Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC



tải về 194.29 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích194.29 Kb.
#34827
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN NGỌC QUỲNH


PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã số : 62 22 03 08

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC


HÀ NỘI - 2015


Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội


Người hướng dẫn khoa học: TS. Mẫn Văn Mai



PGS. TS. Phan Thanh Khôi
Giới thiệu 1: ..........................................
Giới thiệu 2: ..........................................



Luận án được bảo vệ tại Hội đồng cấp cơ sở chấm luận án tiến sĩ họp tại: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội vào hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ..... năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án

Hiện nay, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã và đang là con đường mà nhiều quốc gia lựa chọn để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quá trình này ngày càng có những tác động sâu, rộng đến nhiều lĩnh vực của các quốc gia trên toàn thế giới. Mặt khác, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cũng đã đặt ra những yêu cầu mới, ngày càng cao đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, trong đó, phát triển NNL chất lượng cao có vai trò rất quan trọng. Hơn nữa, để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, việc huy động các nguồn lực tham gia vào quá trình này là không thể thiếu, tuy nhiên, trong các nguồn lực đó, NNL (nguồn lực con người), đặc biệt là NNL chất lượng cao là yếu tố quan trọng nhất, quyết định các nguồn lực khác.

Đối với Việt Nam, để đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng ta khẳng định:“Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [Đại hội Đảng lần thứ XI]. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta thì lĩnh vực PCCC đã, đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế ở nước ta đã góp phần làm đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, trung tâm thương mại, nhà cao tầng, khu công nghiệp, khu chế xuất, giàn khoan khai thác dầu lửa, khí đốt, nơi chế biến, sang chiết khí gas, xăng, nhà ga, dầu, chợ...xuất hiện ngày càng nhiều; ngoài ra, biến đổi của khí hậu ngày càng phức tạp, hậu quả để lại ngày càng lớn cho xã hội: tình hình cháy rừng, lũ lụt, hạn hán bất thường; vấn đề đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội có nhiều biểu hiện mới, khó lường; đặc biệt, ý thức của một bộ phận nhân dân về PCCC còn hạn chế, chủ quan; mặt khác, thời gian qua, các vụ cháy, nổ lớn và thiệt hại do cháy, nổ gây ra có chiều hướng gia tăng, đã xuất hiện các vụ cháy, nổ lớn khó khống chế, công tác phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC dù đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, còn dàn trải, Chính vì vậy, để góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và đảm bảo an toàn cháy, nổ trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế thì việc phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC là rất quan trọng, đây là vấn đề cấp bách và có tính thời sự cao trong giai đoạn hiện nay.

Từ những vấn đề trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án



2.1. Mục đích: Luận án tâp trung làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC đáp ứng yêu cầu về PCCC của Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ:

Thứ nhất, tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án và xác định hướng nghiên cứu của luận án.



Thứ hai, nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận về phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, đánh giá thực trạng phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam những năm qua, chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng đó và những vấn đề đặt ra.



Thứ tư, đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu: luận án nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu: luận án nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát PCCC, trong đó tập trung khảo sát vấn đề phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC tại Cục cảnh sát PCCC&CNCH, trường Đại học PCCC, các Sở cảnh sát PCCC, Phòng cảnh sát PCCC&CNCH trong thời gian từ 2001 đến 2013 và tầm nhìn 2020.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận: luận án được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về NNL, phát huy nhân tố con người và các chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển NNL, phát triển NNL chất lượng cao và phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC và những vấn đề có liên quan.



4.2. Cơ sở thực tiễn: tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước, tình hình PCCC thời kỳ CNH, HĐH, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; thực tiễn xây dựng lực lượng cảnh sát PCCC và phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC thông qua các tư liệu tổng kết, các số liệu thống kê, đánh giá của các cơ quan nghiệp vụ PCCC và kết quả điều tra xã hội học của tác giả.

4.3. Phương pháp nghiên cứu: luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng rộng rãi các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn, kết hợp lôgic – lịch sử, so sánh, đối chiếu, lịch sử và lôgíc, thống kê, điều tra xã hội học, hệ thống hóa, thu thập thông tin, văn bản học..v.v…



5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

Thứ nhất, đưa ra quan niệm về phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC và phân tích vai trò của phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.

Thứ hai, đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam những năm qua.

Thứ ba, đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm từng bước phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận: góp phần khẳng định tính đúng đắn, khoa học các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển NNL chất lượng cao, phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC. Mặt khác, kết quả của luận án, sẽ góp phần cung cấp những luận chứng khoa học cho các cấp, các ngành, lực lượng CAND, đặc biệt là đối với cảnh sát PCCC để hoạch định các đề án, chiến lược, chính sách phát triển NNL chất lượng cao, phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học về phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC; góp thêm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, biện pháp của lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong việc xây dựng và phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC trong thời kỳ đổi mới của đất nước ta.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Mục lục, luận án chia ra thành 4 chương và 10 tiết.



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

1.1.1. Các công trình khoa học ở Việt Nam

1.1.1.1. Các công trình khoa học liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.

Sách giáo trình của tác giả Nguyễn Tiệp (2005), “Giáo trình nguồn nhân lực”, Nxb Lao động. Sách của Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Nxb Thế giới, Hà Nội. Đề tài khoa học cấp bộ của Hoàng Thị Thành (2002), “Một số định hướng chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ 21”. Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.05.11của Phạm Thành Nghị (2005), "Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH. Tác giả Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế” tạp chí Cộng sản số 786 (4/ 2008).

Nhìn chung, các công trình khoa học trên đã cho rằng: nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia và các tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến NNL, đánh gia thực trạng NNL của nước ta, các yêu cầu đặt ra đối với NNL trong quá trình đổi mới.



1.1.1.2. Các công trình khoa học liên quan đến nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có một số công trình khoa học sau: luận án tiến sĩ của Vũ Thị Phương Mai (2013), “Nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay”. Luận án của Lê Quang Hùng (2012), “Phát triển NNL chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”. Bài viết cả tác giả Nguyễn Hữu Dũng (2002), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”, tạp chí Lý luận chính trị. Tác giả Hoàng Văn Châu, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng”, tạp chí Kinh tế đối ngoại số 38 (2009).



Nhìn chung, các công trình khoa học đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNL chất lượng cao ở nước ta; các quan niệm, các tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng NNL chất lượng cao; các khái niệm liên quan đến phát triển NNL chất lượng cao; các yêu cầu đặt ra đối với phát triển NNL chất lượng cao.

1.1.2. Các công trình khoa học ở nước ngoài

1.1.2.1. Các công trình khoa học liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.

Nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ở nước ngoài có một số công trình tiêu biểu sau: Sách tham khảo của Alan Price (2006), “Principles of Human Resource Mannagement: An active Learning Approach”. Sách của hai tác giả Barbara MitchellCornelia Gamlem (2012), “The Big Book of Human Resources”. Bài viết của tác giả Mark L. Lengnick-Hall, Cynthia A. Lengnick-Hall, Carolee M. Rigsbee (2013), với tiêu đề “Strategic human resource management and supply chain orientation”, đăng trên tạp chí Human Resource Management Review. Các tác giả James H. Dulebohn, Richard D. Johnson (2013), với tiêu đề “Human resource metrics and decision support: A classification framework”, đăng trên tạp chí Human Resource Management Review.

Nhìn chung, các công trình khoa học ở nước ngoài đã bàn về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ở nhiều khía cạnh: đưa ra một số mô hình, nguyên tắc để nâng cao năng lực của nguồn nhân lực; đồng thời, đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá cường độ, khả năng lao động của nguồn nhân lực…



1.1.2.2. Các công trình khoa học liên quan đến nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cuốn sách của hai tác giả Shawn Smith JD, Rebecca Mazin (2011), “HR Answer Book, the: An Indispensable Guide for Managers and Human Resources Professionals”. Các tác giả Sandra M. Reed, Anne M. Bogardus  (2012), Professional in Human Resources Certification Study. Các tác giả William J. Rothwell , Henry J. Sredl (1992), The ASTD Reference Guide to Professional Human Resource Development Roles and Competencies (2 tập).

Nhìn chung, công trình nước ngoài đã hướng đến nghiên cứu vai trò của NNL chuyên gia đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia; vai trò của hoạt động xây dựng kế hoạch đối với phát triển NNL chuyên gia; đưa ra các phương thức đánh giá năng lực thích hợp; cần đổi mới phương thức quản lý NNL chuyên gia.



1.2. Các công trình nghiên cứu khoa học về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

1.2.1 Các công trình khoa học ở Việt Nam

1.2.1.1 Các công trình khoa học liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

Tác giả Đào Hữu Dân (2012), “Tập bài giảng xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy”. Tác giả Lê Thế Tiệm (2009), “Đổi mới công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực PCCC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ CNH, HĐH đất nước”, tạp chí Khoa học và Giáo dục PCCC. Tác giả Nguyễn Mạnh Hà (2009), “Một số suy nghĩ về xây dựng lực lượng cảnh sát PCCC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”, tạp chí Khoa học và giáo dục PCCC. Tác giả Nguyễn Xuân Tư (2012), “Không ngừng đổi mới quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học của trường đại học PCCC”, tạp chí PCCC.

Nhìn chung, các công trình khoa học trên bàn đến vấn đề NNL, phát triển NNL cảnh sát PCCC dưới các khía cạnh: quản lý đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ làm công tác PCCC; xây dựng lực lượng cảnh sát PCCC trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; các giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo NNL cảnh sát PCCC trước yêu cầu của thời kỳ hội nhập..v.v..



1.2.1.2 Các công trình khoa học liên quan đến nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy.

Sách tham khảo của Bùi Văn Ngần (chủ biên-2006), “Những văn bản quy phạm pháp luật về PCCC”, Nxb Công an nhân dân. Sách giáo trình của Trần Quang Trọng (chủ biên-2006), “Xây dựng lực lượng CAND trong tình hình mới”, Nxb Công an nhân dân. Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Vũ Văn Bình (chủ nhiệm-2003), “Những giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo Đại học PCCC”. Đề tài khoa học cấp cơ sở của Nguyễn Quang Thứ (2010) “Dịch vụ PCCC trong nền kinh tế thị trường và yêu cầu đối với việc đào tạo NNL làm công tác PCCC ở nước ta từ nay đến năm 2020”. Tác giả Phạm Khắc Lịch (2013) “Trường đại học PCCC: phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay”, Tạp chí PCCC.

Nhìn chung, các công trình khoa học trên đã làm rõ tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng cảnh sát PCCC trong tình hình mới; đưa ra các yêu cầu về phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC trong tình hình mới; đổi mới công tác giáo dục và đào tạo và nghiên cứu khoa học đối với NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC...



1.2.2 Các công trình khoa học ở nước ngoài

1.2.2.1 Các công trình khoa học liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

Sách tham khảo của các Les Donaldson, Edward E.Scannell (2000), Human resource development: The New Trainer's guide”. Sách tham khảo của Marc Effron, Robert Gandossy, Marshall Goldsmith (2003), “Human resourses in the 21st century”. Các tác giả J. McGoldrick, J. Stewart, S. Watson (2002), “Understanding HRD: A research based approach”, Magazine J.of Human Resources Development and Management. Tác giả Torraco.R. J. (2005), “Human resource development transcends disciplinary boundaries”, Magazine Human Resource Development Review.

Nhìn chung, các công trình khoa học trên đã chỉ rõ: để phát triển kinh tế, xã hội cần phát triển NNL cảnh sát PCCC, đồng thời, phát triển NNL PCCC cần gắn liền với quá trình đổi mới của quốc gia;khẳng định phát triển NNL PCCC không thể tách rời các hoạt động giáo dục, đào tạo...

1.2.2.2 Các công trình khoa học liên quan đến nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

Sách tham khảo của Adam K. Thiel và Charles R. Jennings (2012), “Managing Fire and Emergency Services”. Sách giáo trình của tác giả Lydia Bjornlund (2012), “Managing Fire and Emergency Services Study Guide". Sách tham khảo của Nathan J. Trauernicht (2013), “Human Resource Management for the Fire and Services”.



Các tài liệu trên đã đề cập đến một số nội dung cơ bản: để phát triển NNL chuyên gia trong lĩnh vực PCCC thì công tác tự học, tự nghiên cứu có vai trò rất quan trọng; để phát triển NNL chuyên gia cần đổi mới tuyển dụng, cách thức quản lý, chế độ đãi ngộ; đào tạo NNL chuyên gia cần trải qua ba bước

1.3 Những vấn đề đặt ra đề tài luận tiếp tục nghiên cứu

Một là, đánh giá tổng quan các quan điểm trong lịch sử về NNL, NNL chất lượng cao, NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC và phát triển NNL, phát triển NNL chất lượng cao, phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC.

Hai là, trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm Đảng và Nhà nước ta, đồng thời tiếp thu có chọn lọc quan điểm của các nhà khoa học về NNL chất lượng cao, NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC, luận án làm rõ quan niệm, đặc điểm về NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC; vai trò phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC với sự nghiệp CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Ba là, phân tích và đánh giá thực trạng NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở nước ta hiện nay ở dưới các khía cạnh như: số lượng, chất lượng, cơ cấu và đánh giá thành tựu, hạn chế; đồng thời, đưa ra những yếu tố tác động đến sự phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay.

Bốn là, luận án nêu ra quan điểm và giải pháp chủ yếu để phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay. Quá trình thực hiện luận án, tác giả luận án có kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước đó, nhưng đề tài luận án là công trình khoa học độc lập, không trung lặp.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao và đặc điểm của nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

* Nguồn nhân lực

* Nguồn nhân lực chất lượng cao

* Nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát PCCC



2.1.2. Đặc điểm của nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC là lực lượng có vai trò quan trọng trong công tác PCCC và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Thứ hai, NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC không ngừng phát triển lực lượng, số lượng tăng nhanh trong những năm gần đây

Thứ ba, chất lượng NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC không ngừng được nâng cao trước yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước.

Thứ tư, cơ cấu NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC còn nhiều bất cập, biến đổi chậm trước yêu cầu của quá trình phát triển của đất nước.

2.2. Quan niệm về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Về phát triển và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát triển NNL là gắn liền với giáo dục và đào tạo, sử dụng tiềm lực tiềm tàng của con người nhằm nâng cao cuộc sống thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Phát triển NNL lấy “con người là nguồn vốn - vốn nhân lực” là trung tâm của quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Phát triển NNL là làm tăng giá trị của người lao động, làm cho người lao động hình thành được các năng lực, phẩm chất mới đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.



Như vậy, phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia là việc sử dụng tổng thể, hài hòa các hình thức, phương pháp, các điều kiện, cơ chế, làm tăng về số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực trên tất cả các mặt: phẩm chất, năng lực tiềm tàng gắn liền và hiện hữu đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển xã hội, đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NNL trong các lĩnh vực hoạt độngcủa đời sống xã hội.

Để đưa ra được quan niệm đầy đủ và khoa học về phát triển NNL chất lượng cao, cần bám sát quan niệm về phát triển và nhận rõ các yếu tố biểu hiện nội hàm của khái niệm NNL chất lượng cao đã nêu ở trên. Vì vậy, từ những quan niệm đó, tác giả cho rằng: phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là việc làm gia tăng nguồn lực lao động xã hội với số lượng, cơ cấu phù hợp với yêu cầu xã hội, có phẩm chất, trình độ, năng lực cao về bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ; có khả năng tiếp cận, làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại, có năng lực nghiên cứu khoa học và sáng tạo, tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động cao, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển đất nước và tiến bộ xã hội.

2.2.2 Về phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

Gia tăng số lượng cán bộ, chiến sĩ cảnh sát PCCC.



Nâng cao chất lượng cho NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC.

Xây dựng cơ cấu NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Từ các cách tiếp cận trên, chúng ta có thể hiểu phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC là quá trình làm gia tăng nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội và làm phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng và phù hợp về cơ cấu đội ngũ cán bộ, chiến sĩ PCCC có trình độ tri thức, học vấn, chuyên môn nghiệp vụ cao; có kỹ năng tiếp cận, chuyển giao, làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực PCCC và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn; có năng lực nghiên cứu khoa học và sáng tạo tốt; có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động cao...đáp ứng nhiệm vụ PCCC và phát triển của đất nước.

2.3. Những yếu tố tác động và vai trò của sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay

2.3.1. Yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay

2.3.1.1. Yếu tố khách quan

Thứ nhất, cách mạng khoa học công nghệ và kinh tế tri thức diễn ra mạnh mẽ.

Thứ hai, toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng có tác động ngày càng lớn đến sự phát triển đất nước và nguồn nhân lực phòng chống cháy, nổ ở Việt Nam.

Thứ ba, tình hình an ninh, chính trị khu vực và trên thế giới diễn ra rất phức tạp và tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định kinh tế, xã hội.

Thứ tư, quá trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế của đất nước đã tác động mạnh đến sự phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC.

2.3.1.2. Yếu tố chủ quan

Thứ nhất, quan điểm, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia và ngành CAND có tác động lớn đến sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy.

Thứ hai, lực lượng, năng lực hoạt động phòng cháy, chữa cháy của cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đòi hỏi cần phải nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy để đáp ứng những yêu cầu phòng chống cháy, nổ của đất nước trong giai đoạn mới.

2.3.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay

2.3.2.1. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy – một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, góp phần tạo động lực và nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Công tác PCCC có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH. Vì vậy, việc phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC sẽ góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn cháy, nổ có vai trò đặc biệt quan trọng và làm tốt công tác này sẽ góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước.



2.3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy góp phần bảo vệ tài sản Nhà nước, tính mạng, sức khỏe và tài sản của các tổ chức, cá nhân và bảo vệ môi trường

Thực tiễn cho thấy, cùng với quá trình phát triển, đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế nhà nước ta đã đẩy nhanh quá trình nhập khẩu, cũng như làm tăng khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc khu công nghiệp, giàn khoan khai thác dầu, khí đốt, cảng hoàng không, cảng biển, trung tâm thương mại, nhà cao tầng...Chính các hoạt động này, một phần thúc đẩy đất nước ta phát triển nhưng mặt khác cũng làm gia tăng các tiền ẩm về nguy cơ gây cháy, nổ lớn, phức tạp, khó lường. Là lực lượng chuyên trách làm công tác PCCC nên việc bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân cũng là nhiệm vụ rất quan trọng của NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC.

2.3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân lớn mạnh, đảm bảo an ninh quốc gia và giữ vững trật tự, an toàn xã hội

Cảnh sát PCCC là một bộ phận của Bộ Công an và được Đảng và Nhà nước ta giao nhiệm vụ là lực lượng chuyên trách đối với các tác PCCC trên phạm vi cả nước và tham gia đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững trật tự, an toàn xã hội, nên việc phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC sẽ đảm bảo an toàn cháy, nổ; đảm bảo an ninh quốc gia và giữ vững trật tự, an toàn xã hội.



2.3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy

NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC là một bộ phận của lực lượng cảnh sát PCCC và thực hiện các công việc, thao tác, kỹ năng yêu cầu kỹ thuật cao về PCCC, nên phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC sẽ góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay

3.1.1 Thành tựu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, thành tựu về chủ trương, phương hướng trong phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC.

Thứ hai, thành tựu về số lượng, chất lượng, cơ cấu trong phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC.

Thứ ba, thành tựu về công tác lãnh đạo, chỉ huy và nhận thức của cán bộ, chiến sĩ NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC đối với phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC.

Thứ tư, thành tựu về hoạt động PCCC của NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC.

* Nguyên nhân của thành tựu.

3.1.2 Hạn chế về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, hạn chế về chủ trương, phương hướng phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC.

Thứ hai, hạn chế về số lượng, chất lượng, cơ cấu trong phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC.

Thứ ba, hạn chế về công tác lãnh đạo, chỉ huy và nhận thức của cán bộ, chiến sĩ NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC về phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC của nước ta.

Thứ tư, hạn chế về hoạt động PCCC của NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC.

* Nguyên nhân của hạn chế

3.2. Một số vấn đề đặt ra về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay

3.2.1. Bất cập giữa yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy với thực trạng kinh tế- xã hội của đất nước và giáo dục đào tạo của ngành

Kinh phí của nhà nước, các tổ chức nước ngoài chưa tương xứng với yêu cầu phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC trước quá trình đổi mới đất nước; nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC, chủ trương chính sách và công giáo dục và đào tạo NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC cũng bộ những hạn chế và bất cập.



3.2.2. Một số chính sách đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của lực lượng chưa phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

Công tác giáo dục và đào tạo mới chỉ tập trung đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện phát triển mạnh mẽ NNL cảnh sát PCCC phổ thông mà chưa chú trọng vào phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC,

việc đầu tư các trang thiết bị tập huấn, giảng dạy, chính sách về đổi mới trang thiết bị dạy học, thí nghiệm; nâng cấp hệ thống thư viện chưa bán sát với thực tiễn, hiệu quả còn hạn chế.



3.2.3. Công tác tổ chức, quản lý, sử dụng và phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy chưa đáp ứng được yêu cầu phòng chống cháy, nổ của đất nước trong thời kỳ đổi mới

Các công tác trên còn rườm rà, lạc hậu, cứng nhắc, hiệu quả hoạt động chưa cao việc; bố chí công tác, sử dụng lao động còn lúng túng, chưa đúng chuyên ngành, chưa phát huy hết hiệu quả của người lao động; thiếu sự linh hoạt để cán bộ, chiến sĩ vừa công tác, vừa tham gia học tập nâng cao trình độ; công tác kết hợp giữa chiến đấu và nghiên cứu khoa chất lượng chưa cao.

3.2.4. Bất cập giữa yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy với sự thiếu hụt và lạc hậu của trang thiết bị phương tiện của lực lượng

Trước yêu cầu phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC, nhưng số lượng xe chữa cháy chưa đáp ứng được yêu cầu, máy móc, thiết bị dùng cho công tác PCCC vừa thiếu, vừa lạc hậu; các xe thang hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu; thiếu nhiều xe thang chữa cháy nhà cao tầng, nhà chung cư, thiết xe chiếu sáng, xe hút khói, cũng như thiếu các thiết bị chữa cháy đặc dụng.

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Quan điểm về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay

4.1.1. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy nhằm thực hiện thắng lợi quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và nhiệm vụ công tác của lực lượng Công an nhân dân

NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC, là bộ phận của lực lượng cảnh sát PCCC và đóng vai trò quan trọng đối các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Vì vậy, phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC sẽ góp phần thực hiện thắng lợi quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước và nhiệm vụ của công tác Công an.



4.1.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy phải đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy trong thời kỳ mới

Trước yêu cầu của đất nước trong giai đoạn toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế thì những nhiệm vụ đảm bảo an toàn cháy, nổ cần được nâng cao. Chính vì vậy, phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC phải đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của PCCC trong thời kỳ mới.

4.1.3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy phải toàn diện, đồng bộ cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức

Để đảm bảo an toàn cháy, nổ và làm giảm thiệt hại do cháy, nổ gây ra thì cần phát triển toàn diện, đồng bộ cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức.



4.1.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cần đảm bảo sự hài hòa giữa nguồn nhân lực phổ thông và nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy trong giai đoạn hiện nay

Trước yêu cầu của quá trình đô thị hóa, toàn cầu hóa đã đòi hỏi cần nhanh chóng phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC, nhưng do đặc thù kinh tế - xã hội nước ta nên việc phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC cần có sự cân đối, hài hòa giữa NNL chất lượng cao với NNL phổ thông.

4.2. Một số giải pháp cơ bản về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay

4.2.1. Nâng cao nhận thức, đề cao tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo các cấp và cán bộ, chiến sĩ về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở nước ta

Cần tổ chức sâu rộng và không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu cho lãnh đạo về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của công tác phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của việc phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC trong giai đoạn hiện



4.2.2. Đổi mới các chủ trương, chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

Cần xuất phát từ thực tiễn công tác phát triển lực lượng của cảnh sát PCCC, cần có sự tham gia, lấy ý kiến rộng rãi, công tác thu thập thông tin còn hạn chế, chưa đầy đủ, công tác rà soát, nắm tình hình còn chưa toàn diện, ở một số nơi còn chưa nghiêm túc, thậm chí coi nhẹ công tác cung cấp thông tin



4.2.3. Đổi mới toàn diện công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

Cần hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật về GD&ĐT, cần ban hành những quy định mới trên cơ sở đổi mới tư duy và phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị đối với quá trình GD&ĐT, bồi dưỡng, huấn luyện và nâng cao quyền tự chủ, tính minh bạch của các cơ sở GD&ĐT NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC.



4.2.4. Không ngừng nâng cao chất lượng trang thiết bị, công nghệ, phương thức phòng phòng chống cháy, nổ tiên tiến, hiện đại

Cần có kế hoạch kiểm tra, ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể về việc rà soát các trang thiết bị, công nghệ và phương thức phòng chống cháy, nổ, đề xuất Bộ Công an cho đầu tư mua các thiết bị thông tin liên lạc, xe chữa cháy, xe thang chữa cháy, xe chiếu sáng, hút khói, máy bơm chuyên dụng, máy chữa cháy rừng, thuyền chữa cháy, các thiết bị cứu người nhà cao tầng, trung tâm thương mại.

4.2.5. Tạo sự đột phá trong công tác thu hút, bố trí sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

Cần mạnh dạn thu hút NNL chất lượng cao từ các ngành khác về phục vụ cho lực lượng cảnh sát PCCC, trọng dụng đội ngũ NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC trẻ tuổi có trình độ. Đổi mới cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ, chiến sĩ có trình độ cao, kỹ năng lao động giỏi.


KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu, phân tích và làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:



  1. Trên cơ sở tổng quan, phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, tác giả luận án cho rằng: việc tiếp cận có hệ thống dưới góc độ chủ nghĩa xã hội khoa học để tìm ra cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay là vấn đề khá mới, nó vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn thiết thực trong việc xây dựng lực lượng cảnh sát PCCC nói riêng, CAND nói chung theo tiêu chí cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

  2. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quan điểm của Đảng và Nhà nước và quan niệm của các nhà khoa học về NNL, NNL chất lượng cao và NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC và kết hợp với việc nghiên cứu, tổng kết các hoạt động thực tiễn của cảnh sát PCCC, tác giả luận án đã đưa ra các quan niệm của mình về NNL chất lượng cao, NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay, đồng thời tác giả luận án còn làm rõ đặc điểm của NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC, tầm quan trọng của công tác phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

  3. Luận án tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát PCCC trên hai khía cạnh thành tựu và hạn chế, đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân của các thành tựu và hạn chế của công tác đó. Mặt khác, trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả luận án đã phân tích và đánh giá những vấn đề bất cập đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam những năm qua.

  4. Để NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC đáp ứng được những đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thì công tác phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC cần bán sát các quan điểm sau: Phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC nhằm thực hiện thắng lợi quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và nhiệm vụ công tác của lực lượng CAND; phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC phải bám sát và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của đất nước; phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC phải toàn diện, đồng bộ cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu; phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC cần có sự điều chỉnh hài hòa giữa NNL phổ thông và NNL chất lượng cao.

  5. Để phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Nâng cao nhận thức, đề cao tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo các cấp và cán bộ, chiến sĩ về phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở nước ta; đổi mới, cải cách các chủ trương, chính sách về phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC; đổi mới toàn diện công tác GD&ĐT, bồi dưỡng, huấn luyện NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC; không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PCCC của NNL lực chất lượng cao cảnh sát PCCC đáp ứng yêu cầu mới của đất nước; tạo sự đột phá trong công tác thu hút, bố trí, sử dụng NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC.

  6. NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC là một bộ phận quan trọng cảnh sát PCCC&CNCH và của lực lượng CAND. Phát triển NNL này đáp ứng được những yêu cầu mới của đất là một vấn đề lớn, phức tạp, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dưới góc độ chủ nghĩa xã hội khoa học, luận án mới chỉ bước đầu khám phá, làm rõ một số vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận về phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu bước đầu của luận án, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung, phát triển và hoàn thiện vấn đề này, góp phần thiết thực vào việc xây dựng, phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới./.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA

TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2012), “Vấn đề phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gắn với nội dung giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác-Lênin cho học viên trường Đại học PCCC”, Tạp chí phòng cháy, chữa chữa (37), tr. 26-27.

2. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2013), “Nâng cao hiệu quả công tác dạy -học học phần Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội tại trường Đại học PCCC”, Tạp chí phòng cháy, chữa cháy (50), tr. 28-29.

3. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2014), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH là yêu cầu cấp bách trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta”, Tạp chí phòng cháy, chữa cháy (58), tr.43-44.

4. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2014), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát PCCC và CNCH trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta”, Tạp chí xăng dầu và cuộc sống (10), tr.3-5.

5. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2014), “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (226), tr.3-8.





Каталог: userfile -> User -> songtran -> files
files -> Phan thành nhâm quan niệm về nhà NƯỚc và XÃ HỘi dân sự trong triết học pháp quyền của g. W. F. Hegel
files -> Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 56 01
files -> TRẦn thị ngọc thúY ĐẢng lãnh đẠo cuộc vậN ĐỘng quốc tế chống đẾ quốc mỹ XÂm lưỢc việt nam
files -> Mã số: 62. 22. 50. 05 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ SỬ HỌC
files -> Mã số: 62. 32. 01. 01 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ BÁo chí
files -> ­­­­­­­­­­­­ nguyễn công oánh nhân học kitô giáo và vai trò CỦa nó trong đỜi sống đẠO
files -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­­­­­­­­­ nguyễn thúy thơM
files -> HÀ NỘI – 2015 CÔng trình đƯỢc hoàn thàNH
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC
files -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN

tải về 194.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương