phủ SỐ 23/2006/ct-ttg ngàY 12 tháng 7 NĂM 2006 VỀ việc tăng cưỜng công tác y tế trong các trưỜng họC
File -> Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-cp ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
File -> Số: 3a kh/Đtn đOÀn tncs hồ chí minh
File -> SỬA ĐỔI, BỔ sung đIỀU 2 thông tư SỐ 187/2010/tt-btc ngàY 22/11/2010 CỦa bộ TÀi chính quy đỊnh về CƠ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồNG, VẬt nuôI, thuỷ SẢN ĐỂ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, DỊch bệNH
Tapchi -> Phan Quoc Dung Dao Ngoc Dat Le Chi Hiep

tải về 83.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương