UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam



tải về 54.78 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích54.78 Kb.
#2792

UỶ BAN NHÂN DÂN


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH HÀ NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số : 1020 /QĐ-CT

Hà Nam, ngày 28 tháng 7 năm 2004




QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH HÀ NAM

V/v Thành lập Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh nhiệm kỳ 2004-2009

-------------



CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ;

Căn cứ Quy chế hoạt động của Hội đồng KHCN tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Quyết định 747/QĐ-UB ngày 16/7/2001 của UBND tỉnh ;



Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nam tại Tờ trình số 327/TTr-SKHCN ngày 21/7/2004;

QUYẾT ĐỊNH



Điều 1. Thành lập Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh Hà Nam nhiệm kỳ 2004-2009, gồm các ông (bà) có tên dưới đây sau:


  1. Ông Trần Xuân Lộc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Chủ tịch Hội đồng

  2. Ông Trịnh Xuân Đảng - Giám đốc Sở KH&CN - Phó Chủ tịch TT Hội đồng

  3. Ông Ngô Văn Vĩnh - Giám đốc Sở Công nghiệp - Uỷ viên

  4. Ông Nguyễn Như Lâm - Giám đốc Sở Y tế - Uỷ viên

  5. Ông Trịnh Văn Thế- Phó Giám đốc Sở Tài chính - Uỷ viên

  6. Ông Nguyễn Đức Hoà - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư - Uỷ viên

  7. Ông Phạm Bá Tảo - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT - Uỷ viên

  8. Ông Lê Duy Phiên - Phó Giám đốc Sở Xây dựng - Uỷ viên

  9. Ông Đoàn Công Thanh- Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo - Uỷ viên

  10. Ông Trần Quốc Hùng- Phó Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin - Uỷ viên

  11. Ông Trần Nhật Duật - Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải - Uỷ viên

  12. Bà Hồ Thị Dung - Phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND tỉnh - Uỷ viên

  13. Ông Lê Hồng Hải - Trưởng phòng Quản lý KH&CN - Sở KH&CN - Thư ký Hội đồng.


Điều 2. Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh là tổ chức tư vấn của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh. Hội đồng có nhiệm vụ đề xuất, xem xét tham gia góp ý kiến về phương hướng phát triển khoa học và công nghệ của các ngành, các cấp. Lựa chọn, đánh giá, thẩm định các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và những công nghệ mới được chuyển giao trên địa bàn tỉnh. Đề nghị khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động khoa học và công nghệ.
Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 747/QĐ-UB ngày 16/7/2001 của UBND tỉnh.
Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các ông, bà có tên tại điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.


Nơi nhận:

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH


- Như điều 3




- Lưu VT

























Đinh Văn Cương



QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHIỆM KỲ 2004- 2009

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1020/2004/QĐ-UB

ngày 28/7/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam

---------------------------------------


Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức tư vấn của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác Khoa học và Công nghệ ở địa phương. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực của Hội đồng.

Điều 2. Hội đồng có từ 11 đến 13 thành viên.các uỷ viên Hội đồng do Thủ trưởng các đơn vị đề xuất hoặc Thường trực Hội đồng nhiệm kỳ trước đề nghị và được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 3. Hội đồng có nhiệm vụ tham gia góp ý kiến về các vấn đề sau:

3.1. Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách về Khoa học và Công nghệ được cụ thể hoá vào điều kiện của tỉnh.

3.2. Phương hướng phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, các Sở, Ban, ngành, các huyện, thị và các cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh.

3.3. Nhiệm vụ, nội dung chủ yếu của kế hoạch khoa học và công nghệ (KH&CN) 5 năm và hàng năm của tỉnh, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ và áp dụng các thành tựu khoa học, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống của địa phương.

3.4. Đề nghị khen thưởng các đề tài, dự án nghiên cứu cứu khoa học cấp tỉnh có giá trị, những kỹ thuật tiến bộ mới được áp dụng vào sản xuất và đời sống có hiệu quả.

4.5. Nội dung và biện pháp phối hợp giữa các lực lượng khoa học của địa phương với các cơ sở của Trung ương đóng tại địa phương.



Điều 4. Hội đồng có chức năng, nhiệm vụ sau:

4.1. Tham dự các cuộc họp thảo luận về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4.2. Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng phương hướng phát triển khoa học, công nghệ của tỉnh và các ngành trong kế hoạch 5 năm, từng năm.

4.3. Tham gia xác định lựa chọn, tuyển chọn các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong kế hoạch KH&CN hàng năm.

4.4. Thành lập các tổ chức tư vấn tuyển chọn các tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đồng thời thẩm định kết quả tuyển chọn do tổ tư vấn đề nghị.

4.5. Tổ chức của Hội đồng KHCN chuyên ngành nghiệm thu các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo các quy định của Nhà nước.

4.6. Được cung cấp các tài liệu và đến các cơ sở của địa phương nghiên cứu tình hình thực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 3 của Quy chế này.

4.7. Được đảm bảo các điều kiện cần thiết như tài liệu, tài chính để thực hiện tốt nhiệm vụ của hội đồng.



Chương III

TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 5. Thành phần Hội đồng gồm:

- Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch UBND tỉnh

- Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở KH&CN

- Các uỷ viên: Đại diện cho các ngành kinh tế tổng hợp và một số ngành khác.

5.1. Thường trực Hội đồng gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng và thư ký giúp việc. Thư ký và Trưởng phòng quản lý KH&CN thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.

5.2. Hội đồng tổ chức thành hai bộ phận thuộc 2 lĩnh vực chuyên ngành: Kinh tế kỹ thuật và văn hoá xã hội.

- Bộ phận thuộc lĩnh vực văn hoá xã hội gồm: Thường trực Hội đồng, các ngành kinh tế tổng hợp và Sở chuyên ngành về văn hoá xã hội.

5.3. các phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên chính thức của Hội đồng tham dự.

Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể tổ chức họp mở rộng với sự tham gia của đại diện các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, đoàn thể và một số nhà khoa học có uy tín. Các đại biểu không tham gia biểu quyết về những vấn đề thảo luận tại Hội nghị.

Điều 6. Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ:

6.1. Chuẩn bị nội dung và chương trình làm việc các kỳ họp Hội đồng.

6.2. Quyết định danh sách đại biểu của các ngành mời dự các kỳ họp hoặc tham gia các hoạt động của Hội đồng.

6.3. Giải quyết các công việc của Hội đồng.



Điều 7. Chủ tịch Hội đồng có chức năng, nhiệm vụ:

7.1. Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo quy chế.

7.2. Chuẩn bị các tài liệu cần thiết về các vấn đề sẽ đưa ra thảo luận tại các kỳ họp Hội đồng.

7.3. Triệu tập và chủ trì các kỳ họp của Thường trực Hội đồng, Hội đồng và quyết định các vấn đề đã được thảo luận của Thường trực Hội đồng, hội đồng.



Điều 8. Phó Chủ tịch Hội đồng có chức năng, nhiệm vụ:

8.1. Điều hành Hội đồng khi được Chủ tịch uỷ quyền.

8.2. Chuẩn bị chương trình làm việc và các nội dung thảo luận ở các kỳ họp của Thường trực Hội đồng và Hội đồng.

8.3. Sử dụng bộ máy của Sở KH&CN phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.

8.4. Giải quyết các công việc của Hội đồng khi đồng chí Chủ tịch uỷ quyền và báo cáo kết quả sau khi giải quyết với Chủ tịch Hội đồng.

Điều 9. Uỷ viên Hội đồng có chức năng, nhiệm vụ:

9.1. Tiêu chuẩn của Uỷ viên Hội đồng:

- Uỷ viên Hội đồng gồm các cán bộ công tác ở các ngành chủ yếu của tỉnh.

- Có kinh nghiệm và năng lực trong công tác quản lý khoa học và công nghệ, quản lý kinh tế, nghiên cứu khoa học hoặc chỉ đạo kỹ thuật sản xuất.

- Có uy tín trong đội ngũ cán bộ khoa học của ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn.

- Nhiệt tình và có khả năng, điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng trong nhiệm kỳ của Hội đồng.

- Được các sở, ban, ngành giới thiệu và được Thường trực Hội đồng KH&CN nhiệm kỳ trước thống nhất trình Chủ tịch UBND tỉnh.

9.2. Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ viên Hội đồng

- Tham gia đầy đủ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng. Trong trường hợp vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng và nếu cử người đi thay phải được Chủ tịch hội đồng đồng ý, người đi thay không được quyền biểu quyết. Tuy nhiên, không được vắng mặt 2 buổi liên tiếp hoặc 3 lần trong 1 năm.

- Tham gia các hội nghị KHCN chuyên ngành xem xét lựa chọn, tuyển chọn, xét duyệt đề cương, nghiệm thu các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đề nghị khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Nghiên cứu trước tài liệu để đóng góp ý kiến về những vấn đề sẽ đưa ra thảo luận tại Hội đồng. Trong trường hợp đặc biệt phải gửi bản nhận xét chính kiến của mình tới Hội đồng.

- Giữ gìn tài liệu và số liệu theo quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước.

- Được cung cấp những thông tin cần thiết về các vấn đề có liên quan tới các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng.

- Tham gia thảo luận những vấn đề thuộc phạm vi tư vấn của Hội đồng.

- Việc hoàn thành công việc của Hội đồng được ghi nhận như việc hoàn thành phần kế hoạch công tác cá nhân do đơn vị phân công.

Điều 10. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng

10.1. Căn cứ hướng dẫn của Bộ KH&CN, định hướng phát triển KHCN của tỉnh xây dựng kế hoạch KH&CN hàng năm, 5 năm cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

10.2. Quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học theo đúng các quy định của Nhà nước.

10.3. Thực hiện các nhiệm vụ do Thường trực Hội đồng giao:

- Hướng dẫn đăng ký, tuyển chọn các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hàng năm và tổng hợp trình Thường trực Hội đồng xét duyệt danh mục các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đưa vào kế hoạch.

- Lựa chọn các thành viên tham gia các Hội đồng KH&CN chuyên ngành nghiệm thu các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phù hợp với từng lĩnh vực.

- Hướng dẫn xây dựng đề cương, tổ chức thẩm định tài chính và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học khi có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh.

- Lựa chọn các thành viên tham gia tổ tư vấn tuyển chọn các tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

- Chuẩn bị các tài liệu và các điều kiện đảm bảo cho các cuộc họp, hội nghị của Hội đồng, Thường trực Hội đồng.

10.4. Bảo quản các tài liệu, tuyên truyền và phổ biến các kết quả nghiên cứu đã được nghiệm thu theo quy định.



Chương IV

PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 11: Các Uỷ viên của Hội đồng hoạt động mang tính cá nhân nhà khoa học, không đại diện cho các cơ quan hoặc tổ chức nơi mình công tác.

Điều 12. Hội đồng họp định kỳ 6 tháng một lần. Khi cần thiết, Hội đồng có thể họp bất thường.

Thường trực Hội đồng tổ chức các hội nghị KH&CN chuyên gành để giải quyết các nhiệm vụ khoa học mang tính chuyên sau. Số thành viên dự Hội nghị do Chủ tịch Hội đồng triệu tập, hội nghị phải có 2/3 thành viên được triệu tập.

Thành viên triệu tập nếu vắng mặt phải được Chủ tịch Hội đồng đồng ý và thành viên đó phải có ý kiến của mình bằng văn bản gửi tới Hội đồng.

Điều 13. Hội đồng làm việc theo nguyên tắt tập trung dân chủ, thảo luận công khai tại Hội nghị và chủ tịch Hội đồng kết luận. Biên bản cuộc họp được gửi tới đến tất cả các thành viên để biết và thực hiện.

Điều 14. Chi phí hoạt động của Hội đồng được lấy từ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh hàng năm. Nội dung chi chob hoạt động của Hội đồng gồm: Chi thù lao cho các buổi họp của Hội đồng, của Thường trực Hội đồng ; chi cho việc chuẩn bị tài liệu, tư liệu và các điều kiện làm việc của Hội đồng; chi phí đi lại, lưu trú và công tác phí cho các thành viên Hội đồng khi được mời tham gia dự phiên họp Hội đồng hoặc đi khảo sát thực tế và các khoản chi khác theo chế độ hiện hành.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15 . Nhiệm kỳ công tác của Hội đồng là 5 năm. Việc bổ nhiệm, thay đổi thành viên Hội đồng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quyết định.

Những uỷ viên có thành tích trong các hoạt động của Hội đồng sẽ được Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng



Những thành viên nghỉ hưu, chuyển đổi công tác hoặc không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã quy định sẽ do Thường trực Hội đồng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh miễn nhiệm tham gia công tác của Hội đồng.

Điều 16. Trong quá trình thực hiện quy định bày có vướng mắc phải báo cáo với Chủ tịch UBND tỉnh để bổ sung, sửa đổi kịp thời.




Chñ tÞch UBND tØnh Hµ Nam









































Đinh Văn Cương



Каталог: vbpq hanam.nsf
vbpq hanam.nsf -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam số: 1008/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbpq hanam.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> Uû ban nhn dn Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
vbpq hanam.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà ham
vbpq hanam.nsf -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> QuyếT ĐỊnh ban hành thiết kế mẫu trụ sở Trung tâm y tế huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Nam chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
vbpq hanam.nsf -> Uû ban nhn dn Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam

tải về 54.78 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương