THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC



tải về 0.97 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu10.12.2017
Kích0.97 Mb.
#35036
  1   2   3   4   5

THÔNG TIN KH&CN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

MỤC LỤC




Trang

ĐƯỜNG LỐI- CHÍNH SÁCH

3

Nghị Quyết Số: 06/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre Quy định mức chi hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre




MÔ HÌNH HAY-CÁCH LÀM TỐT

6

Làm giàu từ cây ổi lê

6

Nông dân Huỳnh Văn Út thành công với phương pháp xử lý chôm chôm vụ lỡ

8

Dòi đục lá – Đối tượng mới gây hại trên cây có múi

11

Sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho ca cao

15

Chăm sóc cây ca cao trong mùa mưa

18

Xã Vĩnh Hòa-Huyện Chợ Lách: Hiệu quả từ mô hình trồng trúc đốm của người nghèo

21

Trồng rau muống lấy hạt: Đầu tư ít, lãi cao

23

Trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao

25

Phân bón cân đối dinh dưỡng nâng cao năng suất ớt

29

Bệnh đốm vằn hại lúa

31

Sản xuất lúa đạt hiệu quả cao trên vùng đất phèn

33

Hiệu quả lúa lai Arize B-TE1 vùng tôm lúa

35

Vì sao ngô lép hạt?

37

Giúp nhà nông tránh sử dụng phân bón giả, phân bón kém chất lượng

39

Thời của nông nghiệp hữu cơ?

42

Thành công bất ngờ từ tôm-lúa

46

Nuôi tép trên ruộng lúa

48

Nuôi tôm, cua dưới tán rừng

50

Nuôi thủy sản trên đất lúa

52

Mô hình phát triển sản xuất giúp nông dân nâng cao đời sống kinh tế

55

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG KHCN

57

Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Cái Mơn” cho sản phẩm giống cây trồng

57

Hội thảo sơ kết đề tài nấm cao cấp kim châm, ngọc châm

59

Thạnh Phú hội thảo tìm đầu ra cho cây lúa

60


ĐƯỜNG LỐI-CHÍNH SÁCH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BẾN TRE Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 06/2013/NQ-HĐND Bến Tre, ngày 11 tháng 7 năm 2013



NGHỊ QUYẾT


Quy định mức chi hỗ trợ, khuyến khích phát triển

hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
KHOÁ VIII - KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã;

Căn cứ Thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã;

Căn cứ Thông tư số 173/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã;

Sau khi nghe Uỷ ban nhân dân tỉnh trình bày Tờ trình số 3060/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2013 quy định mức chi hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre;

Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,


QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức chi hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (gọi chung là hợp tác xã) trên địa bàn tỉnh Bến Tre như sau:

1. Hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã:

Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã khi thành lập mới sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí tối đa không quá 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) cho một hợp tác xã. Cụ thể như sau:

a) Chi hỗ trợ tổ chức lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hợp tác xã (không quá 02 ngày) bao gồm:

- Chi thù lao cho giảng viên, báo cáo viên, tiền ăn, tiền phương tiện đi lại, thuê phòng nghỉ cho giảng viên: Thực hiện theo mức chi quy định hiện hành tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật nêu trên được sửa đổi, bổ sung bởi văn bản khác thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung tương ứng.

- Hỗ trợ nước uống cho học viên: 10.000 đồng/người/ngày.

- Hỗ trợ chi phí mua tài liệu học tập; thuê hội trường tổ chức lớp; thuê phương tiện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy; mua văn phòng phẩm; công tác tổ chức quản lý và phục vụ lớp tập huấn.

b) Chi hỗ trợ công tác tư vấn trực tiếp cho các sáng lập viên, đại diện hợp tác xã, chuẩn bị thành lập:

Bồi dưỡng cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn: 70.000 đồng/1 buổi hướng dẫn trực tiếp (tối đa không quá 04 buổi/hợp tác xã) cho công tác xây dựng điều lệ, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; hoàn thiện các thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh, xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của hợp tác xã.

2. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho các chức danh hợp tác xã:

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho các chức danh của hợp tác xã: Các chức danh trong Ban quản trị, Ban chủ nhiệm, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng (không quá 05 ngày/lớp):

- Chi thù lao cho giảng viên, báo cáo viên, tiền ăn, tiền phương tiện đi lại, thuê phòng nghỉ cho giảng viên đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho các chức danh của hợp tác xã, hỗ trợ tiền nước uống cho học viên; thuê hội trường; thuê phương tiện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy; phôtô tài liệu học tập; mua văn phòng phẩm; công tác tổ chức quản lý và phục vụ lớp đào tạo, bồi dưỡng được áp dụng thực hiện chi tương tự như hỗ trợ tổ chức lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hợp tác xã tại Điểm a, Khoản 1, Điều 1 của Nghị quyết này.

- Ngoài các khoản hỗ trợ nêu trên học viên còn được hỗ trợ thêm tiền xe đi và về từ trụ sở hợp tác xã, đến cơ sở đào tạo: 1.000 đồng/km.



Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.



Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khoá VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 11 tháng 7 năm 2013 và có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.

CHỦ TỊCH

(Đã Ký)

Nguyễn Thành Phong
(Nguồn: Công báo tỉnh Bến Tre)

MÔ HÌNH HAY-CÁCH LÀM TỐT

Làm giàu từ cây ổi lê

Khi mận An Phước ngày càng rớt giá, anh Nguyễn Hữu Hạnh (tên thường gọi Út Chín) ở cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ đã mạnh dạn đốn bỏ mận, trồng ổi lê (ổi Đài Loan) với suy nghĩ: "Kệ, cứ thử một phen. Có gan làm giàu mà!"…

Đến cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt hôm nay, ngoài những vườn mận An Phước lâu đời, còn có những vườn ổi sai trĩu quả, trái bọc cẩn thận trong bao xốp và bao ni-lông trắng. Trái ổi màu vàng xanh có hình dáng giống trái lê, có xuất xứ từ Đài Loan nên bà con gọi là ổi lê, ổi Đài Loan. Giống ổi này ăn giòn và ngọt hơn ổi bình thường nên giá bán cũng cao gấp đôi, gấp ba, giá dao động từ 12.000 đồng đến 15.000 đồng/kg. Người tiên phong trong việc đem giống ổi mới về trồng và cung cấp cây giống cho các nhà vườn không ai khác ngoài anh Út Chín ở khu vực Tân Mỹ 2 nên bà con thường gọi là "ổi Út Chín".

Vườn ổi của anh Út Chín nằm ở cuối cù lao. Nơi đây 2 năm trước được phủ kín bằng màu đỏ của mận An Phước, nay đã thay bằng màu trắng của những vỏ xốp bao trái ổi. Anh Út Chín 45 tuổi, dáng người nhỏ, da rám nắng cùng nhân công tất bật thu hoạch, cân, đóng thùng giao ổi cho thương lái… Khi đã ngơi tay, Út Chín tâm tình: "Mấy năm gần đây, giá Mận An Phước lúc được, lúc mất, không ổn định, lúc trồng lại tốn nhiều chi phí và công chăm sóc nên tôi nghĩ là mình phải tìm một giống cây ăn trái mới để thay thế cây mận. Năm 2011, tôi được các tiểu thương bán trái cây trên chợ đầu mối Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh tư vấn về giống ổi Đài Loan bán được giá và đang khan hàng. Tôi tìm hiểu kỹ về kỹ thuật chăm sóc, năng suất, giá trị kinh tế giống ổi này và sau đó quyết định đến trại giống ở Đồng Nai mua 500 nhánh về trồng". Việc đốn bỏ vườn mận đã dày công chăm sóc bấy lâu để trồng giống ổi mới là khá liều lĩnh nên nhiều người can ngăn nhưng Út Chín vẫn quyết tâm làm.

Sau 8 tháng chăm sóc, cây ổi ra bông, kết trái. Khi trái lớn cỡ ngón chân cái thì được bọc 1 bọc xốp và 1 bọc ni-lông để bảo vệ trái không bị sâu, côn trùng đục. Cách 10 ngày, bón phân (con cò và ka li) dưới gốc một lần, khoảng 1,5 tháng xịt thuốc trên lá để trị mò… Bốn tháng sau, anh Út Chín thu hoạch đợt đầu tiên. Từ đó về sau mỗi tháng bẻ đọt một lần. Như vậy, chỉ sau 1 năm trồng, ổi đã cho trái và cứ thu hoạch đều đặn hằng tuần. Anh Út cho biết: "Cứ mỗi đợt thu hoạch 10 công ổi nếu ít thì được hơn 1 tấn, rộ thì từ 4-5 tấn. Tôi bỏ mối cho các vựa trái cây ở chợ đầu mối Thủ Đức, với giá 12.000 đồng/kg. Trừ chi phí và nhân công, tôi vẫn còn lời khoảng 9.000 đồng/ kg". Trung bình một tháng, giống ổi này giúp anh Út Chín thu lợi nhuận trên dưới 100 triệu đồng.

Bên cạnh đó, anh còn bán cây giống và hướng dẫn kỹ thuật cho những hộ có nhu cầu trồng. Sau khi thu hoạch, nếu hộ nào không tìm được nơi tiêu thụ thì anh nhận bao tiêu sản phẩm, giúp họ có đầu ra ổn định, yên tâm sản xuất. Hiện nay, có trên 20 hộ ở phường Tân Lộc mua cây giống và trồng có hiệu quả.

Nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường người tiêu dùng và có hướng chuyển đổi cây trồng hợp lý, anh Út Chín đã thành công trong việc trồng và phát triển giống ổi mới tại phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh đã giúp nhiều nhà vườn cải thiện kinh tế khi chuyển sang trồng ổi lê.



(Nguồn: vietlinh.com.vn)



Nông dân Huỳnh Văn Út thành công với phương pháp xử lý chôm chôm vụ lỡ

Bằng kinh nghiệm đúc kết qua nhiều năm liên tiếp thất bại cùng với sự cần cù mà những năm qua ông Huỳnh Văn Út ấp Cái Tắc, xã Hưng Khánh Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc đều đạt lợi nhuận cao từ vườn chôm chôm. Không xử lý cho cây ra trái nghịch vụ, ông Út để chôm chôm ra trái rãi vụ hay còn gọi là vụ lỡ. Thời gian thu hoạch kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11 âm lịch. Mỗi năm, ông thu lợi nhuận gần 200 triệu đồng từ 8 công chôm chôm của mình.

Là vùng Bưng Trích, nước ngập quanh năm nên nhiều nhà vườn không chủ động được nước, cây ăn trái chết hàng loạt. ông Huỳnh Văn Út cũng thất bại với cây cam sành vì đến mùa nước nổi, cam bị chết. Ông chuyển sang trồng chôm chôm java. Nhưng những vụ đầu, ông cũng thất bại, chôm chôm không ra bông. Ông Út khắc gốc như làm bông cho cây nhãn nhưng cũng không thành công.

Không nản chí, ông quyết định đầu tư 25 triệu đồng xây dựng hệ thống đê bao cục bộ cho vườn cây ăn trái. Vụ đầu tiên, ông xử lý cho cây ra bông vụ lỡ thành công. Từ đó đến nay, ông áp dụng phương pháp siết nước, đi phân cho cây chôm chôm ra hoa vụ lỡ. Ưu điểm của cách làm này là tránh được vụ chính của nhà vườn huyện Chợ Lách và Long Khánh, Đồng Nai, đồng thời chôm chôm chín không đồng loạt, thời gian thu hoạch kéo dài.

Theo kinh nghiệm của mình, ông Út cho biết, cách làm này không tốn chi phí như xử lý cho chôm chôm ra trái nghịch vụ. 8 công chôm chôm được ông chia làm ba thửa để xử lý nước. Mỗi thửa được cắt nước cách nhau một tháng để tránh trái chín đồng loạt. Sau khi thu hoạch xong phải dọn cành, quét vườn cho thông thoáng. Khoảng đầu tháng chạp âm lịch, ông Út bắt đầu làm bông. Chờ cơi đọt vừa già, ông tiến hành đóng cống, cắt nước cho khô mương vườn.

Khoảng 2 tháng, khi thấy cây ra bông thì bắt đầu tưới nước nhưng với lượng ít. Khoảng 1 tuần tưới 1 lần. Đến khi bông rớt tàn thì cho nước vô mương nhưng phải quản lý mực nước. Trong thời gian làm bông, thì lượng phân bón cũng giảm. Cứ một cơi đọt (khoảng 1 tháng rưỡi) thì bón phân một lần; trung bình 50kg cho một công, chủ yếu là Urê cộng với Lio Thái.

Khi chôm chôm đậu trái thì tăng cường bón NPK nhưng với lượng kali cao hơn để nuôi trái. Một tuần phải xịt Anvil một lần kết hợp với phân bón lá để trái đẹp. Đến khi trái có cơm, ông Út đi phân NPK 12.12.17. Từ khi chôm chôm đậu trái đến thu hoạch khoảng 5 tháng. Trong thời gian này, chủ yếu là chăm sóc trái bằng phân NPK và phun thuốc dưỡng lá. Khoảng 1 tháng, ông bón phân một lần nhưng với liều lượng ít.

Vụ chôm chôm năm nay, mỗi công ông thu hoạch khoảng 2 tấn trái. Giá chôm chôm vụ lỡ không dao động nhiều. Hiện nay, thương lái đến mua tại vườn với giá chôm chôm Java 8.000/kg, chôm chôm nhãn 13.000/kg và chôm chôm thái 20.000/kg.

Theo ông Út, để chôm chôm ra trái vụ lỡ thì lợi nhuận cao hơn xử lý ra trái nghịch vụ. Vì nhà vườn không tốn chi phí trùm bạc, bơm nước, phun thuốc. Ông út khẳng định: Khi xử lý cho cây ra trái rải vụ rất thuận lợi cho nhà vườn thu hoạch và giá cả thị trường. “Với giá như hiện nay, tôi thu lợi nhuận cao hơn khoảng 40% so với các vườn để chính vụ”-ông Út nói.

Để thành công với việc xử lý cho chôm chôm ra trái, hàng năm ông Út phải đầu tư chi phí tu bổ hệ thống đê bao cục bộ quanh vườn. Do không chủ động được nguồn nước, nên ông vẫn lo lắng. Những năm triều cường dâng cao thì nông dân vùng Bưng trích sẽ mất trắng. Có một chút băn khoăn từ lão nông Huỳnh Văn Út “Nếu như nhà nước đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống đê bao lớn cho vùng Bưng trích thì nông dân vùng này bớt lo. Năm này, lũ cao thì hệ thống đê bao thủ công của nông dân không đảm bảo cho việc chống ngập úng”.

Là loại cây có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để thành công với cây chôm chôm đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật. Từ kinh nghiệm bản thân cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ông Huỳnh Văn Út đã thành công. Ông được xem là nông dân tiêu biểu của xã Hưng Khánh Trung A trong việc xử lý chôm chôm ra trái vụ lỡ thành công.



(Nguồn: dost-bentre.gov.vn)



Каталог: upload -> anphamthongtin -> thongtinkhcnpvptntm -> 2013
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
2013 -> THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC

tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương