PHÁt triển hệ thống quản lý thông tin ngành lâm nghiệP



tải về 368.4 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích368.4 Kb.
#30383
  1   2   3   4   5   6   7


FORMIS

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Dự thảo

Báo cáo hoàn thành dự án 2009-2012



Tháng 5/2009 – 12/2012

TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM (VNFOREST), BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (MARD)

HỖ TRỢ TÀI CHÍNH: QUỸ ỦY THÁC NGÀNH LÂM NGHIỆP (TFF) và CHÍNH PHỦ PHẦN LAN

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN: CÔNG TY NIRAS FINLAND PHỐI HỢP VỚI NHÓM TƯ VẤN GFA VÀ CÔNG TY PHÁT TRIỂN VÀ TƯ VẤN GREENFIELD

Mục lục


1 GIỚI THIỆU CHUNG 3

2 CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 5

3 TÍNH HIỆU QUẢ, HIỆU SUẤT VÀ TÍNH TÍCH ĐÁNG 10

3.1 Hiệu quả 10

3.2 Tính hiệu suất 11

3.3 Tính thích đáng 11



4 GIẢ ĐỊNH VÀ RỦI RO 12

5 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG 12

5.1 Quy trình, tiêu chuẩn và cơ chế trao đổi thông tin giữa các đơn vị lâm nghiệp (kết quả 1) 12

5.2 Hệ thống báo cáo cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác (kết quả 2) 12

5.3 Tăng cường năng lực thu thập và quản lý thông tin (Kết quả 3) 13

5.4 Hạ tầng CNTT (kết quả 4) 14

5.5 Tăng cường năng lực giám sát quá trình thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam cho Bộ NN&PTNT (kết quả 5) 14

5.6 Quản lý dự án 14

6 TRIỂN KHAI CÁC CHIẾN LƯỢC XUYÊN SUỐT 15

6.1 Tham gia và phối hợp 15

6.2 Giới và các dân tộc thiểu số 15

6.3 Tính bền vững 15

6.4 Khả năng mở rộng và sử dụng của các vùng thí điểm 15

7 PHÂN BỔ NGUỒN LỰC 16

7.1 Nguồn lực tài chính 16

7.2 Nhân sự 20

7.3 Mua sắm trang thiết bị và dịch vụ 20



8 KHÓ KHĂN 20

8.1 Các khó khăn liên quan đến lập kế hoạch mua sắm 20

8.2 Khó khăn liên quan đến quá trình thực hiện các hoạt động 21

8.2.1 Huy động các Tổ công tác CNTT 21

8.2.2 Năng lực phục vụ Trao đổi dữ liệu 21

8.2.3 Mô hình mức khái niệm các hệ thống thông tin 21

8.3 Khó khăn liên quan đến Hỗ trợ kỹ thuật 21

9 CÁC THAY ĐỔI VỀ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN 22

10 CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT THAY ĐỔI CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ ĐƯỢC LÊN KẾ HOẠCH 22

10.1 Khuyến nghị liên quan đến tiêu chuẩn thông tin và cơ chế trao đổi thông tin 22

10.2 Khuyến nghị liên quan đến việc đặt tên và xây dựng thương hiệu FORMIS 22

11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

12 CÁC BỘ DỮ LIỆU DO DỰ ÁN XÂY DỰNG 26



1GIỚI THIỆU CHUNG


Đây là bản báo cáo hoàn thành dự án “Phát triển hệ thống quản lý thông tin ngành lâm nghiệp”, FORMIS. Dự án bắt đầu thực hiện từ tháng 5/2009 và sẽ kết thúc vào 31/12/2012.

Các thông tin chính về dự án:

Tên dự án: Dự án Phát triển hệ thống quản lý thông tin ngành lâm nghiệp

Địa điểm thực hiện: Hà Nội và 3 tỉnh thí điểm là Quảng Ninh, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế

Cơ quan thực hiện: Tổng cục lâm nghiệp Việt Nam, thuộc Bộ NN&PTNT

Cơ quan điều hành: Bộ NN&PTNT

Ngân sách: Tổng ngân sách là 4.2 triệu EUR bao gồm 1.8 triệu EUR từ Quỹ Ủy thác lâm nghiệp (TFF), 2.2 triệu EUR từ Chính phủ Phần Lan và 1.4 triệu EUR từ nguồn vốn đối ứng.

Công ty tư vấn: Niras Finland Oy phối hợp với GFA và Phát triển cánh đồng xanh.

Phạm vi công việc:

Mục tiêu tổng thể: Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại cho ngành lâm nghiệp thống nhất từ trung ương đến địa phương nhằm cung cấp thông tin chính xác cho quá trình ra quyết định tại các cơ quan lâm nghiệp các cấp.

Mục đích: Sẵn sàng cung cấp dữ liệu quản lý lâm nghiệp chính xác cho quá trình ra quyết định

Kết quả 1: Quy trình, thủ tục và cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan lâm nghiệp được đưa vào sử dụng

Kết quả 2: Hệ thống báo cáo cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác

Kết quả 3: Tăng cường năng lực thu thập và quản lý thông tin

Kết quả 4: Hạ tầng CNTT được nâng cấp và thiết lập mới

Kết quả 5: Tăng cường năng lực cho Bộ NN&PTNT giám sát thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam



Tóm tắt quá trình thực hiện:

Các kết quả đã đạt được nằm trong phạm vi thí điểm mong đợi. Dự án đã thành công trong việc xây dựng nền tảng kỹ thuật của một hệ thống thông tin hiện đại có thể giúp đạt được mục tiêu tổng thể khi hệ thống được triển khai trên toàn quốc, dự kiến trong Pha II, bắt đầu vào đầu năm 2013. Đoàn đánh giá giữa kỳ có kết luận rằng kiến trúc hệ thống thông tin và phương pháp xây dựng hệ thống thông tin là phù hợp, hiệu quả và hiệu suất, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Các thách thức trong tương lai dự kiến nằm trong các khía cạnh về quản lý và thể chế và việc đảm bảo rằng các bên liên quan sẵn sàng thay đổi các phương thức làm việc hiện nay nhằm thích nghi với việc báo cáo và lập kế hoạch trên máy tính.

Các khó khăn chính mà dự án đã phải đối mặt trong quá trình thực hiện có liên quan đến: 1) kế hoạch mua sắm cứng nhắc và không đáp ứng tốt cho phương pháp xây dựng hệ thống nhanh mà dự án áp dụng, 2) các chức năng chồng chéo và thiết lập thể chế không nhất quán tại các cơ quan dẫn đến việc lập kế hoạch mức khái niệm cho các hệ thống thông tin mất nhiều thời gian.

Khuyến nghị bao gồm: 1) đảm bảo thời gian đầy đủ cho quá trình xây dựng các tiêu chuẩn thông tin và tham vấn các bên liên quan, việc này sẽ làm tăng chất lượng các hệ thống thông tin và 2) đặt thương hiệu cho cổng thông tin FORMIS độc lập với các dự án và cơ quan hiện hành nhằm khích lệ những người sử dụng trong toàn ngành đóng góp thông tin. Tên đề xuất là “Cổng thông tin lâm nghiệp Việt Nam”



2CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC


Các kết quả mà dự án FORMIS đạt được được đo đếm bằng cách sử dụng các chỉ số trong khung lô gic của dự án. Biểu 1 trình bày những kết quả mà dự án đạt được tính từ thời điểm khởi động dự án. Điểm tham chiếu trong bảng này là khung logic có trong bản Kế hoạch hoạt động tổng thể được xây dựng trong giai đoạn khởi động dự án và được phê duyệt tháng 1 năm 2010. Bản Kế hoạch hoạt động tổng thể của dự án đã cải tiến các chỉ số, phương tiện thẩm định và các giả định so với Văn kiện dự án trước đó.
Biểu 1 Các kết quả đạt được tính đến hết tháng 12 năm 2012

Các chỉ số

Phương tiện thẩm định

Kết quả đạt được tính đến hết tháng 06/2012




Mục tiêu tổng quát: Xây dựng hệ thống thông tin lâm nghiệp hiện đại từ trung ương đến địa phương nhằm cung cấp thông tin chính xác cho việc ra quyết định tại tất cả các cấp.




Các hệ thống thông tin lâm nghiệp hiện đại bao quát tất cả các quy trình nghiệp vụ chính và các vùng địa lý trên cả nước

Giảm các chi phí giao dịch trong hoạt động lập kế hoạch, giám sát và báo cáo ngành lâm nghiệp

Tăng số lượng các bên liên quan truy cập thông tin lâm nghiệp




Kiến trúc hệ thống FORMIS là nền tảng cho một hệ thống thông tin quản lý hiện đại toàn quốc




Mục đích: Cung cấp thêm số liệu quản lý lâm nghiệp chính xác cho việc ra quyết định




Một điểm truy cập đến thông tin có liên quan trong ngành lâm nghiệp tại 3 tỉnh thí điểm

Chất lượng thông tin đang được cải thiện

Các hệ thống và ứng dụng mới có thể được tích hợp vào hệ thống FORMIS

  1. Cải thiện mức độ hài lòng của người sử dụng đối với việc quản lý thông tin ngành lâm nghiệp

  1. Khảo sát về độ sẵn sàng và chính xác của thông tin

  2. Công nghệ tích hợp được sử dụng

  3. Triển khai tại các tỉnh mới

  4. Thời gian phản ứng với những gì người dùng yêu cầu và truy vấn

  5. Khảo sát mức độ hài lòng




  1. Cổng thông tin FORMIS đã được hoàn thiện về mặt kỹ thuật, sẽ cung cấp điểm truy cập thông tin duy nhất. Đang xây dựng nội dung cổng thông tin

  2. Hệ thống nền FORMIS bao gồm công nghệ tích hợp. Các bộ dữ liệu cụ thể đã được tích hợp. Chất lượng của dữ liệu được cải thiện thông qua việc chuẩn hóa mã. Chất lượng kỹ thuật được cải thiện thông qua việc chuẩn hóa và tái cấu trúc dữ liệu

  3. Hệ thống nền FORMIS đã được triển khai tại cấp trung ương. Hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng đã được triển khai tại trung ương và 3 tỉnh thí điểm. Hệ thống nền có bao gồm công nghệ tích hợp

  4. Thời gian phản hồi vẫn chưa được giám sát

  5. Mẫu khảo sát mức độ hài lòng đã được thiết lập. Khảo sát vẫn chưa được thực hiện




Kết quả 1: Quy trình, tiêu chuẩn và cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan lâm nghiệp hiện có và được đưa vào sử dụng




  1. Các tiêu chuẩn được biên soạn và được các cơ quan có thẩm quyền thông qua

  1. Mức độ bao phủ của các thỏa thuận về tiêu chuẩn được phê duyệt

  2. Khảo sát mức độ hài lòng

  1. Diện bao quát của các tiêu chuẩn:

  • Đề xuất tiêu chuẩn thông tin điều tra rừng

  • Đặc tả kỹ thuật cho dữ liệu bản đồ rừng

  • Các tiêu chuẩn siêu dữ liệu cho nguồn dữ liệu FORMIS (đề xuất)

  • Đề xuất tiêu chuẩn thông tin báo cáo

  1. Quy định về trao đổi thông tin tài nguyên rừng (dự thảo)

  2. Hướng dẫn về chia sẻ dữ liệu trong Bộ NN&PTNT, chia sẻ dữ liệu giữa Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT

  3. Đề xuất về lồng ghép các vấn đề xuyên suốt

  4. Mẫu bảng câu hỏi khảo sát mức độ hài lòng




  1. Các thỏa thuận và/hoặc các quy định trao đổi giữa các cơ quan chính




  1. Thông tin và dữ liệu liên quan đến các quy trình nghiệp vụ chính được trao đổi giữa các cơ quan tính đến cuối dự án




  1. Mức độ hài lòng của các cơ quan liên quan chính về trao đổi thông tin




Kết quả 2: Hệ thống báo cáo cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác




  1. Hệ thống tin học bao quát thêm số lượng các hoạt động chính tại các cơ quan quản lý

  1. Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ chính được triển khai (%)




  1. Hệ thống nền FORMIS và Cổng thông tin lâm nghiệp Việt Nam phục vụ tất cả các quy trình Quản lý rừng bền vững. Các tổ chức lâm nghiệp được cấp phép có thể truy cập dữ liệu và các ứng dụng, bao quát các hoạt động lâm nghiệp một cách an toàn

  2. “Hệ thống CSDL tài nguyên rừng” cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu tài nguyên rừng một cách chuẩn hóa

  3. “Bản đồ”, giao diện bản đồ cho phép người dùng trên toàn quốc xem bản đồ hiện trạng rừng qua kết nối internet an toàn

  4. Ứng dụng “Thống kê” cho phép người dùng cập nhật và xem thông tin các hoạt động bảo vệ rừng

  5. “Báo cáo diễn biến rừng” bao gồm các bản đồ chuyên đề được tạo ra từ thông tin tài nguyên rừng theo lịch sử.

  6. Ứng dụng “Điều tra tài nguyên rừng” cho phép người dùng nhập dữ liệu điều tra rừng vào ứng dụng web. Ứng dụng “Phân tích số liệu điều tra rừng” cho phép người dùng tạo báo cáo điều tra

  7. “Hệ thống giám sát lâm nghiệp” cho phép người dùng cập nhật dữ liệu tài nguyên rừng tại địa phương và tạo báo cáo tại các cấp hành chính khác nhau. Hệ thống đã được xây dựng nhưng vẫn chưa được đưa vào đánh giá trong điều kiện hiện trường

  8. “Văn phòng điện tử cho Tổng cục lâm nghiệp” đã được triển khai tại cấp trung ương nhằm hỗ trợ công tác quản lý của Tổng cục

  9. “Báo cáo ngành” cung cấp cho người dùng các thông tin cấp vĩ mô về ngành lâm nghiệp. Thông tin có thể được người dùng cập nhật trực tuyến




  1. Trao đổi dữ liệu tự động kết nối các tỉnh thí điểm với trung ương

  1. Trao đổi dữ liệu được đảm bảo mà không cần nhiều tác động của con người (đánh giá kỹ thuật)

  1. Dữ liệu đã được chuyển từ địa phương lên cấp trung ương sử dụng ứng dụng nhập dữ liệu trên web cho điều tra rừng. Ứng dụng được tích hợp vào Hệ thống nền FORMIS đảm bảo an toàn dữ liệu.

  2. Dữ liệu đã được trao đổi qua cổng thông tin, ví dụ các tài liệu, hướng dẫn, quy định

  3. Dữ liệu có thể được trao đổi qua “chia sẻ dữ liệu”, danh mục siêu dữ liệu bao gồm các bộ dữ liệu đã được tích hợp vào hệ thống FORMIS.

  4. Dữ liệu có thể được trao đổi giữa các cấp trung ương và địa phương thông qua hệ thống “Theo dõi rừng”, hệ thống lưu trữ các thay đổi về diện tích và hiện trạng rừng.




  1. Cải thiện mức độ hài lòng của người dùng chính liên quan đến độ sẵn sàng, tính thích đáng và chất lượng của thông tin nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định

  1. Trao đổi dữ liệu được đảm bảo mà không cần nhiều tác động của con người (đánh giá kỹ thuật)

Một khảo sát mức độ hài lòng của người dùng đã được thực hiện




Kết quả 3: Tăng cường năng lực thu thập và quản lý thông tin




  1. Tăng cường năng lực cho 3 tỉnh thí điểm và cấp trung ương trong việc sử dụng và duy trì các hệ thống thông tin được lựa chọn

Tăng cường các năng lực quan trọng, %, thực tế/kế hoạch

Chưa được đánh giá




  1. Số lượng các khóa đào tạo

Báo cáo các khóa đào tạo

  • 27 khóa đào tạo, 68 lớp đào tạo




Số học viên được đào tạo

Báo cáo các khóa đào tạo

  • 1826 học viên (bao gồm 19 học viên ước tính dựa trên kế hoạch đào tạo cho các khóa sắp tới/đang triển khai)




Kết quả 4: Hạ tầng CNTT được nâng cấp hoặc xây dựng mới




Nâng cấp hạ tầng CNTT cho các hệ thống thông tin được lựa chọn tại 3 tỉnh thí điểm và trung ương. (Xem phụ lục II)


  1. Hạ tầng được nâng cấp: %, thực tế/kế hoạch

Tổng giá trị đầu tư cho hạ tầng CNTT tính đến nay EURO 327,124
Mức độ sẵn sàng 100%, thực tế/kế hoạch tính đến nay

  • Máy chủ, 5

  • 48 máy tính để bản và máy in, 2 máy tính xách tay

  • Máy in màu, A3, 3

  • GPS, 59

  • 15 điện thoại di động phục vụ cho việc thử nghiệm công nghệ di động

  • Accessories, 2

  • Phần mềm, 17

  • Mạng nội bộ cho văn phòng Tổng cục lâm nghiệp




Kết quả 5: Tăng cường năng lực giám sát quá trình thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam cho Bộ NN&PTNT




  1. Báo cáo giám sát CLPTLNVN 2010

1) Báo cáo được công bố

Báo cáo hoạt động ngành lâm nghiệp 2006-2010 (hoàn thiện, công bố)




  1. Các phương pháp thu thập dữ liệu cải tiến cho báo cáo giám sát CLPTLN VN

2) Thời gian, chi phí cần thiết để thu thập dữ liệu, mức độ chính xác của dữ liệu

Trang web FOMIS được xây dựng phục vụ thu thập dữ liệu dễ dàng hơn




  1. Tích hợp FOMIS với FORMIS

  1. Có thể truy cập FOMIS qua FORMIS

Ứng dụng web FOMIS đã được tích hợp vào FORMIS. Xem “Báo cáo ngành” trong cổng thông tin.







tải về 368.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương