THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC



tải về 439.53 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu10.12.2017
Kích439.53 Kb.
#35035
  1   2

THÔNG TIN KH&CN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

MỤC LỤC




Trang

ĐƯỜNG LỐI- CHÍNH SÁCH

3

Quyết định số: 27/2013/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ cây giống, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

3

MÔ HÌNH HAY-CÁCH LÀM TỐT

9

Áp dụng kỹ thuật mới trên cây có múi

9

Có nên trồng chuyên canh?

12

Hạn chế rụng trái non trên cây ăn trái

15

Trồng cam xen ổi

18

Hai vấn đề lưu ý khi cho chôm chôm ra trái vụ nghịch

21

Sử dụng túi vải bảo vệ trái bưởi thành công

24

Lối ra nào cho rau an toàn?

26

Phòng trừ sâu đục thân hại mía

29

Mô hình liên kết sản xuất lúa ở Châu Hưng đạt hiệu quả cao

31

Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất lúa

32

Chuẩn bị vụ lúa trên nền đất nuôi tôm

36

Nuôi tôm lãi cao nhờ giống tốt và áp dụng khoa học kỹ thuật

39

Các giải pháp “cứu” nghề nuôi cá tra

41

Hiệu quả mô hình nuôi xen canh tôm – cua

45

Dịch bệnh ở nhuyễn thể nuôi tại Việt Nam năm 2013

47

Định Thủy xây dựng Tổ nuôi gà thả vườn

51

An Hiệp phát triển nghề nuôi dê

53

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG KHCN

55

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh xét duyệt danh mục đề tài, dự án năm 2013-2014

55

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bến Tre kiểm tra và nghiệm thu các mô hình thuộc đề tài “Đề xuất các giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí của tỉnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012-2014”

57

Bến Tre đang triển khai 42 mô hình sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới năm 2013

58

Hội thảo sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

59



ĐƯỜNG LỐI-CHÍNH SÁCH

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BẾN TRE Độc lập - Tự do - Hạnh phức

Số:27/2013/QĐ-UBND Bến Tre, ngày 15 tháng 8 năm 20 1 3
QUYÉT ĐỊNH

Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ cây giống, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên đia bàn tỉnh Bến Tre
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

Căn cứ Thông tư số 33/2013/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản đê khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

Căn cứ Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

Căn cứ Thông tư số 53/2010/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ tài chính để thực hiện phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa;

Căn cứ Thông tư số 39/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các loại thiên tai, địch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 2855/TTr-STC ngày 07 tháng 8 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều I. Phạm vi điều chỉnh và đối tương áp dụng


  1. Phạm vi điều chỉnh:

  1. Các loại thiên tai gây thiệt hại trực tiếp đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản: bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn.

b) Loại dịch bệnh nguy hiểm:

  • Đối với cây trồng: rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn sọc đen, lùn xoắn lá; bệnh chổi cỏ mía, chổi rồng.

  • Đối với vật nuôi: bệnh cúm gia cầm; bệnh lở mồm long móng; bệnh tai xanh ở heo.

  • Đối với nuôi trồng thuỷ sản: bệnh đốm trắng đối với tôm sú, tôm chân trắng; bệnh hội chứng Taura đối với tôm chân trắng; bệnh đầu vàng đối với tôm sú, tôm chân trắng.

2. Đối tượng áp dụng:

  1. Hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại đo thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều này (trừ bệnh vàng lùn, lùn sọc đen, lùn xoắn lá).

  2. Hộ nông dân có diện tích lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa trên địa bàn tỉnh phải phun thuốc bảo vệ thực vật, phải tiêu hủy theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Thời gian hỗ trợ

Thời gian hỗ trợ thực hỉện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngay 22 tháng 11 năm 2010 cua Bộ Tài chính quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản đê khôi phục sản xuât vùng bị thiệt hại đo thiên tai, dịch bệnh cụ thê như sau:



  1. Đối với thiên tai: kể từ ngày thiên tai xảy ra trên từng địa bàn cụ thế theo quyết định công bố loại thiên tai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

  2. Đối với dịch bệnh nguy hiểm: kể từ ngày có quyết định công bố dịch trên địa bàn đến khi có quyết định công bố hết dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ thực vật, thú y và thuỷ sản.

Điều 3. Mức hỗ trợ và hình thức hỗ trợ

  1. Mức hỗ trợ theo Phụ lục kèm theo Quyết định này.

  2. Hình thức hỗ trợ:

  1. Hỗ trợ bằng tiền theo mức hỗ trợ tại khoản 1 Điều này.

  2. Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản thì mức hỗ trợ tương đương mức hỗ trợ bằng tỉền quy đổi theo giá tại thời điểm hỗ trợ.

Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện

  1. Đối với nội dung hỗ trợ tại mục I, III, IV của Phụ lục kèm theo Quyết định này: ngân sách trung ương hỗ trợ 70%; ngân sách tỉnh hỗ trợ 20%; phần còn lại (10%) do ngân sách huyện, thành phố đảm bảo. Trường hợp các huyện, thành phố có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách huyện, thành phố đảm bảo vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách huyện, thành phố do Hội đồng nhân dân tỉnh giao, ngân sách tỉnh sẽ bồ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách huyện, thành phố để các địa phương có đủ nguồn kinh phí thực hiện.

  2. Đối với nội dung hỗ trợ tại khoản 1 mục II của Phụ lục kèm theo Quyết định này: do ngân sách Trung ương hỗ trợ 100%.

  1. Đối với nội dung hỗ trợ tại khoản 2 mục II của Phụ lục kèm theo Quyết định này: do ngân sách các huyện, thành phố đảm bảo. Trường hợp ngân sách các huyện, thành phố có khó khăn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thảnh phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét hỗ trợ hoặc tiếp trình các bộ ngành trung ương hỗ trợ.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

  1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

  1. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định công bố thiên tai, dịch bệnh theo quy định; xác nhận vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra để làm cơ sở thực hiện chính sách hỗ trợ.

  2. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan hướng dẫn chi tiết thực hỉện Quyết định nảy (về thủ tục hỗ trợ, đánh giá xác nhận tỷ lệ thiệt hại, tổng hợp thiệt hại).

  3. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh nhằm giảm thiêu mức độ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

  4. Phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách theo Quyết định này.

  1. Sở Tài chính:

  1. Khi có phát sinh thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại được công bố, Sở Tài chính cân đối nguồn dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện hỗ trợ kịp thời để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại.

  2. Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, địa phương có liên quan tham mưu cho Uỷ ban nhân nhân tỉnh trình Bộ Tài chính tạm ứng kinh phí để triển khai thực hiện khỉ trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra vớỉ quy mô lớn mà nguồn dự phòng ngân sách địa phương không đảm bảo để thực hiện.

  1. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:

  1. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn.

  2. Tuyên truyền chính sách hỗ trợ của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng thuộc địa bàn quản lý.

  3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp cơ quan chức năng rà soát, xác định mức độ thiệt hại, đối tượng và kỉnh phí hỗ trợ khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra báo cáo kịp thời Ủy ban nhân dân cấp huyện để thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ thiệt hại, đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính chính xác số liệu báo cáo.

  4. Phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng, đồng thời chỉ đạo các cơ quan, địa phương trên địa bàn tổ chức chi trả kịp thời cho đối tượng và thanh quyết toán theo đúng quy định.

đ) Thực hiện công khai, dân chủ khi thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân.

Điều 6. Điều khoản thi hành

  1. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Giám đốc Kho bạc nhà nước Bến Tre; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

  2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết đính số 1752/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ hộ chăn nuôi tiêu hủy gia cầm, sản phẩm gia cầm do bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre và Quyết định số 2811/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về sửa đổi một số điều của Quyết định số 1752/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ hộ chăn nuôi tiêu hủy gia cầm, sản phẩm gia cầm do bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre./.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)


Cao Văn Trọng
(Nguồn: Công báo tỉnh Bến Tre)

MÔ HÌNH HAY-CÁCH LÀM TỐT

Áp dụng kỹ thuật mới trên cây có múi


Với lợi thế giáp sông Hàm Luông, quanh năm được phù sa bồi đắp, Thạnh Ngãi từ lâu đã là vùng đất chuyên canh cây có múi của huyện Mỏ Cày Bắc. Từ những năm 2000, các ấp như Tân Ngãi, Xóm Cối, Chợ Cũ đã có nhiều hộ nông dân phất lên khá giàu từ việc trồng chuyên cây cam sành.

Trồng cam theo kỹ thuật mới

Theo ông Phạm Văn Luận - Phó Chủ tịch UBND xã, Thạnh Ngãi là một xã thuần nông, thuộc tiểu vùng I của huyện Mỏ Cày Bắc. Đời sống của người dân nơi đây chủ yếu phụ thuộc vào trồng trọt và chăn nuôi. Tận dụng điều kiện tự nhiên của địa phương là vùng đất phù sa màu mỡ, Thạnh Ngãi tập trung trồng chuyên cây cam sành. Nhưng bằng cách trồng và kỹ thuật chăm sóc truyền thống, nông dân Thạnh Ngãi chỉ thu hoạch được vài năm thì năng suất bắt đầu giảm, đất bạc màu, cây xuất hiện nhiều loại bệnh và chết, nông dân gần như thất thu hoàn toàn. Cam sành là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thể cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/ha. Vì vậy, người trồng phải có kỹ thuật chăm sóc tiên tiến, biết cải tạo đất hiệu quả, mới có thể tăng năng suất cây trồng. Khi xã được chọn triển khai Dự án “Tăng cường hệ thống khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây có múi cho nông dân nghèo ở 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” (Jica), nông dân ở đây tham gia tích cực. Chương trình được thực hiện dưới sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng. Khi tham gia dự án, trong 2 năm đầu, người nông dân sẽ được hỗ trợ hoàn toàn chi phí, giống cây trồng sạch bệnh. Các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc cây, cách cải tạo đất, cách nhận dạng dịch hại và biện pháp quản lý thông qua các buổi tập huấn, trình diễn trên các mô hình mẫu. Ông Luận nhấn mạnh, Dự án được triển khai tại Thạnh Ngãi từ năm 2010, hiện nay xã có khoảng hơn 2,5ha trồng cam theo mô hình của Dự án Jica. Điều mà nông dân của xã yên tâm khi thực hiện mô hình là trước khi tham gia Dự án, họ đã được tổ chức cho đi tham quan mô hình mẫu tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long và với họ đây là mô hình đạt hiệu quả tốt.



Ít tốn công chăm sóc nhưng năng suất lâu dài

Chúng tôi theo chân anh Đoàn Văn Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã đến thăm gia đình chị Phan Thị Thúy Hằng, ấp Ông Cốm, người đang trồng trên dưới 1ha cam sành theo kỹ thuật mới. Trao đổi về ưu điểm của 2 cách trồng, chị Hằng cho biết, so với cách trồng truyền thống thì trồng theo dự án Jica chú trọng nhất là khâu kỹ thuật. Trồng theo kiểu truyền thống số lượng cây cam sành dày nhưng lại có khuyết điểm là cây chỉ cho năng suất cao trong vòng 2 đến 3 năm. Mật độ cây nhiều tạo điều kiện cho nấm bệnh và côn trùng phát triển, lại rất khó khăn trong khâu chăm sóc. Cây thiếu chất dinh dưỡng nên rễ cây thường ăn sâu, dễ nhiễm phèn, mặn. Với cách trồng mới, mật độ cây thưa, mỗi công chỉ 48 đến 50 gốc. Theo chị Hằng trước khi trồng, khâu chuẩn bị đất là quan trọng nhất, vì chuẩn bị đất tốt cây sẽ phát triển tốt khi trồng. Sau khâu chuẩn bị, sẽ vun mô, chiều cao mỗi mô khoảng 0,5m, đường kính từ 1,2 đến 1,5m, mỗi mô cách nhau 4m. Đào hố giữa mô, tạo lượng phân bón lót gồm 10kg phân hữu cơ,1/2kg lân, 300g vôi trộn đều trong đất và cho toàn bộ lượng phân bón lót vào hố. Sau đó, tưới nước theo nguyên tắc ngày tưới ngày nghỉ để đảm bảo đủ thời gian phân tan, sau khoảng 30 ngày sẽ trồng cây cam xuống. Để tăng năng suất và chống chịu dịch bệnh tốt, người trồng phải kéo nhánh tạo tàn. Khi cây trồng được 2, 3 tháng tuổi, với 3 cành chính, người trồng sẽ cặm cọc theo 3 hướng để kéo tàn cho đều nhánh. Kéo nhánh nhằm tạo điều kiện để cây phát triển rộng tán có như vậy thì năng suất mới cao, tăng tuổi thọ cho cây. Về cách bón phân và liều lượng thì bón theo từng giai đoạn phát triển của cây. Phân hữu cơ bón mỗi năm/2 lần, phân N-P-K mỗi tháng/3 lần nên pha loãng trong nước tưới cho cây. Cây phát triển khoảng 18 tháng tuổi thì có thể xử lý để cho trái chiến, lưu ý với lần cho trái này người trồng chỉ để lượng trái khoảng 20 kg/cây.

Điều đặc biệt, đất tham gia Dự án này là đất đã qua sử dụng, bị bạc màu không còn khả năng cho năng suất trong canh tác. Do đó, Dự án cũng là một giải pháp giúp người nông dân cải tạo đất cho vườn cây ăn trái của mình.

(Nguồn: baodongkhoi.com.vn)



Có nên trồng chuyên canh?


Đó là câu hỏi mà nhiều nông dân ở 8 huyện, thành phố luôn đắn đo, suy nghĩ do nhiều năm phải hát điệp khúc: “trồng - đốn; đốn - trồng...”.

Nhiều năm qua, nông dân trồng chuyên canh ở 8 huyện, thành phố luôn bị ám ảnh: dịch bệnh trên cây trồng, giá hàng nông sản tuột dốc, trong khi đó giá phân bón ngày càng tăng. Từ đó, nông dân luôn suy nghĩ đến hai mô hình: chuyên canh và xen canh.



Trồng chuyên canh

Bến Tre được chia làm 3 vùng nước: ngọt, lợ và mặn. Trong đó, mô hình trồng chuyên canh đều có mặt ở 3 vùng nước từ cây ăn trái (sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh, măng cụt, nhãn…) đến dưa hấu, sắn, đậu phộng…

Ông Nguyễn Văn Tiếu ở ấp Phụng Đức B (xã Phú Phụng - Chợ Lách), nhà vườn đạt giải nhất chôm chôm nhãn tại Hội thi Cây - trái ngon, an toàn lần thứ 12 năm 2012 cho biết, cây ăn trái nên trồng chuyên canh nhưng phải khoanh vùng. Đặc biệt, phải quan tâm kỹ thuật chăm sóc và cho ra trái vụ nghịch mới bán được giá cao.

Với lợi thế của vùng nước ngọt, xã Phú Phụng đang thực hiện Đề án phát triển kinh tế vườn đến năm 2005 và tầm nhìn năm 2020. Ông Nguyễn Văn Giang - Chủ tịch UBND xã Phú Phụng cho biết, toàn xã hiện có 773ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích chôm chôm 584ha, 155ha nhãn. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu chăm sóc nên sản lượng đạt bình quân 10.000 tấn/năm. Phú Phụng tập trung mô hình trồng chuyên canh cây ăn trái. Xã hiện có 36 hộ tham gia trồng 23ha chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP ở ấp Phụng Đức B (đã được tái chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP). Nông dân Phú Phụng còn thực hiện tổ liên kết sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP với 80ha. “Nhìn chung, mục tiêu của Phú Phụng: thu nhập kinh tế vườn phải đạt bình quân 100 triệu đồng/ha/năm. Đến năm 2015, sản lượng cây ăn trái đạt 14.000 tấn/năm và đến năm 2020 đạt 16.000 tấn/năm” - ông Giang cho biết thêm.

Còn ở vùng nước lợ thuộc Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam trồng cây ăn trái chuyên canh đã để lại bài học nhớ đời vì chạy theo phong trào. Năm 1990, Thành An cũng như các xã trong huyện Mỏ Cày bắt đầu trồng cam sành, hàng loạt hecta mía không còn chỗ đứng vì giá cả quá rẻ, thế là cam sành lên làm “vua” từ năm 1998 đến 2003.

Người người trồng cam, nhà nhà trồng cam, ai cũng hy vọng kiếm lợi nhuận ít nhất 5 triệu đồng/công. Ông Huỳnh Văn Vũ nhớ lại: “Lúc đó tôi trồng chuyên canh 5 công cam sành trong vòng 10 năm (kết thúc vào 2004), thu lợi nhuận được 20 cây vàng. Sau đó, do cam bị vàng lá Greening và bệnh nấm hồng, phân bón ngày càng lên giá, giá cam không tăng, gia đình tôi quyết định chuyển sang trồng dừa đến ngày nay”.



Trồng xen canh

Còn ông Trần Văn Đỏm cũng ở ấp Đông Thạnh (Thành An) cho biết, tôi đã trồng 4.500 cây cam sành với diện tích 1ha từ năm 1990-2007. Thời điểm cho trái cao nhất từ năm 1996-2004, cứ mỗi năm thu hoạch khoảng 20 tấn trái. “Thu hoạch thấy ham lắm, cứ mỗi năm trừ chi phí còn lại khoảng 110 triệu đồng. Thế rồi nó chết lần chết mòn do bệnh vàng lá Greening và bệnh nấm hồng. Lúc đó tôi cũng chủ quan, nghĩ rằng cam sành kéo dài nhiều năm, cho nên quên trồng xen cây dừa hoặc cây khác” - ông Đỏm lấy làm tiếc. Vườn cam xơ xác, ông Đởm nghĩ ra một giải pháp: phải trồng xen. Ông cho biết, gần hai năm qua ông trồng xen: cam sành, bưởi da xanh, dừa xiêm, măng cụt, tắc vào 1ha này. Trong đó, có: 360 cây bưởi da xanh, 1.400 cây cam sành, 100 cây dừa xiêm, 140 cây măng cụt, 1.000 cây tắc. “Tôi hy vọng đến năm 2015, mỗi tháng thu hoạch 500kg bưởi da xanh, 1.000 trái dừa xiêm/40 ngày, khoảng 700kg cam/tuần…” - ông Đởm tươi cười nói.

Cũng trong khoảng thời gian đó, ông Cao Hoài Mười ở ấp Đông Thạnh (xã Thành An), trồng chuyên canh gần 6 công cam sành được tám năm cũng không còn cây nào. Khi thấy cam sành bắt đầu xuống sức, gia đình ông trồng xen dừa. Đến nay, dừa đang cho trái ổn định.

Cũng ở xã Thành An, nơi nổi tiếng trồng cam, quýt ở huyện Mỏ Cày trước đây, ông Lê Văn Phong (ấp Đông Trị) được mệnh danh “Vua cam xoàn” nhớ lại: Lúc đó gần 13 năm (trước năm 2006), gia đình ông trồng 4.000 gốc cam xoàn và số ít cam sành trên diện tích 1,6ha. Suốt thời gian gần 9 năm, cứ mỗi tuần thu hoạch khoảng 70 giỏ cam (tương đương 2,1 tấn). Mỗi năm lợi nhuận gần 200 triệu đồng, do áp dụng biện pháp siết nước cho ra trái vụ nghịch. Vào năm 2005, ông trồng xen dừa ta, hiện nay dừa mới có trái, cứ 40 ngày thu hoạch gần 1.000 trái.



Nên trồng chuyên canh

Bà Phan Thị Thu Sương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre khẳng định: “Nên trồng chuyên canh nhưng phải phù hợp thổ nhưỡng, không chạy theo phong trào. Trồng chuyên canh để xây dựng vùng nguyên liệu và nhân rộng mô hình tổ hợp tác”.

Hiện nay, hoạt động của các mô hình tổ hợp tác sản xuất cây ăn trái theo mô hình GAP được đánh giá khá tốt. Toàn tỉnh có 9 mô hình sản xuất cây ăn trái được trao giấy chứng nhận GAP, trong đó, có 2 mô hình GlobalGAP và 7 mô hình VietGAP.

(Nguồn: baodongkhoi.com.vn)



Hạn chế rụng trái non trên cây ăn trái


Các nguyên nhân gây rụng trái

Rụng sinh lý

Đối với cây ăn trái, thông thường sẽ diễn ra hiện tượng rụng trái non sau khi đậu trái, đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cây. Số lượng trái non sau khi hình thành sẽ giảm đi qua nhiều đợt trong khoảng 4 - 5 tuần đầu, số lượng và tỷ lệ rụng tùy thuộc vào tình trạng của cây khi đó.

Do cây không thể nuôi dưỡng các trái nên việc giảm bớt số lượng là vấn đề tất yếu để cây có thể tập trung nuôi dưỡng một số lượng trái nhất định. Lúc này, cây sẽ tự tiết ra một số chất điều hòa sinh trưởng để tạo tầng rời ở cuống trái và trái sẽ rơi ra khỏi cây.

Cây ăn trái thường có hiện tượng “vụ trúng, vụ thất” là nếu vụ trước trúng mùa, trái to, chất lượng, năng suất cao thì mùa tới chất lượng và năng suất đều giảm. Nguyên nhân là do không phải như cây trồng ngắn ngày như lúa, cây ăn trái lâu năm cần tập trung dưỡng chất để nuôi trái và nếu không kịp hồi phục thì năng suất thấp là điều hiển nhiên.

Năng suất cao hằng năm là mong muốn của tất cả nông dân, nhưng do vấn đề sinh lý, điều đó gần như khó có thể thực hiện. Do đó, điều quan trọng không phải là cây có năng suất cao đột ngột ở một vụ mà phải ổn định qua các năm.

Rụng không do sinh lý

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến rụng trái non không do sinh lý là thời tiết, sâu bệnh hại và dinh dưỡng. Hiện nay là mùa mưa, có thể nói phần nào người nông dân được lợi do ít phải cung cấp nước cho cây, nhưng đây cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến rụng trái.

Một số người trồng cây thường ít chủ động tưới tiêu mà chờ nước từ mưa cung cấp cho cây, điều này có thể làm cây bị sốc do điều kiện thay đổi đột ngột. Những cây không có nước tưới hằng tuần bỗng nhiên tiếp nhận lượng nước lớn làm sinh lý cây thay đổi đột ngột, dẫn đến rụng trái non - phần dễ bị tác động nhất của cây.

Ngoài ra, cây ăn trái lâu năm thường có bộ rễ phát triển, cắm sâu và trong đất, và khi gặp mưa nhiều, tầng đất bên dưới luôn trong tình trạng ngập nước, hoạt động của bộ rễ sẽ bị ảnh hưởng do không có không khí. Do đó người trồng cần khai thông mương líp và tích nước tưới chủ động đều đặn kể cả trong mùa mưa.

Một nguyên nhân khác gây rụng trái non là do dinh dưỡng không phù hợp. Ở giai đoạn này, thừa, thiếu hay mất cân bằng dinh dưỡng đều dẫn đến tác hại do làm thay đổi sinh lý của cây. Đối với những cây cho trái trên thân như sầu riêng, cây có múi, mận,… việc cung cấp thừa đạm dẫn đến phát triển ngọn và cạnh tranh trực tiếp dinh dưỡng với trái, làm chất lượng trái giảm sút.

Hạn chế rụng trái non

Mỗi cây nên giữ lại bao nhiêu trái thì hiệu quả kinh tế mang lại sẽ cao nhất? Đây không những là bài toán kỹ thuật mà còn là kinh tế, bởi vậy đòi hỏi nhà vườn cần có kiến thức và kinh nghiệm.

Để giúp cây giữ lại số lượng trái vừa phải thì ngoài dựa vào quá trình rụng trái sinh lý của cây, người nông dân cần chủ động tỉa bớt trái non, chỉ giữ lại số lượng nhất định trên mỗi cành cũng như trên cả cây.

Khi đã cố định được lượng trái trên cây thì cần giữ được chúng cho đến tận ngày thu hoạch mà việc sử dụng phân bón đầy đủ, cân đối trung vi lượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nên chọn các loại phân có hàm lượng NPK đồng đều.

Một vấn đề cần lưu ý là để trái có chất lượng thì ngoài đạm, lân, kali thì cây trồng cần có các trung và vi lượng, đặc biệt là canxi, mangan, bo. Do đó cần bổ sung thêm các trung vi lượng hoặc sử dụng loại phân TE.

Nhiều người nông dân vì để tiết kiệm công tưới nước nên thường bón phân trước khi trời mưa, qua đó tận dụng nước mưa hòa tan phân. Tuy nhiên việc làm này thường không đem lại lợi ích như mong muốn.

Do lượng nước mưa không khống chế được nên khi mưa lớn, phân sau khi bị hòa tan lại theo các mương líp chảy xuống ao hồ kết hợp với trời nắng sau khi mưa làm bốc hơi nước đem theo phân khi chưa ngấm hết vào đất, lượng phân thất thoát là rất lớn.

Để hạn chế hiện tượng thất thoát, nông dân nên chủ động bón phân khi trời không mưa và tưới nước đều sau khi bón. Lượng phân bón cũng nên chia nhỏ ra làm nhiều lần, vừa tránh làm cây bị sốc khi dinh dưỡng hấp thụ vào tăng cao vừa hữu hiệu trong việc tránh thất thoát.

Trong giai đoạn tăng trưởng tích cực, kích thước của trái sẽ tăng nhanh, từ trái nhỏ đến lúc đứng trái, cần sử dụng phân có hàm lượng NPK cân bằng như Đầu Trâu TE 215 (20-20-15+TE mới) hoặc Đầu Trâu 16-16-16+TE. Trong đó Đầu Trâu TE 215 là loại phân bón tiết kiệm mới có bổ sung cả 2 hoạt chất agrotain và avail nhằm làm hạn chế thất thoát đạm và lân.

Sau khi trái ngừng tăng trưởng kích thước đến lúc thu hoạch là giai đoạn phát triển chất lượng của trái. Thời gian này cây trồng cần ít lân hơn so với trước, đạm và kali đồng đều.

Nông dân có thể phối trộn theo tỷ lệ 6 kg Đầu Trâu TE 215 + 2 kg urê + 2 kg kali, công thức cuối khoảng 21-12-21, để sử dụng vào thời kỳ này. Ngoài sử dụng phân làm nền như nêu trên, tùy tình trạng thực tế cây trồng có thể bổ sung thêm đạm, lân, kali phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.

(Nguồn: nongnghiep.vn)



Trồng cam xen ổi


Ngày 23 tháng 8 năm 2013 Ban quản lý dự án Tăng cường hệ thống khuyến nông để áp dụng hệ thống canh tác và kỹ thuật trồng trọt hiệu quả hơn cho nông dân nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long, tại Bến Tre còn gọi là Dự án Cây có múi JICA tỉnh Bến Tre do Chi cục Bảo vệ thực vật thực hiện, tổ chức cho cán bộ, nông dân các huyện, thành phố trong tỉnh đến xã Tân Phú Tây, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc tham quan 4 mô hình trồng cam sành xen ổi được triển khai giai đoạn từ năm 2010-2014.

Trước kia nơi đây trồng cam sành với mật độ 0,8-1,2 m, do quá dầy cành nhánh có tính hướng quang vượt thẳng lên cao 3-4 m nên khó kiểm soát sâu bệnh, tỉa cành, tạo tán, chăm sóc, hái trái. Thời gian hưởng thụ thu hoạch chỉ 2-3 vụ là tàn lụi, đốn bỏ vì rầy chổng cánh xâm nhập truyền virus gây bệnh vàng lá Greening.

Trước năm 2004 các nhà khoa học đã tình cờ phát hiện ở ĐBSCL có những vườn cam sành trồng xen ổi xá lị ít thấy rầy chổng cánh hơn là vườn cam không xen ổi. Đây là mấu chốt để nghiên cứu cây ổi. Người ta phân tích trong lá ổi có chất terpenoids (hương ổi) có thể tác dụng xua đuổi con rầy chổng cánh nên chúng ít xuất hiện trên vườn cam. Từ đó có nhiều đề tài nghiên cứu và mô hình thử nghiệm cho thấy cây ổi trồng xen cây càm sành đã làm giảm sự xâm nhiễm rầy chổng cánh gây bệnh vàng lá Greening. Đồng thời kỹ thuật dùng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh để bồi bổ cho đất luôn tơi xớp, kỹ thuật chăm sóc đồng bộ, bộ rễ phát triển mạnh, làm cho cây cam khoẻ, kháng bệnh tốt, đâm chồi, phát tán sum suê.

Muốn được điều đó, trước hết phải chọn giống cam sành sạch bệnh, giống ổi ngon như ổi xá lị, ổi ruột trắng hoặc ruột đỏ không hạt bán được giá cao. Lên mô cao 0,3-0,5 m, đường kính mô rộng 1-1,5 m, khoảng cách trồng 4 x 4 m, khoảng giữa trồng xen cây ổi. Trồng ổi trước đó 6-8 tháng so khi trồng cam, sau đó cứ cắt tỉa cây ổi sao cho chiều cao cây ổi không cao, không thấp hơn cây cam 0,3-0,5 m để cây ổi có đủ lá và mùi xua đuổi rầy chổng cánh. Thời vụ xuống giống cam sành nên vào tháng 9-11 dương lịch, vì lúc nầy mật độ rầy chổng cánh rất ít.

Trước khi đặt cây giống phải bón lót 10 kg/gốc phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng trộn trong đất, dùng ống chích bơm thuốc Nokaph 20 EC nguyên chất 8 ml/cây/mô được chia làm 4 lổ, mỗi lổ 2 ml, cách gốc 30 cm, sâu 10 cm để thuốc thấm dần vào rễ non của cây, cứ 2 tháng/lần phòng ngừa sâu bệnh, dùng các thuốc lưu dẫn như Bassa 50 EC pha theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn chai phun đều trên mặt líp. Nếu không có các loại thuốc nêu trên có thể dùng các thuốc trừ nấm, trừ sâu lưu dẫn tương tự để phòng trị. Sau 10 ngày đặt cây giống tưới phân NPK 18-12-14 pha 50g/gốc, đồng thời thuốc Ridomil Gold 68 WP pha 30g trong 10 lít nước tưới cho một mô. Năm 1-2 cứ 6 tháng bón 10kg phân hữu cơ vi sinh và vôi một lần, phân NPK 20-20-15 cứ 90g/gốc/tháng, năm thứ 3-4 bón 150g/gốc/tháng, về sau tăng dần 250g/gốc, 350g/gốc; mỗi năm bón 5-6 lần. Mùa nắng tưới nước 3-4 ngày/lần cho cam, ổi. Ngoài ra, hàng tháng thấy cần ngừa các bệnh nên phun dung dịch Bordaux trên lá và phun riêng các phân bón lá khác chứa nhiều vi lượng như Mg, Mn, Cu, Zn, Mo, Bo…Năm thứ 2 nếu cây ra hoa nên cắt bỏ.

Khi cây lên cao hơn 0,5-0,6m ta cắt đọt ngay vị trí đâm chồi sao cho cách gốc 0,5-0,6m để tạo các chồi mọc cháng hai, cháng ba. Khi đâm chồi, cành nhiều, ta cắt bỏ bớt các chồi vô hiệu, cành đan chéo, cành mọc không đúng chỗ. Tỉa chồi, cắt cành nên tạo khoảng cách từ cháng hai xuống mặt đất khoảng 0,5-0,6m để ít nhiễm bệnh từ mặt đất văng lên. Các chồi từ cháng hai trở lên khoảng cách thưa ra 0,10-0,15m để thân cây cung cấp đủ dinh dưỡng các cành và cho trái đồng đều. Khi cây 1-2 năm tuổi quét vôi, quét thuốc trừ nấm trên thân gốc 6 tháng/lần, nhất là phòng ngừa nấm Phytophthora dễ tấn công. Mỗi khi cắt, cưa một cành nhánh thì vệ sinh dụng cụ bằng cồn hay nước eau de javel không cho nấm, vi sinh vật lây lan. Sau đó dùng keo dán gỗ hoặc vôi hay pha thuốc trừ nấm thoa lấp lên vết cắt, để nấm bệnh không xâm nhiễm vào vết cưa, vết cắt.

Các cành dài ra ta dùng dây nhựa buộc kéo dần uốn xuống đất với góc 450 theo hướng tứ diện, tạo tán lá tròn, đều nhau; uốn từ từ để cành ngả ra theo sự mong muốn. Cây cam sành trồng theo phương pháp nầy được khống chế chiều cao khoảng 1,5-2m nhưng tán cây rộng 2-3m, dưới mặt đất để cỏ mọc lấp sấp giữ ẩm. Thật sự dễ chăm sóc, tỉa cành, hái trái.

Trước khi trồng nên thiết kế đặt cây cam, cây ổi vào bảng vẽ, đánh số thứ tự từng gốc cam trong sơ đồ và sau khi trồng mang thẻ ghi số từng cây. Trong quá trình quan sát, theo dõi ghi nhật ký hàng ngày, hàng tuần, khi nhận xét lưu ý từng cây có mang số để chúng ta nhớ chăm sóc, phòng trị bệnh kịp thời.

Ngoài việc theo dõi cây cam cũng không quên chăm sóc cây ổi như bón phân, bấm đọt để cây ổi ra hoa kết trái và bao trái nhằm tạo giá trị thu nhập cao từ cây ổi.

Việc trồng cam sành theo nguyên lý xen ổi vừa nêu trên cũng có thể áp dụng trồng cho các loại cây khác như bưởi, quýt, chanh./.



(Nguồn: sonongnghiep.bentre.gov.vn)


Hai vấn đề lưu ý khi

cho chôm chôm ra trái vụ nghịch


Một số nhà vườn chuyên trồng chôm chôm ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) và Long Hồ (Vĩnh Long) những năm gần đây dùng nilon để đậy gốc chôm chôm kết hợp với siết nước ở mương vườn trong mùa mưa để cây cho trái mùa nghịch đã bị thất bại không chỉ một mùa. Tuy vậy, không phải ai cũng biết lý do dù sách vở, tài liệu có đủ!

Theo các nhà vườn, chôm chôm là cây “chịu đau”, tức là thích được tỉa cành mạnh tay sau khi thu hoạch trái và sẽ cho bông vụ kế tiếp sau khi ra đọt trả lại tàn lần thứ ba.

Từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, biết được đặc tính này của cây chôm chôm, sau khi chăm sóc cho cây lấy lại sức và cho cơi đọt thứ 3 xong, một số nhà vườn có kinh nghiệm đã đậy bộng không cho nước vào vườn khiến cây bị khô hạn tạm thời một thời gian (tùy vườn cây còn tơ hay cây đã lớn mà thời gian này dài hay ngắn), tạo điều kiện thuận lợi để cây ra bông sớm.

Khi cây ra bông và đậu trái đều toàn vườn họ mới cho nước vào vườn bắt đầu thực hiện việc chăm sóc trái non. Thời gian đó, việc siết nước vườn cây như thế là “bí quyết” cạnh tranh của các nhà vườn chôm chôm.

Những ai biết làm như thế (kiệt nước vườn đúng lúc), vườn chôm chôm sẽ cho trái sớm khoảng 1 tháng so với vườn để cây ra trái tự nhiên và tức nhiên sẽ bán được giá cao, đặc biệt là né được vụ chôm chôm miệt Long Khánh ùa về vốn có giá cực rẻ dù phải vượt hàng trăm cây số về đây.

Ông Bảy Trứ là một nhà vườn có diện tích trồng chôm chôm lớn ở xã Bình Hòa Phước (Long Hồ) hóm hỉnh kể về sự gian nan của mình khi đi học lóm kinh nghiệm này lúc đó: “Tao đến hỏi, nó (ông ám chỉ nhà vườn có kinh nghiệm làm chôm chôm cho trái sớm mà ông đến học) thà làm vịt xiêm đãi tao nhậu chớ đâu thèm nói. Nó cứ luôn miệng “trời cho”, ờ thì trời cho, đợi lúc chủ nhà say mèm, tao giả bộ đi ra sau vườn đái thì thấy nước khô ran dưới mương. Mắt nhà nghề tao biết liền hà!”

Sau khoảng chục năm kể từ bí quyết trên bị “lộ”, việc cây chôm chôm cho trái sớm bớt đi ý nghĩa, vì không những vùng chôm chôm bên sông Tiền cho trái sớm mà cả chôm chôm vùng Trà Ôn (Vĩnh Long), Cầu Kè (Trà Vinh) bên sông Hậu cũng đâu chịu thua.

Trong những năm này, các vùng trồng chôm chôm trong tỉnh, sau khi siết nước và thấy cây chôm chôm bắt đầu kết bông (cuối mùa khô đầu mùa mưa), ai cũng muốn nín thở khi thấy trời chuyển mưa, còn bị mưa lớn liên tiếp 2- 3 đám thì kể như công siết nước trở thành công dã tràng.

Cây càng sung sẽ ra đọt càng dữ, mà khi cây đã ra đọt thì bông đã có rụng hết, vụ trái sớm trở thành vụ trái muộn, may lắm là vụ bình thường…

Không chịu thua thiên nhiên, nắm chắc các đặc tính của cây chôm chôm và quá trình làm cây cho trái sớm nói trên, anh Đồng, một nhà vườn trẻ tuổi ở Bình Hòa Phước với sự giúp đỡ của một số nhà chuyên môn ở Trường Đại học Cần Thơ đã thử “cãi trời”.

Khi cây chôm chôm hội đủ điều kiện cho bông, dù đang trong mùa mưa, anh dùng nilon đậy cả liếp vườn kết hợp với việc bơm tát nước dưới mương tích cực làm cho vườn cây khô hạn cục bộ. Sau đó khoảng hơn 1 tháng (tùy tình trạng kết nụ bông của vườn cây), thực hiện việc cho nước vào vườn “sốc nước” cho cây. Cả vườn đồng loạt ra bông thì lại siết nước cho cây đậu trái.

Kỹ thuật này sau đó được các nhà vườn và các nhà khoa học hoàn thiện thêm, nhưng cũng có thể nói sự thành công của anh Đồng là một trong những điểm sáng khởi đầu của phong trào cho cây trồng ra trái theo ý muốn.

Hiện nay, kỹ thuật đậy chôm chôm để cho trái mùa nghịch được phổ biến khá đầy đủ trên các phương tiện truyền thông và ở các tài liệu khuyến nông. Tuy nhiên, vẫn có một số nhà vườn bước đầu áp dụng bị thất bại do chưa nắm thật kỹ 2 vấn đề chủ quan có tính quyết định sau (tức nhiên loại bỏ yếu tố thiên tai hay cây chưa hội đủ điều kiện cho trái):

Một là: “Sốc nước” cho ra sốc nước, trong thời gian làm khô hạn tạm thời vườn cây, việc kiệt nước trong mương vườn phải đảm bảo. Khi đến thời điểm cho nước vào vườn, tạo nên một cú “sốc” sinh lý cho cây để cây chuyển mình cho bông.

Nhà vườn phải chú ý cho nước ngập vườn, nếu không đủ nước phải bơm thêm vào vì nếu thiếu nước thì phản ứng sinh lý của cây xảy ra không tốt cây, không cho nụ bông đều trong vườn.

Hai là: “Thương” cây cho đúng, các nhà vườn thường thất bại chủ yếu là do khâu này. Khi kiệt nước lại để cây làm bông và đậu trái, chủ vườn thấy cây bị khô héo cảm thấy đau lòng nên tốc nilon tưới nước sớm khi cây chưa đậu trái đầy đủ.



Nhà vườn nên nhớ khi cây bị khô hạn có nước vào thì những cành có mầm bông sẽ nhú bông, nhưng những cành chưa kịp có mầm bông sẽ cho ra đọt mà đọt phát triển càng mạnh thì càng làm hoa rụng đi.

(Nguồn: baovinhlong.com.vn)


Sử dụng túi vải bảo vệ trái bưởi thành công


Hôm tôi đến, ông Mai Văn Rẩy, ở ấp Hội Thành - xã Tân Hội (Mỏ Cày Nam) vừa thu hoạch bưởi da xanh bán cho thương lái.


Ông Rẩy có 6 công đất dừa trồng xen bưởi da xanh, thu hoạch được 430kg bưởi trái. Thương lái vào tận vườn thu mua, bưởi loại I giá 36.000 đồng/kg, loại II thấp hơn 10.000 đồng/kg, loại III tiếp tục giảm 10.000 đồng/kg. Nếu tính mức trung bình thì 1kg bưởi bán được 19.000 đồng. Như vậy, ông Rẩy có được khoản thu nhập hơn 8 triệu đồng từ thu hoạch bưởi lần này. Theo ông Rẩy so sánh: Trái dừa khô nằm ở mức 100.000 đồng/chục (12 trái) chỉ mới ngang mức trái bưởi. Còn giá dưới 100.000 đồng/chục thì nguồn thu thấp hơn cây bưởi da xanh rất nhiều.

6 công đất vườn của ông Rẩy trước đây trồng cam một thời gian thì bị bệnh vàng lá. Ông chuyển sang trồng nhãn được vài năm lại xuất hiện bệnh chổi rồng. Năm 2006, ông Rẩy tham gia Dự án bưởi da xanh của tỉnh. Mỗi công đất dừa trồng xen 40 cây bưởi. Dự án đầu tư cho ông 240 cây bưởi giống, trong đó có 20 cây giống loại nhánh, không thích nghi với vùng đất nên đã chết, 220 cây bưởi giống loại ghép, phát triển tốt. 3 năm sau, cây bưởi bắt đầu cho trái chiến, tán cây xòe rộng. Ông Rẩy tỉa thưa cây dừa để đảm bảo ánh sáng cho cây bưởi phát triển. Tháng 8-2012, cây bưởi trong giai đoạn cho trái ổn định. Từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch là mùa nghịch, cây bưởi mới có trái thu hoạch nhưng chỉ vài chục ký. Từ tháng 8 âm lịch trở đi, cây cho trái rộ, khoảng một tháng rưỡi có trái hái bán, trung bình 500kg/lần thu hoạch. Cao điểm, trái bưởi da xanh loại I (từ 1,2-1,4kg/trái) giá bán lên đến 50.000 đồng/kg. Ông Rẩy nói: Sâu đục trái xuất hiện và tấn công trái bưởi. Trái bưởi trên thân cây mới to hơn ngón chân cái, sâu bám vào, phải lặt bỏ. Trên thị trường có bán túi bao trái bưởi, giá 1.200 đồng/túi. Ông mua đem về bọc trái, ngăn được sự tấn công của sâu. Nhưng túi bọc nếu gặp mưa thì 2 tháng sau phải thay túi mới. Ông Rẩy mua vải thun về may túi bọc trái bưởi. Một mét vải thun loại mỏng, giá từ 7.000 - 7.500 đồng, về cắt may được 5-6 túi. Túi vải bọc trái bưởi có tuổi thọ kéo dài, khi trái bưởi thu hoạch xong vẫn có thể sử dụng lại để tiếp tục bảo vệ trái bưởi khác. Kinh nghiệm của ông Rẩy là để giữ màu xanh cho trái bưởi phải sử dụng vải thun mỏng để bọc, vì vải dày hạn chế sự tiếp xúc ánh sáng của trái bưởi nên khi thu hoạch vỏ bưởi có màu xanh nhạt.

Theo ông Rẩy, hiện trái bưởi chỉ còn bị nấm hồng, rệp sáp đeo bám nhưng sử dụng thuốc phun xịt thì loại trừ được. Ông đã an tâm chăm sóc cây trồng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Hàng tháng, ông có thu nhập đảm bảo ổn định cho cuộc sống gia đình.

(Nguồn: baodongkhoi.com.vn)



Каталог: upload -> anphamthongtin -> thongtinkhcnpvptntm -> 2013
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
2013 -> THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC

tải về 439.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương