THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC



tải về 1.54 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích1.54 Mb.
#33596
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

THÔNG TIN KH&CN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

MỤC LỤC




Trang

ĐƯỜNG LỐI- CHÍNH SÁCH

3

Công văn số 518/UBND-KTN về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền không buôn bán, tiêu thụ, sử dụng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

3

MÔ HÌNH HAY-CÁCH LÀM TỐT

6

Phòng trừ sâu nhiếu đọt gây hại bưởi da xanh

6

Hạn chế xì mủ, sượng trái măng cụt

8

Kỹ thuật trồng sầu riêng vụ nghịch của nông dân Nguyễn Hoàng Sáu

10

Nông dân Lê Văn Ngưng thành công với mô hình cây chôm chôm vụ nghịch

13

Giá trị thực của ca cao Bến Tre

16

Liên kết vùng sản xuất trái cây bền vững

19

Kỹ thuật trồng ớt sừng trâu

24

Trồng nấm mèo cho thu nhập ổn định

27

Nấm đối kháng hạn chế rau màu héo rũ

29

Đặt bẫy bả diệt sâu cho rau

32

Giới thiệu mô hình chăn nuôi heo sinh sản hiệu quả

34

Chăm sóc ao nuôi cá trong mùa nóng

36

Kỹ thuật sinh sản cá bống bớp

38

Cần Thơ: Nuôi lươn nước ngọt cho thu nhập cao

41

Thuốc, hóa chất xử lý nước trong ao nuôi tôm

43

Dụng cụ trong ao nuôi tôm

45

Biến đổi khí hậu khiến lượng ngũ cốc giảm 2% mỗi thập kỷ

48

Giải pháp đột phá nhân giống cây trồng đặc sản

49

Vi khuẩn hỗ trợ sản xuất mía bền vững

51

Thái Lan phát triển công nghệ sấy khô nông sản mới

52

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG KHCN

54

Ứng dụng khoa học kỹ thuật lai tạo thành công trên đàn bò tại Ba Tri

54

Nhân rộng giống "đùi gà" lớn nhất thế giới

56

Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thêm 10.000 ha cây ăn quả chất lượng cao

59


ĐƯỜNG LỐI-CHÍNH SÁCH

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÉN TRE Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 815/UBND-KTN Bến Tre, ngày 03 tháng 3 năm 2014

V/v đẩy mạnh công tác tuyên

truyền không buôn bán, tiêu

thụ, sử dụng các loài động vật

hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
Kính gửi:

- Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Sở Công Thương;

- Công an tỉnh;

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;

- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.
Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng phì nhiêu màu mở, cùng tồn tại 03 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn nên có tính đa dạng sinh học cao, đa dạng về loài, là nơi lưu giữ nguồn gen dồi dào, nơi sinh sống phát triển của nhiều loài động, thực vật có giá trị về sinh thái, lương thực, thực phẩm, dược liệu và sinh cảnh. Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các sinh vật, làm suy giảm đáng kể đến đa dạng sinh học, nhiều loài mất đi. Một trong các mối đe doạ làm suy giảm đa dạng sinh học đáng kể đó là việc săn bắn chim, động vật hoang dã, đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản trái phép, khó kiểm soát và quản lý đã làm cho các loài này ngày càng cạn kiệt, có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện tại rất nhiều loài đã được đưa vào danh sách các loài nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ như Quắm đen, Điêng điểng, Giang sen, Chồn bay, Gấu chó, Mèo cá, Rắn hổ chúa,...

Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” trong đó Ban Chấp hành Trung ương có chỉ đạo “Bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật hoang dã” và đề ra giải pháp “Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo dư luận xã hội lên án và thống nhất nhận thức về việc phải xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên, đốt phá rừng, gây ô nhiễm môi trường, săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã”; trên tinh thần Công văn số 192/BTNMT-TCMT ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền không buôn bán, tiêu thụ, sử dụng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm”, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo như sau:



1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã theo quy định tại Luật Đa dạng sinh học; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lýloài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Công ước Đa dạng sinh học; Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; đặc biệt tuyên truyền không mua, bán, sử dụng, tặng hay nhận quà biếu là động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm của chúng.

2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng và tổ chức thực hiện tốt Hướng dẫn số 98/HD-BTGTW ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương về công tác tuyên truyền việc thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; tăng cường phối hợp với các ngành chức năng như quản lý thị trường, đồn biên phòng, công an để kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; khuyến khích các tổ chức và doanh nghiệp, cá nhân cam kết không buôn bán, tiêu thụ, sử dụng động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; thông báo các hành vi vi phạm tới cơ quan chức năng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp thực hiện tốt Hướng dẫn số 98/HD-BTGTW ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương về công tác tuyên truyền việc thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; tham gia kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

4. Sở Công Thương tăng cường công tác quản lý thị trường, chủ trì kiểm tra các hoạt động buôn bán và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật cho người dân về bảo vệ động vật hoang dã, không tham gia buôn bán, tiêu thụ, sử dụng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; tích cực tham gia, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Trên đây là chỉ đạo về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền không buôn bán, tiêu thụ, sử dụng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trước ngày 15 tháng 12 hằng năm./.



TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)

Trần Anh Tuấn


(Nguồn: Công báo tỉnh Bến Tre)

MÔ HÌNH HAY-CÁCH LÀM TỐT

Phòng trừ sâu nhiếu đọt gây hại bưởi da xanh

Hiện nay, trong tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, thêm vào việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân đã góp phần ảnh hưởng đến hệ sinh thái cây trồng. Do đó, dịch hại có chiều hướng ngày một gia tăng về mật độ và số lượng loài. Đáng chú ý nhất là một số loài dịch hại trước đây là đối tượng gây hại thứ yếu, thì nay chúng phát triển gây hại ngày càng nhiều, trong đó có sâu nhiếu đọt trong thời gian gần đây chúng phát triển và gây hại trên các vườn bưởi Da xanh với tỷ lệ khá cao.



Sâu nhiếu đọt có tên khoa học Adoxophyes privatan, thuộc Họ Tortricidae, Bộ Lepidoptera. Loài này phổ biến của Châu Á, được ghi nhận từ Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc (Hải Nam), Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines,…

Thành trùng của sâu nhiếu đọt là một loài bướm đêm, thành trùng đực có màu sắc sặc sở, cơ thể có màu vàng, trên cánh trước có những đường cong màu nâu. Khi đậu, cánh xếp lại tạo thành một đốm đen ngay phía dưới đầu và ngực. Thành trùng cái có màu tối hơn con đực, các đường cong trên cánh có màu nhạt hơn. Kích thước của thành trùng cái hơi lớn hơn con đực, chiều dài sải cánh khoảng 15-18mm. Trứng được đẻ thành từng ổ trên bề mặt lá. Trứng phẳng, hình bầu dục dài khoảng 0,8-0,85mm, sau khi nở, sâu non dễ dàng di chuyển từ lá này sang lá kia. Sâu non khi phát triển đầy đủ dài khoảng 14mm, đầu màu vàng, cơ thể có màu xanh nhạt. Khi sâu trưởng thành chúng nhả tơ, kết lá lại và hóa nhộng bên trong lá. Giai đoạn ấu trùng trung bình khoảng 21 ngày (tuỳ thuộc vào điều kiện thức ăn và nhiệt độ). Nhộng có màu nâu nhạt, dài khoảng 10-11mm. Giai đoạn nhộng kéo dài 10-12 ngày.

Sâu non gây hại bằng cách nhả tơ nhiếu các lá đọt chưa phát triển hoàn chỉnh, ăn phá làm hư các phiến lá. Trong một chồi có thể có nhiều sâu non sống và gây hại trong các đọt chúng nhiếu lại. Nếu chúng gây hại sớm hoặc mật số cao sẽ làm chồi đó bị hư hoàn toàn. Gây hại nhẹ làm cho các lá mới ra bị mất một phần phiến lá. Khi chúng tấn công với mật số và tỷ lệ cao làm cho đọt chồi bị hư hại, cây kém phát triển. Sâu nhiếu đọt hiện diện suốt năm, mật số thường cao vào các đợt cây ra chồi non. Ngoài cây bưởi, chúng còn gây hại trên nhiều loại cây ăn trái khác như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt.



Biện pháp phòng trừ

- Vườn bưởi có nuôi kiến vàng sẽ hạn chế sự phát triển của sâu;

- Thăm vườn thường xuyên, quan sát kỹ đọt non để phát hiện sâu nhiếu đọt, có thể bắt bằng tay và tiêu diệt chúng;

- Khi sâu xuất hiện mật số cao, có thể sử dụng thuốc trừ sâu phun trên các chồi non. Sử dụng một số thuốc gốc cúc tổng hợp như Sherpa, Decis,… hoặc thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học như Abamectin.



Chú ý: Khi trong vườn có kiến vàng nên chọn những loại thuốc ít độc với kiến và phun lúc chiều mát lúc kiến vào tổ để bảo vệ đàn kiến vàng trong vườn.

(Nguồn:dost-bentre.gov.vn)

Каталог: upload -> anphamthongtin -> thongtinkhcnpvptntm
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
thongtinkhcnpvptntm -> THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC
thongtinkhcnpvptntm -> THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC

tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương