UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam số: 1076/QĐ-ub cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 42.59 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích42.59 Kb.
#3399

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ NAM



Số: 1076/QĐ-UB


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Phủ Lý, ngày 18 tháng 09 năm 2003




QUYẾT ĐỊNH


V/v ban hành Quy chế hoạt động của

Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh Hà Nam (sửa đổi)

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua ngày 26/6/1994 ;

Căn cứ Nghị định số 56/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 của Chính phủ quy định các hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng;

Căn cứ Quyết định số 154/1998/QĐ-TTg ngày 25/8/1998 của Thủ trướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung nhiệm vụ và thành viên Hội đồng Thi đua khen thưởng các cấp;

Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh (sửa đổi) (có văn bản kèm theo).

Điều 2: Quyết định này thay thế Quyết định số 02/1999/QĐ-UB ngày 13/01/1999 của UBND tỉnh và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh; Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh, các thành viên Hội đồng TĐKT tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.



TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM



Đinh Văn Cương


Quy chế hoạt động của hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh (sửa đổi)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1076/2003/QĐ-UB ngày 18/9/2003



của UBND tỉnh)

CHƯƠNG I


CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

CỦA HỘI ĐỒNG TĐKT TỈNH

Điều 1: Những quy định chung:

Quy chế này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh Hà Nam.

Hội đồng TĐKT tỉnh do UBND tỉnh quyết định thành lập (sau đây gọi tắt là Hội đồng) có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh về công tác thi đua khen thưởng.

Hội đồng được sử dụng con dấu riêng bảo đảm hoạt động của Hội đồng theo đúng quy chế.

Điều 2: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.

1. Đề xuất với UBND tỉnh kế hoạch tổ chức, chỉ đạo và tổng kết phong trào thi đua; xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

2. Phối hợp với UBMTTQ, các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh, UBND các huyện, thị xã trong việc tổ chức nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thi đua khen thưởng.

3. Xét chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định tại Nghị định 56/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 của Chính phủ và các danh hiệu vinh dự Nhà nước khác.

4. Hội đồng chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả xét duyệt khen thưởng.

CHƯƠNG II

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN TRONG HỘI ĐỒNG

Điều 3. Hội đồng có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực và các uỷ viên Hội đồng.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng.

Lãnh đạo toàn diện các hoạt động của Hội đồng; Chủ trì các cuộc họp; duyệt báo cáo của Hội đồng, chỉ đạo việc thực hiện các quy định về chế độ, chính sách thi đua khen thưởng; đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét khen thưởng và ra quyết định thu hồi khen thưởng, các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước theo định tại Nghị định 56/1998/NĐ-CP của Chính phủ và các danh hiệu vinh dự nhà nước khác.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Chủ tịch:

1. Các Phó Chủ tịch Hội đồng giúp và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về những nhiệm vụ được phân công. Các Phó Chủ tịch điều hành công việc hàng ngày, ký duyệt văn bản thi đua khen thưởng, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng khi được Chủ tịch uỷ quyền.

2. Phó Chủ tịch chuyên trách, Uỷ viên thường trực Hội đồng đề xuất chủ trương, kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện công tác TĐKT; thẩm định thành tích của các tập thể và cá nhân đề nghị Hội đồng, UBND tỉnh, Thường trực Tỉnh uỷ, Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Các Bộ, Ngành, Trung ương, Chính phủ và Nhà nước khen thưởng, giải quyết những công việc hàng ngày của Hội đồng.

- Ký và ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, nghiệm vụ TĐKT, xác nhận căn cứ hồ sơ TĐKT, sao lục văn bản về TĐKT, thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác TĐKT, phối hợp với các đơn vị quản lý đội ngũ cán bộ chuyên môn về TĐKT.

Điều 6. Uỷ viên Hội đồng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc phong trào thi đua thuộc phạm vi đơn vị phụ trách; tham gia đoàn kiểm tra công tác thi đua khen thưởng ở các đơn vị, cơ quan khi có quyết định của UBND tỉnh; tổng hợp, nắm bắt thông tin, nghiên cứu tài liệu tham gia ý kiến trong xét duyệt thi đua khen thưởng, thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình công tác của Hội đồng.

CHƯƠNG III

MỐI QUAN HỆ TRONG CÔNG TÁC, PHƯƠNG THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 7. Hội đồng chịu sự lãnh đạo toàn diện và sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của UBND tỉnh về công tác TĐKT.

Điều 8. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập chung dân chủ, biểu quyết theo đa số. Nếu có ý kiến khác nhau của thành viên Hội đồng mà chưa thống nhất được thì báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.

Hội đồng họp địng kỳ 6 tháng 1 lần để đánh giá kết quả phong trào thi đua và bàn định chương trình công tác của Hội đồng, xác định phương hướng nhiệm vụ phong trào thi đua 6 tháng tiếp theo; xét duyệt và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định tại Nghị định số 56/1998/NĐ-CP của Chính phủ và các danh hiệu vinh dự Nhà nước khác. Những trường hợp cá biệt do yêu cầu về thời gian mà không triệu tập Hội đồng để xét duyệt khen thưởng, Thường trực Hội đồng có thể lập phiểu trình xin ý kiến các thành viên Hội đồng. Trường hợp đột xuất hội đồng có thể họp bất thường do Chủ tịch Hội đồng triệu tập.

Điều 9. Văn phòng HĐND và UBND tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh, các văn bản pháp quy về TĐKT cho các thành viên của Hội đồng; đảm bảo các điều kiện phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.

Phòng TĐKT thuộc Văn phòng HĐND và UBND tỉnh có nhiệm vụ sau:

- Tham mưu cho Hội đồng cơ chế, chính sách về thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh. Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ khen thưởng của các tập thể, cá nhân, đề xuất mức khen, trình Thường trực HĐTĐKT tỉnh.

- Chuẩn bị nội dung, xây dựng báo cáo, dự thảo Nghị quyết các cuộc họp của Hội đồng, giấy triệu tập họp Hội đồng, tổng hợp ý kiến để báo cáo Chủ tịch Hội đồng xem xé quyết định.

- Tiếp nhận và quản lý, cấp phát, tạm giữ, thu hồi, đổi lại các hiện vật về TĐKT; giải quyết các đề nghị về khen thưởng và đơn thư khiếu nại, tố cáo về TĐKT (theo phân cấp trách nhiệm)

Điều 10. Phân cấp trình xét duyệt thi đua và thẩm quyền trình khen.

I. Phân cấp trình xét duyệt thi đua.

1. Thường trực HĐTĐKT tỉnh.

Hướng dẫn các cấp, các ngành tổ chức bình chọn, nghiên cứu thành tích về đề xuất các mức khen thưởng trình các cấp có thẩm quyền xét duyệt theo phân cấp của quy chế này.

- Trên cơ sở thành tích của tập thể, cá nhân, Thường trực Hội đồng đề xuất các mức khen thưởng và xin ý kiến các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối, cần thiết có thể xin ý kiến tham gia của các cấp, các ngành có liên quan.

- Xét chọn và để nghị UBND tỉnh khen thưởng cho tập thể, cá nhân không thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý;

+ Khen thưởng Cờ thi đua xuất sắc, Bằng khen của UBND tỉnh trong các đợt thi đua ngắn ngày, đột xuất, khen chuyên đề và tổng kết năm công tác cho các tập thể, cá nhân.

+ Công nhận Tập thể lao động xuất sắc, đơn vị quyết thắng trong đợt tổng kết năm công tác.

+ Trình Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân.

+ Xét duyệt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh cho các cá nhân.

+ Xét duyệt khen thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến, kỷ niệm chương cho các đối tượng có công trong kháng chiến.

- Xét chọn và đề nghị UBND tỉnh khen thưởng cho tập thể, cá nhân thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý.

+ Hiệp y để các Bộ, ngành Trung ương khen thưởng mức bằng khen, cờ thu đua trong đợt tổng kết năm công tác cho các sở, ban, ngành và cá nhân là lãnh đạo các đơn vị trên.

+ Hiệp y để các Bộ, ngành Trung ương trình Chính phủ tặng bằng khen trong các đợt thi đua ngắn ngày, khen chuyên đề cho các tập thể và cá nhân.

+ Hiệp y để các Bộ, ngành Trung ương trình Chính phủ tặng cờ thi đua, bằng khen cho các tập thể và cá nhân của các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

+ Cờ thi đua, bằng khen của UBND tỉnh trong các đợt thi đua ngắn ngày, khen chuyên đề, khen đột xuất cho các tập thể và cá nhân.

+ Bức trướng của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh.

2. Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh:

Xét chọn các mức khen thưởng, lập biên bản báo cáo UBND tỉnh xét duyệt các danh hiệu thi đua;

- Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Huân chương lao động, Huân chương quân công, Huân chương chiến công, Huân chương độc lập, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương sao vàng và các loại Huân chương khác.

- Các danh hiệu vinh dự Nhà nước.

- Cờ thi đua của Chính phủ.

- Chiến sỹ thi đua toàn quốc.

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các đối tượng thuộc diện quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (bao gồm: Tập thể các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện, thị xã và các cá nhân là lãnh đạo các đơn vị trên).

- Cờ thi đua của UBND tỉnh trong đợt tổng kết năm công tác cho các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các huyện, thị xã.

- Bằng khen của UBND tỉnh trong đợt tổng kết năm công tác cho tập thể các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các huyện, thị xã, cá nhân là lãnh đạo các đơn vị trên.

- Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh cho các cá nhân thuộc diện quản lý của ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

II. Thẩm quyền trình xét khen thưởng:

- UBND huyện, thị xã trình Hội đồng xét khen thưởng cho các phòng, ban chuyên môn do UBND huyện, thị xã trực tiếp quản lý; Uỷ ban MTTQ, các tổ chức chính trị, xã hội do Huyện uỷ, Thị uỷ trực tiếp quản lý; các tập thể xã, phường, thị trấn, và các cá nhân thuộc các đơn vị trên trong đợt tổng kết năm công tác, khen đột xuất và khen cao. Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ có văn bản hiệp y.

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh trình Hội đồng xét chuyên đề về chuyên môn, nghiệp vụ cho các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội và các cá nhân thuộc quyền quản lý ở cấp huyện, thị xã. UBND các huyện, thị xã có văn bản hiệp y.

Điều 11. Kinh phí hàng năm cho hoạt động TĐKT được lập theo quy định tại Nghị định 56/1998/NĐ-CP của Chính phủ, thực hiện việc kiểm tra, giám sát quản lý quỹ TĐKT.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Các qui định trước đây trái với quy định trong quy chế này đều bị bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, nếu có điều nào chưa phù hợp, UBND tỉnh giao cho Hội đồng đề xuất; sửa đổi, bổ sung.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

CHỦ TỊCH


(đã ký)

Định Văn Cương
Каталог: vbpq hanam.nsf
vbpq hanam.nsf -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam số: 1008/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbpq hanam.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> Uû ban nhn dn Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
vbpq hanam.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà ham
vbpq hanam.nsf -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> QuyếT ĐỊnh ban hành thiết kế mẫu trụ sở Trung tâm y tế huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Nam chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam

tải về 42.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương