Mã số: 62. 32. 01. 01 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ BÁo chí



tải về 242.33 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích242.33 Kb.
#29289
  1   2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------------

TRẦN XUÂN THÂN


PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

Chuyên ngành: BÁO CHÍ HỌC

Mã số: 62.32.01.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội – 2016




Luận án được hoàn thành tại:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Thị Minh Thái

Phản biện:

Phản biện:

Phản biện:


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp cơ sở chấm Luận án tiến sĩ Họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, vào hồi.......giờ.......phút, ngày.......tháng.......năm 2016.


Có thể tìm hiểu Luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam



- Trung tâm Thông tin thư viện - Đại học Quốc gia Hà Nội

MỞ ĐẦU

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Phản biện xã hội (PBXH) đã phát triển khá sớm ở các nền dân chủ phương Tây trên tinh thần của tư duy khoa học và đối thoại để điều tiết xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội, tạo ra đồng thuận xã hội; được coi là nguyên tắc cơ bản và tất yếu trong đời sống chính trị và hoạt động quản lý xã hội của các nước phát triển. Còn tại Việt Nam, PBXH mới thực sự được coi trọng, thực hành và nghiên cứu những năm gần đây. PBXH đang ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết cho quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước ta. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, những quyết định liên quan đến đời sống của nhân dân, quyền và nghĩa vụ của công dân đang đặt ra những yêu cầu mới. Hơn nữa, trong môi trường hội nhập toàn cầu diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức, bất cập trong xã hội... đòi hỏi các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta, các quan hệ đối nội, đối ngoại, hoạt động quản lý điều hành liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp thời đại mới. Việc này cần được thực hiện trên cơ sở có PBXH, tức là có sự tham gia của nhân dân, của toàn xã hội vào kiến tạo và thực thi chủ trương, chính sách. Vì PBXH là thể hiện phản hồi từ phía xã hội bằng thái độ, quan điểm, lý lẽ của các lực lượng xã hội đối với những kiến tạo chính sách, thể chế... trực tiếp liên quan đến quyền lợi của các thành viên trong cộng đồng, từ đó giúp các cơ quan hữu quan điều chỉnh chủ trương, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Báo chí nước ta được Đảng, Nhà nước coi là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức đoàn thể, là diễn đàn của quần chúng nhân dân. PBXH trên báo chí là một cách để báo chí thực hiện chức năng của mình, là một diễn đàn để nhân dân tham gia vào hoạt động tổ chức, quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Mà thực tiễn xã hội Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề mới, không chỉ đòi hỏi các nhà hoạch định và thực thi chính sách của nhà nước giải quyết mà đòi hỏi báo chí tham gia vào quá trình này. Tức là chính thực tiễn thúc đẩy Đảng và Nhà nước ta có nhu cầu tham vấn ý kiến nhân dân về chủ trương, chính sách, đồng thời nhân dân cũng có nhu cầu ngày càng lớn trong việc đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước. Đó cũng là nhu cầu chính đáng cho sự tồn tại và phát triển PBXH trên báo chí. Thực tế là PBXH trên báo điện tử đang ngày càng gia tăng và được xã hội đánh giá đa chiều: có tán dương, khích lệ và cũng có băn khoăn, trăn trở. Nhưng những đánh giá đó không phải lúc nào cũng có căn cứ khoa học và thực tiễn. Điều này đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu nghiêm túc cả về lý luận và thực tiễn PBXH trên báo điện tử. Từ sự cấp thiết đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phản biện xã hội trên báo điện tử” làm Luận án tốt nghiệp bậc học Tiến sĩ chuyên ngành Báo chí - Truyền thông.

  1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    1. Mục đích

Góp phần hệ thống hóa lý luận PBXH, lý luận PBXH trên báo chí và PBXH trên báo điện tử. Soi lý luận vào thực tiễn PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam để đánh giá thực trạng, chỉ ra thế mạnh, hạn chế PBXH trên báo điện tử, đề ra giải pháp tăng chất lượng PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam.

    1. Nhiệm vụ

Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để làm rõ những vấn đề đã nghiên cứu (của tác giả trong và ngoài nước), làm tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo của luận án này.

Hai là, hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về báo chí, báo điện tử, phản biện xã hội, phản biện xã hội trên báo chí.

Ba là, vận dụng tiếp cận liên ngành khoa học về báo chí học, chính trị học và xã hội học làm cơ sở lý luận, phương pháp luận và cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu phản biện xã hội trên báo điện tử; xây dựng khung lý luận PBXH trên báo điện tử.

Bốn là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động PBXH trên báo điện tử qua một số trường hợp nghiên cứu cụ thể.

Năm là, từ kết quả phân tích thực trạng, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục giải quyết, đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức và thực hiện nhằm nâng cao chất lượng PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    1. Đối tượng

Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam đương đại.

    1. Phạm vi

- PBXH là một đề tài rộng, báo điện tử ở Việt Nam cũng nhiều, Luận án này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu PBXH trên 4 báo điện tử: Nhân Dân, VietNamNet, Thanh Niên, VnExpress, thông qua 5 chủ đề: Điều 4 dự thảo Hiến pháp 2013, Phương án của Bộ GTVT với cầu Long Biên, Quy định phạt xe không chính chủ, Việt Nam đăng cai ASIAD 18, Đề xuất 34 nghìn tỷ đồng đổi mới sách giáo khoa.

- Thời gian khảo sát: từ năm 2012 đến năm 2014.



4. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Thực tiễn đời sống xã hội Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề bức thiết cần được phản biện xã hội trên báo điện tử để góp phần giải quyết vấn đề đó.

Giả thuyết 2: Với đặc trưng loại hình báo chí đa phương tiện hoạt động trên môi trường internet, phản biện xã hội trên báo điện tử có thế mạnh và hạn chế riêng.

Giả thuyết 3: Quy định có tính pháp lý cho PBXH chưa thống nhất và chưa có chế tài cụ thể, nhưng thực tiễn vẫn diễn ra PBXH và có những hiệu quả nhất định.

Giả thuyết 4: PBXH trên báo điện tử còn mang tính tự phát, cơ quan báo chí chưa hoàn toàn chủ động tổ chức và thực hiện PBXH.

Giả thuyết 5: Cùng quá trình dân chủ hóa xã hội ở nước ta, PBXH trên báo điện tử dần dịch chuyển từ tự phát sang chuyên nghiệp, chủ động và không né tránh vấn đề.

Giả thuyết 6: Phản biện xã hội trên báo điện tử không phải nhằm khẳng định hoặc phủ định một chủ trương, chính sách nào đó mà thông qua lập luận với lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục về vấn đề để tạo đồng thuận xã hội trong thực hiện chủ trương, chính sách một cách đúng đắn, hiệu quả.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

- Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, kiểm soát quyền lực; quan điểm của ĐCS Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về báo chí, về thực thi quyền lực của nhân dân, vai trò PBXH vì phát triển đất nước; lý thuyết xã hội học về truyền thông, lý thuyết chính trị học. Trong đó, vận dụng một số lý thuyết cụ thể như:

- Vận dụng lý thuyết truyền thông của Claude Shannon phân tích PBXH trên báo điện tử là quá trình truyền thông đại chúng có tương tác đa chiều.

- Vận dụng lý thuyết về “Lĩnh vực công cộng” của Jürgen Habermas để phân tích các điều kiện, tiền đề, môi trường cho PBXH. Giả định rằng, báo chí không còn là lãnh địa của giới cầm quyền và nhà truyền thông mà thuộc về đại chúng, là nơi thông tin, và là diễn đàn tranh luận, thỏa thuận để hướng đến đồng thuận xã hội trong giải quyết các vấn đề chung có tính công cộng.

- Vận dụng lý thuyết “Xã hội thông tin” của Marshall McLuhan để phân tích yếu tố kỹ thuật truyền thông, công nghệ truyền thông đóng vai trò rất quan trọng, tác động chi phối tới nội dung truyền thông. Giả định rằng, đặc trưng kỹ thuật truyền thông đa phương tiện của báo điện tử đã giúp PBXH trên báo điện tử có đặc thù riêng.

- Vận dụng lý thuyết “Thiết lập chương trình nghị sự” của Maxwell McCombs và D. Shaw để phân tích PBXH trên báo điện tử là một quá trình truyền thông và báo điện tử sắp đặt chương trình nghị sự để PBXH.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, gồm: phương pháp phân tích nội dung văn bản, phương pháp điều tra xã hội học, kết hợp với một số kỹ thuật khác trong nghiên cứu và thu thập thông tin: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh...



6. Đóng góp mới của luận án

  • Nghiên cứu, khảo sát có tính hệ thống lý luận về PBXH, PBXH trên báo chí. Từ đó, bổ sung và phát triển lý luận về PBXH, PBXH trên báo chí và lý thuyết hóa PBXH trên báo điện tử.

  • Khảo sát thực tiễn PBXH trên báo điện tử qua các trường hợp nghiên cứu cụ thể để rút ra những đánh giá khái quát về thực trạng PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam. Từ thực trạng đó, luận án nêu những vấn đề đặt ra đối với PBXH trên báo điện tử.

  • Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tác động, chi phối giữa đặc thù loại hình báo điện tử và PBXH trên báo điện tử đối với các vấn đề thời sự cấp thiết của cuộc sống.

  • Luận án xây dựng mô hình qui trình PBXH trên báo điện tử, nguyên tắc PBXH trên báo điện tử và điều kiện cơ bản để tăng chất, hiệu quả PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam.

7. Ý nghĩa của luận án

- Làm rõ lý luận và thực tiễn PBXH của báo chí và báo điện tử, làm cơ sở khoa học cho đổi mới nhận thức vai trò, chức năng PBXH của báo điện tử.

- Nghiên cứu và xây dựng hệ thống lý luận PBXH, lý thuyết hóa PBXH trên báo điện tử thông qua các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí chất lượng, điều kiện thực hiện và giải pháp nâng cao chất lượng PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam.

- Luận án là tư liệu hữu ích cho các nhà nghiên cứu, quản lý báo chí, các nhà báo, sinh viên báo chí và những ai quan tâm đến chủ đề này.



8. Kết cấu của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm 4 chương.


Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHẢN BIỆN XÃ HỘI

VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM

    1. Nghiên cứu liên quan đến phản biện xã hội trên thế giới

1.1.1. Quan điểm C. Mác và V.I. Lênin liên quan phản biện xã hội

C. Mác và V.I. Lênin dù không dùng thuật ngữ “phản biện xã hội” (như cách mà xã hội ngày nay đang dùng), nhưng họ đã đề cập ý nghĩa, bản chất của PBXH khi bàn về báo chí và vai trò quần chúng nhân dân trong phát triển xã hội. C. Mác cho rằng, báo chí có sứ mệnh bảo vệ xã hội và báo chí có mối quan hệ khăng khít với chính trị. Lênin nhấn mạnh cần phải phát huy vai trò của quần chúng nhân dân, các lực lượng xã hội tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các hoạt động của nhà nước và cơ quan công quyền. Quan điểm của Lênin thể hiện rất rõ tinh thần phải có PBXH trên báo chí khi muốn biến các cơ quan báo chí thành một diễn đàn mà những người có quan điểm khác nhau cũng đều sử dụng được để tranh luận về tất cả các vấn đề. Dù đã sơ khai đề cập đến bản chất PBXH, nhưng chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ mới nói gián tiếp, chỗ dang dở là chưa có hệ thống luận điểm và luận cứ khoa học, thực tiễn gọi tên đích danh PBXH. Đây là một khoảng trống lý luận cần được nghiên cứu tiếp nối và hoàn thiện.



1.1.2. Nghiên cứu chức năng phản biện xã hội của báo chí

Các chính trị gia, các nhà nghiên cứu truyền thông và các nhà báo có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa báo chí và phát triển xã hội, nhưng khẳng định chắc chắn đây là mối quan hệ khăng khít và được duy trì ở mọi nền báo chí và báo chí có chức năng PBXH. Có thể kể đến một số nhà nghiên cứu với tác phẩm tiêu biểu như: Arturo Escobar (Colombia, 1995) với sách “Encountering Development: The Making and Unmaking of the Third world”; Vichto Aphanaxep (Nga, 1995) với sách “Quyền lực thứ tư và bốn đời Tổng bí thư”; A.A. Grabennhicop (Nga, 2004) với sách “Báo chí trong kinh tế thị trường”. Hay E.P. Prokhorop (Nga, 2004) có sách “Cơ sở lý luận báo chí”; Bùi Phương Dung (Việt Nam, 2005) có sách “Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới”; Nguyễn Văn Minh (Việt Nam, 2014) có Lluận án tiến sĩ “Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay”; Luis Ramiro Beltrans (Bolivia, 1980) có sách “A Farewell to Aristotle: Horizontal communication”; Gumucio Dagron (Mỹ, 2001) có sách “Making waves: Stories of participatory communication for social change”…. Các nghiên cứu nêu trên đã khẳng định báo chí có chức năng PBXH, nhưng chưa chỉ ra quy trình, phương thức PBXH của báo chí nói chung và từng loại hình báo chí nói riêng. Đây là một gợi mở hướng nghiên cứu sẽ được thực hiện trong luận án này.



1.1.3. Nghiên cứu phản biện xã hội ở phương Tây

Để công dân được tự do góp ý, bày tỏ thái độ với chủ trương lớn của nhà nước, được thực hiện từ thời La Mã cổ đại, là bằng chứng quan trọng về mối quan hệ giữa PBXH, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Nhiều tác giả như Platol, Aristotle, John Lock, Montesquieu, J.Rousseau, John Stuart Mill… đã đề cập vai trò tranh luận, phản biện của các nhà thông thái đối với quyết sách của nhà nước.



Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, PBXH là hoạt động tất yếu và có tính chất xã hội. Ở mỗi quốc gia, tùy trình độ phát triển mà PBXH được thực thi sớm hay muộn. PBXH chính là một cơ chế biểu đạt ý kiến, nguyện vọng, thái độ của nhân dân đối với các quyết sách chính trị, xã hội do nhà nước tạo ra. Tất nhiên, không có mô hình chung PBXH hiệu quả ở mọi quốc gia.

1.2. Nghiên cứu phản biện xã hội ở Việt Nam

      1. Nghiên cứu lý luận về phản biện xã hội ở Việt Nam

+ Một số sách về phản biện xã hội: “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng” do NXB CTQG Hà Nội ấn hành năm 2006; Trần Đăng Tuấn (2006) có cuốn “Phản biện xã hội – những câu hỏi đặt ra từ cuộc sống”; Nguyễn Đình Hòe (2009) có sách “PBXH về bảo vệ thiên nhiên và môi trường”; Sách “Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền” của TS. Hồ Bá Thâm (chủ biên, 2010). Như vậy, sách về PBXH ở nước ta còn rất khiêm tốn.

+ Một số luận văn, luận án, đề tài khoa học… về phản biện xã hội: Từ năm 2008 đến 2010 có một số luận văn, đề tài khoa học nghiên cứu PBXH nhưng chủ yếu gắn với vai trò của MTTQ Việt Nam trong PBXH, trong đó có các tác giả tiêu biểu như: Luận văn thạc sĩ Chính trị học của Lê Thị Hồng Diễm; Đề tài khoa học của Phạm Xuân Hằng; Luận án Tiến sĩ Chính trị học của Nguyễn Thọ Ánh; Luận văn thạc sĩ chính sách của Trịnh Đình Trung...

+ Một số bài viết về phản biện xã hội trên báo, tạp chí: Mấy năm gần đây, các bài viết về PBXH trên báo, tạp chí ở nước ta khá nhiều (hàng trăm bài báo), đa dạng nội dung; tập trung làm rõ mối quan hệ giữa xã hội dân sự và PBXH, PBXH thúc đẩy phát triển xã hội; điều kiện, tiền đề cho PBXH; phân tích: khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, vai trò, chức năng, phương thức, chủ thể, khách thể, đối tượng... của PBXH... Tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Minh Phương, Hoàng Văn Tuệ, Trần Đăng Tuấn, Trần Hậu, Nguyễn Trần Bạt, Nguyễn Chính Tâm, Trương Thị Hồng Hà, Đào Công Tiến, Phạm Duy Nghĩa, Lê Đức Tiết, Nguyễn Minh Đoan, Văn Tạo, Vũ Trọng Tiếp, Trịnh Duy Luân, Trần Ngọc Nhẫn, Đỗ Văn Quân, Nguyễn Xuyến…

      1. Nghiên cứu phản biện xã hội trên báo chí

+ Một số sách đề cập phản biện xã hội trên báo chí, như: Nguyễn Văn Dững có đề cập PBXH trong quan hệ với DLXH; Phan Văn Kiền đánh giá PBXH qua một số trường hợp tiêu biểu trên báo chí; Nguyễn Thành Lợi tiếp cận PBXH từ góc nhìn của các học thuyết truyền thông.

+ Một số luận văn, luận án, đề tài khoa học nghiên cứu báo chí PBXH, như: Luận án Tiến sĩ của Chu Thái Thành, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học của Trần Danh Lân, Luận văn thạc sĩ báo chí của Hoàng Thủy Chung; Khóa luận TNĐH báo chí của Đồng Thị Thùy, Tạ Thị Nguyệt, Hà Lệ Giang, Phan Văn Kiền, Nguyễn Thành Chung, Nguyễn Xuân Long, Huỳnh Thị Xuân Hạnh…

+ Một số bài viết trên báo, tạp chí về phản biện xã hội trên báo chí

Bài viết về PBXH trên các báo, tạp chí cũng xuất hiện khá nhiều từ khoảng năm 2008 trở lại đây. Các bài viết này chủ yếu nêu đánh giá của tác giả về vai trò, tác dụng của PBXH trên báo chí đối với đời sống xã hội một cách chung chung, thiếu thực chứng. Song, các bài viết bước đầu góp phần chứng minh báo chí có chức năng PBXH, mỗi loại hình báo chí có thế mạnh, hạn chế riêng khi PBXH.



      1. Nghiên cứu phản biện xã hội trên báo điện tử ở Việt Nam

Nghiên cứu về PBXH trên báo điện tử Việt Nam chưa nhiều, sách chuyên biệt về PBXH trên báo điện tử chưa có. Các luận văn, luận án rất ít và hiếm bài báo khoa học đăng trên tạp chí đề cập PBXH trên báo điện tử. Trong số ít nghiên cứu đó, có một số tác giả như: Phan Văn Kiền (2011), Đỗ Văn Quân (2012), Trần Quý Thuân (2014), Trần Xuân Thân (2014)... Dù chưa nhiều, nhưng nghiên cứu về PBXH trên báo điện tử là một hướng tiếp cận rất cụ thể và hợp lý khi phát triển báo điện tử đang là một xu thế; PBXH trên báo điện tử cũng ngày càng nhiều và gây phản ứng đa chiều.

1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu PBXH và PBXH trên báo chí Việt Nam

PBXH đang là một đề tài nghiên cứu có tính thời sự ở Việt Nam, nhưng chưa có kết quả đột phá mà mới đang dần hoàn thiện hệ thống khái niệm, đặc trưng, nguyên tắc, phương thức…PBXH. Nghiên cứu về PBXH trên báo điện tử còn ít, chưa tiếp cận liên ngành: báo chí học, chính trị học và xã hội học để chỉ ra bản chất, nguyên tắc, điều kiện PBXH trên báo điện tử. Những câu hỏi nghiên cứu cấp bách vẫn chưa được giải quyết, như: Thông điệp PBXH trên báo điện tử có thực sự trở nên quan trọng trong đời sống xã hội? Đặc trưng loại hình báo điện tử có thế mạnh, hạn chế PBXH như thế nào? PBXH trên báo điện tử còn mang tính tự phát hay đã được định hướng chiến lược? Đang có sự dịch chuyển từ phản biện mang tính tự phát thành phản biện chuyên nghiệp, chủ động và không né tránh vấn đề? Có cần thiết lý thuyết hóa, mô hình hóa quy trình PBXH của báo điện tử? Báo điện tử cần điều kiện cơ bản nào để PBXH hiệu quả? Luận án “Phản biện xã hội trên báo điện tử” sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi nêu trên.



Tiểu kết Chương 1

PBXH không phải là vấn đề mới mà đã phổ biến trên thế giới, nhưng ở Việt Nam mới được quan tâm thúc đẩy trong những năm gần đây, đặc biệt là nhận thức và hành động của Đảng, Nhà nước ta ngày càng coi trọng PBXH. Đảng ta đã đưa khái niệm PBXH vào Văn kiện Đại hội của Đảng, đồng thời Nhà nước cũng đã có những quy định, quy chế về PBXH. Mặc dù hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về PBXH còn phân tán nhiều nơi, chưa thống nhất, chế tài chưa rõ ràng, song hoạt động PBXH đã diễn ra với nhiều phương thức khác nhau, trong đó có PBXH trên báo điện tử.

PBXH bắt đầu được nghiên cứu khoa học ở nhiều cấp độ, góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống hóa từ lý luận đến thực tiễn PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam, nhất là nghiên cứu chỉ ra tác động giữa đặc trưng loại hình báo điện tử với chất lượng, hiệu quả PBXH trên báo điện tử. Luận án này sẽ góp phần lấp khoảng trống nghiên cứu đó.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

2.1. Phản biện xã hội

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm phản biện xã hội

2.1.1.1. Khái niệm phản biện xã hội

Phản biện là sự phản hồi có biện luận về một vấn đề (thuộc quan điểm, chủ trương, chính sách... cụ thể) trong đời sống nhằm phân định tốt - xấu, đúng - sai, từ đó bổ sung, hoàn thiện nó.

Phản biện xã hội là phản biện công khai của cá nhân, tổ chức về một vấn đề thuộc chủ trương, chính sách, đề án..., đã được cá nhân, tổ chức khác nêu ra trước đó, nhằm phân định rõ tốt - xấu, đúng - sai... của nó, tạo đồng thuận xã hội trong việc giải quyết vấn đề chung vì sự phát triển xã hội.

2.1.1.2. Đặc điểm phản biện xã hội

1) PBXH là phương thức phản biện công khai. 2) Chủ thể và khách thể phản biện tác động qua lại nhau thông qua đối tượng phản biện mang tính xã hội. 3) Cần một kênh trung gian để thực hiện PBXH. 4) PBXH có tính chiến đấu. 5) Mục tiêu của PBXH là tạo đồng thuận xã hội để thúc đẩy phát triển xã hội. 6) PBXH là một sinh hoạt văn hóa



2.1.1.3. Tính chất của phản biện xã hội

Với những đặc điểm nêu trên, PBXH có một số tính chất như: tính mục đích, tính pháp lý, tính xã hội, tính khách quan, tính khoa học.



2.1.2. Nguyên tắc phản biện xã hội

PBXH phải đảm bảo một số nguyên tắc: thực hiện công khai; tranh luận dân chủ; đối thoại và tôn trọng tự do ngôn luận. Thực thi các nguyên tắc này là cơ sở để PBXH có chất lượng, hiệu quả.



2.1.3. Quy trình phản biện xã hội

PBXH diễn ra theo 7 bước (như Hình 2.1): Bước 1-Xuất hiện đối tượng phản biện (dự thảo, chủ trương, chính sách, dự án…) trong xã hội. Bước 2- Đối tượng phản biện tác động đến chủ thể phản biện (tổ chức, cá nhân). Bước 3-Chủ thể phản biện hình thành ý tưởng và xây dựng thông điệp phản biện. Bước 4- Thông điệp được chuyển đến kênh truyền thông. Bước 5- Kênh truyền thông sẽ chuyển thông điệp phản biện tới công chúng, trong đó có khách thể phản biện. Bước 6- Sau khi tiếp nhận thông điệp, công chúng và khách thể có phản hồi lại chủ thể qua kênh truyền, đặc biệt là khách thể phản biện có giải trình, tranh luận với chủ thể phản biện. Bước 7- Khách thể phản biện chọn giải pháp phù hợp để điều chỉnh, xử lý vấn đề thuộc đối tượng phản biện.

Hình 2.1: Quy trình PBXH

2.2. Báo chí và chức năng phản biện xã hội của báo chí

2.2.1. Khái niệm và chức năng của báo chí

2.2.1.1. Khái niệm báo chí

Báo chí là một phương tiện truyền thông đại chúng, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh, phổ biến đến đại chúng. Báo chí vừa là phương tiện thông tin vừa là diễn đàn của toàn dân.



2.2.1.2. Chức năng của báo chí

Chức năng của báo chí là toàn bộ các vai trò, bổn phận, nghĩa vụ của báo chí đối với con người và xã hội. Chức năng của báo chí tồn tại khách quan trên cơ sở những quy luật nội tại của báo chí. Thông tin của báo chí phải nhằm đạt mục tiêu chung là thúc đẩy phát triển xã hội. Các chức năng cụ thể của báo chí: Thông tin; Quản lý, giám sát và PBXH; Kinh tế; Phát triển văn hóa và giải trí.



2.2.2. Đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước ta về phản biện xã hội

Suốt quá trình Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, Đảng ta luôn khẳng định xu hướng mở rộng dân chủ, tôn trọng quyền tự do của công dân. Cam kết chính trị này đã được thể chế trong Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 và cụ thể hóa thông qua nhiều văn bản luật, pháp lệnh quan trọng. Đại hội lần thứ X (2006) của Đảng ta chính thức đưa khái niệm PBXH vào Nghị quyết. Năm 2013, Trung ương Đảng ban hành Quy chế giám sát và PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định thí điểm tổ chức Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội…. Nhưng chưa có Luật riêng về PBXH.



Каталог: userfile -> User -> songtran -> files
files -> Phan thành nhâm quan niệm về nhà NƯỚc và XÃ HỘi dân sự trong triết học pháp quyền của g. W. F. Hegel
files -> Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 56 01
files -> TRẦn thị ngọc thúY ĐẢng lãnh đẠo cuộc vậN ĐỘng quốc tế chống đẾ quốc mỹ XÂm lưỢc việt nam
files -> Mã số: 62. 22. 50. 05 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ SỬ HỌC
files -> ­­­­­­­­­­­­ nguyễn công oánh nhân học kitô giáo và vai trò CỦa nó trong đỜi sống đẠO
files -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­­­­­­­­­ nguyễn thúy thơM
files -> HÀ NỘI – 2015 CÔng trình đƯỢc hoàn thàNH
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC
files -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN

tải về 242.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương