NỘi dung tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy nhà cao tầNG



tải về 144.19 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích144.19 Kb.
#1435
NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY NHÀ CAO TẦNG

MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ CAO TẦNG

1

1. Khái niệm nhà cao tầng

1

2. Những đặc điểm của nhà cao tầng liên quan đến công tác PCCC

1

3. Các loại hình cơ sở nhà cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội

2

II. TÌNH HÌNH CHÁY, NỔ TẠI CÁC TÒA NHÀ CAO TẦNG

3

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PCCC TẠI CÁC NHÀ CAO TẦNG

3

IV. NHỮNG NGUY CƠ CÓ THỂ DẪN TỚI CHÁY, NỔ TẠI CÁC NHÀ CAO TẦNG.

6

1. Trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt.

7

2. Trong sử dụng chất dễ cháy

8

3. Trong sử dụng các thiết bị điện không đảm bảo an toàn

9

4. Các hướng phát triển của đám cháy khi xuất hiện.

9

V. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY TRONG NHÀ CAO TẦNG

10

1. Biện pháp phòng cháy khi đầu tư xây dựng

10

2. Biện pháp phòng cháy trong quá trình hoạt động

14

VI. BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ

18

V. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TUYÊN TRUYỀN NHÀ CAO TẦNG

20


I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CÁC LOẠI HÌNH NHÀ CAO TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI:

1. Khái niệm nhà cao tầng:

- Nhà công cộng từ 10 tầng trở lên.

- Nhà ở từ 9 tầng trở lên (không tính tầng hầm).

- Nhà có chiều cao từ 25m trở lên (chiều cao nhà được xác định bằng chiều cao bố trí của tầng trên cùng không kể tầng kỹ thuật trên cùng; còn chiều cao bố trí của tầng được xác định bằng khoảng cách từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận tới mép dưới của cửa sổ mở trên tường ngoài của tầng đó).



2. Những đặc điểm của nhà cao tầng liên quan đến công tác PCCC:

Đây là loại công trình có mật độ tập trung đông người, có những đặc điểm về PCCC khác với công trình thấp tầng, diễn biến cháy nổ ở các công trình này rất phức tạp, việc thoát nạn, cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguy cơ thiệt hại về người và tài sản cao.

- Đặc điểm kiến trúc:

+ Nhà càng cao thì diện tích sử dụng càng lớn, dẫn đến mật độ tập trung đông, lượng chất cháy, vật tư thiết bị hàng hóa cũng tập trung với khối lượng lớn.

+ Lối ra thoát nạn chính là qua cầu thang, buồng thang bộ (giao thông theo trục đứng) nên việc di chuyển khó khăn và chậm hơn so với di chuyển theo phương ngang, dẫn tới thời gian thoát nạn kéo dài.

+ Khi có cháy trong nhà cao tầng, toàn bộ các tầng ở trên tầng bị cháy sẽ bị đe dọa do lửa khói, hơi nóng khí độc từ đám cháy luôn có xu hướng lan lên trên dọc theo chiều cao công trình gây ảnh hưởng đến thoát nạn và cháy lan lên toàn bộ công trình.

+ Càng lên cao, tốc độ và áp lực gió càng tăng, đó cũng là nguyên nhân làm cho đám cháy phát triển với tốc độ nhanh.

+ Việc triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn cũng như việc cấp nước chữa cháy càng lên cao càng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với những công trình có chiều cao vượt trội và khả năng hoạt động của xe thang được trang bị của lực lượng CS PCCC thấp hơn cao độ công trình hoặc máy bơm chữa cháy không đủ công suất để bơm đẩy nước chữa cháy lên tầng cao.

- Đặc điểm bố trí công năng:

Nhà cao tầng thường có khối cao tầng và khối đế với nhiều loại công năng kết hợp như văn phòng , trung tâm thương mại, nhà trẻ, lớp học, dịch vụ ăn uống, giải trí, gara để xe.. do vậy các nhà cao tầng có càng nhiều công năng thì càng nguy hiểm, cụ thể:

+ Số lượng người đông, với sức khỏe và độ tuổi khác nhau, sẽ có nhiều khó khăn phức tạp trong việc thoát nạn, cứu nạn từ trên cao, đặc biệt đối với người già và trẻ em (không đủ sức khỏe mở cửa buồng thang, chạy cầu thang bộ từ trên cao xuống tầng 1…).

+ Tập trung nhiều hàng hóa, vật liệu là chất cháy, nhất là ở khu vực trung tâm thương mại, bên cạnh đó còn có các phòng chiếu phim, biểu diễn ca nhạc, sân khấu thường có nhiều phông rèm, vật liệu cách âm dễ cháy. Tại tầng hầm bố trí nhiều hạng mục nguy hiểm, tồn chứa nhiều chất cháy như gara để xe, trạm biến áp, kho hàng, hầm chứa rác….. tại khu vực này khi có cháy xảy ra thì đám cháy phát triển nhanh, tạo nhiều sản phẩm khói độc hại và lan truyền nhanh lên trên qua các chỗ hở thông tầng, cầu thang hở, …. gây nguy hiểm cho người sử dụng.

- Các hệ thống kỹ thuật của nhà cao tầng:

Nhà cao tầng thường được bố trí nhiều hệ thống kỹ thuật như: trạm biến áp, máy phát điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống gas trung tâm, hệ thống điều hòa, thông gió, chống tụ khói cho công trình (hệ thống tăng áp buồng thang, giếng thang máy, hệ thống hút khói hành lang, tầng hầm, sảnh thông tầng, trung tâm thương mại…); camera, cáp điện thoại, thang máy, thang cuốn…; hệ thống PCCC cũng có nhiều loại như hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bằng khí, hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà, ngoài nhà. Điều kiện đảm sự hoạt động bình thường cũng như sự an toàn của Nhà cao tầng phụ thuộc rất lớn Các hệ thống kỹ thuật. Do trong nhà cao tầng chỉ cần 1 trong những hệ thống kỹ thuật gặp sự cố hoặc sử dụng không đúng quy trình cũng có thể gây mất an toàn và không đảm bảo về PCCC. ví dụ hệ thống gas trung tâm bị rò rỉ, hệ thống báo cháy hoặc chữa cháy không hoạt động… Mặt khác bản thân các hệ thống kỹ thuật cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ cao hoặc là đường lan chuyền cháy lan chính trong công trình, đặc biệt là tại các vị trí trục kỹ thuật thông tầng, ống đổ rác, không gian thông tầng…



3. C¸c lo¹i h×nh c¬ së nhµ cao tÇng trªn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi:

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang có …. nhà và công trình cao tầng (lấy số liệu theo thời điểm tuyên truyền). Mật độ phân bố các tòa nhà và công trình cao tầng không đều nhau, tập trung chủ yếu tại:

+ Khu vực nội thành: Các quận Cầu Giấy, quận Hoàn Kiếm, quận Đống Đa

+Khu vực ngoại thành : Các huyện Từ Liêm, huyện Gia Lâm, Hà Đông ….

Trong đó cơ bản có một số loại hình :

- Nhà chung cư :

+ Nhà chung cư thuộc khuôn viên các khu đô thị ( khu đô thị Ciputra, khu đô thị The Time City, khu đô thị Vincom ….).

+ Nhà chung cư hoặc tổ hợp công trình chung cư cao cấp (tòa nhà INDOCHINA PLAZA, tòa nhà SKY CITY, tòa nhà THE MANOR …).

+ Các tòa nhà chung cư trong các khuôn viên riêng.

+ Nhà chung cư tái định cư.

- Nhà văn phòng :

+ Tòa nhà văn phòng làm việc của một tập đoàn hoặc một tổng công ty lớn. chịu sự điều hành và quản lý trực tiếp của đơn vị đó.

+ Tòa nhà văn phòng có nhiều đơn vị thuê mặt bằng, chủ đầu tư không trực tiếp điều hành và quản lý.

- Nhà đa năng: Các công trình cao tầng được sử dụng mục đích khác nhau trong 1 tòa nhà như trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, văn phòng làm việc, khu căn hộ ( tòa nhà MIPEC TOWER, tòa nhà SYRENA …. )

+ Hiện nay trong một nhà đang năng chủ đầu tư còn sử dụng tầng hầm làm trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí như tòa nhà ROYAN CITY, SAVICO Long Biên …

- Khách sạn : Trên địa bàn thành phố Hà Nội có một số công trình cao tầng kinh doanh khách sạn với chức năng kinh doanh lưu trú như khách sạn SOFITEL PLAZA, khách sạn SHERATON, khách sạn HORISON …..

- Bệnh viện : Không nhiều.

-Về quy mô các công trình cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội tương đối đa dạng, tập trung chủ yếu là các công trình nhà chung cư, nhà văn phòng có chiếu cao từ 15 đến 30. Bên cạnh đó còn có một số công trình có chiều cao hoặc số tầng hầm vượt trội như :

+ Tòa nhà KENGNAM cao 72 tầng.

+ Công trình LOTTE cao 64 tầng.

+ Tòa nhà PACIFIC PLACE có 05 tầng hầm.

II. TÌNH HÌNH CHÁY, NỔ VÀ PHÂN LOẠI NGUY HIỂM CHÁY, NỔ

Trong những năm trở lại đây tình hình cháy, nổ xảy ra tại các nhà cao tầng có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn về người và tài sản (lấy số liệu báo cáo tại thời điểm tuyên truyền).

Điển hình một số vụ cháy như…. (lấy ví dụ một số vụ cháy tại thời điểm tuyên truyền để minh họa).

III. THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PCCC NHÀ CAO TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI:

(Trước khi tuyên truyền cần khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác PCCC tại cơ sở nhà cao tầng cần tuyên truyền để tuyên truyền các nội dung chính cho phù hợp)

Qua khảo sát, đánh giá các nhà cao tầng trên địa bàn thành phố hiện nay nhận thấy rất ít các cao tầng đã đáp ứng được các yêu cầu PCCC theo quy định, còn lại hầu hết các nhà cao tầng thường tồn tại một số bất cập sau:

3.1. Việc ban hành nội quy, quy định về PCCC:

Tại một số nhà chung cư, nhà tái định cư chưa có nội quy, quy định PCCC, hoặc có nội quy nhưng không phù hợp với tính chất sử dụng của từng khu vực và không được niêm yết nơi có tính chất nguy hiểm cháy, nổ. Các nội quy, quy định về PCCC chưa được phổ biến đến nhân dân sống trong tòa nhà, nhân viên làm việc trong tòa nhà.

3.2. Việc thành lập lực lượng chữa cháy cơ sở, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, xây dựng thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn:

Đội chữa cháy cơ sở tại các khu chung cư, nhà tái định cư thường là lực lượng bảo vệ của tòa nhà, lực lượng này quá mỏng (mỗi ca chỉ có từ 1 đến 3 người), không được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC hàng năm. Do đó sử dụng hệ thống PCCC chưa được thành thạo hoặc không đủ khả năng vận hành hệ thống PCCC của toà nhà.

Phương án chữa cháy, cứu nạn xây dựng không phù hợp với đặc điểm thực tế của tòa nhà, nhiều cơ sở không tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn định kỳ theo quy định. Không phổ biến, hướng dẫn người dân sống trong tòa nhà các biện pháp thoát nạn khi có sự cố xảy ra.

3.3. Việc đầu tư, bảo dưỡng hệ thống PCCC:

Tại nhiều nhà chung cư, tái định cư chủ đầu tư không có kế hoạch dự trù kinh phí để trang bị, bảo dưỡng phương tiện PCCC hoặc những toà nhà sau khi hoàn thiện chủ đầu tư bán hết các căn hộ xong thì không quản lý nữa vì vậy không có BQL và không có kinh phí để đầu tư cho hoạt động PCCC.

Nhiều toà nhà từ khi đưa vào sử dụng đến nay Hệ thống PCCC không được bảo dưỡng định kỳ theo quy định.

3.4. Việc tự tổ chức kiểm tra công tác PCCC:

Hầu hết tại các nhà chung cư, nhà tái định cư chủ đầu tư và Ban quản lý tòa nhà không chỉ đạo lực lượng bảo vệ tự kiểm tra công tác PCCC tại các toà nhà do mình quản lý hoặc có tổ chức tự kiểm tra nhưng việc tự kiểm tra còn mang tính hình thức, không có biên bản lưu.

3.5. Số nhà cao tầng được chủ đầu tư đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy cũng chiếm tỷ lệ cao.

3.6. Việc tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật PCCC:

Tại nhiều nhà nhà chung cư, nhà tái định cư và một số tòa nhà văn phòng, chủ đầu tư chưa quan tâm đến việc tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật PCCC, dẫn đến tình trạng các nhà cao tầng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật PCCC. Cụ thể:

Nhiều nhà chung cư người dân đã cho thuê để làm văn phòng công ty, do đó mật độ người trong toà nhà tăng cao ảnh hưởng đến công tác thoát nạn khi có sự cố cháy nổ. Do chuyển đổi công năng làm văn phòng nên sử dụng nhiều thiết bị điện, dẫn đến tình trạng quá tải, chập điện không đảm bảo an toàn PCCC.

Tại một số tòa nhà, trong quá trình cho các đơn vị thuê mặt bằng làm văn phòng vẫn còn hiện tượng tự ý dùng các vật liệu (tường gạch, tường thạch cao... ) ngăn các phòng làm việc gây ảnh hưởng đến tính năng, tác dụng và phạm vi bảo vệ của các thiết bị PCCC, giải pháp chống tụ khói hành lang. Cá biệt một số tòa nhà sau khi được nghiệm thu đưa vào hoạt động còn cải tạo nâng tầng, quây tầng mái làm các phòng làm việc không đảm bảo lối ra mái theo quy định.

Hầu hết các nhà cao tầng không được đo điện trở nối đất của hệ thống chống sét định kỳ theo quy định, hoặc sử dụng thiết bị đo chưa được kiểm định.

Người dân sống trong các khu chung cư còn sử dụng nguồn lửa không đảm bảo quy định, đun nấu tại khu vực hành lang, cầu thang, đốt vàng mã không đúng nơi quy định, đổ than, tro vào ống đổ rác….

Tại các nhà chung cư, nhà tái định cư người dân sống trong toà nhà còn để các vật dụng hàng hoá….. trong buồng thang thoát nạn, trong phòng kỹ thuật điện. Cá biệt nhiều tòa nhà còn mang các vật dụng như bình cứu hỏa, gạch chèn cửa buồng thang bộ thoát nạn để mở cửa buồng thang lấy sáng, lấy gió dẫn đến không đảm bảo yêu cầu về buồng thang thoát nạn an toàn.

Ở một số cơ sở, để bảo vệ tài sản của mình các Công ty thuê trụ sở trong tòa nhà cũng khóa cửa buồng thang thoát nạn, do đó không đảm bảo yêu cầu về công tác thoát nạn trong toà nhà. Cửa vào buồng thang không có cơ cấu tự đóng, buồng thang không lắp quạt tăng áp theo quy định. Không trang bị hệ thống hút khói tầng hầm, hành lang.

Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn chiếu sáng thoát nạn không được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Do đó hệ thống đèn hoạt động kém hiệu quả không đảm bảo theo quy định

- Tại nhiều nhà chung cư, hệ thống thu rác (ống đổ rác) không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.

- Tại các nhà chung cư có sử dụng các chai LPG để phục vụ kinh doanh số lượng chai LPG đặt trên các nhà cao tầng quá quy định (quá 70kg), không được cơ quan PCCC thẩm duyệt về PCCC do đó các chai gas thường gần nguồn nhiệt, gần cống, rãnh, không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC.

Một số khu nhà cao tầng có lắp đặt hệ thống LPG trung tâm, có đường ống dẫn LPG đến các căn hộ, công tác bảo dưỡng, bảo trì không được làm thường xuyên, đường ống dẫn LPG còn đi trong tầng hầm không đảm bảo theo quy định.

- Tại một số khu chung cư do vỉa hè xung quanh các nhà chung cư quá rộng. Đường giao thông cách xa toà nhà do đó ảnh hưởng đến việc triển khai chữa cháy (xe thang, xe chữa cháy trọng tải lớn khi lên vỉa hè dẫn đến lún, sụt vỉa hè).

Tại vỉa hè chủ đầu tư trồng các cây xanh quá liền nhau, dây điện, dây thông tin đi nổi, bị võng ảnh hưởng đến công tác triển khai chữa cháy.

- Tại một số chung cư đường giao thông xung quanh toà nhà được Sở GTVT kẻ vạch cho ô tô , xe máy dừng, đỗ ảnh hưởng đến việc tác nghiệp khi có cháy xảy ra, đặc biệt không đảm bảo được khả năng triển khai xe thang chữa cháy để cứu người. Một số khu chung cư có đường giao thông nhỏ, hẹp, đường dây dẫn điện cản trở xe thang không vào được.

- Nhiều toà nhà đã được xây dựng và được các cơ quan chức năng nghiệm thu đưa vào hoạt động từ nhiều năm trước nhưng tại thời điểm hiện tại, căn cứ vào các tiêu chuẩn an toàn PCCC mới được ban hành đã không đảm bảo an toàn về PCCC theo quy định: Không có buồng thang kín, không có hệ thống tăng áp buồng thang, hệ thống hút khói hành lang, không có giải pháp ngăn cháy theo trục đứng tại các trục kỹ thuật.



IV. NHỮNG NGUY CƠ CÓ THỂ DẪN TỚI CHÁY, NỔ TẠI CÁC NHÀ CAO TẦNG

Các tòa nhà cao tầng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau là nơi tập trung nhiều người sinh sống và làm việc. Những người dân sinh sống, làm việc và hoạt động trong các nhà chung cư, nhà tái định cư, các công trình có trung tâm thương mại thường thuộc về nhiều thành phần khác nhau (người lao động phổ thông, công nhân viên, công chức, học sinh …) có trình độ nhận thức của các cá nhân không đồng đều. Trong đó, nhiều người nhận thức về công tác PCCC hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng của công tác PCCC. Trong khi đó nhà cao tầng lại là nơi tập trung nhiều đồ dùng sinh hoạt, thiết bị văn phòng, các loại hàng hóa và vật liệu dễ cháy và cháy được với số lượng lớn như: Bàn, ghế, giường, tủ, đệm, mút, bông, vải, các thiết bị máy móc, vi tính, gas, xăng dầu…..

Mặt khác công tác đảm bảo an toàn PCCC tại nhà cao tầng phụ thuộc rất lớn vào các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà. Để duy trì và vận hành các hệ thống kỹ thuật được trang bị tại tòa nhà hoạt động theo chức năng thiết kế thì lại phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu cơ sở, lực lượng bảo vệ, bộ phận kỹ thuật trong tòa nhà.

1. Trong quản lý, sử dụng nguồn nhiệt:

a. Sơ xuất trong sử dụng nguồn nhiệt từ ngọn lửa trần:

- Trong sinh hoạt:

+ Do trẻ em nghịch lửa: Do trong các nhà cao tầng đặc biệt là chung cư thường có các em nhỏ do chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của việc nghịch lửa, khi không kiểm soát được, ngọn lửa sẽ cháy lan sang các vật liệu dễ cháy khác ở gần dẫn tới cháy lớn (Nhiều trường hợp do trẻ em nghịch lửa không được nhắc nhở kịp thời, không khống chế được nguồn lửa để cháy lan sang các vật liệu dễ cháy dẫn tới cháy nhà). Cá biệt một số trường hợp do tư thù cá nhân còn xảy ra hiện tượng đốt phá hoại.

+ Khi mất điện, nhiều căn hộ trong tòa nhà thắp nến chiếu sáng đặt trên các thiết bị, đồ dùng dễ cháy (tivi, tủ lạnh), nến chảy xuống lan trên mặt vỏ các thiết bị khi bấc tim nến ngả xuống dẫn tới cháy các đồ vật trên, sau đó cháy lan ra xung quanh.

+ Nhiều tòa nhà chung cư, đặc biệt nhà tái định cư còn có các hộ gia đình sử dụng bếp than đặt ở lô gia, hành lang để đun nấu, khi đung nấu xong than hồng không được dập tắt hoàn toàn đổ vào ống đổ rác, để vào các nơi dễ cháy gây cháy lan.

- Trong hoạt động tín ngưỡng:

Tại các căn hộ chung cư, vào các ngày rằm, mồng một âm lịch, các ngày tuần, tiết, sóc, vọng thường diễn ra các hoạt động thắp hương thờ cúng sau đó là đốt vàng, mã. Trong một số trường hợp do thắp hương không có người trông coi, hương bị nghiêng vào tiền giấy, vàng, mã để gần đó gây cháy sau đó cháy lan sang xung quanh. Một số trường hợp khi đốt vàng mã xong vẫn còn cháy âm ỉ đổ vào hệ thống ống đổ rác gây cháy.

- Trong quá trình hàn cắt kim loại:

Một số tòa nhà khi đưa vào hoạt động chủ cơ sở cho một số đơn vị thuê cải tạo mặt bằng làm nhà hàng, quán ăn, quán bar. Trong quá trình cải tạo thường có hoạt động hàn cắt kim loại tạo ra các tia lửa điện, nếu che chắn không đảm bảo và không có biện pháp đảm bảo khoảng cách an toàn sẽ dẫn đến cháy lan gây cháy lớn.

(nêu và phân tích số liệu thống kê vụ cháy, nổ có nguyên nhân do sơ xuất trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trên tổng số vụ cháy tại thời điểm tuyên truyền, lấy vụ dụ về vụ cháy nhà cao tầng có nguyên nhân cháy do sử dụng ngọn lửa trần).

b. Sơ xuất trong sử dụng bình gas, bếp gas, hệ thống gas trung tâm:

Trong các nhà cao tầng hiện nay hầu hết đều sử dụng bếp gas để đun nấu. Một số nhà cao tầng chung cư, nhà đa năng có bố trí hệ thống gas trung tâm (có trạm gas đặt ở ngoài nhà, đường ống chính dẫn lên các tầng, đường ống nhánh dẫn vào các nơi đun nấu…). Gas là hỗn hợp các chất với thành phần chủ yếu là Propan (C3H8) và butan (C4H10) được nén ở thể lỏng vào các bình chứa ở áp suất cao. Do gas có tỷ trọng lớn hơn không khí nên khi khí gas thoát ra sẽ tích tụ và tập trung tại những nơi trũng và kín. Nếu không được thông gió sẽ tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ cao. Vì gas có tốc độ bốc cháy nhanh, nồng độ nguy hiểm của khí gas từ 1,86 – 9,5% thể tích. Nhiệt độ đám cháy gas rất cao từ 1.900oC – 1.950oC, nhiệt lượng cháy lớn khoảng 2.100-2.200 Kcal/kg (tương đương với nhiệt lượng tỏa ra từ 3-4kg than, 2 lít dầu hỏa, 1,5 lít xăng, 7-9kg củi…).

Một số nhà sử dụng các bình gas và bếp gas độc lập. Các nguy cơ cháy nổ bao gồm:

- Bếp đun, dây dẫn, van xả khí, bình gas không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn PCCC.

- Các khớp nối liên kết giữa bếp, dây dẫn, van xả khí không kín, dây dẫn gas bị chuột cắn, gas thoát ra ngoài tạo thành hỗn hợp cháy, nổ gặp nguồn nhiệt sẽ bắt cháy, nổ. Không bảo dưỡng hệ thống báo rò, báo cháy, không kiểm định các van, thiết bị công nghệ trên đường ống gas theo quy định.

- Đun nấu không trông coi để tắt lửa ở bếp trong khi van xả khí vẫn mở.

- Đang đun nấu thay bình gas mà không tắt lửa ở bếp.

- Không thường xuyên vệ sinh bếp.

- Đặt bếp gần vật cháy, lửa từ bếp bén cháy gây ra cháy lan.

- Đun nóng dầu ăn, mỡ để xào, rán bùng cháy gây cháy lan.

- Để các vật cháy sát với bếp hoặc đặt chồng lên kiềng bếp vừa đun nấu xong.

- Sử dụng bình gas được san nạp lại trái phép không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn PCCC.

- Các van an toàn, van điện từ ngắt khẩn cấp kết nối với báo rò không hoạt động khi bị rò rỉ khí gas.

- Vận chuyển các bình gas trong các thang máy chở người.



(nêu và phân tích số liệu thống kê vụ cháy, nổ có nguyên nhân do sơ xuất trong sử dụng gas trên tổng số vụ cháy tại thời điểm tuyên truyền, lấy vụ dụ về vụ cháy nhà cao tầng có nguyên nhân cháy do sử dụng gas).

2. Sơ xuất trong quản lý, sử dụng chất lỏng dễ cháy:

- Xăng dầu tồn chứa trong nhà cao tầng chủ yếu ở khu vực tầng hầm, gara để xe ô tô hoặc tồn trữ để phục vụ cho máy phát, máy biến áp của tòa nhà.

- Xăng, dầu là loại chất lỏng dễ bay hơi và ngay ở điều kiện bình thường và hơi xăng, dầu khi thoát ra nặng hơn không khí gấp 5 lần.

- Xăng, dầu bắt cháy ở nhiệt độ thấp: Nhiệt độ bắt cháy của xăng nhỏ hơn 28 oC, nhiệt độ bắt cháy của dầu lớn hơn 28 oC. Hỗn hợp hơi xăng, dầu với không khí khi đạt giới hạn nồng độ bắt cháy có khả năng xảy ra cháy, nổ ngay cả khi gặp nguồn lửa, nguồn nhiệt có năng lượng thấp. Vì vậy, xăng dầu là loại chất dễ bắt cháy, khi cháy tỏa ra nhiệt lượng rất lớn và nhiệt độ cháy cao.

- Khi không đảm bảo các biện pháp quản lý về tồn trữ xăng dầu (như dầu dùng cho máy phát nếu có bồn dầu phải đặt bên ngoài tầng hầm, có biện pháp chống tràn dầu) thì có thể là nguyên nhân gây cháy. Một số tòa nhà có hiện tượng xảy ra xe ô tô, xe máy tự cháy gây cháy lan sang các xe khác và các khu vực xung quanh (Nêu ví dụ về vụ cháy điển hình thời điểm tuyên truyền).

3. Sơ xuất trong sắp xếp, bố trí đường dây, điện thiết bị điện:

- Bố trí, lắp đặt đường dây dẫn điện đi qua nơi có chứa chất dễ cháy không đảm bảo khoảng cách khi có sự cố. Một số hộ dân khi vào sử dụng còn đặt các ổ điện, bảng điện trên các vật liệu dễ cháy như gỗ, nhựa. Nhiều tòa nhà thiết kế hệ thống điện trong các căn hộ dùng để sinh hoạt (với tiết diện dây dẫn và attomat ở định mức nhất định) nhưng khi hoạt động lại cho thuê văn phòng, tăng các thiết bị sử dụng, đấu nối dây dẫn không đảm bảo dẫn đến quá tải gây chập, cháy.

- Trong quá trình sử dụng điện một số người dân bất cẩn (như khi sử dụng bàn là, máy sấy, quạt nhưng để quên không tắt khi không sử dụng, dẫn đến chập, cháy.

- Các thiết bị điện như động cơ quạt, mo tơ điện không vận hành đúng quy trình, không bảo dưỡng thường xuyên dẫn đến chập cháy (Nêu ví dụ về vụ cháy điển hình thời điểm tuyên truyền).

4. Các hướng phát triển của đám cháy khi xuất hiện:

- Cháy lan: Khi xuất hiện đám cháy ở một vị trí nào đó trong tòa nhà, đám cháy sẽ lan truyền theo các hướng khác nhau. Trước hết, đám cháy sẽ lan truyền theo bề mặt các chất dễ cháy, sau đó lan truyền khắp thể tích phòng, đặc biệt là cháy lan theo các khu vực trống trong các mặt sàn làm văn phòng nên đám cháy sẽ lan truyền rất nhanh. Với đặc thù chất cháy đều là vật liệu dễ dáy có tốc độ lan truyền lớn nên khi ngọn lửa phát sinh thì sau một thời gian rất ngắn, đám cháy sẽ phát triển bao trùm toàn bộ diện tích từng căn hộ, căn phòng, các khu vực văn phòng, các gian hàng trong trung tâm thương mại và lên cao theo sự phân bố chất cháy.

Qua thực nghiệm người ta thấy nhiệt độ lên tới 250oC - 300oC thì các cửa kính sẽ bị phá vỡ từ đó đám cháy có khả năng lan truyền lên theo các tầng và sang các gian phòng lân cận. Ngoài ra, đám cháy có thể lan truyền theo các hệ thống đường ống công nghệ, trục kỹ thuật, đường dây dẫn, cáp điện…

- Cháy “bức xạ”: Đối với các tòa nhà chung cư, tòa nhà đa năng có kinh doanh trung tâm thương mại là nơi tồn tại lượng rất lớn các chất dễ cháy, các chất cháy thông thường như đồ nhựa, vải, sợi, gỗ, giấy… khi cháy lượng nhiệt bức xạ tỏa ra đủ để gây cháy cho các khu vực chưa có ngọn lửa làm phát sinh các đám cháy mới.

- Cháy “Nhảy cóc”:

Khi cháy các dây cáp điện, dây điện, các chất bằng vật liệu nhựa, giấy… dưới tác dụng của nhiệt độ, các lớp vỏ nhựa bị nóng chảy thành các giọt nhựa mang lửa, thậm chí cả các giọt kim loại nóng chảy rớt xuống các tầng dưới và rơi vào các chất cháy như vải, nhựa, giấy… tạo thành đám cháy mới.

Khi các cửa kính bị vỡ do nhiệt độ lớn thì quá trình đối lưu trao đổi khí trong các phòng diễn ra rất nhanh, các tàn lửa theo dòng đối lưu có thể lên các tầng trên gây cháy hay bay xuống các tầng dưới và các công trình xung quanh tạo thành đám cháy mới.

Do đặc điểm công trình tồn tại rất nhiều chất cháy và phân bố trên bề mặt nên khi phát sinh ngọn lửa sau một thời gian ngắn, đám cháy phát triển rất nhanh, phức tạp, kèm theo đó là khói và sản phẩm cháy sẽ nhanh chóng bao trùm toàn bộ tòa nhà hoặc một hướng của tòa nhà gây ảnh hưởng lớn tới khả năng thoát nạn cho người trong điều kiện cháy, hạn chế tầm nhìn và kỹ chiến thuật chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.



V. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CƠ BẢN TRONG NHÀ CAO TẦNG

Những người dân sinh sống, làm việc và hoạt động trong các nhà chung cư, nhà tái định cư, các công trình có trung tâm thương mại thường thuộc về nhiều thành phần khác nhau (người lao động phổ thông, công nhân viên, công chức, học sinh …) có trình độ nhận thức của các cá nhân không đồng đều. Trong đó, nhiều người nhận thức về công tác PCCC hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng của công tác PCCC.

Mặt khác công tác đảm bảo an toàn PCCC tại nhà cao tầng phụ thuộc rất lớn vào các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà. Để duy trì và vận hành các hệ thống kỹ thuật được trang bị tại tòa nhà hoạt động theo chức năng thiết kế thì lại phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu cơ sở, lực lượng bảo vệ, bộ phận kỹ thuật trong tòa nhà.

Do đó để đảm bảo an toàn về PCCC nhà cao tầng thì người đứng đầu cơ sở (Đại diện chủ đầu tư, đại diện ban quản trị tòa nhà), lực lượng bảo vệ, bộ phận kỹ thuật, người dân sống trong tòa nhà cần thực hiện một số công việc:



1. Phòng cháy trong quá trình xây dựng:

Các nhà cao tầng phải thực hiện nghiêm túc công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, đây là yếu tố quyết định các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn PCCC sau này của công trình. Do đó trong quá trình đầu tư xây dựng Chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP, Nghị định số 46/2012NĐ-CP của Chính phủ quy định về thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xây dựng, cụ thể:

- Điều 15 Luật PCCC quy định: Khi lập dự án, thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình phải có giải pháp, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đảm bảo các nội dung:

+ Địa điểm xây dựng, khoảng cách an toàn;

+ Hệ thống thoát nạn;

+ Hệ thống kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

+ Các yêu cầu khác phục vụ phòng cháy và chữa cháy.

- Điều 18 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định: Công trình xây dựng đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy phải được tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu công trình. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao công trình; riêng đối với các bộ phận của công trình khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

- Trong quá trình thực hiện việc thiết kế, thẩm duyệt về PCCC phải thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC (QCVN 06:2010/BXD, QCVN 03:2012/BXD, QCVN 08:2009 phần 2, TCVN 2066:1995, TCVN 3890:2009….). Trong đó phải lưu ý thực hiện các giải pháp sau:

1.1. Về bố trí mặt bằng tổng thể:

- Đảm bảo về đường giao thông phục vụ chữa cháy (đường phải rộng tối thiểu 3,5m, cao tối thiểu 4,25m, khoảng cách từ mép đường xe chạy đến tường nhà đảm bảo 8-10m, trong khoảng không này không bố trí đường dây điện, cây cao thành hàng).

- Đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách PCCC của công trình với các hạng mục công trình xung quanh, Trong đó khoảng cách từ 2 công trình có bậc chịu lửa I,II phải ≥6m, khi khoảng cách không đảm bảo thì phải xem xét đến khoảng cách từ mép tường công trình đến đường ranh giới khu đất để nội suy ra % diện tích được mở các lỗ mở tường đầu hồi tiếp giáp với công trình bên cạnh.

1.2. Giải pháp bố trí mặt bằng:

Trong các nhà cao tầng hầu hết được bố trí với nhiều công năng khác nhau, do vậy phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn khi thiết kế như:

- Nơi tập trung đông người (trung tâm thương mại, hội trường, nhà trẻ mẫu giáo, trường mầm non, bệnh viện... phải được bố trí ở tầng thấp để đảm bảo thoát nạn nhanh chóng và thuận lợi trong công tác cứu nạn.

- Các gara để xe bố trí trong nhà cao tầng không được bố trí quá 5 tầng hầm, quá 9 tầng nổi và không bố trí dưới nhà có công năng làm nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh viện....

- Bố trí các phòng máy biến áp, bồn dầu phải đảm bảo không bố trí ở tầng hầm, nếu bố trí máy biến áp ở tầng hầm phải là máy biến áp khô và không quá tầng hầm thứ nhất...

- không bố trí các phòng ở, phòng làm chức năng khám chữa bệnh... dưới tầng hầm.

- Phải bố trí phòng trực chống cháy cho tòa nhà, phòng trực phải đảm bảo ngăn cháy với các khu vực khác, có lối ra ngoài trực tiếp.

1.3. Lối ra thoát nạn:

- Trong nhà cao tầng việc thoát nạn chủ yếu qua hành lang và buồng thang bộ để xuống tầng 1 ra ngoài nhà. Do vậy các công trình này phải đảm bảo số lối ra thoát nạn theo quy định, lối ra thoát nạn phải đảm bảo qua buồng thang hoặc qua cầu thang ngoài nhà để hở. Các lối ra thoát nạn phải bố trí phân tán, đảm bảo khoảng cách đến các lối ra thoát nạn, đủ chiều rộng (đặc biệt lưu ý khu vực đông người như trung tâm thương mại, hội trường phải bố trí thêm các thang bộ ngoài nhà). Một số nhà cao tầng hiện nay phải thiết kế các thang bộ loại N1, N2, N3 đảm bảo theo QCVN 06/2010/BXD. Buồng thang bộ phải đảm bảo kết cấu (tường, sàn, cửa) là kết cấu ngăn cháy, có giải pháp chống tụ khói cho buồng thang như lối vào thang phải đi qua 1 khoảng thông thoáng hoặc phòng đệm, hoặc buồng thang phải có hệ thống tăng áp; trong buồng thang bộ thoát nạn không được bố trí bất cứ phòng chức năng nào cũng như không bố trí các đường ống dẫn chất lỏng, khí cháy, các hộp, tủ. Phòng buồng thu rác không bố trí trong, liền kề lối ra thoát nạn.

- Các buồng thang phải có lối lên mái và lối ra thẳng ngoài ở tầng 1. Các thang bộ ở tầng trên không được thông xuống tầng hầm. Các lối thoát nạn ở tầng hầm phải đảm bảo yêu cầu chống cháy, chống khói.

- Trên các lối ra thoát nạn phải trang bị phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn cho các hạng mục của công trình theo quy định.

- Trên đường thoát nạn cần thiết kế các biển chỉ dẫn thoát nạn, chỉ dẫn các vị trí lắp đặt phương tiện cứu người trong đám cháy đặt ở các vị trí dễ quan sát.

1.4. Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan:

- Cần giải pháp chia khoang ngăn cháy bằng tường ngăn, màn ngăn, cửa sập (tầng hầm diện tích 1 khoang cháy không quá 3000m2, tầng nổi không quá 4400m2 khi có chữa cháy tự động).

- Bố trí các van chặn lửa và chèn kín bằng vật liệu chống cháy tại chỗ giao cắt giữa các đường ống kỹ thuật và chèn kín các đường ống kỹ thuật, đường cáp xuyên qua tường ngăn cháy, sàn ngăn cháy.

- Các phòng chứa máy biến áp, máy phát điện, kho tàng, kho gas phải được ngăn cháy với các không gian khác.

- Các đường ống dẫn khí cháy, lỏng cháy không được đi xuyên phía dưới nhà và các tường ngăn cháy loại 1, buồng thang thoát nạn, các bồn chứa, trạm chứa LPG không được bố trí dưới tầng hầm.

- Ở khu vực khối đế của nhà cao tầng có trung tâm thương mại thường bố trí các thang cuốn, sảnh thông tầng. Đây là đường lan truyền lửa, khói do đó phải bố trí cửa thoát khói, giải pháp ngăn cháy bằng màn ngăn, cửa sập.

- Với các nhà cao tầng cao trên 100m phải bố trí các tầng lánh nạn để phục vụ việc thoát nạn, ngăn cháy lan chia khoang theo trục đứng.

1.5. Thang máy phục vụ chữa cháy:

Các nhà cao tầng có chiều cao lớn hơn 28m (trừ nhà chung cư) phải bố trí các thang máy phục vụ chữa cháy, thang phải đảm bảo được ngăn cháy như một khoang cháy độc lập (có phòng đệm), có hệ thống thông tin liên lạc, cáp điện chống cháy, đấu nối với nguồn điện ưu tiên và dự phòng....

1.6. Hệ thống PCCC:

Nhà cao tầng phải trang bị lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, màn ngăn cháy (nếu có), bình chữa cháy, đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn, phương tiện phá dỡ, cứu người đảm bảo theo TCVN 3890:2009. Thông thường hệ thống báo cháy tự động ở nhà cao tầng thường phải trang bị hệ thống báo cháy địa chỉ để đảm bảo khả năng giám sát và điều khiển các thiết bị ngoại vi. Hệ thống chữa cháy tự động thường trang bị hệ thống Sprinkler phủ kín diện tích bảo vệ toàn bộ công trình, hệ thống phải có họng chờ nhận nước từ xe và họng tiếp nước cho xe.

1.7. Hệ thống thông gió chống tụ khói:

Trong các nhà cao tầng phải có hệ thống hút khói hành lang, tầng hầm, hệ thống cấp gió tạo áp suất dương khi cháy cho khu vực phòng đệm thang máy dưới tầng hầm, giếng thang máy, phòng đệm thang máy chữa cháy, buồng thang bộ loại N2, phòng đệm thang bộ N3.

(Lưu ý: khi tuyên truyền thì cần căn cứ vào thời điểm tuyên truyền để xem các quy chuẩn, tiêu chuẩn thời điểm đó có hiệu lực để áp dụng)

2. Phòng cháy trong quá trình hoạt động:

2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo công tác PCCC:

- Xây dựng quy định, nội quy an toàn phòng cháy và chữa cháy. Trong quy định, nội quy phải xác định rõ nội dung công tác phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân trong việc thực hiện các giải pháp, biện pháp phòng cháy và chữa cháy; quy định hình thức xử lý đối với hành vi bừa ẩu và khen th­ởng đối với tập thể, cá nhân làm tốt công tác phòng cháy và chữa cháy.

- Niêm yết đủ nội quy phòng cháy và chữa cháy, biển cấm lửa, chỉ dẫn số điện thoại báo cháy và cách dập cháy bằng ph­ương tiện tại chỗ, sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn tại những nơi nguy hiểm cháy nổ.

- Xây dựng kế hoạch phòng cháy và chữa cháy trong từng thời kỳ để đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2.2. Tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật PCCC:

-. Trong quá trình hoạt động phải thường xuyên vận hành, bảo dưỡng các hệ thống PCCC đã trang bị theo quy định của TCVN 3890:2009, đặc biệt quan tâm đến hệ thống báo cháy, chữa cháy, hệ thống thông gió, chống tụ khói.

- Bố trí mặt bằng tổng thể: cần đảm bảo yêu cầu về khoảng cách PCCC với các công trình xung quanh và giao thông phục vụ chữa cháy theo thiết kế đã được thẩm duyệt. Trong quá trình hoạt động phải đảm bảo chiều rộng đường giao thông phục vụ chữa cháy để xe thang xe cần nâng có thể tiếp cận được các gian phòng trên các tầng cao (lưu ý về việc bố trí bố các điểm trông giữ xe, các hạng mục công trình hạ tầng xây dựng bổ sung, đường dây điện…. ảnh hưởng đến các vị trí tiếp cận của xe thang, xe chữa cháy).

- Bố trí công năng các tầng: Phải đảm bảo bố trí công năng các tầng theo đúng thiết kế được phê duyệt. Không tự ý thay đổi công năng các tầng, tự ý ngăn chia các khu vực ảnh hưởng đến thoát nạn và các hệ thống PCCC, khi thay đổi thay đổi phải được sự chấp thuận của cơ quan cảnh sát PCCC. Đặc biệt lưu ý đến vấn đề quản lý việc người dân cho thuê căn hộ để làm văn phòng, dẫn đến tăng mật độ người, tăng thiết bị sử dụng điện, dễ chập cháy.

- Hướng dẫn người dân và mọi người trong tòa nhà không để các vật dụng che chắn lối thoát nạn trên hành lang, cầu thang của tòa nhà, không chèn, khóa của buồng thang, cửa ra thoát nạn.

- Yêu cầu người dân không vận chuyển các chất có nguy hiểm cháy nổ cao như bình gas, xăng dầu trong thang máy.

- Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì và kiểm định các hệ thống kỹ thuật có nguy cơ nguy hiểm cháy nổ cao như hệ thống gas trung tâm, đo kiểm tra hệ thống tiếp địa, chống sét.

- Đối với tòa nhà đã được xây dựng và được cơ quan Cảnh sát PCCC nghiệm thu về PCCC từ nhiều năm trước nhưng tại thời điểm hiện tại, căn cứ vào các tiêu chuẩn về PCCC mới ban hành không đảm an toàn PCCC theo quy định như không có buồng thang thoát nạn kín, có tăng áp, chưa chèn hố kỹ thuật thông tầng, ống đổ rác là vật liệu cháy được… thì phải lập kế hoạch tiến hành tổ chức thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn, bổ sung hệ thống PCCC cho phù hợp.

- Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất gây cháy như trong quá trình tồn trữ gas (ở trạm gas trung tâm) hoặc dầu cho máy phát thì chỉ tồn trữ theo trữ lượng được quy định, đảm bảo khoảng cách với các nguồn gây cháy.

- Biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng gas:

+ Có phòng bếp riêng được ngăn cách bằng vật liệu không cháy với các phòng khác. Phòng bếp có cửa đi, cửa sổ và cửa thông gió.

+ Khoang đặt bình gas được ngăn cách với vị trí đặt bếp bằng vật liệu không cháy.

+ Bình gas được đặt trên nền nhà bằng phẳng vững chắc, có tường ngăn cách chống va đập làm đổ, xê dịch bình, hỏng hoặc tuột van xả khí.

+ Mỗi bếp đun chỉ bố trí 1 bình loại 12 hoặc 13 kg gas; không để bình dự trữ hoặc vỏ bình trong bếp đun.

+ Trang bị bếp đun đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn an toàn PCCC; van xả khi phải tự động đóng trường hợp lửa ở bếp bị tắt, công tắc bếp vẫn mở; dây dẫn gas chắc chắn, đảm bảo kín.

+ Các khớp nối liên kết giữa bếp, dây dẫn, van xả và bình gas phải được lắp đặt đúng kỹ thuật, chắc chắn và đảm bảo độ kín chống rò rỉ gas.

+ Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng các bộ phận của bếp gas, nếu phát hiện bộ phận nào không đảm bảo an toàn thì phải yêu cầu cửa hàng cung cấp thiết bị khắc phục ngay.

- Biện pháp đảm bảo an toàn đối với hệ thống điện:

+ Thiết kế, lắp đặt hệ thống điện phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn an toàn điện và phòng cháy và chữa cháy, đặc biệt đối với các môi trường có nhiệt độ cao, có chất ăn mòn, nguy hiểm cháy nổ phải chọn dây dẫn, thiết bị điện đảm bảo an toàn, phù hợp với các khu vực đó.

+ Đối với nguồn điện phục vụ báo cháy, chữa cháy, thoát nạn, cứu hộ phải lắp đặt hệ thống điện chống cháy.

+ Thư­ờng xuyên và định kỳ kiểm tra để phát hiện và khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót của hệ thống điện không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy.

+ Ngắt các thiết bị điện không cần thiết trong thời gian nghỉ làm việc và khi ngủ.

+ Lắp đặt hệ thống thu lôi chống sét cho hệ thống điện.

+ Lắp đặt các thiết bị bảo vệ đúng tiêu chuẩn để kịp thời ngắt mạch khi xẩy ra chập mạch.

2.3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, phát động phong trào quần chúng tham gia phong trào PCCC:

Thực hiện các biện pháp tuyên truyền về PCCC cho mọi người sinh sống và làm việc trong tòa nhà bằng các hình thức như: phát hành tài liệu đến tứng cán bộ, công nhân viên; tổ chức thi tìm hiểu về PCCC; niêm yết tranh ảnh, treo băng rôn, khẩu hiệu về PCCC; tổ chức nói chuyện chuyên đề về PCCC, tổ chức ký cam kết…

2.4. Thực hiện chức năng tự kiểm tra phát hiện và khắc phục sơ hở, thiếu sót về phòng cháy chữa cháy:

a. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở:

Ban hành quy chế quy định về chế độ tự kiểm tra cho đội PCCC cơ sở, lãnh đạo phụ trách về công tác PCCC để duy trì công tác tự kiểm tra định kỳ, đột xuất trong tòa nhà nhằm phát hiện các tồn tại thiếu sót và có căn cứ để biểu dương, khen thưởng. Sau mỗi lần kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra lưu vào hồ sơ quản lý hoạt động về PCCC của tòa nhà.

b. Trách nhiệm của người dân, người làm việc trong tòa nhà:

- Chấp hành quy định, nội quy về PCCC và yêu cầu về PCCC của ng­ười hoặc cơ quan có thẩm quyền, thực hiện nhiệm vụ PCCC theo chức trách, nhiệm vụ đ­ược giao.

- Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về PCCC trong phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản sử dụng thành thạo các ph­ương tiện PCCC thông dụng và các ph­ương tiện PCCC khác được trang bị.

- Bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy, kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCC.

- Tham gia các hoạt động PCCC ở nơi cư­ trú, nơi làm việc, tham gia đội dân phòng, đội PCCC cơ sở hoặc đội PCCC chuyên ngành theo quy định; góp ý, kiến nghị với chính quyền địa ph­ơng nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi làm việc về các biện pháp bảo đảm an toàn về PCCC.

- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC.

- Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy và hoạt động PCCC cháy khác.

2.5. Tổ chức lực l­ượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở: căn cứ vào số lượng người, tính chất hoạt động của tòa nhà để thành lập đội PCCC cơ sở cho đủ số người, quy định rõ chức trách, nhiệm vụ của đội PCCC cơ sở phải làm.

2. 6. Tổ chức huấn luyện bồi d­ưỡng nghiệp vụ PCCC: Đội PCCC cơ sở và những người sinh sống, hoạt động trong nhà cao tầng phải được huấn luyện về nghiệp vụ về PCCC, hướng dẫn thoát nạn khi có sự cố. Đội PCCC cơ sở phải được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC theo quy định.

2.7. Xây dựng và thực tập ph­ương án phòng cháy chữa cháy:

- Các nhà cao tầng phải xây dựng phương án chữa cháy, cứu hộ cứu nạn, đảm bảo các yêu cầu và nội dung cụ thể sau:

+ Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

+ Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau.

+ Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.

- Kiểm tra việc bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc, các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy. Tổ chức tổ chức thực tập định kỳ mồi năm 1 lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu.

2.8. Lập hồ sơ quản lý về công tác phòng cháy chữa cháy, thống kê, báo cáo về tình hình công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở đảm bảo theo quy định.



VI. BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ

6.1. Nhiệm vụ của lực lượng PCCC cơ sở khi có cháy:

- Đảm bảo an toàn cho người tham gia chữa cháy

- Ngắt điện khu vực xảy ra cháy.

- Sử dụng các phương tiện chữa cháy, bảo hộ hiện có tại cơ sở; đặc biệt là hệ thống chữa cháy được lắp đặt tại cơ sở.

- Người được giao nhiệm vụ ngăn chặn cháy lan và thoát khói sẽ sử dụng những thiết bị cần thiết (thiết bị thở trong môi trường đám cháy, búa, rìu phá dỡ…) và chọn những vị trí hợp lý trên cơ sở hướng gió để phá dỡ cấu kiện xây dựng nhằm thoát khói. Sử dụng tia nước đặc từ các lăng chữa cháy để ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy, kết hợp phun mưa để làm mát chiến sỹ trực tiếp đứng chữa cháy và làm mát cấu kiện xây dựng.

- Khi tham gia chữa cháy cần phải chú ý không gây cản trở đến quá trình thoát nạn. Việc triển khai các đội hình chữa cháy có thể được thực hiện qua các cầu thang bộ hở hoặc triển khai ngoài nhà qua ban công.

* Các biện pháp kỹ thuật an toàn:

Căn cứ vào quy mô, mức độ phát triển của đám cháy, tính chất của chất cháy, vị trí điểm xuất phát cháy, nhận định khả năng cháy lan… để đưa ra biện pháp, phương pháp chữa cháy cho phù hợp.

- Khi đám cháy mới phát sinh, diện tích đám cháy còn nhỏ, đồng thời thực hiện việc báo cháy theo quy trình thì lực lượng tại chỗ có thể huy động mọi người sử dụng bình chữa cháy xách tay để dập tắt đám cháy ngay tức khắc.

- Khi đám cháy có xu hướng phát triển và khả năng cháy lan, đồng thời báo thực hiện việc báo cháy theo quy trình thì lực lượng tại chỗ ngoài việc sử dụng bình chữa cháy phải vận hành hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà, sử dụng lăng vòi để phun nước vào đám cháy, một mặt huy động người di chuyển tài sản quanh khu vực cháy để cô lập vùng cháy, không gây cháy lan trên diện rộng.

- Song song với việc tổ chức chữa cháy thì một bộ phận phải hướng dẫn mọi người thoát nạn kể từ khi nhận tín hiệu báo cháy đồng thời nhận định khả năng người bị mắc kẹt trong đám cháy để có giải pháp cứu người.

- Khi lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đến, lực lượng tại chỗ phải báo cáo sơ bộ tình hình và khả năng phát triển của đám cháy và dưới sự chỉ đạo của Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tham gia các hoạt động chữa cháy, cứu người, cứu tài sản…



6.2. Nhiệm vụ của người làm việc, sống trong tòa nhà cao tầng:

- Khi phát hiện ra phát sinh cháy trong căn hộ nơi bạn đang sinh sống cần thực hiện ngay việc cắt nguồn điện trong căn hộ (Cầu dao, attomat) cắt nguồn cấp gas vào căn hộ (nếu có).

- Cắt nguồn cấp gas vào căn hộ (nếu có).

- Báo động cho mọi người trong căn hộ biết đang xảy ra sự cố cháy nổ để thoát nạn ra ngoài và cùng chữa cháy.

- Báo động toàn bộ tòa nhà bằng cách ấn nút hệ thống báo cháy tự động, hô hoán cho mọi người ở các căn hộ liền kề biết để cùng tham gia chữa cháy và thoát nạn.

- Hướng dẫn mọi người trong gia đình thoát nạn ra ngoài theo lối cầu thang thoát nạn.

- Vận động đi lấy phương tiện chữa cháy tại nơi bảo quản ( hành lang, chiếu nghỉ cầu thang .. ) để chữa cháy.

- Phối hợp chữa cháy và thoát nạn theo hướng dẫn của đội PCCC cơ sở của tòa nhà.



6.3. Quy trình thoát nạn trong tòa nhà khi có sự cố cháy nổ xảy ra

* Nhận biết lối thoát nạn trong tòa nhà :

- Khi xảy ra sự cố cháy nổ theo quy định an toàn cầu thang máy, cầu thang xoắn ốc không được coi là lối thoát nạn.

- Cầu thang thoát nạn là cầu thang bộ có các thiết bị an toàn như : đèn hướng dẫn thoát nạn EXIT, đèn chiếu sáng sự cố, cửa chống cháy, hệ thống điều áp buồng thang.

* Hướng dẫn thoát nạn :

- Trong quá trình hướng dẫn mọi người thoát nạn ra ngoài cần ưu tiên người già, trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

- Khi có sự cố cháy nổ xảy ra trong tòa nhà sẽ sản sinh ra nhiều khói và các sản phẩm cháy độc hại có thể gây cản trở quá trình thoát nạn và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, do đó mọi người nên chuẩn bị cho mình các dụng cụ phòng hộ như : khẩu trang, khăn mặt ướt, mặt nạ phòng độc …

- Khi ra khỏi căn hộ cần thoát nạn theo sự hướng dẫn của lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng Cảnh sát PCCC.



- Lưu ý :

+ Nếu đám cháy xảy ra ngoài căn hộ, trước khi thoát nạn ra ngoài cần kiểm tra nhiệt độ bên ngoài có nóng không bằng cách chạm tay vào cánh cửa chính, nếu cánh cửa nóng thì nhiệt độ bên ngoài cao, còn nếu cánh cửa không nóng thì nhiệt độ bên ngoài thấp .

+ Khi mở cánh cửa để tránh lửa và khói tạt vào gây bỏng và ngạt khói cho người thoát nạn cần mở từ từ và hé cánh cửa, sau đó cản thận thoát nạn ra ngoài an toàn.

+ Khi vận động từ căn hộ đến cầu thang thoát nạn gần nhất mọi người nên đi thấp, cúi người xuống sàn để tránh khói và sản phẩm cháy độc hại.



+ Trong quá trình thoát nạn mọi người cần bình tĩnh, tránh việc xô đẩy chen lấn và chú ý lắng nghe theo chỉ dẫn của lực lượng PCCC cơ sở.

VII. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TUYÊN TRUYỀN PCCC NHÀ CAO TẦNG




Каталог: Resources -> Documents -> 2014
2014 -> DỰ thảo tuyên truyền về CÔng tác phòng cháy và chữa cháY ĐỐi với các vũ trưỜNG, TỤ ĐIỂm biểu diễn nghệ thuậT
Documents -> Của Bộ Xây dựng số 13/2006/QĐ-bxd ngày 19 tháng 04 năm 2006 Về việc ban hành tcxdvn 361 : 2006 " Chợ Tiêu chuẩn thiết kế " BỘ trưỞng bộ XÂy dựNG
Documents -> 20 tcn 33 1985 CẤp nưỚc mạng lưỚi bên ngoài và CÔng trình tiêu chuẩn thiết kế
2014 -> CÔng tác phòng cháy và chữa cháy trưỜng họC Đặc điểm tình hình liên quan đến công tác pccc trường học Vai trò công tác pccc trong trường học
2014 -> BẢn dự thảo chuyêN ĐỀ tuyên truyền về CÔng tác pccc
2014 -> NỘi dung tuyên truyền công tác pccc các vũ trưỜNG, TỤ ĐIỂm biểu diễn nghệ thuậT
Documents -> NHÀ MÁy sản xuất bình xịt thuốc diệt côn trùng aerosol

tải về 144.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương