VŨ thị MỸ HẰng thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà NƯỚc của quốc hội việt nam hiện nay chuyên ngành: Chính trị học



tải về 156.66 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích156.66 Kb.
#39796


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

======================

VŨ THỊ MỸ HẰNG

THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT

QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CỦA QUỐC HỘI

VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số: 62.31.20.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2016

L

uận án được hoàn thành tại:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Vũ Hoàng Công

2. TS. Lưu Minh Văn

Giới thiệu 1:

Giới thiệu 2:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp cơ sở chấm Luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, vào hồi.......giờ.......phút, ngày.......tháng.......năm 2016.



Có thể tìm hiểu Luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

MỞ ĐẦU


  1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Giám sát quyền lực nhà nước là một trong ba chức năng cơ bản của Quốc hội. Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta ngày càng được tăng cường Việc thực hiện hiệu quả chức năng giám sát là vấn đề hết sức có ý nghĩa, góp phần quan trọng vào hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.



Gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới (1986-2015), Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đã có nhiều bước đổi mới về tổ chức, chức năng giám sát và phương thức hoạt động, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện các chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao, bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới và sự tin tưởng, ủng hộ của cử tri cả nước. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn, nhất là đòi hỏi của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân, cần phải tiếp tục đổi mới cả về tổ chức bộ máy và hoạt động của Quốc hội trong việc thực hiện các chức năng của mình

Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần phải làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc hội và trên cơ sở đó nghiên cứu các quan điểm, phương hướng và giải pháp đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu để đổi mới thực sự cả về nhận thức lẫn tổ chức thực hiện chức năng quan trọng này của Quốc hội để Quốc hội ngày càng thực sự trở thành cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Kể từ khi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội có hiệu lực (8/2003), hoạt động giám sát của Quốc hội đã có nhiều tiến bộ rõ nét nhưng vẫn là khâu yếu và hiệu lực, hiệu quả giám sát chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cuộc sống và mong muốn của nhân dân. Việc nghiên cứu về cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội và đề xuát các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội có ý nghĩa thiết thực, góp phần đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, để cho Quốc hội ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Thực hiện chức năng giám sát quyền lực Nhà nước của Quốc hội Việt Nam hiện nay” làm đề tài Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học.



2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Mục đích của luận án: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát quyền lực Nhà nước của Quốc hội nước ta trên cơ sở phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện chức năng giám sát quyền lực Nhà nước của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay.

  • Nhiệm vụ của luận án:

+ Tổng quan tình hình nghiên cứu về chức năng và thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội.

+ Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện hoạt động giám sát của Quốc hội.

+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội trên cơ sở nghiên cứu việc thực hiện chức năng giám sát quyền lực Nhà nước của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay.



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

  • Phạm vi nghiên cứu:

Từ khi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 có hiệu lực và qua Quốc hội khóa XIII (2011) đến năm 2015.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận của Luận án:

+ Cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Những quan điểm, chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới và cải cách hệ thống chính trị, về vấn đề kiểm soát quyền lực, đặc biệt là chức năng giám sát tối cao của Quốc hội ở nước ta hiện nay

- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, Luận án chủ yếu được vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác -Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp tiếp cận hệ thống cấu trúc - chức năng; phương pháp quan sát thực tiễn, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, lôgic - lịch sử, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá, phương pháp liên ngành:chính trị học so sánh, luật học...



5. Đóng góp của luận án

- Hệ thống hoá các nội dung cơ bản của việc thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam và xác định những giá trị lý luận, thực tiễn của việc giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội, xác lập được tiêu chí khoa học làm cơ sở đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.

- Đề xuất một sô giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động giám sát của Quốc hội ở nước ta hiện nay.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Về mặt lý luận:

Luận án góp phần vào việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn làm cơ sở khoa học cho việc đổi mới nhận thức về vai trò và phương thức hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là luận chứng khoa học cho hoạt động giám sát tối cao như là một chức năng đặc thù của Quốc hội trong vai trò tham chính.

Góp phần làm rõ thêm nhận thức về việc thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội, đồng thời bổ sung những nhận thức mới vào quá trình xây dựng ngành khoa học chính trị nói chung, về tư tưởng chính trị - pháp lý ở Việt Nam nói riêng.



- Về thực tiễn:

- Phục vụ cho việc tham khảo, nghiên cứu lý luận và giảng dạy về tổ chức hoạt động của Quốc hội. Đồng thời, rút ra kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội, thúc đẩy việc tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta.



7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến Luận án, Luận án được kết cấu gồm: 4 chương, 10 tiết.



Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

    1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nhà nước

Các công trình đáng chú ý: Robert A.Dahl (1989), A preface to Democratic Theory, Department of State, vol 5, No 1, August, pp 21-27; Kriegel, Blandine (1998), The state and the rule of law, Cambridge University Press; Neocleous, Kean J (1998), Civil society and State, Verso, London; Robert E. Ward and Roy C. Macridis (1998), Modern Political Systems Europe. Prentic, Hall, Inc Englewood Cliffs, New Jersey Libary of Congress Catalog No 63. 11095, p.156. Dahl, Robert A (1981), Democracy and Critics, St. Martin’s Press, NewYork, p.8; Stapenhurst Rick, Kpundeh Sahr (2009), Curbing corruption: Toward a model for building national integrity, University of Pennsyvania.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước.

Các công trình đáng chú ý:Jonh Dewwey (1929), The public and it's problems, Mich J Race Law 9 no1 Fall; H.A. Simon (1945), A study o Dicision - Making process in administration organization, Cornell University Press, New York.; H.D Laswell (1951), The policy sicence, St. Martin's Press, New York, p.5; Mann M. (1986), The Sources of Social Power- Cambridge University Press; Alvin Toffler (1992), Làn sóng thứ ba, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội; Roderick Bell, David V. Edwards, R. Harison Wagner (2000), Political power-reader in theory and research, Cornell University Press, New York; Alvin Toffler (2002), Thăng trầm quyền lực, Nxb. Thanh niên, Hà Nội; Alvin Toffler (2002), sốc tương lai, Nxb. Thanh niên, Hà Nội; Quốc hội Mỹ hoạt động như thế nào’’(How congress works) (2003), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; J.J.Rousseau (2004), Bàn về khế ước hội, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội; McIntyr (2005), Power of Institutions, Journal of Law and Commerce, Vol 25; S. Montesquieu (2005), Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội; Samuel Hungtington (2005), Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb. Lao động, Hà Nội; John Stuart Mill (2006), Bàn về tự do, Nxb. Tri thức, Hà Nội; J. Locke (2007), Khảo luận thứ hai về chính quyền, Nxb. Tri thức, Hà Nội; Quốc hội trong nhà nước pháp quyền Cộng hòa Liên bang Đức (2008), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Lập pháp ở Hồng Kông với chính sách ‘‘một quốc gia hai chế độ’’(2009), Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 10; Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới (2009), Nxb. Thống kê, Hà Nội;‘’Quy trình lập pháp và pháp điển hóa ở Canada’’ (2010), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp...

    1. Tình hình nghiên cứu trong nước

      1. Những công trình nghiên cứu về tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước và của Quốc hội.

Lê Minh Thông (2001), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; Lê Quốc Hùng (2004), Thống nhất và phân công, phối hợp quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Văn phòng Quốc hội (2005), Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội; Nguyễn Tĩnh Gia, Mai Đình Chiến (2006), Vận dụng học thuyết Mác để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Lê Minh Thông (2010), Hoàn thiện mô hình tổng thể bộ máy nhà nước đáp ứng nhu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb. , Hà Nội; Đại học Quốc gia, Khoa Luật (2012), Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 những vấn đề lý luận và thực tiễn, T. I +II, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
      1. Những công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước.

Những công trình , chuyên khảo tiêu biểu: Trần Ngọc Đường (2007), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Nội; Trần Ngọc Đường (2011), Một số vấn đề về phân công, phối hợp kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Nội; Trần Ngọc Đường (2012), Phân công, phối hợp kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Nội; Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên) (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước quyền công dân, Nxb Tư pháp, Hà Nội.; Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội; Trịnh Thị Xuyến (2006), Kiểm soát quyền lực nhà nước: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Thái Vĩnh Thắng (2011), Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước, Sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp, Hà Nội.


      1. Những công trình nghiên cứu về chức năng giám sát của Quốc hội

Một số đề tài cấp nhà nước đáng chú ý: Đào Trí Úc (2006), Xây dựng cơ chế pháp lý đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước và các thiết chế tổ chức trong hệ thống chính trị”, đề tài nghiên cứu khoa học; Đặng Đình Tân (2006), Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Trầ n Hậu (2009), Các hình thức và giải pháp thực hiện giám sát xã hội và phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, đề tài nghiên cứu khoa học; Đào Trí Úc (2010), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực chính trị, đảm bảo dân chủ và kỷ luật trong hệ thống chính trị, đề tài nghiên cứu khoa học;

Các công trình, chuyên khảo tiêu biểu: Phạm Ngọc Kỳ (1995), Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, Nxb. Chính trị Quốc gia , Hà Nội”; Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước hiện nay, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội; Nguyễn Sĩ Dũng (2004), Quyền giám sát của Quốc hội - Nội dung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Nguyễn Sĩ Dũng (2006), Thường thức về hoạt động giám sát của Quốc hội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Văn phòng Quốc hội (2006), Cơ quan lập pháp và hoạt động giám sát, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Nguyễn Văn Kim (2011), Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước trên thế giới", Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội;Nguyễn Đăng Dung (2011), Chức năng giám sát của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền, Nxb. Lao động, Hà Nội; Trần Ngọc Đường (2012), Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp 1992, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Vể luận án tiến sĩ như: Trương Thị Hồng Hà (2009), Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Chí Dũng (2009), chế pháp giám sát hoạt động pháp Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện chính trị quốc gia, Hà Nội.

Các bài báo, kỷ yếu hội thảo đáng chú ý như: Lê Hữu Thể (2001), Một số suy nghĩ về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội”, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội; Trần Ngọc Đường (2003), Quyền giám sát tối cao của Quốc hội và quyền giám sát tối cao của các cơ quan Quốc hội, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Trần Ngọc Đường (2003), ‘‘Quyền giám sát tối cao và một số suy nghĩ về việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội”, Kỷ yếu hội thảo; Nguyễn Phú Trọng (2008), ‘‘Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của Quốc hội’’, Tạp chí Cộng sản, số 786.

    1. Đánh giá chung về tình hình, kết quả nghiên cứu việc thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam

1.3.1. Những kết quả đạt được

Các công trình nêu trên ở những mức độ khác nhau đã trình bày khái quát về tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, luận giải được vai trò, vị trí của Quốc hội Việt Nam trong đời sống chính trị của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu đã xác định được vai trò của hoạt động giám sát của Quốc hội nhằm thực thi quyền lực của nhân dân, làm cho cán bộ, công chức, đảng viên thực hiện đúng pháp luật, bộ máy nhà nước, tổ chức của Đảng trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả hơn. Các công trình nghiên cứu đã bước đầu đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam, nêu những khái niệm và các yếu tố tác động đến hiêụ quả hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu đã xác định hoạt động giám sát là yêu cầu tất yếu của quá trình thực thi dân chủ ở nước ta và Quốc hội Việt Nam giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong giám sát quyền lực nhà nước.

1.3.2. Những nội dung cần tập trung nghiên cứu trong Luận án

Tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Quốc hội Việt Nam nhưng chưa có công trình nào luận chứng một cách sâu sắc về chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội kết hợp với việc nghiên cứu, so sánh hoạt động giám sát của Nghị viện các nước trên thế giới và Việt Nam.

Những điều kiện đảm bảo, nhất là vấn đề ngân sách cho hoạt động giám sát của Quốc hội chưa được các tác giả bàn sâu.

Vấn đề thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội chưa được các tác giả tập trung phân tích, trình bày một cách toàn diện và có hệ thống.

Chính vì vậy, những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong Luận án là :

Về mặt lý luận :

+ Làm rõ vấn đề lý luận: Tính đặc thù và phương thức thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội Việt Nam trong thể chế chính trị một Đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền ở nước ta.



+ Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam, xác định rõ về nội dung, đối tượng, hình thức trong quá trình thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội Việt Nam.

Về mặt thực tiễn:

+ Nghiên cứu do sánh hoạt động giám sát của Nghị viện một số nước trên thế giới và Việt Nam.



+ Tiếp cận trên các phương diện, góc độ, bám sát tinh thần và nội dung Hiến pháp năm 2013, quy định pháp lý về tổ chức, hoạt động giám sát của Quốc hội, quan điểm, đường lối của Đảng và các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý trong việc thiết kế và tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam;

Về mặt ứng dụng của Luận án:

Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam hiện nay.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CHỨC NĂNG GIÁM SÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM
2.1. Cơ sở lý luận về chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội

2.1.1. Giám sát và một số thuật ngữ liên quan.

Giám sát: là quá trình theo dõi, quan sát, phân tích, nhận định về hành vi của đối tượng bị giám sát xem có vi phạm những chuẩn mực của chủ thể quyền lực hay không để có những tác động điều chỉnh đối tượng thực hiện đúng các yêu cầu chuẩn mực mà chủ thể quyền lực đề ra.

Kiểm tra: là hoạt động xem xét, đánh giá việc thực hiện các công việc trong hoạt động quản lý Nhà nước. Chủ thể có quyền thực hiện hoạt động kiểm tra là Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước, với mục đích xem xét việc thực hiện các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên cũng như các quyết định quản lý của mình.

Thanh tra: là hoạt động xem xét làm rõ đúng, sai trong việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức, tìm ra nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý theo qui định của pháp luật

2.1.2. Khái niệm quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước và chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội.

Quyền lực nhà nước là biểu hiện tập trung và là trung tâm của quyền lực chính trị, được hình thành thông qua cuộc đấu tranh chính trị, nhằm giành quyền tổ chức nhà nước và thực hiện chức năng thống trị xã hội.

Kiểm soát quyền lực nhà nước: là hoạt động có chủ đích của nhà nước và xã hội, với tổng thể những phương tiện tổ chức và pháp lý thông qua các hình thức hoạt động như giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, kiểm toán, tài phán nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra sai phạm cũng như những hành vi lộng quyền, chuyên quyền, độc đoán của cơ quan quyền lực nhà nước và của công chức nhà nước. Đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực hiện đúng mục đích, khoa học, hiệu lực và hiệu quả.

Chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội: là việc Quốc hội thực hiện việc theo dõi, xem xét, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp đối với các văn bản và hoạt động của CTN, UBTVQH, CP, TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng bầu cử Quốc gia, xử lý những vi phạm Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội do những cơ quan nói trên gây ra nhằm bảo đảm cho Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội được chấp hành nghiêm chỉnh.

2.2. Cơ sở pháp lý về giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

2.2.1. Vị trí của Quốc hội trong bộ máy nhà nước Việt Nam

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

2.2.2.Chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam

Quốc hội Việt Nam thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của Nhà nước đúng pháp luật vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;làm cho bộ máy Nhà nước hoạt động đều đặn, hiệu lực, tránh chồng chéo; chống các biểu hiện tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền…


2.2.3. Đối tượng giám sát của Quốc hội

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước,Ủy ban thường vụ Quốc hội,Chính phủ,Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập.



      1. Nội dung giám sát của Quốc hội

Quốc hội giám sát: hiệu quả hoạt động, trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; văn bản pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trên cơ sở giám sát, Quốc hội có thể ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn; bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

2.2.5. Hình thức giám sát của Quốc hội

Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động:Xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Xem xét báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiện trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quộc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Việt kiểm sát nhân dân tối cao; Thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem xét báo cáo kết quả điều tra của Ủy ban; Thành lập đoàn giám sát: Ngoài kỳ họp, Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội còn có quyền thành lập các đoàn giám sát theo chương trình hoặc theo chuyên đề do Quốc hội quyết định.


Chương 3

THỰC TRẠNG QUỐC HỘI THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

3.1. Thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam hiện nay

3.1.1. Việc xem xét các báo cáo

Việc xem xét báo cáo công tác của các cơ quan và cá nhân được Quốc hội thực hiện nghiêm túc theo đúng các quy định của pháp luật. Các báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội đã thể hiện được quan điểm và chính kiến của mình. Trong khi thảo luận về các Báo cáo, đại biểu Quốc hội đã phản ánh kịp thời những ý kiến xác đáng của cử tri, đánh giá những mặt được, nêu lên những thiếu sót, khuyết điểm và cùng trao đổi để làm sáng tỏ những vấn đề bức xúc mà thực tiễn đòi hỏi, đề ra các giải pháp nhằm góp phần khắc phục khó khăn, hạn chế, thiếu sót.



3.1.2. Giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan nhà nước khác

Thông qua hoạt động giám sát nhằm bảo đảm các văn bản pháp luật được ban hành kịp thời, phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; phát hiện những nội dung sai trái của văn bản hoặc những văn bản chưa rõ ràng, áp dụng chưa thống nhất để kịp thời điều chỉnh việc thi hành, đình chỉ, sửa đổi, hoặc bãi bỏ văn bản nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật.

3.1.3. Việc thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội

Quốc hội đã tiến hành sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm bảo đảm cho đại biểu Quốc hội thực hiện có hiệu quả hơn quyền chất vấn, tạo cơ sở pháp lý cho việc đề cao trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Theo quy định tại Điều 80 Hiến pháp năm 2013 và Điều 32 Luật tổ chức Quốc hội 2014, những người phải trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội bao gồm: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán Nhà nước.



3.1.4. Việc thực hiện giám sát chuyên đề tại kỳ họp Quốc hội

Thông qua hoạt động giám sát chuyên đề, Quốc hội, UBTVQH có thể đánh giá, nhận xét những vướng mắc và hạn chế trong công tác lập phấp và quyết định những vấn đề quan trọng trong những lĩnh vực đó. Và ở một mức độ nào đó, có thể đánh giá hoạt động giám sát chuyên đề như là một khâu bổ trợ quan trọng trong hoạt động lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như chức năng hiến định của Quốc hội.

Để đảm bảo chất lượng của hoạt động giám sát chuyên đề, khối lượng các công việc cần phải triển khai đối với một chuyên đề là rất lớn, đòi hỏi phải có điều kiện về nhân lực và thời gian, cả đối với những người trực tiếp giám sát (thành viên Đoàn giám sát) và người phục vụ (chuyên viên của các Vụ chuyên môn).

3.1.5. Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội có thẩm quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn”. Việc pháp luật quy định rõ ràng như vậy đã cụ thể hóa vai trò của Quốc hội với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, trong đó việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước là một trong ba chức năng chính của Quốc hội.

3.2. Hoạt động giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

3.2.1. Xem xét báo cáo của Chính phủ và các cơ quan nhà nước trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội

Thông qua việc xem xét các báo cáo của Chính phủ, các cơ quan hữu quan, UBTVQH đó đánh giá những mặt đó làm được, những hạn chế, tồn tại, yếu kém của các cơ quan hữu quan và đưa ra những yêu cầu cụ thể để các cơ quan tăng cường trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, qua đó Chính phủ, các cơ quan liên quan chỉ đạo cụ thể, điều hành kịp thời trong hoạt động của mình.



3.2.2. Xem xét việc trả lời chất vấn giữa hai kỳ họp

Hoạt động này bước đầu đã đạt được kết quả tích cực, được các thành viên Chính phủ, các đại biẻu Quốc hội, cử tri đồng tình ủng hộ, được dư luận hoan nghênh. Hoạt động chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội đã gắn hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội với những vấn đề thời sự mới phát sinh trong thực tế cuộc sống, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho hoạt động xây dựng pháp luật.



3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại.

3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Chưa có sẵn mô hình tổ chức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong lịch sử nên đã gặp không ít khó khăn, vấp váp. Những vấn đề mới đặt ra trong nhận thức về mô hình, về nguyên lý tổ chức, về khả năng vận dụng thực tế đòi hỏi phải có thời gian thử thách và có cách đánh giá khoa học.



3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Vị trí, vai trò giám sát của Quốc hội chưa được nhận thức một cách đúng đắn, thống nhất; Chưa có cơ chế pháp lý hoàn thiện về giám sát; Giữa giám sát của Quốc hội với giám sát của các cơ quan chức năng khác chưa có sự phân biệt rõ; Chưa hợp lý trong nguyên tắc tổ chức của các cơ quan của Quốc hội
Chương 4

MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CỦA QUỐC HỘI

4.1. Một số phương hướng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam.

4.1.1. Nâng cao nhận thức về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, coi hoạt động giám sát là hoạt động chủ yếu và thường xuyên thể hiện quyền lực của Quốc hội

Đổi mới nhận thức về vai trò giám sát tối cao của Quốc hội trước hết là từ phía chủ thể thực hiện giám sát về mục đích, phạm vi, đối tượng và nội dung của hoạt động giám sát, khắc phục tư tưởng nể nang, ngại va chạm.



4.1.2. Giám sát cần phải được tổ chức khoa học, có cơ sở pháp lý.

Để hoạt động giám sát đạt hiệu quả, các chủ thể giám sát cần phải hiểu rõ, hiểu sâu về nội dung giám sát, đối tượng giám sát, hình thức giám sát ... để từ đó tiến hành giám sát một cách hợp lý trên cơ sở những quy định pháp lý đặt ra.



4.1.3. Cần có sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan hỗ trợ hoạt động giám sát

Cùng với việc xây dựng một cơ chế pháp lý, tổ chức phù hợp thì việc tăng cường các điều kiện đảm bảo, các hình thức hỗ trợ hoạt động giám sát cũng là một vấn đề quan trọng đảm bảo hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Cần tăng cường các phương tiện trợ giúp giám sát như kiểm toán Nhà nước, các dịch vụ thông tin khoa học và các phương tiện thông tin đại chúng.

4.1.4.Hoạt động giám sát của Quốc hội cần được thực hiện một cách linh hoạt.

Giám sát quyền lực nhà nước nếu được đảm bảo thực hiện bằng công cụ pháp luật kết hợp với việc thực hiện một cách linh hoạt sẽ tạo hiệu quả tốt, nhằm duy trì bản chất một nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân thông qua cơ quan đại diện của dân là Quốc hội và phải được tiến hành đồng bộ với sự đổi mới từng bước của hệ thống chính trị nước ta.



4.2. Giải pháp

4.2.1. Hoàn thiện thể chế pháp lý về hoạt động giám sát

Cần tạo được một cơ chế pháp lý đầy đủ, phù hợp để các chủ thể giám sát có điều kiện thực hiện các thẩm quyên của mình; có các chế tài ràng buộc các đối tượng chịu giám sát có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các kiến nghị; quy định cụ thể quy trình, thủ tục và điều kiện thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục trong hoạt động giám sát. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về giám sát sẽ làm cho các hoạt động thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật của các cơ quan hành pháp, tư pháp được thuận lợi và minh bạch hóa quá trình hoạt động.



4.2.2. Quy định về chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức giám sát

Cần bổ sung các quy định cụ thê về quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể giám sát, đối tượng chịu sự giám sát và đặc biệt là đối tượng có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông qua hoạt động giám sát.



4.2.3. Nâng cao năng lực của các cơ quan của Quốc hội, và đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội là nhân tố quan trọng tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện các chức năng của Quốc hội. Vì vậy, cần cải thiện vị thế, tạo điều kiện và động lực giám sát cho đại biểu Quốc hội



4.2.4. Bảo đảm các điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.

Trong hoạt động giám sát của Quốc hội, nguồn lực vật chất là một trong những yếu tố không thể thiếu để tăng cường năng lực giám sát của Quốc hội.

Cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng chế độ định mức phục vụ cho hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH, trong đó có định mức kinh phí để ĐBQH được sử dụng thuê chuyên gia phục vụ cho hoạt động lập pháp và hoạt động giám sát, phù hợp với chế độ định mức chung trong hoạt động của Quốc hội.

4.2.5. Tăng cường năng lực tham mưu tư vấn của các cơ quan tham mưu, cá nhân, chuyên gia trong các cơ quan nhà nước và xã hội để tạo cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn trong hoạt động giám sát của Quốc hội.

Cần tăng cường năng lực cho đội ngũ tham mưu giúp việc nhất là việc có văn phòng giúp việc riêng cho đại biểu Quốc hội cần được xem xét. Quốc hội cần quan tâm tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào hoạt động của Quốc hội, giám sát được hoạt động của Quốc hội, của các cơ quan của Quốc hội và của mọi cơ quan, cá nhân nắm giữ công quyền khác.

Cần đầu tư, tăng cường đội ngũ chuyên gia, bộ máy giúp việc, chú trọng nâng cao trình độ của đội ngũ chuyên viên trong Văn phòng Quốc hội, của các Đoàn đại biểu Quốc hội; sử dụng, ý kiến chuyên gia ở các cơ quan, tổ chức nghiên cứu độc lập.


KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy giám sát đang trở thành một chức năng quan trọng của Quốc hội. Quốc hội Việt Nam muốn tăng cường quyền lực thực sự của mình thì phải tăng cường và phải thực hiện chức năng này một cách có hiệu quả nhất. Cần quan niệm và hiểu đúng về hoạt động giám sát tối cao trong một quy trình khép kín, như vậy mới có thể tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả về hoạt động giám sát của các cơ quan Quốc hội cũng như đại biểu Quốc hội, đảm bảo quyền lực Nhà nước được thực hiện đúng trong phạm vi pháp luật quy định.

Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Quốc hội nói riêng và hoạt động của Nhà nước ta nói chung. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, việc nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội là một yêu cầu cấp thiết. Cùng với chủ trương phát huy hơn nữa vai trò của Quốc hội, thì việc tổ chức thực hiện tốt chức năng giám sát của Quốc hội làm cho Quốc hội ngày càng thể hiện tốt hơn vai trò và chức năng của mình mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định.

Trong quá trình vận hành bộ máy nhà nước, nhìn chung, dù trong mô hình tổ chức quyền lực nào thì hoạt động giám sát của Quốc hội cần được coi là công cụ hữu hiệu để chống sự lạm quyền, các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân. Hiệu lực và hiệu quả của hoạt động giám sát cũng chính là thước đo mức độ dân chủ hóa trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia.



Hoạt động giám sát của Quốc hội là cơ chế để xem xét, kiểm tra tính đúng đắn trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát của Quốc hội. Giám sát của Quốc hội còn là phương tiện kiểm soát sự lạm dụng quyền lực nhà nước của các chủ thể được pháp luật trao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong hoạt động quản lý đất nước. Thực hiện có hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát góp phần bảo đảm vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất./.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


  1. Vũ Thị Mỹ Hằng (2010), “Nhận thức về nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhịp cầu tri thức (31), tr.20-23.

  2. Vũ Thị Mỹ Hằng (2010), “Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhịp cầu tri thức, số 9 (33) , tr.24-27

  3. Vũ Thị Mỹ Hằng (2013),“Vấn đề quyền lực của Quốc hội”, Tạp chí Nhịp cầu tri thức (65), tr.17-19.

  4. Vũ Thị Mỹ Hằng (2015), “Một số nguyên tắc cơ bản trong bầu cử Quốc hội ở nước ta”, Tạp chí Giáo dục lý luận (235), tr.20-21.



Каталог: userfile -> User -> songtran -> files
files -> Phan thành nhâm quan niệm về nhà NƯỚc và XÃ HỘi dân sự trong triết học pháp quyền của g. W. F. Hegel
files -> Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 56 01
files -> TRẦn thị ngọc thúY ĐẢng lãnh đẠo cuộc vậN ĐỘng quốc tế chống đẾ quốc mỹ XÂm lưỢc việt nam
files -> Mã số: 62. 22. 50. 05 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ SỬ HỌC
files -> Mã số: 62. 32. 01. 01 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ BÁo chí
files -> ­­­­­­­­­­­­ nguyễn công oánh nhân học kitô giáo và vai trò CỦa nó trong đỜi sống đẠO
files -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­­­­­­­­­ nguyễn thúy thơM
files -> HÀ NỘI – 2015 CÔng trình đƯỢc hoàn thàNH
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC

tải về 156.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương